Báo cáo Phân tích tác động của giá và sản lượng đến doanh thu

Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

docx11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Phân tích tác động của giá và sản lượng đến doanh thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA KINH TẾ BÀI BÁO CÁO MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ GVHD: BÙI CAO NHẪN NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 13 ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ VÀ SẢN LƯỢNG ĐẾN DOANH THU NHÓM 13 Tên Mã số sinh viên Chức vụ Mức độ tham gia (%) Lê Thị Kim Ngân 1254020016 Nhóm Trưởng 99,0 Huỳnh Luyến 1154020039 Thư kí 98,9 Nguyễn Nhựt Duy 1254030019 Thành viên 98,0 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhận thấy được sự tương quan giữa lý thuyết môn học và thực tiễn, nên nhóm quyết định chọn đề tài là Phân tích tác động của giá và sản lượng đến doanh thu. Bên cạnh đó, đề tài được chọn sẽ sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xử lý dữ liệu, nên nhóm 13 chú trọng vào phân tích các số liệu thu thập được từ quán trà sữa Tulip – Địa chỉ: Ấp Bến Cam, Phước Thiền, Nhơn Trạch, Đồng Nai. 1.2 MỤC ĐÍCH Phân tích tác động của giá và sản lượng đến doanh thu nhằm đem lại hiệu quả trong kinh doanh, cũng như tăng doanh thu hàng tháng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Không gian: Quán trà sữa Tulip là nơi thu hút nhiều khách hàng ở khu vực, chủ yếu ở lứa tuổi học sinh. Thời gian: Tháng 11/2013 Lĩnh vực nghiên cứu: Doanh thu hàng tháng CHƯƠNG 2: BÁO CÁO DOANH SỐ 2.1 Bảng giá sản phẩm Bảng giá sản phẩm trà sữa Tulip Tên Đơn vị tính Đơn giá Trà sữa sôcôla Ly 18,000 Trà sữ dâu tây Ly 18,000 Trà sữa dưa vàng Ly 18,000 Trà sữa táo xanh Ly 18,000 Trà sữa chanh leo Ly 18,000 Trà sữa dưa hấu Ly 18,000 Trà sữa mật ong Ly 18,000 Trà sữa rau câu Ly 18,000 Trà sữa rau câu táo Ly 18,000 Trà sữa trân châu Ly 18,000 Trà sữa rau câu cam Ly 18,000 Trà sữa bạc hà Ly 18,000 Trà sữa thập cẩm Ly 18,000 Trà sữa kiwi Ly 18,000 Trà sữa nho Ly 18,000 Trà sữa xoài Ly 18,000 Trà sữa dừa Ly 18,000 Trà sữa khoai môn Ly 18,000 Giá trung bình 18,000 2.2 Doanh thu bán hàng tháng 11/2013 Doanh thu bán hàng của tháng 11/2013 Ngày Số Lượng Đơn Giá Tổng doanh t hàng ngày 1 159 18,000 2,862,000 2 145 18,000 2,610,000 3 120 18,000 2,160,000 4 121 18,000 2,178,000 5 115 18,000 2,070,000 6 130 18,000 2,340,000 7 136 18,000 2,448,000 8 147 18,000 2,646,000 9 98 18,000 1,764,000 10 199 18,000 3,582,000 11 187 18,000 3,366,000 12 156 18,000 2,808,000 13 145 18,000 2,610,000 14 76 18,000 1,368,000 15 124 18,000 2,232,000 16 137 18,000 2,466,000 17 156 18,000 2,808,000 18 159 18,000 2,862,000 19 147 18,000 2,646,000 20 206 18,000 3,708,000 21 165 18,000 2,970,000 22 123 18,000 2,214,000 23 125 18,000 2,250,000 24 192 18,000 3,456,000 25 120 18,000 2,160,000 26 129 18,000 2,322,000 27 130 18,000 2,340,000 28 154 18,000 2,772,000 29 127 18,000 2,286,000 30 174 18,000 3,132,000 Tổng 4302 77,436,000 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ LIÊN HOÀN 3.1 Khái niệm: Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. 3.2 Cách tính Bước 1: Xác định công thức. Là thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích qua một công thức nhất định. Công thức gồm tích số các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Ví dụ: Doanh thu = Giá bán x Sản Lượng Chi phí NVL (trực tiếp) = Số lượng sản xuất x số lượng NVL tiêu hao x đơn giá NVL Khi xây dựng công thức cần thực hiện theo một trình tự nhất định, từ nhân tố  sản  lượng  đến  nhân  tố  chất  lượng,  nếu  có  nhiều  nhân  tố  lượng  hoặc  nhiều nhân tố chất thì sắp xếp nhân tố chủ yếu trước và nhân tố thứ yếu sau. Bước 2: Xác định các đối tượng phân tích. So sánh số thực hiện với số liệu gốc, chênh lệch có được đó chính là đối tượng phân tích. Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích; Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; Thể hiện bằng phương trình: Q = a . b . c Đặt Q1: Chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1= a1 . b1. c1 Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 . b0 . c0 Q1 – Q0 = DQ: mức chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ gốc, đây cũng là đối tượng cần phân tích. DQ = a1 . b1 . c1 – a0 . b0 . c0 Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Thực hiện theo trình tự các bước thay thế. (Lưu ý: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho bước sau thay thế) Thay thế bước 1 (cho nhân tố a) a0 . b0 . c0 được thay thế bằng a1 . b0 . c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a là: Da =  a1 . b0 . c0 – a0 . b0 . c0 Thay thế bước 2 (cho nhân tố b) a1 . b0 . c0 được thay thế bằng a1 . b1 . c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là: Db =  a1 . b1 . c0 – a1. b0 . c0 Thay thế bước 3 (Cho nhân tố c) a1 . b1 . c0 được thay thế bằng a1 . b1 . c1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c là: Dc =  a1 . b1 . c1 – a1 . b1 . c0 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: Da + Db +Dc = DQ  Bước 4: Tìm nguyên nhân làm thay đổi các nhân tố: Nếu do nguyên nhân chủ quan từ doanh nghiệp thì phải tìm biện pháp để khắc phục những nhược điểm, thiếu xót để kỳ sau thực hiện được tốt hơn. Bước  5: Đưa  ra  các  biện  pháp  khắc  phục  Những  nhân  tố  chủ  quan  ảnh hưởng không tốt đến chất luợng kinh doanh và đồng thời củng cố, xây dựng phương hướng cho kỳ sau. 3.3 Ưu nhược điểm 3.3.1 Ưu điểm Là  phương pháp  đơn giản,  dễ  tính toán  so với  các  phương pháp  xác  định nhân tố ảnh hưởng khác. Phương pháp thay thế liên hoàn có thể xác định được các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích bằng thương, tổng, hiệu, tích số và cả số % 3.3.2 Nhược điểm Khi xác định  nhân  tố  nào  đó,  phải  giả  định  các  nhân  tố  khác  không  đổi, trong thực tế các nhân tố có thể thay đổi. Việc sắp xếp trình tự  các nhân tố phải từ nhân tố sản lượng đến chất lượng, trong thực  tế  việc  phân  biệt  rỏ  ràng  giữa  nhân  tố  sản  lượng  và  nhân  tố  chất lượng là không dễ dàng. CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG 4.1 Ứng dụng vào thực tiễn Để giúp cho mọi người hiểu hơn về phương pháp phân tích dữ liệu bằng phương pháp thay thế liên hoàn, nhóm có tổng hợp bảng tài liệu từ quán trà sữa Tulip và ứng dụng như sau: Chỉ tiêu Kỳ kế hoạch Kỳ thực hiện Số lượng 4000 ly 4302 ly Giá bán 17,000 VNĐ 18,000 VNĐ Yêu cầu: Phân tích sự ảnh hưởng của giá và sản lượng đối với doanh thu. Công việc được phân tích như sau: Bước 1: Xác định công thức Ta có công thức: TR = Q.P Trong đó: TR: là doanh thu Q: là sản lượng P: là giá Gọi: Q0, Q1 là số lượng sản phẩm bán ra kỳ kế hoach và kỳ thực tế. P0, P1 là đơn giá của sản phẩm kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện. TR0, TR1 là doanh thu bán hàng kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện. ∆TR là phần chênh lệch doanh thu (đối tượng cần phân tích). Vậy ta có: TR0 = Q0.P0 = 4000 x 17,000 = 68,000,000 VNĐ TR1 = Q1.P1 = 4302 x 18,000 = 77,436,000 VNĐ ∆TR = TR1 – TR0 = 77,436,000 - 68,000,000 = 9,436,000 VNĐ (Đối tượng phân tích) Bước 2: Tính các mức ảnh hưởng của các nhân tố Thay thế bước 1 (cho nhân tố Q): Q1.P0 = 4302 x 17,000 = 73,134,000 VNĐ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố Q: Q1.P0 - Q0.P0 = 73,134,000 - 68,000,000 = 5,134,000 VNĐ Thay thế bước 2 (cho nhân tố P) Q1.P1 = TR1 = 77,436,000 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố P: Q1.P1 - Q1.P0 = 77,436,000 - 73,134,000 = 4,302,000 VNĐ Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: 5,134,000 + 4,302,000 = 9,436,000 VNĐ Bước 3: Tìm nguyên nhân làm thay đổi các nhân tố: Những nhân tố làm thay đổi giá: Giá nguyên vật liệu thay đổi Chi phí nhân công thay đổi Sự cạnh tranh với những quán trà sữa khác Khuyến mãi vào những ngày đặc biệt (Lễ hội, khai trương,…) Những nhân tố làm thay đổi sản lượng: Chất lượng sản phẩm Cách phục vụ của nhân viên Cách trang trí của quán Giá của sản phẩm Bước 4: Biện pháp Tăng doanh thu bằng cách tăng sản lượng hiệu quả hơn tăng giá Để tăng được sản lượng thì phải: Tăng chất lượng sản phẩm: Mua nguyên liệu có chất lượng, sáng tạo trong việc pha chế. Thái độ phục vụ của nhân viên: Vui vẻ, hoạt bát, thân thiện, mến khách, ngoại hình đẹp, nói chuyện duyên dáng, nhỏ nhẹ. Cách bày trí của quán: Bàn ghế sạch sẽ, màu sắc hài hòa, thiết kế nổi bật, ánh sáng thích hợp. Giá của sản phẩm: Tìm nguồn nguyên liệu gần quán,tiết kiệm chi phí vận chuyển. → Đảm bảo cả hình thức lẫn chất lượng sản phẩm. 4.2 Đánh giá Qua quá trình thu nhập dữ liệu, cũng như việc phân tích, giải bài theo phương pháp thay thế liên hoàn, nhóm 13 nhận thấy được một vài vấn đề như sau: Về việc thu thập dữ liệu: Hầu như với khả năng của 1 sinh viên, việc thu thập dữ liệu từ 1 công ty, doanh nghiệp là rât khó khăn. Bởi vì, những thông tin ấy rất hạn chế trong việc tiết lộ bên ngoài. Về việc xử lý dữ liệu trên phần mềm Excel bằng phương pháp thay thế liên hoàn: Tuy là kiến thức mới nhưng khi nghiên cứu xong nhóm cảm thấy được học hỏi nhiều và hiểu biết nhiều hơn, và đa số là các phép cộng trừ nên không khó lắm về phần xử lý số liệu. Về nội dung của bài nghiên cứu: Với phương pháp thay thế liên hoàn này thì sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trong kinh doanh.