Báo cáo Phân tích tài chính Công Ty Vinamilk

1.Lịch sử hình thành. 1976: Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico 1978: Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công tyđược đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I.  1988: Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam.  1991: Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị trường Việt Nam.  1992: Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ. Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa. 1994: Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam. 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam. 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh. 2003: Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty. 2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng. 2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An. * Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007. 2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty. * Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe. * Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm. 2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.  Mang dáng dấp của công ty nhà nước từ năm 1976 đến đầu năm 2003 mới chuyển sang hình thức công ty cổ phần. Vinamilk ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành vẫn còn theo cơ chế xin cho. Tuy nhiên, khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần ta nhận thấy sự năng động trong hoạt động kinh doanh của Vinamilk bằng việc thâu tóm công ty cổ phần sữa Sài Gòn giúp tăng vốn điều lệ công ty, liên doanh với SABMILLER. Năm 2006 cùng việc niêm yết trên sàn chứng khoán Vinmilk cho thấy quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh từ việc huy động do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu. Như vậy, qua 33 năm hình thành và phát triển những nấc thang qua từng năm cho thấy sự mở rộng quy mô và vững vàng thương hiệu của Vinamilk

doc32 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7667 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích tài chính Công Ty Vinamilk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thành viên nhóm: Võ Thi Hồng Diễm-DT1 Bùi Thị Thùy Vân-DT2 Lê Hải Châu – DT3 Nguyễn Thanh Phong –DT3 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY VINAMILK Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK Loại hình doanh nghiệp : Công ty Cổ phần Lĩnh vực hoạt động : Thực Phẩm - Giải Khát Địa chỉ : 184-186-188 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại : 84-8-39304860 Fax : 84-8-39304880 Địa chỉ trên MaroStores : Website : www.vinamilk.com.vn GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY. Lịch sử hình thành. 1976: Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico 1978: Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công tyđược đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I. ( 1988: Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam. ( 1991: Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị trường Việt Nam. ( 1992: Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ. Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa. 1994: Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam. 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam. 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh. 2003: Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty. 2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng. 2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An. * Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007. 2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty. * Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe. * Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm. 2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa. ( Mang dáng dấp của công ty nhà nước từ năm 1976 đến đầu năm 2003 mới chuyển sang hình thức công ty cổ phần. Vinamilk ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành vẫn còn theo cơ chế xin cho. Tuy nhiên, khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần ta nhận thấy sự năng động trong hoạt động kinh doanh của Vinamilk bằng việc thâu tóm công ty cổ phần sữa Sài Gòn giúp tăng vốn điều lệ công ty, liên doanh với SABMILLER. Năm 2006 cùng việc niêm yết trên sàn chứng khoán Vinmilk cho thấy quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh từ việc huy động do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu. Như vậy, qua 33 năm hình thành và phát triển những nấc thang qua từng năm cho thấy sự mở rộng quy mô và vững vàng thương hiệu của Vinamilk Những sản phẩm của Vinamilk: Sữa đặc (Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam) Sữa bột (Dielac), Ridielac ...dành cho trẻ em, bà mẹ và người lớn tuổi. Bột dinh dưỡng. Sữa tươi, đặc biệt là Công ty đầu tiên đưa ra thị trường sản phẩm SỮA TƯƠI 100% rất được ưa chuộng. Kem, sữa chua (Sữa chua ăn, Sữa chua uống, Sữa chua men sống - PROBI), Phô–mai (nhãn hiệu BÒ ĐEO NƠ). Sữa đậu nành, nước giải khát (nước ép trái cây: Đào ép, Cam ép, Táo ép...). Mang nhãn hiệu VFresh. Cà phê hòa tan, cà phê rang xay mang nhãn hiệu CAFE MOMENT. Nước uống đóng chai mang nhãn hiệu ICY. Bia Zorok (liên doanh). ( Vinamilk tiếp tục chiến lược đa dạng hóa sản phẩm thông qua việc xây dựng hệ thống sản phẩm phong phú, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách hàng từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi. Ngoài ra, công ty xác định đa dạng hóa sản phẩm để tận dụng công nghệ thiết bị sẵn có, tận dụng hệ thống phân phối để phát triển, tiến tới trở thành một tập đoàn thực phẩm tại Việt Nam. ( Mặc khác, Vinamilk tuy phát huy những tác dụng của việc kinh doanh đa ngành nghề nhưng vẫn hường vào dòng sản phầm chủ đạo là sản xuất và kinh doanh sữa. Điều này cho thấy sự ổn định hoạt động và chiến lược của công ty. Những ngành nghề kinh doanh của Vinamilk: Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác; Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu. Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho bãi, bến bãi; Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô; Bốc xếp hàng hoá; Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang– xay– phin – hoà tan; Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì; Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa. Phòng khám đa khoa. Dòng sản phẩm nổi tiếng của công ty: ( Sữa đặc chiếm 34% doanh thu: là dòng chiếm sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu trong nước của công ty. ( Sữa tươi chiếm 26% doanh thu: năm 2007 sữa tươi đạt mức tăng trưởng 18%, chiếm khoảng 26% doanh thu và có tỷ trọng đóng góp cao thứ nhì vào doanh thu so với tất cả các dòng sản phẩm của công ty. Sữa tươi Vinamilk chiếm 35% thị phần. ( Sữa bột và ngũ cốc ăn liền chiếm 24% doanh thu năm 2007 của Vinamilk. Vinamilk là một trong 3 công ty dẫn đầu thị trương Việt Nam về doanh số sữa bột, trong đó Vinamilk chiếm 14% thị phần. ( Sữa chua chiếm 10% doanh thu: trong đó sữa chua uống chiếm 26% thị phần và sữa chua ăn chiếm 96% thị phần. ( Vinamilk kinh doanh đa ngành đa nghề như vậy giúp cho công ty dễ cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước không chỉ sữa mà còn có các mặt hàng thiết yếu khác. Hệ thống phân phối: gồm lợi thế kinh tế hẹp và lợi thế kinh tế rộng. Lợi thế kinh tế hẹp: Vinamilk sở hữu một hệ thống phân phối sỉ gồm 220 nhà phân phối độc lập có mặt tại 64 tỉnh thành trên toàn quốc. Các đơn vị phân phối này phục vụ hơn 140.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Công ty còn bán hàng trực tiếp đến các siêu thị, văn phòng, nhà máy và tại các điểm tư vấn dinh dưỡng của công ty. Và để hổ trợ mạng lưới phân phối của mình, Vinamilk đã mở 14 phòng trưng bày sản phẩm tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẳng, Thành Phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Vinamilk có những chiến lược marketing trải rộng. Công ty quảng cáo sản phẩm của mình trên các phương tiện truyền thông và thông qua các phương tiện cộng đồng như tài trợ các chương trình trò chơi giải trí trên truyền hình, tặng học bổng cho các học sinh giỏi, tài trợ cho người nghèo. Lợi thế kinh tế rộng: Vinamilk đã tạo một thương hiệu cho riêng mình trên thị trường. Ta thấy rằng hơn 33 năm hoạt động và phát triển, các sản phẩm của công ty như sữa Ông Thọ, sữa ngôi sao Phương Nam, Dielac, Sữa chua Vinamilk và các sản phẩm khác đã trở thành những nhãn hiệu quá quen thuộc trong thị trường nội địa. Chất lượng sản phẩm và uy tín đã làm nên một thương hiệu riêng. Vì vậy Vinamilk đã nhận được những danh hiệu cao quý của chính phủ: Huân chương lao động hạng II năm 1991. Huân chương lao động hạng I năm 1996. Anh hùng lao động năm 2000. Huân chương lao động hạng III năm 2005. “siêu cúp” hàng VN chất lượng cao và uy tín năm 2006 do hiệp hội sở hữu tri tuệ và doanh nghiệp vừa và nhỏ VN. Top 10 hàng VN chất lượng cao 1995 -2007. Top 10 hàng tiêu dùng Việt Nam từ 1995-2004( bạn đọc báo Đại Đoàn Kết bình chọn). Cúp vàng thương hiệu chứng khoáng uy tín và công ty cổ phần hàng đầu VN( năm 2008 do UBCKNN-ngân hàng nhà nước hội kinh doanh CK- CTCK và thương mại công nghiệp VN và Cty Văn hóa thăng long. Năng lực quản lí của Ban quản trị: Sơ đồ quản lí của công ty:  Năng lực quản lí của ban quản trị: Vinamilk trở thàn một trong những công ty hàng đầu Việt Nam hiện nay không phải chỉ dựa vào thiên thời địa lợi nhân hòa mà còn phục thuộc vào rất nhiều về những nhà đứng đầu. Nói cách khác sự tồn tại của công ty phụ thuộc vào cách thức quản lí, tầm nhìn, chiến lược do ban lãnh đạo đề ra. Bà MAI KIỀU LIÊN: Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Sinh năm 1953, là một nữ doanh nhân Việt Nam, Khởi nghiệp với tấm bằng kỹ sư công nghệ chế biến sữa từ năm 1976, qua nhiều năm bà đã vươn lên để trở thành người lãnh đạo cao nhất của Vinamilk, đóng góp rất lớn trong việc xây dựng Công ty Sữa Việt Nam có được vị thế như hiện nay Bà từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII. Tiểu sử Bà sinh ngày 1 tháng 9 năm 1953 tại Paris, Pháp; nguyên quán: Thị xã Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, là người dân tộc Kinh. 1976: tốt nghiệp Trường Đại học Công nghệ Chế biến sữa tại Moskva, Liên Xô. 8/1976 – 8/1980: Kỹ sư phụ trách Khối sản xuất sữa đặc và sữa chua Nhà máy sữa Trường Thọ, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam (tiền thân của Công ty Sữa Việt Nam). 8/1980 – 2/1982: Kỹ sư Công nghệ Phòng Kỹ thuật Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1. 2/1982 – 9/1983: Trợ lý Giám đốc, Phó Giám đốc Kỹ thuật Nhà máy Sữa Thống Nhất, Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1. 9/1983 - 6/1984, bà đi học Quản lý Kinh tế tại Đại học Kinh tế Leningrad, Liên Xô. 7/1984 – 11/1992: Phó Tổng Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam. 12/1992 - nay: Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. 1996 - 2001: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII [1] 11/2003 - nay: Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam nhiệm kỳ lần thứ 1 (2010 - 2015) Danh hiệu Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2001) Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2006) ( Gắn bó cùng những thay đổi và phát triển của Vinamilk hơn ai hết bà Mai Kiều Liên hiểu công ty, hiểu được những ưu và khuyết điểm của Vinamilk. Từ đó có những chiếc lược phát triển phù hợp cho tình hình của công ty. Tuy Vinamilk bắt nguồn là công ty nhà nước nhưng bà Mai Kiều Liên với và khả năng nắm bắt những cơ hội, điều đó t thấy ở chổ có sự tham gia của hai thành viên của hội đồng quản trị đặc biệt là ông Dominic Scriven – Giám đốc Dragon Capital. Với một chủ tich hội đồng quản trị tài năng và đầy kinh nghiệm như bà Mai Kiều Liên là một lợi thế mạnh của Vinamilk. BÀ NGÔ THỊ THU TRANG, PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH CỦA VINAMILK Gia nhập Vinamilk từ năm 1985, bà Ngô Thị Thu Trang đi từ một chuyên gia kế toán lên vị trí kế toán trưởng (năm 1998). Đến năm 2005, sau khi Vinamilk cổ phần hóa, bà Trang nắm giữ vị trí Phó Tổng giám đốc tài chính. Và thành tựu lớn nhất của bà ở vị trí này chính là tái cấu trúc hệ thống tài chính của Vinamilk, phù hợp với bước ngoặt lớn của Công ty là cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán . Tiểu sử Bà sinh ngày 20 tháng 4 năm 1963 , quê quán Hạnh Thông Xã – Gia Định-Bình Dương là người dân tộc kinh. Trinhg độ chuyên môn: thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh Quá trình công tác: Từ năm 1985-1994: chuyên viên phòng kế toán thống kê sữa Việt Nam Từ 01/1995-12/1997: phó phòng, quyền trưởng phòng kế toán thống kê công ty sữa Việt Nam Từ 01/1998-02/1998: trưởng phòng kế toán công ty sữa Việt Nam Từ 02/19980-03/2005 : kế toán trưởng công ty sữa Việt Nam Từ 03/2007 đến nay: phó tổng giám đốc công ty sữa Việt Nam Chức vụ hiện nay: Thành viên HĐQT công ty sữa Việt Nam Phó tổng giám đốc công ty sữa Việt Nam Số cổ phần nắm giữ: 6.810 cổ phần cá nhân ( Ta thấy rằng, trong nhiều năm liền bà làm bên phòng kế toán, bà đã am hiểu rất rỏ về tình hình tài chính, hoạt động của công ty. Nên sau khi công ty cổ phần hóa bà đã chủ chương thay đổi toàn bộ hệ thống quản lý tài chính Phân tích ngành sữa ở Việt Nam: Vai trò ngành sữa đối với nền kinh tế, xã hội . Về mặt kinh tế. Do phù hợp với nhiều lứa tuổi, sữa chua ăn và sữa tươi - tiệt trùng là hai ngành hàng có số người sử dụng cao nhất, lần lượt là 89,1% và 87,1%. Đây cũng là hai sản phẩm được những người nội trợ lựa chọn nhiều nhất so với các nhóm khác, chiếm lần lượt là 22,9% và 22,1% số người trả lời, và ít có sự chênh lệch giữa các nhóm thu nhập trong việc sử dụng sản phẩm sữa này. - Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước những năm 90 chỉ có 1-2 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột ( nhập ngoại), hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã  có gần 20 hãng nội địa và rất nhiều doanh nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm năng với 80 triệu dân. Nhìn vào biểu đồ ta thấy  tổng lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15-20% năm, theo dự báo đến năm 2010 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi và tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2020.(theo www.saga.vn) Về mặt xã hội: Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ với tốc độ “thần tốc” kéo theo mức thu nhập, mức sống của người dân cũng được cải thiện rõ rệt. Nếu trước đây thành  ngữ  “ăn no mặc ấm”  là ước mơ của nhiều người thì hôm nay, nhưng trong thời đại ngày nay lại là “ăn ngon mặc đẹp” .. Trong thời đại ngày nay sữa không còn là mặt hàng xa xỉ phẩm nữa mà nó đã trở thành một mặt hàng thiết yếu cho mọi người. Nó là thức uống đem đến dinh dưỡng cao cho mọi đối tượng, … Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng ngày, với trẻ em, thanh thiếu niên và những người trung tuổi – sữa có tác dụng lớn hỗ trợ sức khỏe. (Theo Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, sữa tươi là sản phẩm tốt cho cơ thể. Ba ly mỗi ngày giúp bạn bổ sung đầy đủ lượng canxi và các khoáng chất. Mặc khác việc phát triển ngành sữa góp phần giúp cho người dân có công ăn việc làm, giảm bớt thời gian nhàn rỗi của người nông dân, góp phần xóa đối giảm nghèo ở các vùng sâu. ( Việc xây dựng các trang trại chăn nuôi bò sữa của Vinamilk ở những khu vực vùng sâu và việc nhà nước kêu gọi người dân nuôi bò sữa đã góp phần giảm thất nghiệp, tăng công ăn việc làm cho người nông dân. Ta thấy, từ xưa người nông dân chỉ biết “con trâu đi trước cái cày theo sau” thì bây giờ họ đã có thêm công việc giảm bớt thời gian nhàn rỗi, nuôi bò sữa tăng thêm thu nhập năng cao mức sống. Vị trí ngành: Trong vài năm trở lại đây, sữa là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm đóng gói ở Việt Nam. Mức tăng trưởng hàng năm trong các năm 2005, 2006 và 2007 lần lượt là 43,2%, 26,4% và 25,6%. Sữa nước (bao gồm sữa tươi và sữa tiệt trùng), cùng với sữa chua ăn và sữa chua uống là các ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn, đều có tốc độ tăng trưởng mạnh và khá ổn định. .(theo www.saga.vn) ( Trước năm 1970, khái niệm về sữa rất xa lạ với đất nước Việt Nam. Nhưng đến ngày nay, ngành sữa có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế mà còn đối với đời sống của người dân bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe và trí tuệ của thế hệ tương lai của đất nước Mục tiêu của ngành sữa Việt Nam: Mục tiêu phát triển của ngành sữa cho đến năm 2025 là đạt 1.500-1.550 triệu lít sữa thanh trùng; 200-220 triệu lít sữa chua; 410-430 triệu hộp sữa đặc có đường; 160-170 ngàn tấn sữa bột các loại (quy sữa tươi là khoảng 3,3-3,5 tỷ lít)… Cho nên, việc quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến sữa đã được Bộ Công Thương đề ra như sau: Trong giai đoạn từ 2011-2015, doanh nghiệp cần đầu tư mở rộng và đầu tư mới tăng công suất tinh luyện thêm 1.000 tấn/ngày. Như vậy trong giai đoạn này, chỉ cần đầu tư mới thêm 2 dây chuyền tinh luyện với công suất từ 400-600 tấn/ngày là đủ. Trong giai đoạn từ 2016-2020, tổng công suất yêu cầu tăng thêm khoảng 2.000 tấn/ngày. Để đáp ứng nhu cầu tăng thêm, cần đầu tư mới và mở rộng 3 nhà máy với công suất từ 600-800 tấn/ngày. Trong giai đoạn 2012-2025, các doanh nghiệp cần đầu tư mở rộng tăng công suất các nhà máy tinh luyện thêm 1.400 tấn/ngày, đưa tổng công suất các nhà máy tinh luyện dầu lên 2.411 ngàn tấn/năm. Mức huy động công suất đạt khoảng 80%. Đối với việc sản xuất bao bì phục vụ ngành sữa, sẽ tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm bao bì, nhằm cung cấp khoảng 65% nhu cầu bao bì kim loại cho ngành sữa vào năm 2020. Đồng thời, đối với thiết bị phục vụ ngành sữa, toàn ngành sẽ từng bước nâng cao năng lực ngành phụ trợ nhằm đủ khả năng thiết kế, lựa chọn thiết bị, lắp đặt hệ thống để đến năm 2020 có thể đáp ứng được khoảng 30% máy móc thiết bị chế biến sữa, trong đó có thể lắp ráp chế tạo được khoảng 20% giá trị các thiết bị chính như thiết bị đồng hóa, chuẩn hóa, tiệt trùng, thiết bị chiết rót, bao gói thành phẩm… Yếu tố quan trọng thứ ba trong quy hoạch phát triển ngành sữa là việc quy hoạch phát triển đàn bò nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất sữa. Trong định hướng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, đến năm 2020, số lượng bò sữa cả nước sẽ đạt 426.088 con và đến năm 2025, số lượng bò sữa sẽ đạt 601.436 con. Bên cạnh đó, dự kiến sản lượng sữa đến năm 2020 sẽ đạt 934,5 ngàn tấn và đến năm 2025 đạt sẽ đạt 1.344,7 ngàn tấn. Theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù tốc độ phát triển đàn bò sữa ở nước ta hiện vẫn đang ở mức khá cao nhưng theo dự báo, đến năm 2020, tổng sản lượng sữa bò nước ta mới đáp ứng được 35-36% và năm 2025 mới chỉ đáp ứng được gần 40% nhu cầu trong nước. Do đó, các cơ sở chế biến sữa vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.(theo ( Qua mục tiêu cho thấy ngành sữa nhận được sự quan tâm và khuyến khích phát triển của chính sách tăng trưởng kinh tế - xã hội hiện nay. Việc đề ra chiến lược cố gắn tăng lượng sữa tươi hạn chế việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu cho thấy một định hướng dài hạn cho việc phát triển ngành sữa. Nguyên vật liệu: Nguồn nguyên liệu: Trong nước: Báo cáo ngành sữa Việt Nam cho thấy sản lượng sữa bò tươi của cả nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 28% tổng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất sữa. Sản lượng bò sữa Việt Nam hiện nay: Theo số liệu năm 2008, cả nước có 19.639 hộ chăn nuôi bò sữa, tập trung ở các tỉnh phía Nam (có 12.626 hộ, chiếm 64,3%). Quy mô chăn nuôi trung bình cả nước là 5,3 con/ hộ, trong đó quy mô chăn nuôi trung bình ở phía Bắc là 3,7 con/ hộ và quy mô chăn nuôi của nông hộ ở phía Nam là 6,3con/ hộ. Tuy nhiên, do các hộ chăn nuôi có quy mô trang trại trên 500 con/trại tập trung ở các tỉnh phía Bắc nên quy mô thực tế của các hộ chăn nuôi của khu vực này chủ yếu là 1-3 con, rất ít hộ gia đình có quy mô lớn hơn 20 con/ hộ. Theo số liệu thống kê chưa chính thức, số lượng bò sữa cả nước năm 2009 là 114.461 con (tăng 6% so với năm 2008). Sản lượng sữa trong nước sản xuất ước tính 278.190 tấn (tăng 6,1% so với năm 2008). Sau khi trừ lượng sữa cho bê uống, thì lượng sữa hàng hóa ước khoảng 250.000 tấn/năm. Nhìn chung, phát triển chăn nuôi bò sữa (CNBS) tại Việt Nam vẫn đang phát triển chậm và mang nhiều yếu tố chưa bền vững, chưa khai thác hết tiềm năng mặc dù được sự quan tâm của nhà nước và sự hỗ trợ của các tổ c
Luận văn liên quan