Báo cáo Phân tích tài chính tại công ty cơ khí và thiết bị điện đà nẵng

nhiều công cụ khác nhau trong đó kế toán được xem là công cụ quan trọng và hữu hiệu nhất. Sự ra đời và phát triển của kế toán bắt nguồn từ sự ra đời và phát triển của nền sản xuất xã hội, nền sản xuất càng phát triển thì kế toán càng trở nên quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu trong quản lý kinh tế của nhà nước và Công Ty. Tại sao kế toán lại là công cụ quan trọng ? Để khẳng định được điều đó thì kế toán phải làm tốt vai trò thông tin thông qua hệ thống báo cáo kế toán, nó được xem là công cụ chuyển tiếp thông tin, là cầu nối giữa doanh nghiệp với các đối tác quan tâm đến doanh nghiệp. Cũng như đối với mọi doanh nghiệp khác, Công Ty Cơ Khí Và Thiết Bị Điện Đà Nẵng đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp thông tin ra bên ngoài một cách kịp thời, chính xác toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công Ty thông qua hệ thống báo cáo kế toán. Báo cáo Kế toán là sản phẩm của quá trình thu thập, đo lường, xử lý thông tin tại bộ phận Kế toán của doanh nghi nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho những ai quan tâm đến Doanh nghiệp (DN).Do tính đa dạng của đối tượng sử dụng thông tin Kế toán và nhu cầu về thông tin Kế toán giữa các đối tượng khác nhau nên việc xây dựng các báo cáo Kế toán cũng phải quan tâm đến đặc điểm của từng đối tượng sử dụng. + Đối với nhà quản lý DN: Báo cáo Kế toán cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin theo yêu cầu cụ thể của họ vào bất kỳ thời điểm nào nhằm phục vụ cho công tác điều hành và chỉ đạo hoạt động kinh doanh, hoạt độnh tài chính của toàn doanh nghiệp. + Đối với các đối tượng bên ngoài Doanh nghiệp ( người chủ sở hữu, các tổ chức tín dụng, khách hàng.) mỗi đối tượng có nhu cầu thông tin Kế toán riêng chẳng hạn như: Người chủ sở hữu quan tâm đến nguồn vốn của mình được sử dụng có hiệu quả không, các tổ chức tín dụng xem xét khả năng tài chính của Doanh nghiệp trước khi quyết định cho vay. Thông tin trên báo cáo Kế toán mang tính tổng hợp toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhằm phục vụ chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài Doanh nghiệp ngoài ra nó còn là căn cứ để các nhà quản lý đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Chuyên đề gồm 3 phần: PHẦN I:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÀ NẴNG PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÀ NẴNG PHẦN III:MỘT SỐ SUY NGHĨ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÀ NẴNG

doc63 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2401 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích tài chính tại công ty cơ khí và thiết bị điện đà nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I Những vấn đề lý luận cơ bản về lập và phân tích báo cáo tài chính A.Những vấn đề lý luận về lập báo cáo tài chính I.ý nghĩa, nội dung của hệ thống báo cáo tài chính 1.ý nghĩa Báo cáo Kế toán là sản phẩm của quá trình thu thập, đo lường, xử lý thông tin tại bộ phận Kế toán của doanh nghi nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho những ai quan tâm đến Doanh nghiệp (DN).Do tính đa dạng của đối tượng sử dụng thông tin Kế toán và nhu cầu về thông tin Kế toán giữa các đối tượng khác nhau nên việc xây dựng các báo cáo Kế toán cũng phải quan tâm đến đặc điểm của từng đối tượng sử dụng. + Đối với nhà quản lý DN: Báo cáo Kế toán cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin theo yêu cầu cụ thể của họ vào bất kỳ thời điểm nào nhằm phục vụ cho công tác điều hành và chỉ đạo hoạt động kinh doanh, hoạt độnh tài chính của toàn doanh nghiệp. + Đối với các đối tượng bên ngoài Doanh nghiệp ( người chủ sở hữu, các tổ chức tín dụng, khách hàng.......) mỗi đối tượng có nhu cầu thông tin Kế toán riêng chẳng hạn như: Người chủ sở hữu quan tâm đến nguồn vốn của mình được sử dụng có hiệu quả không, các tổ chức tín dụng xem xét khả năng tài chính của Doanh nghiệp trước khi quyết định cho vay...... Thông tin trên báo cáo Kế toán mang tính tổng hợp toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhằm phục vụ chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài Doanh nghiệp ngoài ra nó còn là căn cứ để các nhà quản lý đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp. 2 Nội dung của báo cáo tài chính: Một hệ thống báo cáo tài chính gồm các nội dung sau: -Bảng cân đối Kế toán -Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ -Thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra đối với các công ty, các tập đoàn kinh tế, các liên hiệp Xí nghiệp.....Có thể quy định thêm các báo cáo tài chính khác gọi là báo cáo nội bộ nhằm phục vụ cho công tác quản lý tại Doanh nghiệp. 3.Trách nhiệm, thời hạn lập và gởi báo cáo tài chính: 3.1.Trách nhiệm: Tất cả các Doanh nghiệp độc lập không nằm trong cơ cấu tổ chức của một Doanh nghiệp khác có tư cách pháp nhân đầy đủ đều phải lập và gửi báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. 3.2.Thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính Lập và gửi báo cáo tài chính vào cuối mỗi quí và cuối năm để phản ánh tình hình tài chính vào cuối quí hoặc cuối năm đó. + Đối với các Doanh nghiệp Nhà nước: Báo cáo tài chính năm gửi chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày Kết thúc năm tài chính. + Đối với các Doanh nghiệp nhà nước: Báo cáo quí gửi chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày Kết thúc quí. Riêng dối với các Doanh nghiệp có năm tài chính Kết thúc không vào ngày 31/12 hàng năm phải gửi báo cáo quí Kết thúc vào ngày 31/12 và có số dư luỹ Kế từ năm tài chính đến hết ngày 31/12 , ..... II.Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp II.1.Bảng cân đối Kế toán II.11 Khái niệm, nội dung, Kết cấu của bảng cân đối Kế toán a.Khái niệm Bảng cân đối Kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của Doanh nghiệp dưới hình thái tiền tệ tại một thời điểm nhất định( cuối tháng, cuối quí, cuối năm). b Nội dung và Kết cấu của bảng cân đối Kế toán: Gồm 2 phần Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.Các tài sản được sắp xếp theo khả năng hoán chuyển thành tiền theo thứ tự giảm dần. -Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. -Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Phần nguồn vốn: phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có của Doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.Các loại nguồn vốn được sắp xếp theo trách nhiệm của Doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn vốn với chủ nợ và chủ sở hữu. Nợ phải trả. Nguồn vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, bảng cân đối Kế toán còn có “các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối Kế toán” bổ sung các thông tin khác chưa có trên bảng cân dối Kế toán: Tài sản thuê ngoài, ngoại tệ các loại, hàng hoá nhận bán hộ, ký gởi, nguồn vốn khấu hao. c) ý nghĩa của việc lập bảng cân đối Kế toán: -Về mặt kinh tế: + Phần tài sản: Số liệu của tài sản cho phép đánh giá một cách tổng quát, qui mô và Kết cấu tài sản của doanh nghiệp + Phần nguồn vốn: phản ánh các nguồn tài trợ cho tài sản của Doanh nghiệp qua đó đánh quá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. - Về mặt pháp lý: + Về phần tài sản: thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có mà Doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để mạng lại lợi ích lâu dài trong tương lai. + Phần nguồn vốn: thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của Doanh nghiệp về tổng số vốn kinh doanh với người chủ sở hữu, trước ngân hàng và các chủ nơ khác về các khoản vay, khoản phải trả II.1.2. phương pháp lập: Số dư nợ của các tài khoản được phản ánh lên phần tài sản, số dư có các tài khoản được phản ánh lên phần nguồn vốn, trừ một số trường hợp ngoại lệ sau đây nhằm phản ánh đúng giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản: + Các tài sản phản ánh hao mòn và dự phòng giảm giá tài sản có số dư có nhưng được phản ánh lên phần tài sản và ghi âm bao gồm TK 214, TK129, TK 139, TK 159, TK 229. +Một số tài khoản phản ánh nguồn vốn như TK 412 “ chênh lệch đánh giá lại tài sản, ” TK 413 “ chênh lệch tỉ giá, ” TK 421 “ lãi chưa phân phối”.Nếu có số dư có ghi thường, số dư nợ lên phần nguồn vốn và ghi âm. + Các tài khoản thanh toán như TK 131, TK 136, TK 334, TK 338...không được lên bảng cân đối Kế toán theo số dư bù trừ mà căn cứ vào sổ chi tiết của từng đối tượng thanh toán để lập cả hai phần của bảng cân đối Kế toán: Xác định số nợ phải thu để ghi vào phần tài sản số nợ phải trả lên phần nguồn vốn. II.2.Báo cáo Kết quả kinh doanh: 2.1.Khai niệm, nội dung và Kết cấu báo cáo Kết quả kinh doanh aKhái niệm: Báo cáo Kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và Kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp trong một thời kì (quý, năm) chi tiết theo các hoạt động, tình hình thực hiện nghĩa vụ của Doanh nghiệp với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. b Nội dung và Kết cấu của Kết báo cáo Kết quả kinh doanh Phần 1: Lãi, lỗ: thể hiện Kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác (chi phí, lệ phí) Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, đã khấu trừ và còn lại được khấu trừ cuối kỳ, số thuế GTGT hàng bán nội địa pjải nộp đã nộp và còn phải nộp vào cuối kỳ 2.2.ý nghĩa của báo cáo Kết quả kinh doanh: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Thông qua báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch thu nhập, chi phí, Kết qủa từng loại hoạt động cũng như Kết quả chung của toàn doanh nghiệp.Số liệu trên báo cáo này còn là cơ sở để đánh giá khuynh hướng hoạt động của Doanh nghiệp trong nhiều năm liền và dự báo hoạt động trong tương lai.Thông qua báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh có thể đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.Ngoài ra nó còn cho phép đánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác, đặc thanh quyết toán thuế GTGT, qua đó dánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp. 2.3.Phương pháp lập báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: a )Phỏửn1: Baùo caùo laợi lọự: Căn cứ số phát sinh nợ; Phát sinh có các tài khoản trừ TK loại 5 đến TK loại 8 trong quan hệ đối xứng với TK 911” xác định Kết quả kinh doanh. b) Phỏửn 2:Tỗnh hỗnh thổỷc hióỷn nghộa vuỷ õoùi vồùi nhaỡ nổồùc Sọỳ lióỷu õóứ lỏỷp phỏửn naỡy õổồỹc lỏỳy tổỡ sọỳ lióỷu trón TK333 "thuóỳ giaù trở gia tàng phaới nọỹp". c) phỏửn 3:Thuóỳ GTGT õổồỹc khỏỳu trổỡ, thuóỳ õổồỹc hoaỡn laỷi, được miễn giảm, thuóỳ GTGT haỡng baùn nọỹi õởa. 3.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 3.1 Khái niệm, nội dung, Kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền a.Khái niệm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kỳ báo cáo doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo giải thích sự khác nhau giữa lợi nhuận của Doanh nghiệp và các dòng tiền có liên quan, cung cấp những thông tin về dòng tiền gắn liền với những thay đổi về tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu.thông tin từ báo cáo này bổ sung cho bản cân đối Kế toán và báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ báo cáo b.Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ: gồm những phần sau: - Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh - Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư - Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính - Lưu chuyển tiền thuần trong kì - Tiền tồn đầu kì - Tiền cuối kì 3.2 ý nghĩa của việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Baùo caùo lổu chuyóứn tióửn tóỷ có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp thông tin liên quan đến phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp.Thông qua báo cáo này của ngân hàng, các nhà đầu tư, nhà nước và nhà cung cấp có thể đánh giá khả năng tạo ra các dòng tiền từ hoạt động của Doanh nghiệp để đáp ứng kịp thời các khoản nợ cho các chủ nợ, cổ tức cho các cổ đông hoặc nộp thuế cho nhà nước.Đồng thời cũng là mối quan tâm của các nhà quản lý tại Doanh nghiệp để có các biện pháp tài chính cần thiết, đáp ứng trách nhiệm thanh toán của mình. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn là cơ sở dự đoán các dòng tiền của Doanh nghiệp trợ giúp các nhà quản lý trong công tác hạch định và kiểm soát các hoạt động của Doanh nghiệp để đề ra các quyết định kịp thời: 3.3 Phương pháp lập: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp: PhầnI: Lưu chuyển từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Số liệu lên phần này lấy từ sổ theo dõi thu, chi tiền quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh PhầnII: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Số nay để lập phần này cũng lấy từ số liệu dõi thu, chi tiền liên quan đến hoạt động đầu tư PhầnIII: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Số liệu này cũng lấy từ sổ theo dõi thu, chi tiền quan đến hoạt động tài chính - Tiền tồn đầu kì: Căn cứ vào số dư vốn bằng tiền đầu kì báo cáo, - Tiền tồn cuối kì: Càn cổù vaỡo sọỳ dổ vọỳn bàũng tióửn cuọỳi kyỡ baùo caùo - Lổu chuyóứn tióửn thuỏửn trong kyỡ: Phản ánh chênh lệch tổng số tiền thu vào và tổng số tiền thu ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính trong kì. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp: Nguyên tắc chung để lập báo cáo này là diều chỉnh lợi nhuận trước thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh khỏi những ảnh hưởng của các nghiệp vụ không trực tiếp thu tiền hoặc chi tiền đã làm tăng, giảm lợi nhuận; Loại trừ các khoản lãi, lỗ của hoạt động tài chính, hoạt động khác đã tính vào lợi nhuận trước thuế; điều chỉnh các khoản mục thuộc vốn lưu động. II.4.Thuyết minh báo cáo tài chính: 4.1 Khái niệm, nội dung, Kết cấu của thuyết minh báo cáo tài chính a.khái niệm: Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận trong hệ thống báo cáo tài chính của Doanh nghiệp được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Doanh nghiệp trong kì báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. b.Nội dung: Khái quát đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Các chế độ Kế toán được áp dụng tại doanh nghiệp. Các thông tin về tình hình chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, chỉ tiêu chi tiết về hàng tồn kho; Tình hình tăng giảm TSCĐ; Tình hình thu nhập công nhân viên... c.Kết cấu của thuyết minh báo cáo tài chính: Gọửm ba phỏửn -Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp -Chính sách Kế toán áp dụng tại doanh nghiệp. -Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính. 4.2 Yẽ nghĩa của thuyết minh báo cáo tài chính Giải thích, bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính của Doanh nghiệp mà các báo cáo khác không rõ. Cung cấp những thông tin tổng hợp nhất hình thành kinh doanh nói chung và tài chính nói riêng phục vụ cho việc đưa ra quyết định quản lý. 4.3Phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính Để lập thuyết minh báo cáo cần dựa vào số liệu. + Các sổ Kế toán kì báo cáo + Bảng cân đối Kế toán kì báo cáo + Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh + Thuyết minh báo cáo năm trước Nguyên tắc chung lập một thuyết minh báo cáo tài chính: -Trình bày lời văn ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo khác - Đối với báo cáo quý, chỉ tiêu thuộc phần chế độ Kế toán áp dụng phải nhất quan trọng cả niên độ Kế toán - Trong các biểu số liệu, cột số Kế hoạch thể hiện số liệu Kế hoạch của kì báo cáo; cột số thực hiện kì truớc số liệu kì ngay trước kì báo cáo - Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của Doanh nghiệp chỉ sử dụng trong thuyết minh năm b.những lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính: i.khái niệm, mục đích, tác dụng của việc phân tích báo cáo tài chính: I.1.Khái niệm: Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện thời và quá khứ.Tình hình tài chính của đơn vị với những chỉ tiêu trung bình của nghành thông qua đó các nhà phân tích có thể thấy được thực trạng tài chính hiện tại và những dự toán tương lai. I.2Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính: Giúp cho các nhà phân tích đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi, tiềm năng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá những triển vọng cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp, đưa ra những quyết định cho phù hợp. I3 tác dụng của việc phân tích báo cáo tài chính: Tình hình tài chính của doanh nghiệp được nhiều nhóm người khác nhau quan tâm như:Nhà quản lý, chủ sở hữu, người cho vay...Mỗi nhóm người này phân tích có xu hướng tập trung vào các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp. - Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp: Làm thế nào để điều hành quá trình sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả, tìm đựơc lợi nhuận tối đa và khả năng trả nợ.Dựa trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính nhà quản trị có thể định hướng hoạt động, lập kế hoạch đưa ra phương thức nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh chính sách tài trợ cho phù hợp, tiên liệu hoạt động của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình thực hiện và điều chỉnh quá trình sao cho có lợi nhất. - Đối với nhà cung cấp tín dụng: Người cung cấp tín dụng cho Doanh nghiệp thường tài trợ qua 2 dạng là tín dụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn. + Nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn: Thường quan tâm đến khả năng hoán chuyển thành tiền của các tài sản lưu động và tốc độ vay vòng của các tài sản đó. + Nhà cung cấp tín dụng dài hạn: Nhà phân tích thường quan tâm đến tiềm lực trong dài hạn như: Dự đoán dòng tiền, đánh giá khả năng đáp ứng các khoản thanh toán cố định (tiền lãi, nợ gốc) trong tương lai. - Đối với người chủ sở hữu doanh nghiệp: Quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ an toàn của tiền vốn bỏ ra, thông qua phân tích báo cáo tài chính để giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hình hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị, cũng như quyết định việc phân phối kết quả hoạt động kinh doanh. - Đối với các nhà đầu tư trong tương lai: Quan tâm đến sự an toàn của lượng vốn đầu tư, mức độ sinh lãi, thời gian hoàn vốn.Do đó phân tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các thời kì sẽ đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không, đầu tư dưới hình thức nào, lĩnh vực nào. - Đối với cơ quan chức năng (cơ quan thuế): Xác định các khoản nghĩa vụ của đơn vị phải được thực hiện đối với nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê. Báo cáo tài chính của đơn vị được nhiều nhóm người khác nhau quan tâm và phân tích trên nhiều khía cạnh khác nhau nhưng có liên quan với nhau.Do vậy, các nhóm này thường sử dụng các phương pháp kỹ thuật cơ bản để phân tích báo cáo tài chính một cách có hiệu quả. II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH II.1 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp Xuất phát từ mục tiêu phân tích tài chính cũng như bản chất và nội dung các quan hệ tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nội dung phân tích gồm có: - Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính. - Phân tích hiệu quả của doanh nghiệp. - Phân tích rủi ro của doanh nghiệp: Phát hiện những nguy cơ tìm ẩn trong huy động vốn và thanh toán. - Phân tích giá trị của doanh nghiệp: Hoạt động tài chính của doanh nghiệp với chức năng cơ bản là huy động vốn và sữ dụng có hiệu quả các nguồn lực mà còn liên quan đến thái độ, trách nhiệm của doanh nghiệp. II.2phương pháp phân tích báo cáo tài chính và nội dung phân tích báo cáo tài chính 1 phương pháp phân tích: 1.1phương pháp so sánh: Đây là phương pháp sử dụng phổ biến nhất trong phân tích tài chính, để vận dụng phép so sánh trong phân tích ta cần quan tâm đến những vấn đề sau đây: a.Tiêu chuẩn so sánh: Là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh. - Sử dụng số liệu tài chính ở nhiều kì trước để đánh giá su hướng các chỉ tiêu tài chính - Sử dụng số liệu trung bình nghành để đánh giá sự tiến bộ về hoạt động tài chính của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của nghành. - Sử dụng các số kế hoạch, số dự toán để đánh giá doanh nghiệp có đạt mục tiêu tài chính trong năm. b.Điều kiện so sánh: - Chỉ tiêu phân tích phản ánh cùng nội dung kinh tế, cùng phương pháp tính toán và có đơn vị đo lường như nhau. -Tuân thủ theo chuẩn mực kế toán đã ban hành. c.Kĩ thuật so sánh:thể hiện qua các trường hợp sau. - Trình bày báo cáo tài chính dạng so sánh nhằm xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính qua hai hoặc nhiều kì, qua đó xác định xu hướng các chỉ tiêu. Vì vậy một báo cáo dạng so sánh thể hiện rõ biến động của chỉ tiêu tổng hợp và các yếu tố cấu thành nên biến động tổng hợp đó. -Trình bày báo cáo theo qui mô chung với cách so sánh này, một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính được chọn làm quy mô chung đó.Báo cáo tài chính theo qui mô chung giúp đánh gía cấu trúc các chỉ tiêu tài chính ở doanh nghiệp. - Thiết kế các chỉ tiêu có dạng tỉ số: Một tỉ số được xây dựng khi các yếu tố cấu thành nên tỉ số phải có mối liên hệ và mang ý nghĩa kinh tế.với nguyên tắt thiết kế các tỉ số trên, nhà phân tích có thể xây dựng chỉ tiêu phân tích phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.Các tỉ số còn là công cụ hổ trợ công tác dự đoán tài chính. 1.2 Phương pháp loại trừ: Phương pháp này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tài chính giả định các nhân tố còn lại không thay đổi.Phương pháp phân tích này là công cụ hổ trợ cho quá trình ra quyết định. 1.3 Phương pháp cân đối tỉ lệ: Các báo cáo tài chính đều có đặc trưng chung là thể hiện tính cân đối: Cân đôí giữa tài sản và nguồn vốn ;cân đối giữa doanh thu chi phí, kết quả; Cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra dựa trên tính chất cân đối trên nhà phân tích vận dụng phương pháp này để xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của chỉ tiêu phân tích. 1.4 Phương pháp phân tích tương quan: Giữa các số liệu tài chính trên báo cáo tài chính thường có mối tương quan với nhau.Chẳng hạn một mối tương quan giữa doanh thu với khoản nợ phải thu, với hàng tồn kho ...Vì vậy phân tích tương quan sẽ đánh giá tính hợp lý về biến động giữa chỉ tiêu tài chính, xây dựng các tỉ số tài chính được phù hợp và phục vụ cho công tác dự báo tài chính ở doanh nghiệp. 2 Nội dung phân tích: 2.1 Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp: a.Phân tích cấu trúc tài sản: Mục đích: Nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp tính hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh.Hiệu quả sử dụng vốn sẽ phụ thuộc vào công tác phân bổ vốn: Nên đầu tư vào tài sản nào, dự trữ hàng tồn kho...Hàng loạt những vấn đề liên quan đến công tác sủ dụ
Luận văn liên quan