Báo cáo Phân tích vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 3/2011

Tình hình tài chính thế giới chịu ảnh hưởng từ thảm họa động đất tại Nhật khá mạnh. Thị trường chứng khoán chủ chốt ở các khu vực đều có sự sụt giảm khi hành động bán tháo diễn ra ồ ạt. Hoạt động bơm tiền để hỗ trợ tái thiết đất nước sau thảm họa của Ngân hàng trung ương Nhật sẽ phần nào đẩy nhanh quá trình hồi phục của mình. Nợ công tại Châu Âu lại nổi lên những gương mặt mới nhưng niềm tin vào Châu Âu vẫn còn khá lớn đối với nhà đầu tư toàn cầu. Bên cạnh đó, lạm phát đang trở thành nỗi lo ngại lớn nhất trong điều hành của các chính phủ như khu vực Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc Diễn biến giao dịch của thị trường trong 3 tháng đầu năm đang cho thấy tình trạng khó khăn của nền kinh tế đang phản ánh trung thực vào thị trường chứng khoán. Các động thái kiềm chế lạm phát của Chính phủ thông qua các chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ đã ảnh hưởng khá lớn đến dòng tiền và tâm lý của nhà đầu tư. Đặc biệt hơn là các chính sách kiểm soát dòng tiền chảy vào kênh chứng khoán và bất động sản càng làm thị trường thêm nhiều khó khăn. Bên cạnh đó là việc điều chỉnh tỷ giá VND/USD kết hợp với chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt đã phần nào ít nhiều ảnh hưởng đến trạng thái giao dịch của khối nhà đầu tư nước ngoài trên cả 2 sàn. Do vậy theo khía cạnh vĩ mô thì tổng quan thị trường tháng 4 được dự báo chưa có sự đột phá mạnh mẽ về điểm số và thanh khoản. Tuy vậy, xu hướng tích cực của nền kinh tế sẽ là bàn đạp cho thị trường tích lũy tốt hơn. Nhưng nếu nhìn về khía cạnh kỹ thuật thì thị trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trên đồ thị tháng của VNIndex thì xu hướng đi ngang và tích lũy vẫn là chủ đạo bên cạnh HNXIndex vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm điểm.

pdf23 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 3/2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG NGHIÊN CỨU - PHÂN TÍCH Nguyễn Tiến Đức Email: duc.nt@mhbs.vn Nguyễn Hồng Trâm Email: tram.nh@mhbs.vn Nguyễn Đình Thiên Email: thien.nd@mhbs.vn Công ty Cổ phần Chứng khoán MHB Hội sở chính 236 – 238, Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP.HCM Tel : 08.4.456.6789 Website: www.mhbs.vn Chi nhánh Hà Nội Tầng 6, Minexport, 28 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel : 04. 6.268.2888 Fax : 627.02146 BÁO CÁO PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ & THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THÁNG 03 - 2011 Tình hình tài chính thế giới chịu ảnh hưởng từ thảm họa động đất tại Nhật khá mạnh. Thị trường chứng khoán chủ chốt ở các khu vực đều có sự sụt giảm khi hành động bán tháo diễn ra ồ ạt. Hoạt động bơm tiền để hỗ trợ tái thiết đất nước sau thảm họa của Ngân hàng trung ương Nhật sẽ phần nào đẩy nhanh quá trình hồi phục của mình. Nợ công tại Châu Âu lại nổi lên những gương mặt mới nhưng niềm tin vào Châu Âu vẫn còn khá lớn đối với nhà đầu tư toàn cầu. Bên cạnh đó, lạm phát đang trở thành nỗi lo ngại lớn nhất trong điều hành của các chính phủ như khu vực Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc… Diễn biến giao dịch của thị trường trong 3 tháng đầu năm đang cho thấy tình trạng khó khăn của nền kinh tế đang phản ánh trung thực vào thị trường chứng khoán. Các động thái kiềm chế lạm phát của Chính phủ thông qua các chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ đã ảnh hưởng khá lớn đến dòng tiền và tâm lý của nhà đầu tư. Đặc biệt hơn là các chính sách kiểm soát dòng tiền chảy vào kênh chứng khoán và bất động sản càng làm thị trường thêm nhiều khó khăn. Bên cạnh đó là việc điều chỉnh tỷ giá VND/USD kết hợp với chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt đã phần nào ít nhiều ảnh hưởng đến trạng thái giao dịch của khối nhà đầu tư nước ngoài trên cả 2 sàn. Do vậy theo khía cạnh vĩ mô thì tổng quan thị trường tháng 4 được dự báo chưa có sự đột phá mạnh mẽ về điểm số và thanh khoản. Tuy vậy, xu hướng tích cực của nền kinh tế sẽ là bàn đạp cho thị trường tích lũy tốt hơn. Nhưng nếu nhìn về khía cạnh kỹ thuật thì thị trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trên đồ thị tháng của VNIndex thì xu hướng đi ngang và tích lũy vẫn là chủ đạo bên cạnh HNXIndex vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm điểm. Trang 2 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB SỰ LỰA CHỌN CỦA NIỀM TIN KINH TẾ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Mỹ - Tỷ lệ thất nghiệp tháng 3 đạt 8,8%. - Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng 0,5% so với tháng 1, bằng với dự báo. - Chỉ số giá sản xuất tháng 2 tăng 1,6%, cao hơn dự báo 0,7% - Chỉ số ISM-PMI sản xuất tháng 3 giảm xuống 61,2, thấp hơn so với dự báo 61,4 của các nhà kinh tế. - Chỉ số ISM-PMI dịch vụ tháng 3 giảm xuống 57,3, thấp hơn so với dự báo 59,8 của các nhà kinh tế. - Số đơn đặt hàng mới tại các nhà máy giảm 0,1% trong tháng 2, trong khi dự báo tăng 0,5%. - Sản lượng công nghiệp tháng 2 giảm 0,1% so với tháng 1, trong khi dự báo tăng 0,7%. - Số đơn đặt hàng lâu bền tháng 2 giảm 0,9%, ngược dự báo tăng 1,1% của các nhà kinh tế - Doanh số bán lẻ tháng 02 tăng 1%, khớp với dự báo. - Chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 3 giảm mạnh xuống còn 63,4 từ mức 72 điểm của tháng 2. - Chi tiêu cá nhân tháng 2 tăng 0,7%, cao hơn so với dự báo 0,6%. - Chỉ số giá nhà ở S&P Case-Shiller tháng 1 giảm 3,1% so với cùng kỳ, khớp với các dự báo. - Doanh số nhà chờ bán tăng 2,1% trong tháng 2, vượt xa dự báo giảm 0,5% của các nhà kinh tế. - Doanh số bán nhà mới tháng 2 giảm 17% xuống mức 250.000 đơn vị. - Doanh số bán nhà đã qua sử dụng tháng 2 giảm 9,6% xuống 4,88 triệu. - Doanh số nhà mới khởi công giảm xuống 479.000 đơn vị, thấp hơn dự báo 570.000 đơn vị - Số nhà được cấp phép xây mới giảm xuống 517.000 đơn vị, thấp hơn dự báo 580.000 đơn vị Châu Âu - Lạm phát tháng 2 của Eurozone tăng 0,4% so với tháng trước, khớp với dự báo - Tỷ lệ thất nghiệp tháng 2 Eurozone từ 10% xuống 9,9%. - Fitch giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Liên minh châu Âu ở mức AAA với triển vọng ổn định. - Moody’s hạ 1 bậc xếp hạng tín nhiệm của Tây Ban Nha từ Aa1 xuống Aa2 với triển vọng tiêu cực. - S&P hạ xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Bồ Đào Nha từ A- xuống BBB. - Fitch hạ bậc tín nhiệm nội tệ và ngoại tệ dài hạn của Bồ Đào Nha từ A+ xuống A-. - Moody’s hạ 2 bậc tín nhiệm của Bồ Đào Nha từ A1 xuống A3 . Châu Á - Ngân hàng Thế giới nâng dự báo tăng trưởng kinh tế 2011 của Trung Quốc từ 8,5% lên 9%. Trang 3 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB SỰ LỰA CHỌN CỦA NIỀM TIN - Chỉ số PMI sản xuất của Trung Quốc tăng lên 52,5 trong tháng 2 từ mức 51,7 trong tháng 1. - Chính phủ Nhật ước tính tổng thiệt hại trực tiếp của trận động đất tại miền Đông Bắc nước này có thể dao động trong khoảng từ 16-25 ngàn tỷ JPY (tương đương 185-308 tỷ USD). - Chính phủ Nhật Bản có thể chi hơn 10 ngàn tỷ JPY (tương đương 120 tỷ USD) cho gói ngân sách khẩn cấp để trang trải cho chi phí cứu hộ và tái thiết đất nước sau thảm họa động đất và sóng thần của nước này. - CPI tháng 2 của Nhật giảm 0,3% - Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản giảm xuống 4,6% trong tháng 2, thấp hơn dự báo 4,9%. - Sản lượng công nghiệp tháng 2 của Nhật Bản tăng 0,4%, trái với dự báo giảm 0,2%. - GDP năm 2010 của Hàn Quốc tăng 6,2%, cao hơn so với dự báo 6,1%. Giá hàng hóa nguyên liệu cơ bản - Các thông tin từ chiến sự tại Lybia và thảm họa hạt nhân, thiên tai tại Nhật Bản ảnh hưởng mạnh đến giá vàng và dầu trong tháng qua. - Giá vàng tăng nhẹ từ mức 1.410,6 USD/Oz cuối tháng 2 lên mức 1.432,16 USD/Oz cuối tháng 3. Vàng giảm giá khá mạnh trong 2 tuần đầu của tháng trước khi có sự hồi phục trong nửa sau của tháng. Có thời điểm giá vàng đã leo lên mức cao nhất từ trước đến nay là 1.447,7 USD/Oz. - Giá dầu tiếp tục xu hướng tăng trong tháng 3, đóng cửa tại mức 106,6 USD/thùng so với mức 96,9 USD/thùng cuối tháng 2. Giá dầu biến động thất thường vào 2 tuần đầu của tháng sau đó tăng giá liên tục trong nửa sau của tháng và đóng cửa gần với mức cao nhất đạt được trong tháng. Thị trường chứng khoán thế giới Tháng 3 chứng kiến sự giảm điểm của hầu hết các chỉ số chính do ảnh hưởng tiêu cực của chiến sự tại Lybia và thảm họa hạt nhân, thiên tai tại Nhật Bản. Các thông tin vĩ mô khá tích cực khiến chứng khoán Mỹ có sự hồi phục tích cực từ nửa sau của tháng 3 làm cho các chỉ số chính có mức giao động nhẹ trong tháng. Dow Jones tăng 0,76%, S&P 500 và Nasdaq giảm nhẹ 0,11% và 0,04%. Chứng khoán châu Âu giảm điểm khá mạnh trong tháng. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,42%, chỉ số DAX của Đức giảm mạnh 3,18% và chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 2,95% trong tháng. Chứng khoán Nhật Bản chứng kiến tháng giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 5/2010 với mức giảm 8,18% trong tháng 3. Chứng khoán Trung Quốc ít bị tác động từ Nhật Bản khi cả 2 chỉ số Shanghai Composite và Hangseng đều tăng điểm nhẹ trong tháng. Chứng khoán Hàn Quốc được hỗ trợ tích cực bởi thông tin tích cực từ nền kinh tế trong nước và đã tháng tăng mạnh 8,63% sau khi đã mất 6,3% trong tháng 2. Chứng khoán Việt Nam giảm điểm trong tháng, Vnindex giảm nhẹ 0,05% và Hnxindex giảm mạnh 4,64%. Trang 4 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB SỰ LỰA CHỌN CỦA NIỀM TIN Nhận định của MHBS Kinh tế Mỹ trong tháng 3 đón nhận các thông tin không mấy tích cực khi các chỉ số liên quan đến sản xuất, dịch vụ, công nghiệp có sự thoái lui so với trước đó. Giá cả cũng đã có mức tăng cao hơn dự báo. Thị trường nhà đất vẫn chưa có sự chuyển biến mạnh khi các thông tin vẫn còn đan xen giữa tích cực và tiêu cực. Một điểm khá sáng của kinh tế Mỹ tháng qua chính là thị trường lao động với tình trạng thất nghiệp được cải thiện. Chỉ số giá cả tại Mỹ tiếp tục mở rộng lên các mức cao mới. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 2 tại Mỹ tăng 0,5% so với tháng 1. Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 6/2009. Giá năng lượng và lương thực vẫn đóng góp nhiều nhất trong mức tăng CPI. Giá năng lượng đã tăng 3,4% trong tháng 2 còn giá lương thực có mức tăng 0,6% sau khi đã tăng 0,5% trong tháng 1. Chỉ số giá sản xuất trong tháng 2 cũng tăng đến 1,6%, mức cao nhất kể từ tháng 6/2009. Sản lượng công nghiệp chứng kiến mức suy giảm 0,1% trong tháng 2 sau khi có mức tăng 0,3% tháng trước đó. Nguyên nhân là do thời tiết ấm hơn trong tháng 2 làm nhu cầu sử dụng công nghiệp tiện ích giảm 4,5% so với tháng trước. Chỉ số ISM-PMI sản xuất có mức sụt giảm nhẹ 0,2 điểm so với tháng trước, đạt mức 61,2 điểm trong tháng 3. Mức trên 60 được đánh giá là tích cực do các nhà sản xuất còn được lợi từ các đơn đặt hàng mới. Tuy nhiên một sự sụt giảm nhẹ là do mối lo ngại của các nhà sản xuất khi giá cả hàng hóa tăng cao. Chỉ số ISM-PMI dịch vụ cũng có mức giảm nhẹ so với tháng trước đó do ảnh hưởng tiêu cực của thảm họa tại Nhật Bản và mối lo ngại về chi phí gia tăng đặc biệt là các chi phí về năng lượng Thị trường nhà đất của Mỹ tiếp tục đón nhận các thông tin trái chiều nhau trong đó các tín hiệu tiêu cực chiếm ưu thế. Số nhà mới khởi công trong tháng 2 giảm mạnh 22,49% so với tháng trước, ghi 0.76 -0.11 -0.04 -1.42 -3.18 -2.95 -8.18 0.81 0.79 3.17 8.63 -0.05 -4.64 -10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 10 % Chứng khoán thế giới tháng 3/2011 Trang 5 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB SỰ LỰA CHỌN CỦA NIỀM TIN nhận mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 năm qua. Doanh số bán nhà mới, nhà đã qua sử dụng cũng ghi nhận mức giảm tương ứng 17% và 9,63% so với tháng 1. Giấy phép xây dựng mới trong tháng 2 chỉ đạt 517.000 đơn vị, giảm 8,17% so với tháng trước, đây đồng thời là mức thấp nhất trong hơn 1 năm qua.Tín hiệu tích cực ít ỏi phát đi khi doanh số nhà chờ bán trong tháng 2 tăng 2,14% so với tháng trước, vượt khá xa dự báo giảm 0,5% của các nhà kinh tế. Thị trường lao động là điểm sáng hiếm hoi của kinh tế Mỹ trong một tháng mà nhiều chỉ số kinh tế cho tín hiệu tiêu cực. Trong tháng 3, nền kinh tế đã tạo ra 216.000 việc làm đẩy tỷ lệ thất nghiệp tháng 3 xuống 8,8% giảm nhẹ so với mức 8,9% của tháng 2. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 4/2009. Với mức suy giảm này xu hướng giảm của tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục được duy trì kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 11/2010. Chúng tôi cũng nhận thấy đà suy giảm của số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tháng 3 vừa qua. Như vậy có thể thấy rằng kinh tế Mỹ đã có một số tín hiệu mang tính thoái lui so với tháng trước đó, phần lớn là do tác động tiêu cực từ thảm họa tại Nhật Bản cùng với việc giá năng lượng tăng cao. Thảm họa tại Nhật Bản sẽ dần được khắc phục trong thời gian tới, tuy nhiên việc giá năng lượng đang trong xu thế tăng trong bối cảnh bất ổn tại các nước cung cấp dầu mỏ lớn có thể làm các chỉ số kinh tế của Mỹ tiếp tục xấu đi trong tháng 4. Một tín hiệu đáng lưu ý là việc tình trạng thất nghiệp được cải thiện khá tốt cùng với việc giá cả đang tăng khá mạnh có thể khiến FED chấm dứt gói QE2 đúng thời hạn đồng thời nâng lãi suất trong quý III hoặc quý IV năm 2011. Trang 6 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB SỰ LỰA CHỌN CỦA NIỀM TIN Một số chỉ số của Kinh tế Mỹ Nguồn: 45 47 49 51 53 55 57 59 61 63 Chỉ số ISM-PMI PMI sản xuất PMI dịch vụ -0.5 0 0.5 1 1.5 2 Chỉ số giá Giá tiêu dùng (CPI) Gía sản xuất (PPI) 8.2 8.4 8.6 8.8 9 9.2 9.4 9.6 9.8 10 Tỷ lệ thất nghiệp 350,000 370,000 390,000 410,000 430,000 450,000 470,000 490,000 510,000 530,000 1 /2 /2 0 1 0 1 /3 0 /2 0 1 0 2 /2 7 /2 0 1 0 3 /2 7 /2 0 1 0 4 /2 4 /2 0 1 0 5 /2 2 /2 0 1 0 6 /1 9 /2 0 1 0 7 /1 7 /2 0 1 0 8 /1 4 /2 0 1 0 9 /1 1 /2 0 1 0 1 0 /9 /2 0 1 0 1 1 /6 /2 0 1 0 1 2 /4 /2 0 1 0 1 /1 /2 0 1 1 1 /2 9 /2 0 1 1 2 /2 6 /2 0 1 1 3 /2 6 /2 0 1 1 Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu -0.5 -0.4 -0.3 -0.2 -0.1 0 0.1 0.2 0.3 0.4 T1/2010 T2/2010 T3/2010 T4/2010 T5/2010 T6/2010 T7/2010 T8/2010 T9/2010 T10/2010 T11/2010 T12/2010 T1/2011 T2/2011 Thay đổi của các chỉ số trên thị trường nhà đất Existing Home Sales New Home Sales Pending Home Sales Building Permits Housing Starts Trang 7 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB SỰ LỰA CHỌN CỦA NIỀM TIN Biến động của hàng hóa và tiền tệ trong tháng Giá vàng Giá dầu Giá bạc USD index EUR/USD GBP/USD Nguồn: Giá được tổng hợp vào ngày 02/04/2011 Trang 8 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB SỰ LỰA CHỌN CỦA NIỀM TIN KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NƯỚC  Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2011 ước tính tăng 5,43%  Giá trị sản xuất Công nghiệp quý 1/2011 ước đạt 198 ngàn tỷ đồng  Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1/2011 phục hồi khá: ước đạt 452 ngàn tỷ đồng  Vốn đăng ký FDI quý 1/2011 ước đạt 2.371 triệu USD, vốn giải ngân ước đạt 2.540 triệu USD  Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) và kim ngạch nhập khẩu (KNNK) quý 1/2011 ước đạt lần lượt 19,2 tỷ USD và 22,3 tỷ USD  Thâm hụt thương mại (THTM) quý 1/2011 ước tính là 3 tỷ USD  Từ ngày 11/2/2011, NHNN áp dụng cơ chế điều hành tỷ giá VND/USD linh hoạt. Thị trường ngoại hối trong tháng quý 1/2011 tương đối ổn định.  Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2011 tăng 2,17% so với tháng trước.  Huy động vốn trong hệ thống ngân hàng tính đến 16/3 tăng 1,56%, dư nợ cho vay tăng 3,67% so với cuối năm 2010. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2011 ước tính tăng 5,43% so với cùng kỳ năm trước - thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của quý 1/2010. Trong đó, nông – lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,05%, công nghiệp và xây dựng tăng 5,47%, dịch vụ tăng 6,28%. Nguồn: Tổng cục Thống kê, tháng 3/2011 Giá trị sản xuất Công nghiệp quý 1/2011 ước đạt 198 ngàn tỷ đồng, hoàn thành 22% kế hoạch năm 2011, giảm 10% so với quý 4/2010 và tăng 14% so với quý 1/2010. Khu vực ngoài nNhà nước và khu vực vốn đầu tư nước ngoài đạt tốc độ tăng trưởng khá: 19% và 17% so với cùng kỳ năm 2010, trong khi đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước chỉ tăng 2%. Các sản phẩm công nghiệp có giá trị sản xuất lớn trong quý là than đá, gạch xây bằng đất nung, dầu mỏ thô khai thác,… Trang 9 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB SỰ LỰA CHỌN CỦA NIỀM TIN Nguồn: Tổng cục Thống kê, tháng 3/2011 Nguồn: Tổng cục Thống kê, tháng 3/2011 Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1/2011 phục hồi khá: ước đạt 452 ngàn tỷ đồng, tăng 9% so với quý 4/2010 và tăng 24% so với quý 1/2010. Nguồn: Tổng cục Thống kê, tháng 3/2011 Trang 10 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB SỰ LỰA CHỌN CỦA NIỀM TIN Vốn đăng ký FDI quý 1/2011 ước đạt 2.371 triệu USD, giảm mạnh so với quý 4/2010 nhưng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Vốn giải ngân không có sự đột biến, ước đạt 2.540 triệu USD, xấp xỉ các quý trước. Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, tháng 3/2011 Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) và kim ngạch nhập khẩu (KNNK) quý 1/2011 ước đạt lần lượt 19,2 tỷ USD và 22,3 tỷ USD, tăng lần lượt 34% và 25% so với cùng kỳ năm 2010. Các mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng khá trong quý 1/2011 là cao su, cà phê, sắn và sản phẩm của sắn, xăng dầu,… Giá trị xuất khẩu tăng có sự đóng góp lớn của việc tăng giá các mặt hàng: cao su tăng 70%, hạt tiêu tăng 60%, than đá tăng 56%, cà phê tăng 47%, hạt điều tăng 35%,.. Các mặt hàng xuất khẩu giảm nhẹ gồm than đá, phương tiện vận tải và phụ tùng, chè. Các mặt hàng nhập khẩu tăng trong quý 1/2011 so với quý 1/2010 là bông, lúa mỳ, ô tô nguyên chiếc, xăng dầu,.. Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu tăng giá khoảng 20 - 30% so với cùng kỳ năm 2010, riêng giấy và kim loại thường tăng khoảng 10%, bông tăng hơn 90%. Nguồn: Tổng cục Thống kê, tháng 3/2011 Trang 11 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB SỰ LỰA CHỌN CỦA NIỀM TIN Thâm hụt thương mại (THTM) tháng 3/2011 ước tính là 1,15 tỷ USD, đưa THTM quý 1/2011 lên con số hơn 3 tỷ USD, tương đương 87,5% so với cùng kỳ năm 2010. Khả năng THTM năm 2011 sẽ tiếp tục ở mức cao. Mục tiêu Chính phủ đề ra cho năm 2011 là THTM dưới 18% so với KNXK, trong đó KNXK năm 2011 tăng 10% so với năm 2010, như vậy THTM dự kiến là hơn 14 tỷ USD. THTM ngày càng mở rộng tạo ra nguồn cầu ngày càng lớn, trong khi đó tỷ giá VND/USD có chiều hướng tăng, khiến cho nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia khó duy trì ở mức cao, gây ảnh hưởng đến giao thương quốc tế và sự an toàn của cán cân thanh toán quốc gia. Ngày 11/2/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh tỷ giá VND/USD bình quân liên ngân hàng tăng 9,3%, từ 18.932 VND/USD lên 20.693 VND/USD, đồng thời giảm biên độ giao dịch xuống còn ±1% thay vì ±3% như trước. Song song đó, cơ chế điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, có lên có xuống theo sát diễn biến thị trường cũng bắt đầu được áp dụng. Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Sau khi điều chỉnh tỷ giá, thị trường ngoại hối tương đối ổn định, chỉ dao động trong biên độ hẹp khoảng 0,3%. Mặc dù trong vòng một tháng trở lại đây tỷ giá VND/USD bình quân liên ngân hàng liên tục điều chỉnh tăng nhưng mức tăng không đáng kể, chỉ chênh chưa tới 100 VND/USD so với mức đáy vào giữa tháng 3/2011 (20.658 VND/USD). Sau khi thị trường giao dịch tự do bị kiểm soát gắt gao, việc mua ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng khó khăn và còn nhiều bất cập về cơ chế thu phí, tâm lý găm giữ đồng USD để tự bảo vệ mình, tự đảm bảo cho nhu cầu tương lai khá phổ biến. Gần đây còn có thông tin NHNN sẽ tăng dự trữ bắt buộc đồng USD và giảm trạng thái ngoại hối của các NHTM từ 30% xuống 20%. Như vậy, khả năng đồng USD sẽ tiếp tục tăng giá trong thời gian sắp tới. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2011 tăng 2,17% so với tháng trước. Đây là mức tăng khá cao so với tháng 3 các năm gần đây. Sự điều chỉnh giá cả một số hàng hóa cơ bản như xăng dầu, điện, than, tỷ giá,.. tất yếu dẫn đến việc tăng giá của hầu hết các mặt hàng trên thị trường. Ngoài ra, chủ trương tăng thu mua gạo tạm trữ tại miền Nam làm giảm nguồn cung tại miền Bắc góp phần khiến Trang 12 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB SỰ LỰA CHỌN CỦA NIỀM TIN giá lương thực tăng 2,18% so với tháng trước; dịch bệnh gia súc góp phần khiến giá thực phẩm tăng 1,57% so với tháng trước. Nguồn: Tổng cục thống kê, MHBS tổng hợp Lạm phát lũy kế 12 tháng tại thời điểm tháng là 13,89%, cũng là mức rất cao so với cùng thời điểm các năm gần đây. Lạm phát từ đầu năm 2011 đến nay là 6,12%, gần sát với mục tiêu 7% cho cả năm của Chính phủ. Giá xăng vừa tiếp tục điều chỉnh tăng lần thứ 2 trong năm với biên độ tương đối lớn, khoảng 10%. Do vậy, chúng tôi dự kiến CPI tháng 4 sẽ tiếp tục tăng quanh mức 2%, lạm phát chưa được hạ nhiệt như mong đợi. Theo ý kiến của Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) - ông Nguyễn Đức Thắng, lạm phát có thể còn tiếp tục tăng cao từ nay đến khoảng tháng 8-9/2011. Mức tăng giá có thể thấp hơn so với các tháng quý 1/2011 nhưng nhiều khả năng cao so với cùng kỳ các năm gần đây. Nguồn: Tổng cục Thống kê, tháng 3/2011 Trang 13 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB SỰ LỰA CHỌN CỦA NIỀM TIN Chính sách thắt chặt tiền tệ được NHNN triển khai từ đầu năm nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát. Tháng 2/2011, NHNN đã quyết định điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2011 xuống còn 20%, thậm chí 18-19%, thay vì mục tiêu 23% như ban đầu; điều chỉnh cơ cấu tín dụng, tập trung vốn phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong tổng dư nợ xuống mức 22% đến 30/6/2011 và 16% đến 31/12/2011. Theo thống kê của NHNN, tính đến 16/3/2011, tổng phương tiện thanh toán ước tăng 2,07% so với cuối năm 2010, vốn huy động ước tăng 1,56%, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 3,67% (trong đó, tín dụng bằng VND tăng 1,43%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 12,06%) Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tháng 3/2011 Từ tháng 10/2010, tín dụng bắt đầu tăng trưởng cao hơn so với huy động vốn. Tháng 3/2011 tổng vốn huy động trong hệ thống ngân hàng giảm so với tháng trước. Lạm phát lũy kế 12 tháng tính tới tháng 3/2011 là 13,89%, sát mốc trần 14%/năm của lãi suất tiết kiệm của các TCTD. Do đó, lãi suất tiết kiệm càng lúc càng kém hấp dẫn đối với người dân, chưa kể lạm phát tăng khiến thu nhập thực tế của người dân giảm, làm cho lượng tiền gửi tiết
Luận văn liên quan