Một là, vị trí của Đoàn thanh niên: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ra đời từ mùa
xuân của Đảng, của dân tộc, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính yêu
lãnh đạo, rèn luyện. Trải qua hơn 80 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành,
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, lòng trung thành
tuyệt đối với Đảng, với dân tộc, là lực lượng xung kích cách mạng, sẵn sàng đón
nhận mọi nhiệm vụ khó khăn, gian khổ; thực sự là tổ chức hạt nhân chính trị của
thanh niên Việt Nam; là đội dự bị tin cậy của Đảng, của nhân dân, là trường học xã
hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam.
Tiếp nối truyền thống hào hùng, dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, trong
những năm qua, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi đã đạt được những
kết quả quan trọng. Nhiều nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong thanh niên được
phát hiện, tôn vinh, góp phần tạo dựng hình ảnh đẹp về lớp thanh niên Việt Nam
thời kỳ mới. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục có bước phát triển, thể hiện rõ vai
trò, trách nhiệm với thanh thiếu nhi và có đóng góp xứng đáng vào những thành
tựu chung của đất nước.
Hai là, xuất phát từ vai trò của đoàn thanh niên trong thực hiện chính sách
XDNTM: Trong thời gian qua, cùng với giảm nghèo bền vững, XDNTM là một
trong hai chương trình mục tiêu quốc gia ở Việt Nam hiện nay. Nghị quyết số 26
NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra mục
tiêu “XDNTM” có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn
hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; Đoàn Thanh
niên dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Chính phủ đã ra các văn bản:
Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4/6/2010 về phê duyệt chương trình mục tiêu
Quốc gia về XDNTM giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ năm 2016 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 Qua thực tế XDNTM ở các địa
phương, có thể thấy Đoàn Thanh niên có vai trò đặc biệt quan trọng trong vận động
nhân dân tổ chức XDNTM ở mỗi địa phương. Địa phương nào phát huy được vai
trò, thực hiện tốt chức năng của Đoàn Thanh niên trong XDNTM thì địa phương
đó nhanh chóng đạt được các mục tiêu và mang lại hiệu quả, tính bền vững của nó.
Ngược lại, nơi nào vai trò của Đoàn Thanh niên không được chú trọng và phát huy
thì nơi đó không đạt các mục tiêu và hiệu quả của việc thực hiện chương trình
XDNTM không cao, còn nhiều bất cập. Thực tiễn đã đặt ra những vấn đề cần có
lời giải đáp như: Đoàn Thanh niên đang có vai trò gì và được thể hiện như thế nào
trong XDNTM? Làm thế nào để phát huy được vai trò của Đoàn Thanh niên trong
XDNTM? Mặt khác, trong những năm qua, việc nghiên cứu về đổi mới, hoàn thiện
tổ chức đoàn, nhất là Đoàn Thanh niên ở nước ta cũng đã có những bước tiến đáng
kể. Không những vậy, việc xây dựng hoàn thiện tổ chức đoàn còn là một trong
những nhiệm vụ cần thiết nhất.
83 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phát huy vai trò của đoàn thanh niên với việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN VỚI VIỆC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH
Mã số đề tài: ĐTSV.2020.04
Chủ nhiệm đề tài : Phạm Quân Nhu
Lớp : 1705CSCA
Cán bộ hƣớng dẫn : ThS. Tô Trọng Mạnh
Hà Nội, 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN VỚI VIỆC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH
Mã số đề tài: ĐTSV.2020.04
Chủ nhiệm đề tài : Phạm Quân Nhu - 1705CSCA
Thành viên tham gia : Hạng Thìn Long - 1705CSCA
Lê Thị Phƣơng Dung - 1705CSCA
Trƣơng Thị Hoa - 1705CTHA
Cán bộ hƣớng dẫn : ThS. Tô Trọng Mạnh
Hà Nội, 2020
LỜI CẢM ƠN
Là sinh viên năm ba được làm bài nghiên cứu khoa học liên quan đến
chuyên ngành mình học chúng em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Nhưng để hoàn
thành bài nghiên cứu này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực hết mình của bản thân, mà
quan trọng hơn nữa đó là sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn, sự
giúp đỡ động viên của gia đình và bạn bè. Trong quá trình làm bài nghiên cứu,
chúng em đã được sự hướng dẫn tận tình của thầy Tô Trọng Mạnh, thầy luôn dành
thời gian để chỉ cho chúng em những kiến thức cần thiết, những tài liệu tham khảo
bổ ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Chúng em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới
sự giúp đỡ quý báu của thầy. Đồng thời chúng em xin cảm ơn tới các thầy cô giáo
trong trường, nhất là các thầy cô trong Khoa Khoa học Chính trị đã giúp đỡ chúng
em thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, với lượng kiến thức và kinh nghiệm thực tế
còn hạn chế, nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và những nhà nghiên cứu
quan tâm đến đề tài.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 CLB Câu lạc bộ
2 HDND Hội đồng nhân dân
3 MTTQ Mặt trận tổ quốc
4 THCS Trung học cơ sở
5 THPT Trung học phổ thông
6 TNCS Thanh niên Cộng Sản
7 XDNTM Xây dựng nông thôn mới
8 UBND Uỷ ban nhân dân
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: .................................................................... 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu : .............................................................................. 4
6. Giả thuyết nghiên cứu: .................................................................................... 5
7. Đóng góp mới của đề tài: ................................................................................ 5
8. Cấu trúc của đề tài........................................................................................... 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐOÀN THANH NIÊN VỚI VIỆC THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN Ý YÊN,
TỈNH NAM ĐỊNH ................................................................................................... 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 7
1.1.1. Nông thôn, nông thôn mới ........................................................................ 7
1.1.2. Chính sách, chính sách xây dựng nông thôn mới ..................................... 8
1.1.3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh .............................................. 12
1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của Đoàn thanh niên trong thực hiện chính
sách xây dựng nông thôn mới ........................................................................... 13
1.3. Vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong thực hiện
chính sách xây dựng nông thôn mới ................................................................. 15
1.3.1 Sự cần thiết phải nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh trong thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới .............................. 15
1.3.2 Vai trò của Đoàn thanh niên trong tham gia thông tin, truyền thông về
xây dựng nông thôn mới. .................................................................................. 17
1.3.3 Vai trò tham gia ban chỉ đạo, ban quản lý xây dựng nông thôn mới ...... 17
1.3.4 Đoàn thanh niên tham gia quy hoạch xây dựng nông thôn mới. ............. 18
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................. 19
Chƣơng 2. ĐOÀN THANH NIÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH 20
2.1. Giới thiệu về tổ chức Đoàn thanh niên huyện Ý Yên ................................ 20
2.2. Thực trạng hoạt động của Đoàn thanh niên với việc thực hiện chính sách
xây dựng nông thôn mới tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ............................. 23
2.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách xây dựng
nông thôn mới ................................................................................................... 23
2.2.2 Công tác phổ biến tuyên truyền chính sách nông thôn mới. ................... 30
2.2.3. Công tác phân công phối hợp thực hiện chính sách xây dựng nông thôn
mới .................................................................................................................... 36
2.2.4 Công tác đôn đốc, theo dõi kiểm tra thực hiện chính sách xây dựng nông
thôn mới ............................................................................................................ 37
2.2.5 Công tác đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện
chính sách xây dựng nông thôn mới ................................................................. 39
2.3. Đánh giá vai trò của Đoàn thanh niên trong quy trình thực hiện chính sách
xây dựng nông thôn mới tại huyện Ý Yên ........................................................ 42
2.3.1. Những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách xây dựng nông thôn
mới của huyện Đoàn Ý Yên .............................................................................. 42
2.3.2 Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện chính
sách xây dựng nông thôn mới của huyện đoàn Ý Yên ..................................... 48
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................. 53
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐOÀN
THANH NIÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TẠI HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH .................................... 54
3.1. Định hướng về vai trò của Đoàn Thanh niên với việc thực hiện chính sách
xây dựng nông thôn mới trong những năm tới ................................................. 54
3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Đoàn thanh niên với việc thực
hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ......................................................... 57
3.2.1. Nâng cao trình độ, nhận thức của Đoàn viên, thanh niên ....................... 57
3.2.2. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ Đoàn ...................................... 58
3.2.3. Đẩy mạnh công tác chuyển dịch cơ cấu, nâng cao kinh tế trong xây dựng
nông thôn mới ................................................................................................... 60
3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc thực hiện chính sách xây dựng
nông thôn mới ................................................................................................... 60
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 62
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 63
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 67
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 69
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Một là, vị trí của Đoàn thanh niên: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ra đời từ mùa
xuân của Đảng, của dân tộc, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính yêu
lãnh đạo, rèn luyện. Trải qua hơn 80 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành,
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, lòng trung thành
tuyệt đối với Đảng, với dân tộc, là lực lượng xung kích cách mạng, sẵn sàng đón
nhận mọi nhiệm vụ khó khăn, gian khổ; thực sự là tổ chức hạt nhân chính trị của
thanh niên Việt Nam; là đội dự bị tin cậy của Đảng, của nhân dân, là trường học xã
hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam.
Tiếp nối truyền thống hào hùng, dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, trong
những năm qua, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi đã đạt được những
kết quả quan trọng. Nhiều nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong thanh niên được
phát hiện, tôn vinh, góp phần tạo dựng hình ảnh đẹp về lớp thanh niên Việt Nam
thời kỳ mới. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục có bước phát triển, thể hiện rõ vai
trò, trách nhiệm với thanh thiếu nhi và có đóng góp xứng đáng vào những thành
tựu chung của đất nước.
Hai là, xuất phát từ vai trò của đoàn thanh niên trong thực hiện chính sách
XDNTM: Trong thời gian qua, cùng với giảm nghèo bền vững, XDNTM là một
trong hai chương trình mục tiêu quốc gia ở Việt Nam hiện nay. Nghị quyết số 26
NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra mục
tiêu “XDNTM” có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn
hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; Đoàn Thanh
niên dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Chính phủ đã ra các văn bản:
Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4/6/2010 về phê duyệt chương trình mục tiêu
Quốc gia về XDNTM giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ năm 2016 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây
2
dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 Qua thực tế XDNTM ở các địa
phương, có thể thấy Đoàn Thanh niên có vai trò đặc biệt quan trọng trong vận động
nhân dân tổ chức XDNTM ở mỗi địa phương. Địa phương nào phát huy được vai
trò, thực hiện tốt chức năng của Đoàn Thanh niên trong XDNTM thì địa phương
đó nhanh chóng đạt được các mục tiêu và mang lại hiệu quả, tính bền vững của nó.
Ngược lại, nơi nào vai trò của Đoàn Thanh niên không được chú trọng và phát huy
thì nơi đó không đạt các mục tiêu và hiệu quả của việc thực hiện chương trình
XDNTM không cao, còn nhiều bất cập. Thực tiễn đã đặt ra những vấn đề cần có
lời giải đáp như: Đoàn Thanh niên đang có vai trò gì và được thể hiện như thế nào
trong XDNTM? Làm thế nào để phát huy được vai trò của Đoàn Thanh niên trong
XDNTM? Mặt khác, trong những năm qua, việc nghiên cứu về đổi mới, hoàn thiện
tổ chức đoàn, nhất là Đoàn Thanh niên ở nước ta cũng đã có những bước tiến đáng
kể. Không những vậy, việc xây dựng hoàn thiện tổ chức đoàn còn là một trong
những nhiệm vụ cần thiết nhất.
Vì vậy, việc nghiên cứu vai trò của Đoàn Thanh niên trong XDNTM cũng là
một cách tiếp cận góp phần làm rõ hơn vai trò, chức năng của Đoàn Thanh niên
trong thời gian tới. Vì vậy, việc xây dựng và phát huy vai trò, chức năng của đoàn
thanh niên ở nông thôn đang được đặt ra cấp thiết, nhằm hướng đến vừa phải đảm
bảo theo mô hình đô thị vừa mang tính đặc trưng ở khu vực nông thôn.
Ba là, thực trạng việc phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong thực hiện
chính sách XDNTM: Đoàn Thanh niên ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định trong
XDNTM vừa có đặc điểm chung và có tính đặc thù riêng so với các địa phương
khác. Không những vậy mục tiêu yêu cầu của XDNTM ở Ý Yên, tỉnh Nam Định
luôn phải gắn bó chặt chẽ với quá trình đô thị hóa. Trong khi đó, không ít các xã,
huyện phấn đấu hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới đều có xuất phát
điểm rất thấp. Thêm nữa, tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới cũng được nâng lên với
nhiều tiêu chí rất cao, trong đó có tiêu chí tỉ lệ hộ nghèo và thu nhập trung bình của
người dânThực tế này đặt ra yêu cầu khách quan là cần phải quan tâm nghiên
cứu, tìm hiểu bởi các khoa học, trong đó có Chính trị học. Mặc dù Nam định là địa
3
phương đang dẫn đầu thực hiện được coi là mô hình thí điểm của cả nước trong
XDNTM, song, đạt chuẩn không đồng nghĩa với việc chỉ duy trì, mà hơn thế là
phải nâng cao chất lượng nông thôn mới. Huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định nói riêng
và cả nước nói chung đã và đang tích cực triển khai chương trình XDNTM theo 19
tiêu chí mà Chính phủ ban hành. Đóng góp vào sự thành công này có vai trò to lớn
của Đoàn Thanh niên trên địa bàn với tư cách là những người hướng dẫn, động
viên, thực hiện, cùng các tổ chức toàn thể nhân dân tiến hành xây dựng mô hình
nông thôn mới.
Từ những lý do trên, chúng em lựa chọn đề tài “Phát huy vai trò của Đoàn
Thanh niên với việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Ý
Yên, tỉnh Nam Định” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Ở nước ta, việc triển khai thực hiện chính sách XDNTM được tiến hành
đồng bộ trong cả nước. Vấn đề này cũng đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của
các nhà khoa học, các bài viết trên tạp chí và nhiều luận văn, luận án cũng đã
nghiên cứu về vấn đề này với nhiều công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau:
“Nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện lương tài, tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Đắc Cường; “Nghiên cứu sự
tham gia của Đoàn thanh niên vào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hải
Phòng” của tác giả Phan Thị Hồng Nhung năm 2014; “Vai trò của Đoàn thanh
niên tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc
Giang” của tác giả Nguyễn Mạnh Tùng năm 2015; “Nông nghiệp, nông dân, nông
thôn trong đổi mới ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Tô
Huy Rứa (2011); “Xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên, tỉnh
Yên Bái” của tác giả Thanh Tân (2011); “Một số khó khăn khi xây dựng nông thôn
mới và giải pháp khắc phục” của tác giả Bùi Hải Thắng;
Những công trình đó đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ liệu
rất quan trọng cho việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và
giải quyết vấn đề nông dân trong thời kỳ mới ở nước ta. Tuy nhiên, các công trình
4
ấy không đi sâu vào nghiên cứu vai trò của Đoàn thanh niên trong thực hiện chính
sách XDNTM cho đoàn viên, thanh niên huyện Ý Yên.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục tiêu của đề tài
Đề tài nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của Đoàn
Thanh niên với việc thực hiện chính sách XDNTM tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam
Định
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Phân tích và làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của Đoàn Thanh niên với việc
thực hiện chính sách XDNTM.
- Khảo sát thực trạng thực hiện vai trò của Đoàn Thanh niên với việc thực
hiện chính sách XDNTM trên huyện Ý Yên
- Phân tích các kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và những vấn
đề đặt ra đối với vai trò của Đoàn Thanh niên với việc thực hiện chính sách
XDNTM tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên trong
quá trình thực hiện chính sách XDNTM ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Vai trò của Đoàn Thanh niên với việc thực hiện chính sách xây
dựng nông thôn mới tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
- Phạm vi:
+ Phạm vi về không gian: tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
+ Phạm vi về thời gian: 05 năm (Từ năm 2015 cho đến 2020).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu :
Đề tài sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Nhóm tác giả sử dụng phương
pháp nhằm thu thập các thông tin liên quan đến phát huy vai trò của Đoàn Thanh
niên với tư cách là tổ chức vận động thực hiện thúc đẩy hoạt động XDNTM. Đoàn
Thanh niên ở huyện Ý Yên chỉ có thể thực hiện tốt chức năng của mình trong
5
XDNTM khi có sự đồng bộ, tương thích giữa các yếu tố tạo nên; cũng như có mối
quan hệ tương thích với môi trường bên ngoài.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Được sử dụng để thu thập, phân tích
và khai thác thông tin từ các nguồn tư liệu liên quan đến đề tài, gồm các công trình
nghiên cứu; báo cáo, số liệu thống kê của chính quyền, ban ngành, đoàn thể, tổ
chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Đó là các
văn bản báo cáo về Đoàn Thanh niên, sự tham gia của người dân trong XDNTM;
các công trình nghiên cứu bàn về Đoàn Thanh niên, XDNTM thông qua các sách
chuyên khảo, bài viết tạp chí, các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án khoa học,
các hội thảo trong nước, quốc tế.
6. Giả thuyết nghiên cứu:
Vai trò của Đoàn Thanh niên với việc thực hiện chính sách xây dựng nông
thôn mới tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định trong những năm gần đây đã đạt được
những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Đề
tài nghiên cứu đưa ra được những giải pháp hợp lý sẽ đẩy nhanh việc thực hiện
chính sách XDNTM một cách hiệu quả. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của Đoàn
thanh niên với các vấn đề xã hội và chính sách công.
7. Đóng góp mới của đề tài:
- Về mặt lý luận:
+ Góp phần làm sáng rõ những luận cứ khoa học cho việc phát huy vai trò
của Đoàn Thanh niên với việc thực hiện chính sách XDNTM ở Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn: Góp phần đưa ra lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng
Đoàn Thanh niên, phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên với việc thực hiện chính
sách XDNTM ở huyện Ý Yên.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho hoạt động
nghiên cứu, giảng dạy, học tập và hoạt động thực tiễn liên quan đến chính sách
XDNTM và xây dựng Đoàn Thanh niên ở Việt Nam.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung của
6
đề tài được thể hiện qua 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Đoàn thanh niên với việc thực hiện chính sách
xây dựng nông thôn mới tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Chương 2: Đoàn thanh niên với việc thực hiện chính sách xây dựng nông
thôn mới tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên với
việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam
Định
7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐOÀN THANH NIÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN Ý YÊN, TỈNH
NAM ĐỊNH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Nông thôn, nông thôn mới
Nông thôn là nơi ở, nơi cư trú của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó chủ yếu
là nông dân. Nông thôn là nơi nền sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
Hay, nói cách khác, Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội
thị các cấp tỉnh, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã.
Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt
Nam, ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Năm 2009, có đến
70,4% dân số sống ở vùng nông thôn, trong khi tỷ lệ này vào năm 1999 là
76,5%.[1] Con số đó những năm trước còn lớn hơn nhiều. Chính vì thế cuộc sống
và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn xã hội.
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách m