Người nông dân sản xuất thanh long ởViệt Nam thấy rằng giá thanh long của họgiảm đến
60% vào năm 2000. Nó được cho là do một phần dựa vào tiêu thụnội địa hay chỉxuất sang
những thịtrường ởcác nước láng giềng. Có khoảng 10 nhà xuất khẩu thanh long ởViệt nam
nhưng phần lớn thanh long lại được sản xuất chủyếu từnhững nông dân sản xuất nhỏlẽ. Lợi
tức từthanh long sẽ được cải thiện rõ nét nếu những hộsản xuất nhỏnày và nhà xuất khẩu có
thểmởrộng ra thịtrường mới giá trịcao hơn ởChâu Âu và Bắc Mỹ. Nhưng kém may thay,
những yêu cầu khắc khe và gần đây mối quan tâm của người tiêu thụlà thực phẩm phải an
toàn và an toàn có nghĩa là nhà nông Việt nam có thểxuất khẩu thanh long sang thịtrường có
giá trịcao nếu họsản xuất thanh long theo hướng an toàn (GAP). Dựán này sẽphát triển dựa
trên nền tản thực hiện tiêu chuẩn EUREPGAP cho nhóm nông dân sản xuất thanh long và
tiêu chuẩn BRC cho nhà đóng gói ởBình thuận nhằm giúp nông dân Việt Nam có thểxuất
khẩu thanh long sang thịtrường đòi hỏi chất lượng cao ởChâu Âu. Thịtrường đòi hỏi chất
lượng cao đã được xác định và được kiểm chứng qua việc chứng nhận cho nhóm sản xuất.
Việc tập huấn nhân sựtrong dựán và các đơn vịtưnhân đã được thực hiện một cách hiệu
quảvà phát triển ởmột tầm mức cao đảm bảo sẽtiếp tục phát triển, mởrộng mô hình và dần
dần lan rộng mô hình mẫu trong sản xuất GAP cho những nông dân trồng thanh long khác
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2011 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phát triển hệ thống GAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát triển hệ thống GAP
cho nhà sản xuất và xuất
khẩu thanh long ở tỉnh Bình
Thuận và Tiền Giang
Campbell, J., Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Hữu Hoàng
Tháng 12 năm 2007
Báo cáo tổng kết cho Hassall và Tổ chức Quốc Tế liên quan (H.A.I)
Số báo cáo của HortResearch: 17402
Số hợp đồng của HortResearch 20027
Văn Phòng HTQT của HortResearch
120 Mt Albert Road, Private Bag 92 169
Mt Albert, AUCKLAND, NZ
Tel: +64-9-815 4200
Fax: +64-9-815 4201
Campbell, J
HortResearch Nelson
Old Mill Road, PO Box 220
MOTUEKA, NZ
Tel: +64-3-528 9106
Fax: +64-3-528 7813
Ts. Nguyễn Văn Hòa
Ths. Nguyễn Hữu Hoàng
Viện NC CAQ Miền Nam
Hộp thư 203 Mỹ Tho
Long Định – Châu Thành
Tiền Giang
VIỆTNAM
Tel: +84 73 834 699
SỰ KHÔNG THỪA NHẬN TRÁCH NHIỆM
Viện nghiên cứu Rau Quả và Lương Thực của New Zealand có đủ kỹ năng, sự cẩn thận, cần mẫn trong việc chuẩn bị những
thông tin được mô tả trong bảng báo cáo này, nhưng sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý cho bất kỳ sự thể hiện của những
sản phẩm hay sự thất thoát nào khi sử dụng những thông tin này trong thương mại.
Bảng báo cáo này được chuẩn bị bởi Viện Nghiên Cứu Rau Quả và Lương Thực New Zealand (HortResearch), có trụ sở
chính tại Trung Tâm Nghiên Cứu Mt Albert, Private Bag 92 169, Auckland. Bảng báo cáo này được phê chuẩn bởi:
__________________________________________________________________
Nghiên cứu viên Trưởng nhóm, Phòng trừ sinh học
Ngày: Ngày:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
___________________________________________________________________
Báo cáo tổng kết
037/04VIE
Phát triển hệ thống GAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long ở tỉnh
Bình Thuận và Tiền Giang
Tháng 12 năm 2007
Mục lục
1 Thông tin về đơn vị 3
2 Trích lược Dự án 4
3 Báo cáo tóm tắt 4
4 Giới thiệu và bối cảnh
5 Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo 5
5.1 Những điểm đáng chú ý 5
5.2 Lợi ích cho đối tượng quy mô nhỏ 5
5.3 Tăng cường năng lực 5
5.4 Thông tin đại chúng
5.5 Quản lý dự án 5
6 Báo cáo về các vấn đề đan chéo
6.1 Môi trường
6.2 Các vấn đề giới tính và xã hội
7 Các vấn đề về thực hiện và tính bền vững
7.1 Những khó khăn và trở ngại
7.2 Giải pháp
7.3 Tính bền vững
8 Các bước quan trọng tiếp theo
9 Kết luận
10 Cam kết/tuyên bố
11 Phụ lục 1: Chứng nhận tập huấn
12 Phụ lục 2: QNEWZ, Tháng 10 năm 2007
Những chữ viết tắt:
BRC British Retailers Consortium: Global Standard – FOOD
Giao ước của những nhà buôn bán lẽ tại Anh: Tiêu chuẩn toàn cầu –
Lương thực
CARD Collaboration for Agriculture and Rural Development
Hợp tác về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
DARD Department of Agriculture and Rural Development
Sở Nông nghiệp và PTNT
DGP Dragon fruit GAP Project
Dự án sản xuất thanh long theo GAP
EUREPGAP Euro-Retailer Produce Working Group; Good Agricultural Practice
1
Nhóm những nhà buôn bán lẽ ở Châu Âu; Sản xuất nông nghiệp theo
hướng tiên tiến GAP
FAQ Frequently Asked Questions
Những câu hỏi thường gặp
GAP Good Agricultural Practice
Sản xuất nông nghiệp theo hướng tiên tiến
GPS Global Positioning System
Hệ thống phân bố toàn cầu
IMO Institute for Marketecology
Viện nghiên cứu thị trường
MARD Ministry of Agriculture and Rural Development
Bộ Nông nghiệp và PTNT
MOU Memorandum of Understanding
Bảng ghi nhớ
NZOQ New Zealand Organisation for Quality
Tổ chức chất lượng New Zealand
QDPI&F Queensland Government Department of Primary Industries &
Fisheries - Bộ Công nghệ Cơ bản và Ngư nghiệp của Chính Phủ bang
Queensland.
SGS Société Générale de Surveillance
SIPPO Swiss Import Promotion Programme
Chương trình xúc tiến nhập khẩu Thụy Sĩ
SOFRI Southern Fruit Research Institute
Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam
VINAFRUIT Việt Nam Fruit Association
Hiệp Hội Trái Cây Việt Nam
VNCI Vietnam Competitiveness Initiative
Tăng Cường Năng lực cạnh tranh Việt Nam
2
1. Thông tin về đơn vị
Tên dự án Phát triển hệ thống GAP cho nhà sản xuất và
xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận và
Tiền Giang
Đơn vị VN Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam
Giám đốc Dự án phía VN Nguyễn Văn Hòa
Giám đốc vận hành Dự án Nguyễn Hữu Hoàng
Đơn vị Úc Viện Nghiên Cứu Rau Quả và Lương Thực,
New Zealand
Nhân sự Úc John Campbell, Leonie Osborne
Ngày bắt đầu 30 tháng 6 năm 2005
Ngày kết thúc (theo dự kiến ban đầu) Tháng 9 năm 2007
Ngày kết thúc (đã thay đổi)
Chu kỳ báo cáo Báo cáo tổng kết Dự án
Cán bộ liên lạc
Ở Úc: Trưởng dự án
Tên: John Campbell Telephone: + 64 3 5289106
Chức vụ: Trưởng dự án Fax: + 64 3 5287813
Tổ chức HortResearch Email: JCampbell@hortresearch.co.nz
Ở Úc: Đầu mối liên hệ hành chính
Tên: Bà Leonie Osborne Telephone: + 64 9 815 8819
Chức vụ: P.Trưởng nhóm phòng trừ sinh học Fax: + 64 9 815 4202
Tổ chức HortResearch Email: losborne@hortresearh.co.nz
Ở Việt Nam
Tên: Ts. Nguyễn Minh Châu Telephone: + 84 73 893 129
Chức vụ: Project Champion Fax: + 84 73 893 122
Tổ chức Viện NC CAQ Miền Nam Email: mch@hcm.vnn.vn
3
2. Trích lược dự án
Người nông dân sản xuất thanh long ở Việt Nam thấy rằng giá thanh long của họ giảm đến
60% vào năm 2000. Nó được cho là do một phần dựa vào tiêu thụ nội địa hay chỉ xuất sang
những thị trường ở các nước láng giềng. Có khoảng 10 nhà xuất khẩu thanh long ở Việt nam
nhưng phần lớn thanh long lại được sản xuất chủ yếu từ những nông dân sản xuất nhỏ lẽ. Lợi
tức từ thanh long sẽ được cải thiện rõ nét nếu những hộ sản xuất nhỏ này và nhà xuất khẩu có
thể mở rộng ra thị trường mới giá trị cao hơn ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Nhưng kém may thay,
những yêu cầu khắc khe và gần đây mối quan tâm của người tiêu thụ là thực phẩm phải an
toàn và an toàn có nghĩa là nhà nông Việt nam có thể xuất khẩu thanh long sang thị trường có
giá trị cao nếu họ sản xuất thanh long theo hướng an toàn (GAP). Dự án này sẽ phát triển dựa
trên nền tản thực hiện tiêu chuẩn EUREPGAP cho nhóm nông dân sản xuất thanh long và
tiêu chuẩn BRC cho nhà đóng gói ở Bình thuận nhằm giúp nông dân Việt Nam có thể xuất
khẩu thanh long sang thị trường đòi hỏi chất lượng cao ở Châu Âu. Thị trường đòi hỏi chất
lượng cao đã được xác định và được kiểm chứng qua việc chứng nhận cho nhóm sản xuất.
Việc tập huấn nhân sự trong dự án và các đơn vị tư nhân đã được thực hiện một cách hiệu
quả và phát triển ở một tầm mức cao đảm bảo sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng mô hình và dần
dần lan rộng mô hình mẫu trong sản xuất GAP cho những nông dân trồng thanh long khác.
3. Báo cáo tóm tắt
Đây là báo cáo tiến độ thực hiện thứ tư cho chương trình Hợp Tác Nông Nghiệp và PTNT
(CARD) Dự án 037/04VIE và nó bao gồm cả giai đoạn từ ngày 1 tháng 3 năm 2007 đến
tháng 12 năm 2007. Báo cáo này bao gồm những thông tin hoặc không có trong các báo cáo
tiến độ hoặc do có những thay đổi trong quá trình thực hiện dự án.
Truởng dự án phía HortResearch đã thực hiện 2 chuyến làm việc tại Việt Nam trong suốt thời
gian báo cáo này: Từ ngày 6 - 18 tháng 5 và từ ngày 19 tháng 8 đến ngày 7 tháng 9 năm
2007.
Không có sự thay đổi trong vấn đề nhân sự của dự án trong suốt giai đoạn báo cáo này.
Nhóm thực hiện dự án phía Việt Nam quản lý, thực hiện tốt dự án. Viện Nghiên Cứu Cây Ăn
Quả Miền Nam (SOFRI), Bộ Nông Nghiệp và PTNT (MARD), Sở NN & PTNT (DARD) và
nhân sự về thương mại đã được tập huấn, chuyển giao về tất cả các khía cạnh thực hiện sản
xuất an toàn (GAP) ở những mức độ khác nhau. Tăng cường năng lực lên cấp quốc gia và cơ
sở hạ tầng đang được chú trọng để tạo sự bền vững.
Khoá tập huấn về “ Giới thiệu nội dung tập huấn về thanh tra viên nội bộ” được thực hiện
cho nhân sự của SOFRI và nhân sự chính ở nhà đóng gói và đặc biệt là kỹ năng của Ông
Nguyễn Hữu Hòang được học từ New Zealand được ứng dụng tốt, giúp cho các đối tác hiểu
về hệ thống chất lượng tốt hơn, nhất là trong việc thanh tra nội bộ trước khi tiến hành thanh
tra chính thức của Tổ chức chứng nhận về tiêu chuẩn EUREPGAP và BRC.
Khảo sát trên đồng với phiếu điều tra hộ nông dân sản xuất thanh long được hoàn tất trong
giai đoạn làm báo cáo đầu tiên. Số liệu đã được dịch sang tiếng Anh và nhập vào trang Web
cơ sở dữ liệu và đã được phân tích. Bảng báo cáo về kết quả điều tra đã được chuẩn bị bởi
4
nhân sự của HortResearch và được trưởng dự án trình bày lại cho nông dân, Bộ NN & PTNT
và Sở NN&PTNT Bình Thuận và Viện NC CAQ Miền Nam trong suốt thời gian làm việc ở
Việt Nam trong tháng 3/tháng 4 năm 2006.
Chọn nhà đóng gói/xuất khẩu và nhóm nông dân để nhận được sự hỗ trợ của dự án và kiểm
chứng trong chuyến làm việc vào tháng 9 năm 2006, đã và đang được thực hiện. Việc tập
huấn cho nhà đóng gói/xuất khẩu để cải thiện sản xuất theo hướng cung cấp sản phẩm cho
Nhóm buôn bán lẽ của Anh (British Retailers Consortium: Global Standard – Food (BRC))
và đối với nông dân thì tập huấn sản xuất theo hướng EUREPGAP (Euro-Retailer Produce
Working Group; Good Agricultural Practice) đang được tiếp tục, nhằm giúp họ đạt được yêu
cầu. Khóa tập huấn bao gồm hệ thống chất lượng, sức khoẻ và an toàn, kỹ thuật, truy nguyên
nguồn gốc và các vấn đề môi trường.
Một hợp phần trong các chuyến làm việc trên đồng bởi trưởng dự án là quan sát hiện trạng
canh tác thanh long của nông dân cũng như nhà đóng gói. Những thông tin này là những điều
cơ bản để nâng chất lượng quyển cẩm nang sản xuất thanh long theo hướng EUREPGAP.
Quyển cẩm nang về chất lượng trái thanh long cho nông dân và nhà đóng gói đang được xây
dựng: phải gần gủi với thực tế sản xuất, bao gồm những cải tiến để nông dân và nhà đóng gói
đạt được những tiêu chuẩn EUREPGAP và BRC và phải an toàn cho môi trường. Quyển cẩm
nang đã được dịch sang tiếng Việt và được phân phối đến nhà tài trợ HAI/CARD, nông dân
tham gia mô hình (Phần C của Cẩm nang) và nhà đóng gói, v.v. Thông tin từ cẩm nang cho
từng đối tượng như nhà đóng gói và nông dân thực hiện mô hình GAP được chính là hệ
thống chất lượng cho mô hình và nó được sử dụng như công cụ tập huấn để việc thực hiện
mô hình đạt tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn thực hiện cho tất cả các khâu đã được định rõ trong phần
mục tiêu của Dự án. Tuy nhiên, những hộ nông dân sản xuất nhỏ ngay cả trong trường hợp
tập huấn liên tục trong suốt quá trình thực hiện dự án cũng không giúp họ đạt được yêu cầu.
Những thách thức trong việc tham gia mô hình của hộ nông dân sản xuất nhỏ đã được xác
định trong quá trình thực hiện dự án và trong tương lai những thách thức này sẽ được vượt
qua trong quá trình phát triển của dự án. Thách thức cũng dịu bớt đi đối với các mô hình
trong tương lai đối với cây thanh long và những cây trồng khác, mô hình chất lượng hơn sẽ
được thiết lập trong tương lai.
Trong chuyến làm việc tại Việt nam vào tháng 12 năm 2006 và tháng 5 năm 2007 của
Trưởng dự án, nhiều đợt tập huấn được thực hiện cho thành viên chủ chốt của nhà đóng gói,
nông dân để họ có thể có những thay đổi thật sự về vận hành, thiết bị và thiết lập hệ thống
chất lượng, tập huấn cho nhân sự, thông tin về việc chứng nhận và yêu cầu thanh tra nội bộ
như đã nêu trong quyển cẩm nang đề giúp mô hình đạt được các tiêu chuẩn BRC cho nhà
đóng gói và EUREPGAP cho nhóm nông dân sản xuất ngoài đồng. Nhiều đợt tập huấn cho
nhân sự được tiến triển tốt bao gồm cả tập huấn về thanh tra nội bộ cho mô hình để xác định
những vấn đề chưa đạt và đòi hỏi phải có hành động khắc phục cụ thể và để trình bày tiến
trình “kiểm soát” và sự bền vững của mô hình.
Đợt thanh tra nội bộ cuối cùng được thực hiện vào tháng 8-9 năm 2007 để kiểm chứng là nó
đã sẵn sàng cho việc thanh tra chính thức. Thanh tra chính thức đã được hoàn tất vào tháng 9
bởi tổ chức SGS Việt Nam. Hành động khắc phục cho những vấn đề chưa đạt đã hoàn tất và
theo sau đó là việc hoàn tất thanh tra vào ngày 8 tháng 11 năm 2007 đã thể hiện đạt được yêu
cầu theo tiêu chuẩn EUREPGAP. Việc thanh tra BRC được dự định thực hiệnvào cuối năm
2007.
Những thị trường đòi hỏi chất lượng cao đang được xác định và đánh giá cho việc xuất khẩu
thanh long Việt Nam, cho cả trái cây khi được xác nhận đạt tiêu chuẩn và cho những trái cây
5
được cải thiện cho những thị trường xuất khẩu trong giai đoạn chờ đợi để được xác nhận.
Một phần kinh phí để khích lệ nông dân sản xuất trong giai đoạn chuyển tiếp này được trả
bởi nhà đóng gói.
Thị trường Utopia của Anh Quốc, nơi nhập trái cây vào nước Anh cho siêu thị TESCO đã thể
hiện mong muốn mua sản phẩm thanh long từ mô hình sản xuất thanh long đạt tiêu chuẩn
GAP. Họ đã thực hiện thanh tra thông qua đối tác thứ 3 đối với mô hình và cho thấy rằng họ
sẽ hỗ trợ nhóm thực hiện dự án việc phân tích chuỗi giá trị và gặt hái được giá cao cho sản
phẩm an toàn, hợp pháp và chất lượng cao cho xuất khẩu từ mô hình.
Đầu tư cho năm thứ nhất đã được mua như trong tài liệu dự án yêu cầu và thể hiện trong báo
cáo tiến độ lần thứ hai vào tháng 2 năm 2006.
Dự án CARD trên thanh long đang được đăng trên nhiều báo địa phương và báo mang tính
quốc gia và cả trên thông tin đại chúng như TV trong thời gian làm báo cáo này. Những
thành tựu của dự án đang được sự quan tâm rất lớn của nhà đầu tư, Bộ Nông nghiệp và
những đơn vị tư nhân. HAI/CARD đã yêu cầu dự án nộp đề xuất xin mở rộng dự án thêm 2
năm để mở rộng, ứng dụng kết quả ban đầu này. Trong thời gian Trưởng Dự án sang làm
việc vào tháng 5 năm 2007, các đối tác của dự án đã tổ chức cuộc họp và Bản đề xuất dự án
đã được soạn thảo và nộp cho văn phòng CARD. Bảng đề xuất mở rộng dự án thanh long
được nằm trong danh mục của CARD sau khi Họp Hội đồng xét duyệt vào ngày 11 tháng 7
năm 2007. Tiếp theo đó thuyết minh đề xuất dự án mới đã được nộp đến Tổ chức HAI tại Hà
Nội vào ngày 27 tháng 8 năm 2007 và sau đó được chọn để đầu tư tiếp.
4. Giới thiệu và bối cảnh
Mục tiêu 1:
Tăng cường khả năng cạnh tranh của các hộ sản xuất nhỏ để đạt khả năng cung cấp thanh
long cho thị trường quốc tế với đòi hỏi cao, giới thiệu khái niệm về an toàn thực phẩm, môi
trường sạch, sản xuất bền vững và an toàn cho người sản xuất trong việc sản xuất cuả họ.
Mục tiêu 2:
Cung cấp sự hỗ trợ về kỹ thuật và tập huấn cho khuyến nông viên/nhà nghiên cứu Việt Nam
để cải thiện khả năng của họ trong việc tập huấn nhóm các thủ tục, các bước thực hiện GAP
trên thanh long.
Đầu ra cần phải bao gồm những kỹ thuật mới mà nó được yêu cầu để có thể thâm nhập được
vào thị trường Châu Âu và giúp nông dân sản xuất nhỏ có thể vượt qua nhằm cải thiện việc
cung cấp sản phẩm của mình. Nhân sự phía Việt Nam như cán bộ SOFRI, Sở Nông Nghiệp
và PTNT và những đơn vị tư nhân sẽ được tập huấn trên đồng và 2 thành viên của Viện NC
CAQ Miền Nam sẽ được tham gia đợt tham quan học tập về GAP trên cây ăn quả ở New
Zealand.
Với ý định phát triển nhân sự cả của nhà nước và đơn vị tư nhân sẽ thông qua các bước áp
dụng thực tiển bao gồm.
- Xác định thực tiển sản xuất thanh long ở Việt nam và so sánh với các tiêu chuẩn của
EUREPGAP thông qua điều tra diện rộng.
6
- Cải thiện kiến thức về sản xuất thanh long cho cán bộ SOFRI và thiết lập hệ thống để
cải thiện sản xuất bền vững và giải quyết các vấn đề trong sản xuất.
- Phát triển mô hình mẫu theo tiêu chuẩn EUREPGAP cho nhà xuất khẩu/đóng
gói/nhóm nông dân ở điều kiện thực tiển.
- Phát thảo quyển cẩm nang, mã số và phát triển các tài liệu tập huấn thích hợp, an toàn
cho môi trường, được thực hiện bởi khuyến nông viên Việt nam và thích hợp để mô
hình mẫu trên thanh long được áp dụng cho các trường hợp khác và cây trồng khác.
- Thiết lập hệ thống chất lượng đạt yêu cầu cho ngành sản xuất thanh long để áp dụng
và được xem như cốt lõi cho hệ thống vững mạnh giúp đạt tiêu chuẩn EUREPGAP
cho mô hình mẫu.
- Tối đa hoá hiệu quả của những bước đầu tiên thực hiện GAP trên thanh long thông
qua sự tham gia đầy đủ trong dự án GAP trên thanh long.
5. Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo
5.1. Những điểm đáng chú ý
5.1.1. Kết quả điều tra hiện trạng sản xuất
Phần thực hiện trên đồng là điều tra hiện trạng sản xuất thanh long đã được cán bộ Viện NC
CAQ Miền Nam hoàn tất vào tháng 7 năm 2005. Khoảng 124 nông dân ở Bình Thuận và 30
nông dân ở tỉnh Tiền Giang được phỏng vấn. Nhóm cán bộ của SOFRI đã ghi nhận thông tin
từ nông dân theo phiếu điều tra về EUREPGAP (Trong báo cáo đầu tiên: tháng 8 năm 2005,
phụ lục 2) và cũng ghi nhận những thông tin về hiện trạng nông học và kỹ thuật liên quan
đến quá trình sản xuất thanh long.
Số liệu điều tra được phân tích tại HortResearch bởi Ts. Jim Walker và Patrick Connolly đã
chuẩn bị bảng báo cáo bằng Power point (Phụ lục 1 và 2 của báo cáo 6 tháng lần thứ 3 vào
tháng 8 năm 2006) để báo cáo trong chuyến đến làm việc vào tháng 3 năm 2006. Kế hoạch
này được hoạch định cho Ts. Walker đến Việt Nam trình bày, tuy nhiên có một số lý do trong
công việc nên Ông ta không đến trình bày được.
Tiếp sau đó, bài báo cáo được chuẩn bị dưới dạng PowerPoint đã được trình bày bởi Trưởng
Dự án trong chuyến làm việc vào tháng ba/tháng 4, 2006 tại SOFRI, cán bộ Sở NN & PTNT
và một số doanh nghiệp của tỉnh Bình Thuận. Bài báo cáo này đã được sử dụng như một học
cụ để tập huấn cho nông dân và nhà đóng gói trong khu vực.
Trong quá trình trình bày, có sự chú ý đến hiện trạng sản xuất quan sát được trên thực tế so
với những tiêu chuẩn đòi hỏi cao của thị trường, khách hàng như được mô tả trong Tiêu
chuẩn EUREPGAP và BRC.
Bài báo cáo Powerpoint và những thông tin khác có liên quan đến kết quả điều tra này được
cán bộ Viện NC CAQ MN sử dụng trong nghiên cứu của họ.
5.1.2 Xây dựng Cẩm nang GAP:
Việc xây dựng quyển cẩm nang đã kết thúc bằng tiếng Anh và đang được dịch sang tiếng
Việt. Quyển cẩm nang này đã hoàn tất vào cuối tháng 3 năm 2006 (điểm mốc thứ 4) dưới
dạng bản nháp nhưng nó bị trì hoãn do việc giới hạn thời gian và bản quyền. Quyển cẩm
nang được phát triển trên nền tản đặc biệt đáp ứng cho nhu cầu hệ thống chất lượng của mô
hình thực hiện dự án, đối với nông dân phải đạt tiêu chuẩn EUREPGAP và phần của nhà
7
đóng gói dựa trên nền tản của BRC (British Retailers Consortium, Global Standard: Food).
Và một phần được xem là tài liệu sống (có thể bổ sung, hiệu chỉnh) cuối cùng cũng được
hoàn tất. Trong tương lai, việc sử dụng tài liệu này cho nhà đóng gói/nhóm sản xuất khác
(cây trồng khác) sẽ có nhiều thuận lợi vì nó là một tài liệu sống có thể cập nhật và ứng dụng
cho bất kỳ nhà đóng gói hoặc trang trại. Báo cáo HACCP về chất lượng không được thể hiện
trong cẩm nang này vì nó có các ứng dụng đặc biệt cho hệ thống chất lượng nhà đóng gói.
Bảng báo cáo HACCP bằng tiếng Việt và tiếng Anh được cung cấp bằng bảng điện tử.
Việc kiểm tra toàn diện độ thích hợp của quyển cẩm nang sản xuất thanh long để diễn tả các
tiêu chuẩn riêng biệt của BRC và EUREPGAP và những đòi hỏi của người tiêu dùng, mô
hình nhà đóng gói và nông dân thực hiện sẽ được kiểm chứng qua đơn vị chứng nhận độc
lập, SGS Việt Nam. Đánh giá chứng nhận được dự kiến thực hiện bởi tổ chức chứng nhận
vào tháng 12 năm 2006. Tuy nhiên, mồ hình chưa sẵn sàng và kế hoạch hiệu chỉnh, sửa đổi
nhà đóng gói cũng được thực hiện để hoàn thiện hơn nhằm đạt các tiêu chuẩn.
5.1.3 Xây dựng kế hoạch thực hiện – Hoàn tất: Báo cáo đầu tiên.
5.1.4 Xây dựng chương trình thí điểm GAP cho một năm.
Như trong tài liệu báo cáo tiến độ lần 2 tháng 2 năm 2006, nhà đóng gói của Ông Hiệp, Công
Ty Thanh Long Hoàng Hậu, được xác định là mô hình nhà đóng gói thanh long của dự án.
Tiếp theo đó, nhân sự của dự án liên hệ với Ông Hiệp để xác định mức độ công việc và sự
hợp tác với dự án để phát triển nhà đóng gói của Ông đạt tiêu chuẩn BRC và đạt yêu cầu đặt
ra của dự án. Trong chuyến làm việc vào tháng 6 năm 2006 của Trưởng dự án, bản hợp đồng
giữa Viện NC CAQ MN và Công Ty Thanh Long Hoàng Hậu được Ông Hiệp và Ts. Châu
phát thảo và ký kết. Thống nhất là việc với nhau về mô hình dựa vào bản ghi nhớ đã được
thảo luận và mô tả trong báo cáo tháng 2 năm 2006. Thật sự có nhiề