Báo cáo Phát triển làng nghề tại Việt Nam
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm trao đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng những lao động dư thừa lúc nông nhàn. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song với quá trình phát triển KT-XH, văn hóa và nông nghiệp của đất nước. Ví dụ như làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn tại, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình) hay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (Tp. Đà Nẵng) cũng đã hình thành cách đây hơn 400 năm,. Nếu đi sâu vào tìm hiểu về nguồn gốc của các sản phẩm từ các làng nghề đó, có thể thấy rằng hầu hết các sản phẩm này ban đầu đều được sản xuất để phục vụ sinh hoạt hàng ngày hoặc là công cụ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu được làm trong lúc nông nhàn. Kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất cơ bản để làm ra các sản phẩm này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuong1 T7893ng Quan pht tri7875n lng ngh7873 Vi7879t Nam.pdf
- Unlock-Chuong2 nhi7877m mi tr4327901ng lang ngh7873.pdf
- Unlock-chuong3 Tc h7841i c7911a nhi7877m mi tr4327901ng lng n.pdf