Báo cáo Phát triển Việt Nam 2002: Thực hiện cải cách để tăng trưởng và giảm nghèo nhanh hơn
1. Triển vọng phát triển trung hạn của Việt nam tại thời điểm cuối năm 2001 đã thuận lợi hơn nhiều so với đầu năm. Trong năm qua, các cơ quan lãnh đạo của Vi ệt Nam đã có những quyết định chính sách quan trọng để chỉ đạo hoạt động kinh tế trong thập kỷ tới, và một số biện pháp đã sớm được triển khai. 2. Nhưng đáng tiếc là trong khi những “động lực nội tại” của quá trình phát triển đang được tăng cường, thì bối c ảnh toàn cầu lại xấu đi rất nhiều. Do đó, viễn cảnh trước mắt cho Việt Nam lại không được tốt đẹp như dự kiến cách đây một năm. Nền kinh tế thế giới hiện nay đặt ra những thử thách cho Việt Nam. Nhưng nó cũng đem lại một cơ hội, vì nếu có thể hành động một cách khôn ngoan, Việt Nam sẽ có thể tăng trưởng nhanh hơn các nước láng giềng, và biến mình trở thành một nơi ổn định, dễ dự đoán cho các hoạt động đầu tư mang lại lợi nhuận cao, nơi mà mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân đang được nâng cao nhanh chóng. Để làm được như vậy, Việt Nam cần thực hiện chương trình chính sách một cách tích cực, và làm thay đổi cung cách và hình ảnh Việt nam như một nước thường chậm trễ trong quá trình ra quyết định và đôi khi không minh bạch, thành một quốc gia có nềnhành chính và quản lý nhà nước hiện đại hơn. 3. Báo cáo này bắt đầu (Chương 1) bằng việc xem xét những mục tiêu phát triển dài hạn của Việt Nam nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Dựa vào hoạt động của Nhóm Công tác về Nghèo đói (PTF) đang thực hiện, các chỉ số giám sát đã được mô tả và đặt trong bối cảnh các Mục tiêu Phát triển Quốc tế. Tiếp đến là (Chương 2) đánh giá về những kết quả kinh tế xã hội năm 2001, tác động có thể của sự suy thoái toàn cầu, và những dự kiến về yêu cầu tài trợ quốc tế cho chương t rình phát triển của Việt Nam. Do đó, hai chương đầu đưa ra bối cảnh khi Việt Nam bắt tay vào Chiến lược phát triển kinh tế ưxã hội 10 năm của mình. 4. Ba chương tiếp theo đề cập đến ba loại công cụ lớn mà chính phủ đã sử dụng để đưa đất nước đến chỗ đạt được những mục tiêu đầy tham vọng. Đó là: (i) cải thiện chính sách và cơ chế khuyến khích (Chương 3), (ii) cải cách hành chính và thể chế (Chương 4), và (iii) phân bổ và quản lý chi tiêu công (Chương 5). Trong mỗi lĩnh vực này, báo cáo sẽ chỉ ra những tiến bộ, kế hoạch và những bất cập còn tồn tại.