Trong những năm gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, nhà nước đã
quy hoạch và triển khai nhiều công trình thủy điện trên cả nước. Các công trình thủy
điện được xây dựng trên vùng cao, gần khu vực sông lớn và thủy điện Đắk Đrinh
cũng không ngoại lệ.
Việc triển khai xây dựng công trình thủy điện Đắk Đrinh đã và đang nảy sinh
một số vấn đề bất cập về môi trường, văn hóa và đặc biệt là đời sống của cộng đồng
tộc người Xơ Đăng ở vùng lòng hồ thủy điện. Công tác đền bù và tái định cư tuy
cũng được Chính phủ quan tâm nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được giải
quyết, trong đó vấn đề đảm bảo sinh kế cho nhân dân chưa được quan tâm đúng
mức.Việc đảm bảo sinh kế đóng vai trò rất quan trọng nhằm giảm thiểu rủi ro cho
người dân phải tái định cư bắt buộc, giảm thiểu tối đa những tác động không mong
muốn đối với người dân phải tái định cư thông qua việc tạo lập một phương thức
sinh kế bền vững, ổn định phát triển sản xuất, đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội và
bảo vệ . Với những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phƣơng thức
sinh kế của ngƣời Ca Dong tại khu tái định cƣ thủy điện Đắk Đrinh – Quảng
Ngãi”
54 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2125 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phương thức sinh kế của người Ca Dong tại khu tái định cư thủy điện Đắk Đrinh – Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, nhà nước đã
quy hoạch và triển khai nhiều công trình thủy điện trên cả nước. Các công trình thủy
điện được xây dựng trên vùng cao, gần khu vực sông lớn và thủy điện Đắk Đrinh
cũng không ngoại lệ.
Việc triển khai xây dựng công trình thủy điện Đắk Đrinh đã và đang nảy sinh
một số vấn đề bất cập về môi trường, văn hóa và đặc biệt là đời sống của cộng đồng
tộc người Xơ Đăng ở vùng lòng hồ thủy điện. Công tác đền bù và tái định cư tuy
cũng được Chính phủ quan tâm nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được giải
quyết, trong đó vấn đề đảm bảo sinh kế cho nhân dân chưa được quan tâm đúng
mức.Việc đảm bảo sinh kế đóng vai trò rất quan trọng nhằm giảm thiểu rủi ro cho
người dân phải tái định cư bắt buộc, giảm thiểu tối đa những tác động không mong
muốn đối với người dân phải tái định cư thông qua việc tạo lập một phương thức
sinh kế bền vững, ổn định phát triển sản xuất, đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội và
bảo vệ . Với những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phƣơng thức
sinh kế của ngƣời Ca Dong tại khu tái định cƣ thủy điện Đắk Đrinh – Quảng
Ngãi”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổng quan tình hình tái định cư (nơi ở mới, việc hỗ trợ và đền bù) của người
dân bị ảnh hưởng.
Tìm hiểu về phương thức sinh kế của cộng đồng người Ca Dong thuộc thủy
điện Đắk Đrinh – tỉnh Quảng Ngãi.
Góp phần phong phú tài liệu viết về phương thức sinh kế của người dân ở các
khu tái định cư thủy điện.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình tái định cư
thủy điện Đăk Đrinh.
2
Phạm vi nghiên cứu: khu tái định cư Nước Vương (xã Sơn Liên), khu tái định
cư Nước Lang (xã Sơn Dung).
4. Lịch sử nghiên cứu
Đề cập đến lịch sử nghiên cứu sinh kế của người Ca Dong tại khu tái định cư
của dự án thủy điện Đắk Đrinh không có. Nhưng chúng ta có thể tìm hiểu qua “Báo
cáo chuyên đề tái định cư” của Ban quản lý dự án thủy điện (2005). Báo cáo kế
hoạch bồi thường và tái định cư xác định được các ảnh hưởng về đất đai, nhà cửa và
các công trình kiến trúc khác của các hộ gia đình. Ngoài ra, cho thấy tổng quát khá
toàn diện về địa điểm tái định cư cũng như thuận lợi và khó khăn tại nơi ở mới đó
với việc ổn định sinh kế của người dân. Hơn thế nữa, một số chính sách hỗ trợ cho
việc bồi thường và tái định cư dành cho các hộ gia đình và địa phương bị ảnh hưởng
bởi dự án. Theo báo cáo thì người bị ảnh hưởng hầu hết là người dân tộc (chủ yếu là
dân tộc Ca Dong chiếm 89,1%, người Kinh là 10,9%). Chính vì thế đối tượng là
người Ca Dong cũng cần phải tìm hiểu để có những chính sách phù hợp để giúp họ
ổn định đời sống và duy trì văn hóa, phong tục. Qua cuốn sách “Một số nét về văn
hóa Ca Dong” của tác giả Đinh Long Ta, Sở văn hóa thông tin tỉnh Quảng Ngãi
(1999). Đầu tiên, về địa bàn cư trú của người Ca Dong tập trung chủ yếu ở địa bàn
giáp ranh của 3 tỉnh từ huyện Trà My (Quảng Nam) qua Sơn Tây , Sơn Hà, Trà
Bồng (Quảng Ngãi) đến Đắc Tô, Sa Thầy, Đắc Giây, Kon Plong, Kon Tum (tỉnh
Kon Tum). Bên cạnh đó, tác giả đã phác họa khá rõ nét về phương thức sinh hoạt
của người Ca Dong từ cách làm nhà, đến phương thức sinh hoạt kinh tế. Ngoài ra,
những phong tục tập quán văn hóa của người Ca Dong được tác giả truyền đạt một
cách chính xác nhất đến với độc giả. Những mẩu chuyện về người Ca Dong giúp
cho chúng ta hiểu hơn về nguồn gốc xuất thân và cách sinh hoạt hàng ngày của
người Ca Dong.
Hay đề cập đến công trình nghiên cứu “Đánh giá sự thay đổi nguồn sinh kế
cảu các hộ di dân tái định cư thuộc dự án thủy điện Hủa Na: trường hợp nghiên cứu
tại xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An” của hai tác giả Nguyễn Văn
Sang, Đậu Thị Bích Hoài. Qua công trình này, tác giả một lần nữa nhận định sự thay
3
đổi nguồn sinh kế của các hộ di dân tái định cư dự trên lý luận và thực tiễn. Tác giả
tập trung đo lường sự thay đổi nguồn sinh kế của các hộ dân là sự thay đổi các
nguồn lực tự nhiên, nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn
lực xã hội. Thông qua kết quả nghiên cứu khảo sát tác giả cho rằng khi các hộ tái
định cư di dân đến nơi ở mới thì sự co hẹp nguồn lực tự nhiên kéo theo sự thay đổi
các nguồn lực còn lại. Những sự thay đổi của các nguồn lực đều được đánh giá theo
hai chiều hướng tích cực và tiêu cực, cũng như các nguồn lực ảnh hưởng đến quyết
định thay đổi chiến lược sinh kế của các hộ di dân. Hai tác giả cho ta cái nhìn tổng
quát về sự thay đổi này đều có xu hướng kém bền vững hơn so với thời điểm trước
tái định cư. Qua kết quả điều tra nổi bật lên 83,33% số hộ dân cho rằng cuộc sống
của họ ở nơi ở mới kém hơn trước, 70% hộ dân không hài lòng về công tác đền bù,
bồi thường. Từ việc tìm hiểu sự thay đổi sinh kế, tác giả cũng đưa ra một số giải
pháp về các nguồn lực phù hợp với thực tế và tiềm lực của các hộ dân. Bên cạnh đó
“Sinh kế của các hộ dân tái định cư vùng bán ngập huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La”
của tác giả Phạm Minh Hạnh (2009), luận văn Thạc sĩ Kinh Tế, Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành khảo sát về các
nguồn lực sinh kế ảnh hưởng đến ổn định đời sống của người dân tại nơi ở mới. Mặc
dù đây không phải là khu tái định cư thủy điện nhưng cho chúng ta cái nhìn khá toàn
diện về sự khó khăn mà hộ dân gặp phải tại khu tái định cư. Bên cạnh đó, tác giả đã
cho chúng ta thấy sự tác động của việc thay đổi sinh kế đến mức sống thu nhậ của
người dân. Sau đó, những thành tựu và hạn chế cũng đã được đề cập trong bài
nghiên cứu này. Những giải pháp cụ thể và chi tiết được đề nghị để cải thiện tình
hình sinh kế giúp người dân ổn định lâu dài cuộc sống.
Ngoài ra còn có các bài viết trên các báo, tạp chí đề cập đến vấn đề chính
sách tái định cư, nguồn sinh kế của các hộ dân có thể kể đến là các bài viết của các
tác giả Đặng Nguyên Anh với “Tái định cư cho các công trình thủy điện ở Việt
Nam”, Tạp chí Cộng sản, (số 8/2007) và “Chính sách di dân tái định cư các công
trình thuỷ điện ở việt nam từ góc độ nghiên cứu xã hội”Tạp chí DS&PT (số 6/2007).
Có thể nói các công trình nghiên cứu, bài viết trên đều nói đến việc tái định cư,
4
chính sách tái định cư nhằm ổn định nguồn sinh kế cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
Nhưng mỗi dự án thủy điện và đối tượng đồng bào bị ảnh hưởng là khác nhau, vì thế
chưa có một đề tài nào đề cập đến nguồn sinh kế của người Ca Dong tại khu tái định
cư thủy điện Đắk Đrinh. Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài này là về tái định cư thủy
điện Đắk Đrinh của người Ca Dong.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thời gian đi thực địa: 24/11 – 05/12/2013.
Nghiên cứu sử dụng các tài liệu thứ cấp được thu thập từ Ban quản lý dự án
thủy điện Đắk Đrinh, Ủy ban nhân dân huyện Sơn Tây – tỉnh Quảng Ngãi, Ủy ban
nhân dân các xã Sơn Liên và Sơn Dung. Tài liệu bao gồm báo cáo về dự án thủy
điện Đắk Đrinh, báo cáo chuyên đề tái định cư của thủy điện, báo cáo tình hình kinh
tế xã hội của huyện Sơn Tây. Ngoài ra có sự tham khảo thêm thông tin từ các bài
báo, công trình đã công bố và một số văn bản có liên quan.
Nguồn số liệu sơ cấp được sử dụng qua thu thập từ 28 hộ dân tại hai khu tái
định cư của xã Sơn Liên và Sơn Dung. Ngoài ra còn tiếp xúc với cán bộ phòng tài
nguyên môi trường của huyện Sơn Tây, chủ tịch xã, trưởng thôn và phỏng vấn sâu 5
hộ dân tại 2 vùng tái định cư. Qua đây nhằm làm rõ những vấn đề chưa hiểu từ bảng
hỏi được làm rõ hơn từ việc phỏng vấn sâu.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo. Đề tài được kết
cấu thành 3 chương:
Chương 1. Tổng quan
Trong chương này, chúng tôi đề cập một số khái niệm liên quan đến
đề tài. Giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu huyện miền núi Sơn Tây, một
vài nét về người Ca Dong ở các khu tái định cư và công trình thủy điện Đắk
Đrinh.
5
Chương 2. Thực trạng tái định cư và phương thức sinh kế của người Xơ Đăng tại
các khu tái định cư
Tìm hiểu thực trạng tái định cư của người Ca Dong tại hai khu tái định
cư Nước Vương xã Sơn Liên và Nước Lang xã Sơn Dung. Và qua đó tìm hiểu
thực trạng sinh kế và những hạn chế đang tồn tại ở hai khu tái định cư trên.
Chương 3. Một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân ở các khu tái
định cư thủy điện Đắk Đrinh.
Từ việc tìm ra những hạn chế về sinh kế của người Ca Dong tại hai
khu tái định cư Nước Vương và Nước Lang, đưa ra một số giải pháp và kiến
nghị nhằm góp phần ổn định đời sống người dân ở hai khu tái định cư trên.
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Sinh kế và khung sinh kế
Theo Bùi Đình Toái (2004), “sinh kế là một tập hợp của các nguồn lực và khả
năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ
thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói
cách khác, sinh kế của hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai
của hộ gia đình hay cộng đồng đó”[8, tr.15]. Để duy trình sinh kế, mỗi hộ gia đình
thường có các kế sinh nhai khác nhau. Kế sách sinh nhai của hộ hay chiến lược sinh
kế của hộ là quá trình ra quyết định về các vấn đề cấp hộ. Bao gồm những vấn đề
như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật
chất và chi phí vật chất của hộ. Chiến lược sinh kế của hộ phải dựa vào năm loại
nguồn lực cơ bản sau:
Con người: bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khỏe con
người. Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến lược tìm
kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai của họ. Ở mức độ gia
đình nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất lượng nhân lực có sẵn.
Xã hội: là những nguồn lực định tính dựa trên những gì mà con người đặt ra
để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm uy tín của hộ, các mối
quan hệ xã hội của hộ.
Tự nhiên: là cơ sở các tài nguyên thiên nhiên của hộ hay của cộng đồng, được
trông cậy vào để sự dụng cho mục đích sinh kế như đất đai, nguồn nước, cây trồng,
vật nuôi, mùa màng…Trong thực tế, sinh kế của người dân thường bị tác động của
nguồn lực tự nhiên. Trong các chương trình di dân tái định cư, việc di chuyển dân đã
làm thay đổi nguồn lực tự nhiên của người dân và qua đó đã làm thay đổi sinh kế
của họ.
7
Vật chất: bao gồm tài sản gia đình hỗ trợ cho sinh kế như nhà ở, phương triện
sản xuất, đi lại, thông tin…
Tài chính: là những gì liên quan đến tài chính mà con người có được như:
nguồn thu nhập tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng và các nguồn khác như lương bổng,
nguồn hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài cho hộ gia đình và cho cộng đồng.
Mỗi hộ dân là một bộ phận cấu thành nên cộng đồng họ đang sống, các tài
sản và nguồn lực của họ cũng là một phần tài sản và nguồn lực của cộng đồng đó, vì
vậy chiến lược sinh kế của mội hộ đều có sự tương đồng và phù hợp với nhau cũng
như phù hợp với chiến lược sinh kế của cộng đồng.[8, trang 6]
Chiến lược sinh kế cộng đồng cũng dựa trên năm loại nguồn lực trên mang ý
nghĩa rộng hơn cho cả cộng đồng, đó là số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của
cộng đồng: thể chế chính trị, phong tục, tập quán, uy tín của cả cộng đồng; điều kiện
tự nhiên địa bàn cộng đồng sinh sống; các cơ sở hạ tần xã hội hỗ trợ cho sinh kế như
giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống ngăn, tiêu nước và cung cấp năng lượng,
thông tin.
Theo Ủy ban phát triển quốc tế (DFIA – Anh, 1998), sinh kế được hiểu là:
tập hợp tất cả những nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với
những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống, cũng như để đạt
được các mục tiêu và ước nguyện của họ.[9]
Các nguồn lực mà con người có được bao gồm: vốn con người; vốn vật chất;
vốn tự nhiên; vốn tài chính và vốn xã hội.
Khung sinh kế bền vững do DFID và một số tổ chức xây dựng, là một
phương tiện hữu ích để phân tích và tư duy về sinh kế. Nó cũng được tổ chức và xác
định, thiết kế các hoạt động hỗ trợ. Các hộ gia đình đều có phương thức kiếm sống
dựa vào những nguồn sinh kế sẵn có trong bối cảnh chính sách và thể chế nhất định
ở địa phương. Những nhân tố này cũng chịu ảnh hưởng của rủi ro do bảo lụt, các
khuynh hướng và tác động theo thời vụ. [18]
8
Chiến lược sinh kế cách mà gia đình sử dụng các tài sản sẵn có để đáp ứng
những nhu cầu của cuộc sống. Để làm được điều này, hộ gia đình cần sử dụng một
số nguồn lực sinh kế như: nguồn lực vật chất, nhân lực – tri thức và kinh nghiệm,
nguồn lực xã hội, tài nguyên thiên nhiên, nguồn tài chính.
1.1.2. Dân tộc
Ở Việt Nam, các khái niệm tộc người và dân tộc đều tồn tại song song. Khái
niệm dân tộc được dùng để chỉ Dân tộc Việt Nam (tất cả những người là công dân
Việt Nam, sinh sống trên đất Việt Nam và Việt kiều ở nước ngoài). Tuy thế, dân tộc
cũng được dùng để chỉ các cộng đồng tộc người cụ thể như dân tộc Chăm, dân tộc
Tày, dân tộc Kinh, dân tộc Xơ Đăng…Như vậy trong thực tiễn Việt Nam, dân tộc
bao gồm: dân tộc ở cấp độ quốc gia (dân tộc Việt Nam), cộng đồng tộc người cụ thể
(dân tộc Chăm, Kinh…) [6].
Vì vậy, “Khái niệm dân tộc thực chất phải được hiểu là tộc người. Tộc người
là hình thái đặc biệt của một tập đoàn xã hội xuất hiện không phải là do ý nguyện
của con người mà là trong kết quả của quá trình tự nhiên – lịch sử”[7, tr.8].
Trong quá trình phát triển của các tộc người, do địa bàn cư trú phân tán trên
một vùng rừng núi hiểm trở, việc giao lưu giữa các vùng rất khó khăn, hạn chế, đã
phân chia cư dân ra rất nhiều nhóm địa phương. Nhưng vẫn được gọi với một tên
chung.
1.1.3. Khái niệm di dân
Biến động dân số bao gồm hai cấu thành cơ bản là tăng tự nhiên và tăng cơ
học. Tăng trưởng tự nhiên của dân số gắn liền với quá trình sinh học sinh ra, tồn tại
và mất đi của con người theo thời gian. Quá trình này thông qua hiện tượng sinh và
chết. Biến động dân cư còn do tác động cơ học của quá trình di dân. Trong mọi quốc
gia, những luồng di cư tạo nên sự phân bố lại dân cư, đồng thời làm tăng giảm mật
độ dân cư giữa các vùng miền địa lý. Di dân về bản chất không phải là hiện tượng
sinh học như sinh, chết. Di dân có thể diễn ra nhiều lần, lặp đi lặp lại trong cuộc đời
của một cá nhân, trong khi sinh đẻ và tử vong chỉ diễn ra một lần.[1, tr. 35]
9
Di dân là quá trình phân bố lại lực lượng lao động, dân cư và là nhân tố quan
trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Di dân và quá trình tập trung dân số ở địa
bàn nơi đến luôn đặt ra những thách thức mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, đặc biệt trong mối quan hệ với các nguồn lực tự nhiên, môi trường của các
vùng miền đất nước. [1, tr.37]
Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một
không gian, thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh
viễn. Với khái niệm này, di dân kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh
viễn. Với khái niệm này, di dân đồng nhất với sự di động dân cư. Theo nghĩa hẹp, di
dân là sự di chuyển dân, dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ
khác nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định.[1,
tr.36].
Tóm lại, khái niệm di dân có thể được tóm tắt chung theo các điểm chung
sau:
Người di dân chuyển ra khỏi một địa dư nào đó đến nơi khác sinh sống.
Người di dân chuyển bao giờ cũng có mục đích, họ đến một nơi nào đó và
định cư tại đó trong một thời gian để thực hiện mục đích đó.
Di dân gắn liền với sự thay đổi công việc, nơi làm việc, công việc nghề
nghiệp, sở thích, lối sống,…
1.1.4. Tái định cư
Tái định cư là việc phải di chuyển đến một nơi khác để sinh sống, đây là
thuật ngữ chung liên quan tới bị thu hồi đất, mất đất, mất chỗ ở, mất tài sản, mất
nguồn thu nhập hay mất những phương tiện kiếm sống khác[8,tr.10].
Theo khái niệm của Ngân hàng Phát triển châu Á năm 1995, tái định cư được
phân loại dự trên thiệt hại của người tái định cư. Các loại thiệt hại bao gồm: tài sản
sản xuất: đất đai, thu nhập và đời sống, thiệt hại về nhà ở: toàn bộ cộng đồng và các
hệ thống dịch vụ kèm theo, thiệt hại về các tài sản khác, thiệt hại tài sản khác, thiệt
10
hại về các nguồn tài nguyên của cộng đồng như môi trường sinh sống, văn hóa và
hàng hóa[9, tr.12]
Tái định cư được hiểu là con người tạo dựng cuộc sống ở nơi cư trú mới sau
khi rời khỏi nơi cư trú cũ của họ. Có nhiều lý do mà người dân phải tái định cư và có
thể chia làm hai loại: tái định cư bắt buộc và tái định cư tự nguyện.
Thực tế tại nước ta có nhiều hình thức tái định cư được phổ biến như sau:
Tái định cư tập trung theo quy hoạch, kế hoạch chung, có tổ chức (gọi là tái
định cư bắt buộc). Tái định cư bắt buộc là việc tái định cư do người dân bị trưng
dụng đất để xây dựng dự án vì lợi ích chung của cộng đồng. Việc tái định cư bắt
buộc liên quan đến tất cả lứa tuổi và giới, những mong muốn của một số người bị
ảnh hưởng có thể không được đáp ứng. Rất nhiều người có thể gặp rủi ro và thiếu
động lực sáng tạo để di chuyển và tái lập nơi ở mới và thực hiện những định hướng
mới. Phụ nữ và những hộ gia đình do họ đứng đầu thường chịu nhiều thiệt thòi vì
đền bù lại thường chỉ dành cho nam giới, những hộ phụ nữ đứng đầu lại thường
trong kinh tế mong manh, hơn nữa phụ nữ thường bị hạn chế trong tiếp cận các dịch
vụ hỗ trợ. Nếu tái định cư bắt buộc là điều không thể tránh khỏi thì nó cần được
hoạch định và thực thi một cách chu đáo để kinh tế có thể được tăng trưởng và giảm
được nghèo đói, nhất là những người dễ bị tổn thương [10, tr.8].
Những người tái định cư tự nguyện được tự quyết định lựa chọn. Họ thường
là nam giới ở lứa tuổi trẻ hoặc trung niên vì vậy họ khá năng động, sáng tạo và chấp
nhận rủi ro. Chính phủ sẽ tổ chức các chương trình tái định cư được quy hoạch
trước, các chương trình này không chỉ quy hoạch nơi ở mới mà còn quy hoạch điều
kiện sống tại nơi ở mới, cung cấp các dịch vụ xã hội và thậm chí phục vụ cả nhu cầu
văn hóa và tôn giáo[11, tr.9].
Di dân tái định cư trong các công trình thủy điện thường là di dân bắt buộc để
giải phóng mặt bằng, thi công công trình thủy điện. Các công trình thủy điện đều
mang tính quan trong quyết định đến sự phát triển của địa phương, khu vực và quốc
gia.
11
1.2. Giới thiệu khái quát Sơn Tây – Quảng Ngãi
1.2.1. Vị trí địa lý huyện Sơn Tây
Sơn Tây là huyện miền núi, nằm về phía Tây tỉnh Quảng Ngãi; phía Đông và
Đông Nam giáp huyện Sơn Hà, phía Tây Nam giáp với huyện Kon Plông (tỉnh
Kontum), phía Bắc giáp huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) và huyện Tây Trà.
Huyện có diện tích 38.221,68 ha, trong đó diện tích đất Lâm nghiệp 25.676,2ha,
chiếm 67,17%. (theo thống kê năm 2010). Dân số là 17.475 người . Huyện lỵ đặt tại
xã Sơn Dung nằm cách thành phố Quảng Ngãi 75 km về hướng tây. Ngoài ra còn 8
xã khác là Sơn Bua, Sơn Lập, Sơn Liên, Sơn Long, Sơn Màu, Sơn Mùa, Sơn Tân,
Sơn Tinh.
Huyện được thành lập ngày 6 tháng 8 năm 1994 trên cơ sở tách 4 xã: Sơn
Tinh, Sơn Dung, Sơn Mùa, Sơn Tân thuộc huyện Sơn Hà. Huyện Sơn Tây nằm từ
0 ’ 0 ’ 0 ’ 0 ’
14 – 14 đến 14 – 46 độ vĩ bắc; từ 108 – 22 đến 108 – 24 độ kinh đông, có
độ cao từ 400m đến 1.900m so với mặt nước biển. Về khí hậu, Sơn Tây nằm trong
vùng gió mùa á nhiệt đới, có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng
01 đến tháng 8; mùa mưa từ cuối tháng 8 đến tháng 12, sớm hơn hai, ba tháng so với
đồng bằng. Lượng mưa trung bình hằng năm là 2.700mm. Nhiệt độ thường thấp hơn
0 0 0
1- 2 C so với đồng bằng, trung bình hằng năm là 23,5 C; cao nhất là 36- 2 C (vào
tháng 4,5,6 ); thấp nhất là 14 - 150 C (vào các tháng 11, 12). Nói chung khí hậu Sơn
Tây thích hợp cho nhiều loại cây, vật nuôi phát triển. Nhưng cũng có những năm
Sơn Tây phải chịu những đợt hạn hán, lụt bão khắc nghiệt, ảnh hưởng đến sản xuất
và đời sống của nhân dân.
Địa hình