Trong suốt lịch sử bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam có sự đóng góp
không hề nhỏ của bạn bè quốc tế, các nước xã hội chủ nghĩa anh em, trong đó có
Cộng hòa Dân chủ Đức (hay còn được gọi là Đông Đức).
Với tinh thần quốc tế vô sản, tình anh em xã hội chủ nghĩa trong sáng,
Cộng hòa Dân chủ Đức đã có sự giúp đỡ to lớn cho công cuộc bảo vệ và xây
dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong những năm tháng ác liệt của
chiến tranh và cả trong giai đoạn Việt Nam bị bao vây cấm vận với vô vàn khó
khăn, nhà nước và nhân dân Đông Đức đã có những sự giúp đỡ vô giá về mặt
chính trị, ngoại giao, quốc phòng - an ninh, kinh tế - xã hội, y tế, cơ sở hạ tầng.
Năm 2020 là năm kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam (03/02/1930-03/02/2020) và 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam – Cộng hòa Dân chủ Đức (03/02/1955-03/02/2020). Tuy chế độ chính trị
không còn, nhưng nhân dân Việt Nam vẫn luôn luôn ghi nhớ và biết ơn những
đóng góp vô giá của một nước Đức xã hội chủ nghĩa anh em. Tình cảm của nhân
dân Đức đối với nhân dân Việt Nam trong những năm tháng khó khăn cần được
biết tới rộng rãi, kể cả với thế hệ trẻ - những người sinh ra sau ngày nước Đức
thống nhất.
Mặt khác, dựa vào lịch sử quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa Việt Nam và
Cộng hòa Dân chủ Đức, mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nước Đức
mới cũng cần được vun đắp và phát triển sâu rộng hơn.
71 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quan hệ ngoại giao Việt Nam và cộng hòa dân chủ Đức từ năm 1955 đến 1990, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC
QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM VÀ CỘNG HÒA
DÂN CHỦ ĐỨC TỪ NĂM 1955 ĐẾN 1990
Mã số đề tài: ĐTSV.2020.10
Chủ nhiệm đề tài : Đỗ Quốc Huy
Lớp : 1705CTHB
Cán bộ hướng dẫn : ThS. Đặng Đình Tiến
Hà Nội, 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC
QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM VÀ CỘNG HÒA
DÂN CHỦ ĐỨC TỪ NĂM 1955 ĐẾN 1990
Mã số đề tài: ĐTSV.2020.10
Chủ nhiệm đề tài : Đỗ Quốc Huy
Thành viên tham gia : Nguyễn Duy Công
Nông Ngọc Quyền
Phùng Đức Trung
Lớp : 1705CTHB
Cán bộ hướng dẫn : ThS. Đặng Đình Tiến
Hà Nội, 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nhóm sinh viên
nghiên cứu khoa học chúng tôi. Các số liệu và tài liệu được sử dụng trong đề
tài có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của đề tài chưa
được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào.
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
STT Chữ viết tắt Tiếng Việt
1. BMZ Bộ Hợp tác phát triển
2. CDU Liên đoàn Dân chủ Thiên chúa giáo Đức
3. CHDC Cộng hòa Dân chủ
4. CHLB Cộng hòa Liên bang
5. DAAD Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức
6. EKF Quỹ Năng lượng và Khí hậu
7. EU Liên minh châu Âu
8. EVFTA
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên
minh châu Âu
9. FDI Về đầu tư trực tiếp nước ngoài
10. GCF Quỹ Khí hậu xanh
11. IKLU
Chương trình Sáng kiến về khí hậu và bảo vệ
môi trường
12. KHKT Khoa học kỹ thuật
13. KPD Đảng Cộng sản Đức
14. LDPD Đảng Dân chủ Tự do Đức
15. MfS Bộ An ninh Quốc gia
16. ODA Hỗ trợ Phát triển Chính thức
17. SED Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức
18. SPD Đảng Dân chủ Xã hội Đức
19. XHCN Xã hội chủ nghĩa
3
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 5
B. PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 9
Chương 1: NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ
NGOẠI GIAO VIỆT NAM – CỘNG HÒA DÂN CHỦ ĐỨC ........................ 9
1.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực cuối thập niên 40, đầu thập niên 50 của Thế
kỷ XX .................................................................................................................. 9
1.2. Những nhân tố tiền đề trước khi Việt Nam – CHDC Đức thiết lập quan
hệ ngoại giao (1950-1954) .............................................................................. 14
1.3. Việt Nam – Cộng hòa Dân chủ Đức thiết lập quan hệ ngoại giao và nhu
cầu hợp tác, chính sách đối ngoại của hai nước (1955-1990) ...................... 18
Chương 2: QUAN HỆ VIỆT NAM – CỘNG HÒA DÂN CHỦ ĐỨC TRÊN
CÁC LĨNH VỰC ............................................................................................... 20
2.1. Quan hệ Việt Nam – Cộng hòa Dân chủ Đức trên lĩnh vực chính trị -
đối ngoại .......................................................................................................... 20
2.2. Quan hệ Việt Nam – Cộng hòa Dân chủ Đức trên lĩnh vực quân sự, an
ninh .................................................................................................................. 24
2.3. Quan hệ Việt Nam – Cộng hòa Dân chủ Đức trên lĩnh vực kinh tế -
khoa học – công nghệ ..................................................................................... 26
2.4. Trên lĩnh vực văn hoá – giáo dục – y tế – cơ sở hạ tầng ....................... 30
2.5. Quan hệ Việt Nam – Cộng hòa Dân chủ Đức trên lĩnh vực hợp tác lao
động Xã hội Chủ nghĩa ................................................................................... 32
Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ
NGOẠI GIAO VIỆT NAM – CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC (SỰ KẾ
THỪA CỦA LỊCH SỬ SAU KHI NƯỚC ĐỨC THỐNG NHẤT) ............... 37
3.1. Đánh giá mối quan hệ Việt Nam – Cộng hòa Dân chủ Đức từ 1955 –
1990 .................................................................................................................. 37
3.2. Quan hệ ngoại giao Việt Nam– CHLB Đức dựa trên nền tảng lịch sử..
.......................................................................................................................... 38
3.3. Cộng đồng người Việt tại Đức và mối quan hệ giữa Đức và Việt Nam
hiện nay ........................................................................................................... 40
4
3.4. Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam – CHLB Đức ........................... 41
C. PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................... 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 46
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 48
5
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong suốt lịch sử bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam có sự đóng góp
không hề nhỏ của bạn bè quốc tế, các nước xã hội chủ nghĩa anh em, trong đó có
Cộng hòa Dân chủ Đức (hay còn được gọi là Đông Đức).
Với tinh thần quốc tế vô sản, tình anh em xã hội chủ nghĩa trong sáng,
Cộng hòa Dân chủ Đức đã có sự giúp đỡ to lớn cho công cuộc bảo vệ và xây
dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong những năm tháng ác liệt của
chiến tranh và cả trong giai đoạn Việt Nam bị bao vây cấm vận với vô vàn khó
khăn, nhà nước và nhân dân Đông Đức đã có những sự giúp đỡ vô giá về mặt
chính trị, ngoại giao, quốc phòng - an ninh, kinh tế - xã hội, y tế, cơ sở hạ tầng...
Năm 2020 là năm kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam (03/02/1930-03/02/2020) và 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam – Cộng hòa Dân chủ Đức (03/02/1955-03/02/2020). Tuy chế độ chính trị
không còn, nhưng nhân dân Việt Nam vẫn luôn luôn ghi nhớ và biết ơn những
đóng góp vô giá của một nước Đức xã hội chủ nghĩa anh em. Tình cảm của nhân
dân Đức đối với nhân dân Việt Nam trong những năm tháng khó khăn cần được
biết tới rộng rãi, kể cả với thế hệ trẻ - những người sinh ra sau ngày nước Đức
thống nhất.
Mặt khác, dựa vào lịch sử quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa Việt Nam và
Cộng hòa Dân chủ Đức, mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nước Đức
mới cũng cần được vun đắp và phát triển sâu rộng hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quan hệ
Ngoại giao Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Đức từ năm 1955 đến 1990”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Hiện tại đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên
cứu về quan hệ Việt Nam – CHDC Đức trên từng lĩnh vực như:
6
GS. Nguyễn Văn Ngọ (2018), Kể Lại Chuyện Việt Nam tham gia hợp tác
KHKT ở hội đồng tương trợ kinh tế các nước XHCN (SEV); Tác giả đã tái hiện
lại bức tranh sinh động về quá trình Việt Nam tham gia hợp tác trênh lĩnh vực
khoa học kĩ thuật ở hội đồng tương trợ kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa, những
khó khăn và thuận lợi trong quá trình tham gia tổ chức này
Cơ quan Ủy viên Liên bang về các tài liệu của Dịch vụ An ninh Nhà nước
Cộng hòa Dân chủ Đức cũ (2016), Quan hệ giữa An ninh Việt Nam và Stast –
Đông Đức, trong công trình nghiên cứu, tập thể tác giả đã đi vào tìm hiểu mối
quan hệ hợp tác về an ninh trong quan hệ Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Đức
trong thời kỳ từ năm 1950 đến trước năm 1990
Đào Đức Thuận, Phạm Thu Quỳnh (2011), Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa
dân chủ Đức (1950 - 1990) qua tài liệu lưu trữ, Tạp chí Văn Thư - Lưu trữ Việt
Nam, Số 4. Trong bài viết tác giả đã tiếp cận mối quan hệ giữa Việt Nam và
Cộng hòa dân chủ Đức thông qua một số tài liệu lưu trữ tại Việt Nam, từ đó làm
rõ mối quan hệ Việt Nam - Cộng hòa dân chủ Đức trên một số lĩnh vực như:
kinh tế, khoa học kĩ thuật, xây dựng
Martin Grossheim (2014), “Fraternal Support: The East German ‘Stasi’
and the Democratic Republic of Vietnam during the Vietnam War”, Cold War
International History Project Working Paper #71, September 2014, Tác giả đã
làm rõ một số nội dung trong quan hệ giữa Bộ An ninh Quốc gia Đông Đức và
Việt Nam DCCH trong Chiến tranh VN.
Các bài viết đã làm rõ một số nội dung hợp tác giữa Việt Nam và CHDC
Đức. Tuy vậy, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về mối quan
hệ ngoại giao giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa trước đây) và Cộng hòa Dân chủ Đức một cách tổng hợp, khái quát
trên mọi lĩnh vực.
7
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu, trình bày mối quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây) và Cộng hòa Dân chủ
Đức; để từ đó nêu bật tinh thần quốc tế vô sản, hợp tác xã hội chủ nghĩa vô tư
trong sáng giữa các quốc gia Xã hội Chủ nghĩa anh em và rút ra những bài học
kinh nghiệm trong việc phát triển mối quan hệ ngoại giao trong thời kỳ hiện đại .
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu, trình bày mối quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây) và Cộng hòa
Dân chủ Đức
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu lịch sử mối quan hệ
ngoại giao giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa trước đây) và Cộng hòa Dân chủ Đức.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu mối quan hệ ngoại giao giữa
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây)
và Cộng hòa Dân chủ Đức trên các mặt: chính trị, giao lưu nhân dân, quốc
phòng – an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, cơ sở hạ tầng, khoa học - kỹ
thuật, lao động hợp tác.
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu mối quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây) và Cộng
hòa Dân chủ Đức từ năm 1955 đến 1990.
8
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác - Lênin,
quán triệt nguyên tắc khách quan, toàn diện, nguyên tắc lịch sử cụ thể; đồng thời
quán triệt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về ngoại giao và giao lưu
nhân dân.
Ngoài ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp
phân tích và tổng hợp, phương pháp nghiên cứu tài liệu ...
6. Giả thuyết nghiên cứu
Vai trò lịch sử của mối quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây) và Cộng hòa Dân chủ
Đức trước đây có vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng như là tiền đề cho việc phát triển mối
quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nước Đức hiện đại. Tuy vậy, nhiều người
Việt Nam và Đức hiện tại chưa hiểu rõ và đánh giá đúng mối quan hệ lịch sử
này. Đề tài nghiên cứu giúp cho mọi người hiểu rõ và đánh giá đúng hơn về mối
quan hệ lịch sử Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa trước đây) và Cộng hòa Dân chủ Đức.
7. Đóng góp mới của đề tài
- Về mặt lý luận:
Đề tài tìm hiểu và nghiên cứu về mối quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây) và Cộng
hòa Dân chủ Đức trên các mặt: chính trị, giao lưu nhân dân, quốc phòng – an
ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, cơ sở hạ tầng, khoa học - kỹ thuật, lao động
hợp tác.
- Về mặt thực tiễn:
Đề tài góp phần rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc phát triển
mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nước Đức mới trong thời kỳ hiện đại.
9
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ NGOẠI
GIAO VIỆT NAM – CỘNG HÒA DÂN CHỦ ĐỨC
1.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực cuối thập niên 40, đầu thập niên 50 của
Thế kỷ XX
1.1.1. Bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ 2
Ngay từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, nhiều vấn
đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các nước Đồng minh:
- Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít
- Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh
- Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận
Từ 4/11/2/1945, hội nghị quốc tế được triệu tập tại Yalta (Liên Xô) với sự
tham dự của nguyên thủ 3 cường quốc là Liên Xô, Mĩ, Anh nhằm giải quyết các
vấn đề trên. Những quyết định quan trọng của Hội nghị Yalta như sau:
- Đẩy mạnh việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt
Nhật.
–Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế
giới.
–Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát
xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á:
+ Ở châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông
Berlin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây
nước Đức, Tây Berlin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của
10
Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần
Lan trở thành những nước trung lập.
+ Ở châu Á: Hội nghị chấp nhận những điều kiện của Liên Xô để tham
chiến chống Nhật bản: 1- Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2- Trả lại cho Liên Xô
miền Nam đảo Sakhalin và các đảo xung quanh; quốc tế hoá thương cảng Đại
Liên (Trung Quốc) và khôi phục việc Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận; Liên Xô
cùng Trung Quốc khai thác đường sắt Nam Mãn Châu – Đại Liên; Liên Xô
chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Kuril. Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản; ở bán
đảo Triều Tiên, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân đội Mĩ chiếm
đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới; Trung Quốc cần trở thành một
quốc gia thống nhất; quân đội nước ngoài rút khỏi Trung Quốc. Chính phủ
Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng
phái dân chủ, trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần
đảo Bành Hồ; các vùng còn lại của châu Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của
các nước phương Tây.
Thực chất của Hội nghị Ianta là sự phân chia khu vực đóng quân và khu
vực ảnh hưởng giữa các nước thắng trận, có liên quan tới hoà bình, an ninh và
trật tự thế giới về sau. Những quyết định quan trọng của Hội nghị và những thoả
thuận sau đó trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới (trật tự hai cực Ianta).
Theo đó, thế giới được chia thành hai phe do hai siêu cường đứng đầu mỗi phe,
đối đầu gay gắt trong gần 4 thập niên, làm cho quan hệ quốc tế luôn trong tình
trạng phức tạp, căng thẳng.
1.1.2. Cộng hòa Dân chủ Đức sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2
Năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, các nước Đồng Minh đã
phân chia nước Đức thành các khu vực khác nhau: Khu vực từ sông Niesse đến
sông Oder được cắt hoàn toàn cho Cộng hòa Nhân dân Ba Lan. Khu vực
Königsberg được cắt hoàn toàn cho Liên Xô và đổi tên thành Kaliningrad. Phần
11
còn lại của nước Đức bị chia làm 4 phần cho 4 nước: Anh – Pháp – Mỹ - Liên
Xô.
Năm 1949, khi hai cực Đông –Tây đối đầu trong cuộc Chiến tranh Lạnh, tại
3 vùng kiểm soát của Anh – Pháp –Mỹ đã kết hợp lại, thành lập chính quyền
Cộng hòa Liên bang Đức. Tại khu vực kiểm soát của mình, Liên Xô đã bảo trợ
các lực lượng Cộng sản Đức, thành lập chính quyền Cộng hòa Dân chủ Đức.
Khi khối quân sự Warsawa và Hội Đồng Tương Trợ Kinh Tế Các Nước XHCN
(SEV) ra đời, Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) trở thành một thành viên tích
cực của khối Xã hội chủ nghĩa trong cuộc Chiến tranh Lạnh đối đầu với Tây
phương Tư bản Đế quốc.
- Về chính trị: Khác với nhiều nước XHCN khác, ở CHDC Đức tồn tại một
hệ thống chính trị đa đảng phái và bản thân đảng cầm quyền ở CHDC Đức cũng
là sự kết hợp của 2 đảng chính trị. Các đảng chính trị ở CHDC Đức bao gồm:
1. Đảng chính trị cầm quyền ở Đông Đức là Sozialistische Einheitspartei
Deutschlands (Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức, SED), được thành lập
năm 1946 dựa trên việc hợp tác và thống nhất giữa Đảng Cộng sản Đức (KPD)
và Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) (các chi bộ của SPD tại Đông Đức).
2. Christlich-Demokratische Union Deutschlands (Liên đoàn Dân chủ
Thiên chúa giáo Đức, CDU), đã hợp nhất với CDU Tây Đức sau khi thống nhất
3. Demokratische Bauernpartei Deutschlands (Đảng Dân chủ Nông dân
Đức, DBD). Đảng này đặc biệt quan trọng bởi vai trò của nông dân trong nền
kinh tế. Đảng đã sáp nhập với CDU của Tây Đức sau thống nhất.
4. Liberal-Demokratische Partei Deutschlands (Đảng Dân chủ Tự do Đức,
LDPD), sáp nhập với đảng FDP Tây Đức sau thống nhất
5. Nationaldemokratische Partei Deutschlands (Đảng Dân chủ Quốc gia
Đức, NDPD), sáp nhập với đảng FDP Tây Đức sau thống nhất.
12
Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức, SED thực hiện quyền lãnh đạo
của mình thông qua Liên minh thống nhất của các đảng chống phát xít Mặt trận
Quốc gia Dân chủ Đức – một tổ chức mà tất cả các đảng chính trị ở CHDC Đức
phải tham gia.
Nhà nước CHDC Đức có mối liên hệ mật thiết với Liên Xô và các nước Xã
hội Chủ nghĩa khác, ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc và chống lại chủ
nghĩa Đế quốc. CHDC Đức còn tham gia nghĩa vụ quốc tế tại Mozambique,
Namibia, Angola
- Về kinh tế: Nền kinh tế CHDC Đức là một nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung cao độ, nằm trong hệ thống kế hoạch hóa kinh tế toàn Đông Âu với Liên
Xô và các quốc gia khác thuộc khối Warsawa. Kinh tế CHDC Đức có thế mạnh
về công nghiệp nhẹ và nông nghiệp; công nghiệp nặng của CHDC Đức mới bắt
đầu được đầu tư từ đầu thập niên 1970 nhưng không mạnh bằng Liên Xô hay
Tây Đức.
Các hàng hóa ở Đông Đức được phân phối thông qua các Kaufhalle (Bách
hóa Tổng hợp) của CHDC Đức. Khác với Bách hỏa Tổng hợp ở Việt Nam, hàng
hóa ở đây không phụ thuộc vào tem phiếu phân phối mà lưu thông như trong thị
trường bình thường. Các Kaufhalle của CHDC Đức thường thuộc quyền sở hữu
của nhà nước thông qua Công ty Bán lẻ Công cộng Nhà nước
(Handelsorganisation Kaufhalle) hoặc của Hợp tác xã Tiêu dùng (Mỗi Bách hóa
là một Tài sản hợp tác của một nhóm các cá nhân). Vì có giá bán cố định thống
nhất cho tất cả hàng hóa nên không có sự cạnh tranh về giá giữa các cửa hàng
khác nhau.
- Về an ninh, quân sự: Lực lượng an ninh và quân đội CHDC Đức thuộc
hàng đầu khối Warsawa. Bộ An ninh Quốc gia (MfS) của CHDC Đức là cơ
quan phản gián hàng đầu châu Âu thời chiến tranh lạnh. Các điệp viên Đông
Đức được cài cắm mọi nơi, từ trợ lý Thủ tướng Tây Đức cho tới Thư kí Hội
đồng Tham mưu trưởng NATO; thậm chí sau ngày thống nhất, CHLB Đức còn
13
không thu hồi được danh sách điệp viên của MfS. Quân đội của CHDC Đức
(NVA) là đội quân thường trực được Liên Xô viện trợ nhiều vũ khí mạnh nhất
khối Warsawa, với 4 sư đoàn bộ binh cơ giới, 2 sư đoàn tăng, 2 sư đoàn không
quân, 2 lữ đoàn tên lửa đạn đạo, 4 hạm đội, được trang bị xe tăng T-72, thiết
giáp BMP-2, máy bay MiG-29, tên lửa đạn đạo Luna, tàu tên lửa Tarantul
1.1.3. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2
Năm 1945, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố độc lập. Năm 1946, nhà
nước Việt Nam độc lập non trẻ phải tiến hành một cuộc kháng chiến chống lại
quân viễn chinh Pháp đang có mưu đồ tái lập hệ thông thuộc địa của mình ở
Đông Dương.
Trong giai đoạn 1946-1949, tình hình của lực lượng kháng chiến Việt
Nam vô cùng khó khăn. Vũ khí, quân tư trang, nhu yếu phẩm, thuốc men, lương
thực thiếu thốn; chưa có được các đồng minh trên thế giới và khu vực.
Năm 1949, Nội chiến Trung Quốc đi vào hồi kết, nước Cộng hóa Nhân dân
Trung Hoa ra đời, Cầu nối cho lực lượng cách mạng ở Việt Nam ra thế giới đã
được mở ra. Qua 2 chiến dịch Biên Giới và Thập Vạn Đại Sơn, lực lượng cách
mạng Việt Nam đã được nư