Quản lý có hiệu quảbệnh Phytophthora ởViệt Namhiện nay vẫn bịhạn chếbởi
việc thiếu những kiến thức và hiểu biết của các cán bộkhoa học, các khuyến nông viên và
những người nông dân. Dựán này nhằm mục tiêu duy trì lâu dài việc phòng trừbệnh có
hiệu quảvà khuyến cáo quản lý bệnh đối với cáccây trồng nông nghiệp ởViệt Nam,do
vậy sẽcải thiện được thu nhập của các hộnông dân bằng cách làmgiảm những thiệt hại
do bệnh Phytophthora gây nên. Mốc quan trọng đầu tiên của dựán CARD đã được thực
hiện một cách hoàn thiện và những hoạt động phù hợp đã được triển khai. Sựkiện thứ
nhất là đợt 1 trong 2 đợt hội thảo đào tạo khoa học đã được tổchức tại Viện Bảo vệthực
vật- Hà Nội, tại Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả- Huếvà tại Viện Nghiên cứu cây ăn
quảmiền Nam-MỹTho,Việt Namtừ31 tháng 5 đến 13 tháng 6 năm2005. Cuộc điều tra
đầu tiên được tiến hành để đánh giá năng lực các thành viên thamgia và hiệu quảcủa các
hội thảo. Một cuốn sổtay đào tạo đã được biênsoạn và phát cho các họcviên làmtài liệu
thamkhảo. Các học viên thamgia hội thảo được đào tạo vềphân loại vật gây bệnh, nhận
biết bệnh, quản lý đồng ruộng và tham gia nghiên cứu mởrộng. Các học viên sẽthiết lập
dựán nghiên cứu ngắn cho việc phát triển những khuyến cáo quản lý bệnh hại tổng hợp
đểngười nông dân thực hiện cho mốc quan trọng tiếp theo của dựán. Kết quảtừdựán
này sẽ được thảo luận tại hội thảo sau. Trong quá trình hoàn thiện những hoạt động này
chúng ta sẽ đạt đuợc các mục tiêu quan trọng ban đầu đã đặt ra.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Quản lý những bệnh Phytophthora trên cây trồng ở Việt nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
_____________________________________________________________________
Chương trình Hợp tác Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn (CARD)
Báo cáo Tiến độ
052/04VIE: Qu¶n lý nh÷ng bÖnh Phytophthora
trªn c©y trång ë ViÖt nam
MS2: BÁO CÁO 6 THÁNG LẦN THỨ NHẤT
Tháng 07/2005
Mục lục
1. Thông tin về đơn vị ____________________________________________________ 3
2. Trích lược Dự án ______________________________________________________ 4
3. Báo cáo tóm tắt________________________________________________________ 4
4. Giới thiệu và bối cảnh __________________________________________________ 4
5. Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo ________________________________________ 5
5.1 Những điểm đáng chú ý ___________________________________________________ 7
5.3 Xây dựng năng lực _______________________________________________________ 7
6. Báo cáo về các vấn đề đan chéo __________________________________________ 9
6.1 Môi trường _____________________________________________________________ 9
6.2 Các vấn đề về giới và xã hội _______________________________________________ 10
7. Các vấn đề về thực hiện và tính bền vững _________________________________ 10
7.1 Những khó khăn và trở ngại _______________________________________________ 10
7.2 Giải pháp______________________________________________________________ 10
8. Các bước quan trọng tiếp theo __________________________________________ 10
9. Kết luận ____________________________________________________________ 11
1. Thông tin về đơn vị
Tên Dự án Qu¶n lý nh÷ng bÖnh Phytophthora trªn c©y
trång ë ViÖt Nam
Đơn vị VN ViÖn B¶o vÖ thùc vËt, Hµ Néi
Giám đốc Dự án phía VN Phã gi¸o s−, tiÕn sÜ NguyÔn V¨n TuÊt
Đơn vị Úc Tr−êng §¹i häc Sydney
Nhõn sự Úc Gi¸o s− David Guest
Ngày bắt đầu Th¸ng 3/ 2005
Ngày kết thúc (theo dự kiến ban đầu) Th¸ng 12/ 2006
Ngày kết thúc (đó thay đổi) Th¸ng 3/ 2007
Chu kỳ bỏo cỏo 6 th¸ng
Cán bộ liên lạc
Ở Úc: Cố vấn trưởng
Tên: Giáo sư David Guest Telephone: (02) 9352.3946
Chức vụ: Giáo sư ngành trồng trọt Fax: (02) 9351.4172
Tổ chức Trường Đại học Sydney Email: guestd@agric.usyd.edu.au
Ở Úc: đầu mối liên hệ hành chính
Tên: Luda Kuchieva Telephone: 02.93517903
Chức vụ: đai diện cơ quan tài trợ Fax: 02.93517903
Tổ chức Trường Đại học Sydney Email: luda@reschols.usyd.edu.au
Ở VN
Tên: Phó giáo sư, tiến sĩ Telephone: +84 4838 5578
Nguyễn Văn Tuất
Chức vụ: Viện trưởng Fax: +84 4836 3563
Tổ chức Viện Bảo vệ thực vật Email: tuat@hn.vnn.vn
2. Trích lược Dự án
Quản lý có hiệu quả bệnh Phytophthora ở Việt Nam hiện nay vẫn bị hạn chế bởi
việc thiếu những kiến thức và hiểu biết của các cán bộ khoa học, các khuyến nông viên và
những người nông dân. Dự án này nhằm mục tiêu duy trì lâu dài việc phòng trừ bệnh có
hiệu quả và khuyến cáo quản lý bệnh đối với các cây trồng nông nghiệp ở Việt Nam, do
vậy sẽ cải thiện được thu nhập của các hộ nông dân bằng cách làm giảm những thiệt hại
do bệnh Phytophthora gây nên. Mốc quan trọng đầu tiên của dự án CARD đã được thực
hiện một cách hoàn thiện và những hoạt động phù hợp đã được triển khai. Sự kiện thứ
nhất là đợt 1 trong 2 đợt hội thảo đào tạo khoa học đã được tổ chức tại Viện Bảo vệ thực
vật- Hà Nội, tại Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả- Huế và tại Viện Nghiên cứu cây ăn
quả miền Nam- Mỹ Tho, Việt Nam từ 31 tháng 5 đến 13 tháng 6 năm 2005. Cuộc điều tra
đầu tiên được tiến hành để đánh giá năng lực các thành viên tham gia và hiệu quả của các
hội thảo. Một cuốn sổ tay đào tạo đã được biên soạn và phát cho các học viên làm tài liệu
tham khảo. Các học viên tham gia hội thảo được đào tạo về phân loại vật gây bệnh, nhận
biết bệnh, quản lý đồng ruộng và tham gia nghiên cứu mở rộng. Các học viên sẽ thiết lập
dự án nghiên cứu ngắn cho việc phát triển những khuyến cáo quản lý bệnh hại tổng hợp
để người nông dân thực hiện cho mốc quan trọng tiếp theo của dự án. Kết quả từ dự án
này sẽ được thảo luận tại hội thảo sau. Trong quá trình hoàn thiện những hoạt động này
chúng ta sẽ đạt đuợc các mục tiêu quan trọng ban đầu đã đặt ra.
3. Báo cáo tóm tắt
Dự án này nhằm mục tiêu mở rộng các đề xuất về quản lý và phòng trừ bệnh một
cách hiệu quả và lâu dài đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây, mở rộng phạm
vi cho tất cả các cây trồng nông nghiệp ở Việt Nam, do đó sẽ cải thiện được thu nhập cho
nông dân bằng việc giảm thiệt hại mất mùa do bệnh Phytophthora gây nên. Báo cáo này
trình bày về hoạt động của đợt đầu tiên trong 2 đợt hội thảo đào tạo khoa học đã được tổ
chức tại Viện Bảo Vệ Thực Vật - Hà nội, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây ăn
quả- Huế và Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam- Mỹ Tho từ 31 tháng 5 đến 13 tháng
6 năm 2005. Các hội thảo được tiến hành với sự tham gia của 77 cán bộ khoa học và các
khuyến nông viên từ các trường đại học, các viện nghiên cứu, một số chi cục bảo vệ thực
vật ở cả miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Về sự cân bằng giới, có thể nhận xét chung
là các học viên nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn các học viên nữ, ở cả 3 hội thảo, chỉ có 41%
học viên là nữ.
Một cuộc điều tra được xây dựng ngay từ khi bắt đầu mỗi hội thảo để đánh giá
năng lực của các thành viên và hiệu quả của đợt hội thảo sử dụng Bennett Hierarchy.
Những thông tin từ cuộc điều tra này, cùng với những kết quả thu được từ các cuộc điều
tra nông dân trong những hội thảo khuyến nông tiếp theo sẽ cho phép chúng tôi đánh giá
ảnh hưởng của các hội thảo đào tạo và dự án CARD.
Một cuốn sổ tay đào tạo được biên soạn và được phát tại mỗi một hội thảo cùng
với bản copy cuốn sách chuyên khảo 99 ACIAR “ Những giải pháp phát triển nông
nghiệp cho các hộ nông dân nhỏ” và sách chuyên khảo 144 “ Đa dạng hoá và quản lý
bệnh Phytophthora ở vùng Đông Nam Châu á”. Một bản copy và một bản copy điện tử
của cuốn sổ tay đào tạo đã được đệ trình được xem như là một phần của báo cáo này.
Cuốn sổ tay đào tạo bao gồm tất cả những phần trình bày trong hội thảo, những thông tin
bổ sung về bệnh Phytophthora và cả biện pháp quản lý chúng được trích dẫn từ chuyên
khảo ACIAR 114. Cuốn sổ tay này đã được đón nhận rất tốt và sẽ là một tài liệu tham
khảo toàn diện trong tương lai cho các học viên.
Mỗi hội thảo kéo dài 3 ngày đã cung cấp cho các học viên cách tiếp cận bằng thực
hành về việc nhận biết và quản lý bệnh Phytophthora ở Việt Nam. Các học viên được đào
tạo về phân loại vật gây bệnh, nhận biết bệnh, phương pháp phòng trừ bệnh và hoạt động
tham gia nghiên cứu. Những bài giảng trong hội thảo đã giới thiệu cho các học viên về
các loài Phytophthora, cũng như các loại bệnh khác nhau mà chúng có thể gây hại trên
các giống cây trồng khác nhau; ảnh hưởng của bệnh Phytophthora ở vùng Đông Nam
Châu á, những khái niệm về việc nhận biết bệnh, phân lập vật gây bệnh và phân loại
bệnh, dịch tễ học cũng như chu kỳ phát triển của bệnh.
Những lý thuyết này đều được đưa vào thực hành khi các học viên đến đồng
ruộng để nhận biết cây bị bệnh và thu thập những mẫu bệnh mang về phòng thí nghiệm
phân tích. Trong phòng thí nghiệm, các học viên đã được hướng dẫn một số kỹ thuật để
phân lập Phytophthora từ đất, từ vật liệu cây trồng và nhận biết Phytophthora như là một
tác nhân gây bệnh.
Học viên được chia thành các nhóm để thảo luận về sự gây hại của bệnh hiện nay
và chiến lược quản lý bệnh. Tuỳ theo kết quả thảo luận của các nhóm học viên mà chúng
ta có thể đưa ra sự lựa chọn cách quản lý bệnh với các mức chi phí thấp, trung bình và
cao để giới thiệu với nông dân như là phần đề xuất khuyến nông và nghiên cứu của các
học viên. Thông tin này cung cấp cho các học viên có khả năng để tiến hành hội thảo
khuyến nông ở bước tiếp theo của dự án mà ở đó các học viên sẽ thiết lập những dự án
nghiên cứu ngắn hạn dựa trên cơ sở tham gia nghiên cứu để phát triển việc quản lý bệnh
hại tổng hợp khuyến cáo cho nông dân. Kết quả từ những dự án nhỏ này sẽ được thảo
luận tại hội thảo năm tới.
Những thông tin được trình bày trong báo cáo này nhằm đạt mục tiêu đặt ra là
hoàn thiện mốc đầu tiên của dự án CARD.
4. Giới thiệu và bối cảnh
Sự đa dạng về khí hậu và địa lý ở Việt Nam cho phép trồng được nhiều loại cây
trồng khác nhau. Các loại cây ăn quả nhiệt đới được trồng tập trung ở cả miền Bắc và
miền Nam Việt Nam, cây ăn quả ôn đới được trồng ở miền Bắc và miền trung cao
nguyên. Những vùng khí hậu đa dạng cũng tạo nên điều kiện thời tiết lý tưởng cho
Phytophthora spp phát triển. Một số giống Phytophthora là nguyên nhân gây hại nặng
trên nhiều loại cây trồng khác nhau ở khắp đất nước, kết quả là làm giảm về năng suất và
thiệt hại về kinh tế một cách đáng kể.
Những thông tin về sự xuất hiện và phân bố của những loài Phytophthora hiện có
ở Việt Nam, sự lan truyền và tiến triển của bệnh cũng như các biện pháp phòng trừ thích
hợp là còn thiếu. Tính chuyên sâu trong việc nhận biết và quản lý bệnh Phytophthora, kể
cả qui trình kiểm dịch thích hợp cũng còn khiếm khuyết. Một kế hoạch chiến lược cho
việc nghiên cứu và phòng trừ bệnh Phytophthora trong tương lai là hết sức cần thiết. Mục
tiêu của dự án là nhằm nâng cao năng suất cho các hộ gia đình nông dân và làm giảm sự
nghèo nàn đặc biệt là ở vùng sông Mê kông và vùng ven biển miền Trung bằng việc nâng
cao những kỹ năng cho các cán bộ khoa học, những khuyến nông viên cũng như năng lực
của họ để thực hiện việc khuyến cáo quản lý bệnh cho các hộ gia đình nông dân..
Dự án này tập trung vào những vấn đề bệnh ở từng địa phương được nhận biết
thông qua các cuộc điều tra không chính thức và yêu cầu của các hộ gia đình nông dân. ở
Miền Nam, những cây trồng được chú trọng là dứa, cây có múi và hồ tiêu, trong khi cây
có múi, hồ tiêu và cao su sẽ được tập trung chủ yếu ở Miền Trung và vải, cà chua và
khoai tây là ở Miền Bắc. Đội ngũ cán bộ người Australia và Việt Nam tham gia dự án sẽ
tiến hành một loạt các hội thảo và giám sát những dự án nông dân tham gia nghiên cứu
ngắn hạn. Những hội thảo của chúng tôi nhằm bổ sung những lỗ hổng kiến thức về bệnh
Phytophthora ở mọi mức độ trên hầu khắp các cây trồng ở Việt Nam. Các hội thảo khoa
học tại mỗi một nơi đều có thành viên của 3 tổ chức cộng tác cũng như thành viên từ các
trường đại học. Những hội thảo này sẽ tập trung về sinh học của Phytophthora; những
bệnh do Phytophthora gây nên và thực hành việc quản lý bệnh. Các học viên sẽ được
hướng đẫn về nhận biết bệnh hại trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm. Bằng cách
này, những kiến thức thu được từ những hội thảo sẽ được liên kết chặt chẽ trong các
chương trình đào tạo cho sinh viên đại học và cho cán bộ sau khi tốt nghiệp đại học. Các
buổi hội thảo đào tạo khoa học đầu tiên đã được tổ chức tại Viện Bảo vệ thực vật- Hà
Nội, Trung tâm nghiên cứu phát triển cây ăn quả- Huế và viện nghiên cứu cây ăn quả
miền nam- Mỹ Tho trong tháng 6/2005. Đợt hội thảo đào tạo khoa học cuối cùng dự kiến
được tổ chức vào tháng 10/2006 bởi các thành viên Australia. Những hội thảo đào tạo
thực hành này sẽ góp phần xây dựng năng lực cho các viện nghiên cứu và các tổ chức
khuyến nông. Cán bộ khoa học sẽ được trang bị kỹ năng nhận biết bệnh và chiến lược
quản lý bệnh Phytophthora để chuyển giao tới các tổ chức khuyến nông.
Mức thứ 2 của hội thảo sẽ tập trung về nhận biết triệu chứng và áp dụng việc quản
lý tổng hợp tới các hộ nông dân. Các cán bộ khoa học Việt Nam sẽ tiến hành tổ chức hội
thảo cho chi cục bảo vệ thực vật các tỉnh, những thành viên này sẽ giám sát hoạt động
nông dân tham gia nghiên cứu và các hoạt động khuyến nông khác. Những hoạt động
được chỉ ra ở trên là cơ sở cho những nghiên cứu về hoạt động khuyến nông. Các thành
viên của Australia sẽ thăm những thử nghiệm đồng ruộng trong tháng 2/2006 nhằm hỗ
trợ cho các cán bộ khoa học và các khuyến nông viên trong việc phát triển chiến lược
quản lý bệnh tổng hợp cho mỗi cây trồng tại mỗi vùng, thiết kế và tiến hành các cuộc hội
thảo về Phytophthora cho các cán bộ chi cục bảo vệ thực vật ở mỗi vùng, thiết kế và tổ
chức các hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu và các hoạt động khác cùng với sự
tham gia của các thành viên của chi cục bảo vệ thực vật và các hộ gia đình nông dân. Các
học viên tham gia hội thảo sẽ trình bày những kết quả của các thử nghiệm nghiên cứu của
họ tại hội thảo cuối cùng dự kiến tổ chức vào tháng 10/2006.
Mức thứ 3 của việc đào tạo ở Việt Nam là sẽ phổ biến kết quả tới các hộ nông dân
ở 5 tỉnh trong mỗi vùng thông qua các hoạt động tham gia nghiên cứu đã học được trong
dự án này và những dự án trước đây. Nông dân sẽ được giới thiệu những chiến lược quản
lý trang trại và sẽ được hỗ trợ thực hiện đối với chiến lược mà họ đã lựa chọn. Những
nông dân này sẽ trở thành nòng cốt cho các hoạt động khuyến nông trong tương lai. Sự
cạnh tranh giữa các nông dân, những ngày học trên đồng ruộng và những bài tập tiếp xúc
cộng đồng sẽ là những hoạt động bổ sung trong đợt đào tạo này.
Các thành viên được chọn cũng có cơ hội một đợt tham quan ở úc nơi mà họ sẽ
học được các biện pháp quản lý vườn ươm và vườn sản xuất một cách tốt nhất cũng như
các kỹ thuật tiên tiến về phân loại vật gây bệnh. Ba cán bộ khoa học: Thạc sĩ Nguyễn Thị
Ly (Viện Bảo vệ thực vật), Đoàn Nhân Ái (Trung tâm Phát triển cây ăn quả - Huế), Tiến
sĩ Nguyễn Văn Hoà (Viện Nghiên cứu cây ăn quả miễn Nam) sẽ tham quan Australia vào
tháng 7/2005 để tham gia một đợt tham quan đào tạo nhằm học tập biện pháp quản lý
bệnh ở vườn ươm và vườn sản xuất đối với một số cây trồng ở miền Nam Queensland và
cả việc đào tạo sắp tới về nhận biết bệnh Phytophthora. Điều này sẽ góp phần xây dựng
năng lực tổ chức và hướng tới việc tối đa hoá lợi ích lâu dài cho mỗi đơn vị trong tương
lai.
5. Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo
5.1 Những điểm đáng chú ý
Chi tiết tiến độ thực hiện được ghi lại trong khung logic báo cáo dự án đính kèm
Giai đoạn đầu đã thực hiện được theo mục tiêu như sau:
1. Ký hợp đồng vào tháng 3/ 2005.
2. Ký MOU giữa giám đốc dự án phía Việt Nam và Úc .
3. Xây dựng và phát những tài liệu đào tạo.
4. Sự đánh giá bước đầu về năng lực của các học viên Việt Nam thông qua những câu hỏi
ở buổi đầu tiên của khoá hội thảo đào tạo thứ nhất. Những câu hỏi tương tự sẽ được đưa
ra cho các thành viên trong lớp học ở khoá hội thảo đào tạo cuối cùng để đánh giá hiệu
quả hoạt động đào tạo khoa học (Bennett's Hierarchy)
5. Hoàn thành khoá đào tạo khoa học đầu tiên ở Viện Bảo vệ thực vật - Hà Nội, Trung
tâm nghiên cứu và phát triển cây ăn quả Huế và Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam -
Mỹ Tho. Chương trình của khoá đào tạo cho các nhà khoa học có thể được tìm thấy ở phụ
lục 1.
6. Đào tạo 77 nhà khoa học Việt Nam về chẩn đoán và giám định bệnh Phytophthora.
7. Lập kế hoạch cho chuyến thăm quan học tập tại Úc cho các nhà khoa học Việt Nam
vào tháng 7/ 2005.
5.2 Xây dựng năng lực
1. Khoá đào tạo cho các nhà khoa học
Những khoá hội thảo đào tạo nằm trong mục đích của dự án để nâng cao những
kiến thức về bệnh Phytophthora ở tất cả các mức độ trên cây trồng ở Việt Nam. Khoá đào
tạo cho các nhà khoa học được thực hiện tại Viện Bảo vệ thực vật, Trung tâm nghiên cứu
và phát triển cây ăn quả Huế và Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam . Bao gồm tổng
số 77 học viên đến từ các tổ chức hợp tác, các trường Đại Học, Chi cục Bảo vệ thực vật
tỉnh và Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VASI). Sự tham gia của các thành viên
trong Trường đại học sẽ nâng cao kiến thức hơn nhờ sự kết hợp giữa những kiến thức thu
đựơc từ khoá đào tạo này với chương trình đào tạo đại học và sau đại học của trường.
Khoá hội thảo đào tạo các nhà khoa học tập chung vào đặc điểm sinh học của nấm
Phytophthora, những bệnh do nó gây nên và hàng loạt các biện pháp quản lý bệnh (Phụ
lục 1). Những nhà khoa học là các học viên tham dự khoá hội thảo đào tạo đầu tiên được
đào tạo về nhận biết triệu chứng bệnh, giám định vật gây bệnh, phương pháp nghiên cứu
và khuyến nông. Các nhà khoa học cũng được giới thiệu về phương pháp hoạt động nông
dân tham gia nghiên cứu để đào tạo nông dân và phổ biến biện pháp phòng trừ bệnh.
Điều này sẽ nâng cao khả năng đào tạo cho các nhà khuyến nông và phổ biến những
chiến lược quản lý bệnh tới những hộ nông dân. Khoá hội thảo đào tạo các nhà khoa học
cũng đã giới thiệu với các học viên về biện pháp kiểm dịch và những rủi ro của bệnh
trong tương lai có thể có trên cây trồng ở Việt nam nhằm cung cấp cho các học viên về
khả năng không chỉ cho những vấn để hiện tại mà còn nâng cao khả năng giải quyết được
những vấn đề bệnh mới khi mà chúng phát sinh.
Chuyến đào tạo tại Úc đã được lập kế hoạch vào tháng 7/ 2005 sẽ đưa các nhà
khoa học Việt Nam tới thăm các vườn ươm và vườn sản xuất một số cây trồng với kỹ
thuật canh tác tốt nhất cũng như kỹ thuật hiện đại trong chuẩn đoán bệnh và đào tạo
nghiên cứu. Các nhà khoa học được trang bị kiến thức sau đó sẽ chuyển giao kỹ năng
chẩn đoán và những chiến lược quản lý bệnh Phytophthora tới Trung tâm khuyến nông
thông qua lớp đào tạo các nhà khuyến nông và chương trình đào tạo nông dân.
2. Tài liệu đào tạo
Tài liệu đào tạo tổng hợp được xây dựng và cung cấp tới các học viên của lớp học
như là sách pho to và đĩa CD. Quyển sách bao gồm những bản copy của tất cả nội dung
giảng dạy, trong đó có một số trang được dịch sang tiếng Việt nam và phần dịch được lựa
chọn liên quan đến các chương của tài liệu ACIAR Monograph số 14 (Drenth A & Guest
DI, 2004. Diversity and Management of Phytophthora in Southeast Asia). Tài liệu đầu
tiên được phát là bằng tiếng Anh đã được các học viên ở Viên nghiên cứu cây ăn quả
Miền Nam rất thích vì nó khuyến khích họ học tiếng Anh.
Các học viên cũng được cung cấp 1 bản copy của cuốn chuyên khảo(ACIAR
Monograph) bằng tiếng Anh. Cuốn chuyên khảo cung cấp nhiều kiến thức cơ bản, những
thông tin thực tế và giải pháp phát triển và thực hiện những chiến lược quản lý tổng hợp
có hiệu quả đối với bệnh Phytophthora gây hại trên một số cây trồng khác nhau dưới các
điều kiện môi trường khác nhau. Các học viên cũng được cung cấp những bản copy của
tài liệu dịch sang tiếng Việt nam phần ACIAR monograph 99 “ Developing Agricultural
Solution with Smallholder Farmers”. Những chuyên khảo này phác thảo những nét chính
về hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu (PAR) để đạt được mục đích khuyến khích
nông dân nắm bắt những kỹ thuật mới.
Việc xây dựng và phân phát những cuốn tài liệu đào tạo và các chuyên khảo
(ACIAR Monographs ) phần 99 và 114 cung cấp cho các học viên với những hướng dẫn
mà họ có thể tham khảo đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng.
3. Chuyến tham quan học tập tại Úc của các nhà khoa học
Khoá đào tạo nâng cao tại Úc được đặt lịch trình vào tháng 7/ 2005. 3 nhà khoa
học Việt Nam được lựa chọn bởi chủ nhiệm dự án Việt Nam để tham gia một chuyến
tham quan học tập và đào tạo về biện pháp tốt nhất quản lý vườn ươm và các vườn sản
xuất cây trồng và đào tạo cao hơn về chẩn đoán bệnh Phytophthora. Điều này sẽ nâng
cao khả năng của các cán bộ nằm trong dự án và mục đích đem lại quyền lợi lâu dài cho
mỗi Viện.
6. Báo cáo về các vấn đề đan chéo
6.1 Môi trường
Việc thiếu những thông tin về quản lý bệnh hiện nay ở nhiều vùng của Việt Nam có
thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ dịch hại không thích hợp. Việc sử dụng nhiều các loại
thuốc hoá học để trừ dịch hại và bệnh có thể dẫn đến dư lượng thuốc cao trong thực phẩm
và ô nhiễm môi trường. Nhiều học viên trong lớp học ở Mỹ Tho đã nêu những vấn đề
môi trường liên quan chính đến người nông dân . Ví dụ như ở một số tỉnh: Hà nội, Vĩnh
Phúc và Hà Tây Người nông dân đã được báo cáo là phun tăng 2-3 lần nồng độ khuyến
cáo của thuốc trừ nấm trên cây cà chua và khoai tây và cứ phun 3