Báo cáo Quản lý những bệnh Phytophthora trên cây trồng ở Việt nam lần thứ hai

Hiện nay, biện pháp quản lý có hiệu quảbệnh Phytophthora ởViệt Namvẫn còn hạn chếbởi việc thiếu những kiến thức vàhiểu biết của các cán bộkhoa học, các khuyến nông viên và những người nông dân. Dựán này nhằm mục tiêu hướng dẫn biện pháp quản lývà phòng trừbệnh có hiệu quảvà bền vững đối với các cây trồng nông nghiệp ởViệt Nam, do vậy sẽcải thiện được thu nhập của các hộnông dân bằng cách làm giảm những thiệt hại do bệnh Phytophthoragây nên. Bước thứ2 của dựán CARD đã được thực hiện và những hoạt động phù hợp đã được triển khai. Khoá hội thảo đào tạo cho cán bộkhuyến nông đã được tổchức tại Việt Nam ở: Viện Bảo vệthực vật- Hà Nội, Trung tâmNghiên cứu cây ăn quả- Huế, tháng 8 năm2005 và tại Viện Nghiên cứu cây ăn quảmiền NamMỹTho, tháng 10 năm 2005. Tất cảcác thành viên thamgia các khoá đào tạo đều được nhận sáchvàcác tài liệu đào tạo có liên quan. Các học viên thamgia hội thảo được đào tạo vềkỹthuật PAR (Nông dân tham gia nghiên cứu ) và có sựphối hợp với các thành viên của các Viện nghiên cứu cùng thực hiện hướng dẫn nông dân thamgia nghiên cứu các thí nghiệm vềquản lý tổng hợp bệnh Phytophthoratrên đồng ruộng. Các báo cáo của những thí nghiệm đồng ruộng này hiện nay đang được tập hợp và kết quảcủa chúng sẽ được thảo luận trong khoá hội thảo đào tạo cuối cùng vào tháng 11 năm2006. Chúng tôi đã hoàn thành các mục tiêu quan trọng ban đầu đặt ra trong giai đoạn này.

pdf14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Quản lý những bệnh Phytophthora trên cây trồng ở Việt nam lần thứ hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ministry of Agriculture & Rural Development Chương trình Hợp tác Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (CARD) Báo cáo Tiến độ 052/04VIE: Qu¶n lý nh÷ng bÖnh Phytophthora trªn c©y trång ë ViÖt nam MS3: BÁO CÁO 6 THÁNG LẦN THỨ HAI Th¸ng 1 - 2006 1 1. Thông tin về đơn vị Tên dự án Qu¶n lý nh÷ng bÖnh Phytophthora trªn c©y trång ë ViÖt Nam Đơn vị VN ViÖn B¶o vÖ thùc vËt, Hµ Néi Giám đốc Dự án phía VN Phã gi¸o s−, tiÕn sÜ NguyÔn V¨n TuÊt Đơn vị Úc Tr−êng §¹i häc Sydney Nhân sự Úc Gi¸o s− David Guest Ngày bắt đầu Th¸ng 3/ 2005 Ngày kết thúc (theo dự kiến ban đầu) Th¸ng 12/ 2006 Ngày kết thúc (đã thay đổi) Th¸ng 3/ 2007 Chu kỳ báo cáo B¸o c¸o 6 th¸ng lÇn 2 (12 th¸ng) Cán bộ liên lạc Ở Úc: Cố vấn trưởng Tên: Gi¸o s− David Guest Telephone: (02) 9352.3946 Chức vụ: Gi¸o s− ngµnh trång trät Fax: (02) 9351.4172 Tổ chức Tr−êng §¹i häc Sydney Email: guestd@agric.usyd.edu.au Ở Úc: đầu mối liên hệ hành chính Tên: Luda Kuchieva Telephone: 02.93517903 Chức vụ: ®ai diÖn c¬ quan tµi trî Fax: 02.93517903 Tổ chức Tr−êng §¹i häc Sydney Email: luda@reschols.usyd.edu.au Ở VN Tên: Phã gi¸o s−, tiÕn sÜ NguyÔn Telephone: +84 4838 5578 V¨n TuÊt Chức vụ: ViÖn tr−ëng Fax: +84 4836 3563 Tổ chức ViÖn B¶o vÖ thùc vËt Email: tuat@hn.vnn.vn 2. Trích lược Dự án Hiện nay, biện pháp quản lý có hiệu quả bệnh Phytophthora ở Việt Nam vẫn còn hạn chế bởi việc thiếu những kiến thức và hiểu biết của các cán bộ khoa học, các khuyến nông viên và những người nông dân. Dự án này nhằm mục tiêu hướng dẫn biện pháp quản lý và phòng trừ bệnh có hiệu quả và bền vững đối với các cây trồng nông nghiệp ở Việt Nam, do vậy sẽ cải thiện được thu nhập của các hộ nông dân bằng cách làm giảm những thiệt hại do bệnh Phytophthora gây nên. Bước thứ 2 của dự án CARD đã được thực hiện và những hoạt động phù hợp đã được triển khai. Khoá hội thảo đào tạo cho cán bộ khuyến nông đã được tổ chức tại Việt Nam ở: Viện Bảo vệ thực vật- Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả - Huế, tháng 8 năm 2005 và tại Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam- Mỹ Tho, tháng 10 năm 2005. Tất cả các thành viên tham gia các khoá đào tạo đều được nhận sách và các tài liệu đào tạo có liên quan. Các học viên tham gia hội thảo được đào tạo về kỹ thuật PAR (Nông dân tham gia nghiên cứu ) và có sự phối hợp với các thành viên của các Viện nghiên cứu cùng thực hiện hướng dẫn nông dân tham gia nghiên cứu các thí nghiệm về quản lý tổng hợp bệnh Phytophthora trên đồng ruộng. Các báo cáo của những thí nghiệm đồng ruộng này hiện nay đang được tập hợp và kết quả của chúng sẽ được thảo luận trong khoá hội thảo đào tạo cuối cùng vào tháng 11 năm 2006. Chúng tôi đã hoàn thành các mục tiêu quan trọng ban đầu đặt ra trong giai đoạn này. 3. Báo cáo tóm tắt Dự án này nhằm mục tiêu mở rộng các đề xuất về quản lý và phòng trừ bệnh một cách hiệu quả và lâu dài đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây, mở rộng phạm vi cho tất cả các cây trồng nông nghiệp ở Việt Nam, tăng thu nhập cho nông dân bằng việc giảm thiệt hại mất mùa do bệnh Phytophthora gây nên. Qua các khoá hội thảo đào tạo khoa học tại Việt Nam và khoá đào tạo tại Úc, các cán bộ nghiên cứu và cán bộ nông nghiệp của Việt Nam được trang bị kiến thức về kỹ năng chẩn đoán bệnh và sự hiểu biết về biện pháp quản lý bệnh, từ đó truyền bá cho các cán bộ khuyến nông và nông dân. Báo cáo này trình bày về hoạt động của 3 lớp hội thảo, mỗi lớp 2 ngày đào tạo cho các cán bộ chi cục BVTV và khuyến nông được tổ chức tại Viện Bảo Vệ Thực Vật - Hà nội, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây ăn quả - Huế và Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam- Mỹ Tho, thời gian từ giữa tháng 8 đến tháng 10 năm 2005. Các hội thảo được tiến hành với sự tham gia của 80 cán bộ khuyến nông viên đến từ 16 tỉnh , các cán bộ này được đào tạo về chiến lược quản lý bệnh tổng hợp. Tại các buổi hội thảo, học viên nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ, ở cả 3 hội thảo, chỉ có 32% học viên là nữ. Điều này tương tự với các khoá hội thảo đào tạo khoa học được thực hiện tháng 6 - 2005. Các tài liệu đào tạo bằng sách và đĩa CD được phát đến các thành viên trong lớp. Những tài liệu đào tạo được biên soạn dựa vào quyển sách cùng với bản dịch cuốn sách này đã được phát tại khoá hội thảo đào tạo khoa học tháng 6 - 2005. Tài liệu này đã được đón nhận rất tốt và sẽ là một tài liệu tham khảo toàn diện trong tương lai cho các học viên. Các lớp hội thảo đào tạo cho các cán bộ khuyến nông và chi cục đã cung cấp cho các học viên cách tiếp cận bằng thực hành về việc nhận biết và quản lý bệnh Phytophthora ở Việt Nam. Các học viên được đào tạo về phân loại vật gây bệnh, nhận biết bệnh, phương pháp phòng trừ bệnh và hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu. Những bài giảng trong hội thảo đã giới thiệu cho các học viên về các loài Phytophthora, cũng như các loại bệnh khác nhau gây hại trên các giống cây trồng khác nhau; ảnh hưởng của bệnh Phytophthora đến cây trồng, những khái niệm về việc nhận biết bệnh, phân lập vật gây bệnh và phân loại bệnh, dịch tễ học cũng như chu kỳ phát triển của bệnh. Những kiến thức này cũng được thực hành thông qua việc thăm đồng ruộng để xác định bệnh cây và thu thập mẫu bệnh mang về phân tích trong phòng thí nghiệm. Trong phòng thí nghiệm các thành viên học kỹ thuật phân lập nấm Phytophthora từ đất và từ mẫu cây và để xác định Phytophthora - tác nhân gây bệnh. Sự lực chọn biện pháp quản lý bệnh phù hợp với thí nghiệm nông dân tham gia nghiên cứu cũng được xây dựng như là phần đề xuất khuyến nông và nghiên cứu của các học viên. Sự hỗ trợ từ các thành viên của dự án cũng được cung cấp qua email. Để nâng cao nhận thức về biện pháp canh tác tiên tiến và quản lý bệnh cho người nông dân, các nhà khoa học và cán bộ khuyến nông đã tổ chức các khoá đoà tạo cho nông dân và các thí nghiệm nông dân tham gia nghiên cứu. Hơn 220 nông dân từ 3 vùng miền đã tham gia trong các thí nghiệm nông dân tham gia nghiên cứu. Các thí nghiệm này sẽ được giám sát và kết quả được thảo luận trong khoá hội thảo đào tạo cuối cùng vào tháng 11 năm 2006. Bản tóm tắt những lớp hội thảo đào tạo cho các cán bộ khuyến nông và các thí nghiệm nông dân tham gia nghiên cứu có thể được tìm thấy ở phụ lục 1. Thông tin được trình bày trong báo cáo này nhằm mục tiêu hoàn thành giai đoạn 2 của dự án CARD số 052/ 04/ VIE. 4. Giới thiệu và bối cảnh Sự đa dạng về khí hậu và địa lý ở Việt Nam cho phép trồng được nhiều loại cây trồng khác nhau. Các loại cây ăn quả nhiệt đới được trồng tập trung ở cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam, cây ăn quả ôn đới được trồng ở miền Bắc và miền trung cao nguyên. Những vùng khí hậu đa dạng cũng tạo nên điều kiện thời tiết lý tưởng cho Phytophthora spp phát triển. Một số giống Phytophthora là nguyên nhân gây hại nặng trên nhiều loại cây trồng khác nhau ở khắp đất nước, kết quả là làm giảm về năng suất và thiệt hại về kinh tế một cách đáng kể. Những thông tin về sự xuất hiện và phân bố của những loài Phytophthora hiện có ở Việt Nam, sự lan truyền và tiến triển của bệnh cũng như các biện pháp phòng trừ thích hợp là còn thiếu. Tính chuyên sâu trong việc nhận biết và quản lý bệnh Phytophthora, kể cả qui trình kiểm dịch thích hợp cũng còn khiếm khuyết. Một kế hoạch chiến lược cho việc nghiên cứu và phòng trừ bệnh Phytophthora trong tương lai là hết sức cần thiết. Mục tiêu của dự án là nhằm nâng cao năng suất cho các hộ gia đình nông dân và làm giảm sự nghèo nàn đặc biệt là ở vùng sông Mê kông và vùng ven biển miền Trung bằng việc nâng cao những kỹ năng cho các cán bộ khoa học, những khuyến nông viên cũng như năng lực của họ để thực hiện việc khuyến cáo quản lý bệnh cho các hộ gia đình nông dân.. Dự án này tập trung vào những vấn đề bệnh ở từng địa phương được nhận biết thông qua các cuộc điều tra không chính thức và yêu cầu của các hộ gia đình nông dân. Ở Miền Nam, những cây trồng được chú trọng là dứa, cây có múi và hồ tiêu, trong khi cây có múi, hồ tiêu và cao su sẽ được tập trung chủ yếu ở Miền Trung và vải, cà chua và khoai tây ở Miền Bắc. Đội ngũ cán bộ người Australia và Việt Nam tham gia dự án sẽ tiến hành một loạt các hội thảo và giám sát những dự án nông dân tham gia nghiên cứu ngắn hạn. Những hội thảo của chúng tôi nhằm bổ sung những lỗ hổng kiến thức về bệnh Phytophthora ở mọi mức độ trên hầu khắp các cây trồng ở Việt Nam. Các hội thảo khoa học tại mỗi một nơi đều có thành viên của 3 tổ chức cộng tác cũng như thành viên từ các trường đại học. Những hội thảo này sẽ tập trung về sinh học của Phytophthora, những bệnh do Phytophthora gây nên và thực hành việc quản lý bệnh. Các học viên sẽ được hướng dẫn về nhận biết bệnh hại trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm. Các lớp hội thảo đào tạo thực hành sẽ góp phần nâng cao năng lực cho các cán bộ khoa học của Viện nghiên cứu và các tổ chức khuyến nông. Sau đó các cán bộ khoa học sẽ được trang bị để chuyển giao kỹ năng chẩn đoán và chiến lược quản lý bệnh Phytophthora tới các cán bộ khuyến nông và nông dân. Các lớp hội thảo đào tạo khoa học đầu tiên đã được tổ chức tại Viện Bảo vệ thực vật- Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu phát triển cây ăn quả - Huế và Viện nghiên cứu cây ăn quả miền nam - Mỹ Tho trong tháng 6/2005 và đã được thảo luận trong báo cáo tiến độ 6 tháng lần thứ nhất. Đợt hội thảo đào tạo khoa học cuối cùng dự kiến được tổ chức vào tháng 11/ 2006 bởi các thành viên Australia. Mức thứ 2 của hội thảo sẽ tập trung về nhận biết triệu chứng và áp dụng việc quản lý tổng hợp tới các hộ nông dân. Giữa tháng 8 và tháng 10 năm 2005 các cán bộ khoa học của Việt Nam ở 3 Viện sẽ tổ chức các lớp hội thảo đào tạo cho các cán bộ của các chi cục bảo vệ thực vật các tỉnh, những thành viên này sẽ giám sát hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu và các hoạt động khuyến nông khác. Những hoạt động trên là cơ sở cho những nghiên cứu về hoạt động khuyến nông. Các thành viên của Úc sẽ hỗ trợ cho các cán bộ khoa học và các khuyến nông viên trong việc phát triển chiến lược quản lý bệnh tổng hợp cho mỗi cây trồng tại mỗi vùng, thiết kế và tiến hành các cuộc hội thảo về Phytophthora cho các cán bộ chi cục bảo vệ thực vật ở mỗi vùng, thiết kế và tổ chức các hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu và các hoạt động khác cùng với sự tham gia của các thành viên của chi cục bảo vệ thực vật và các hộ gia đình nông dân. Những kết quả của các thử nghiệm nghiên cứu của họ sẽ được trình bày tại hội thảo cuối cùng dự kiến tổ chức vào tháng 11/2006. Mức thứ 3 của việc đào tạo ở Việt Nam là sẽ phổ biến kết quả tới các hộ nông dân ở 5 tỉnh trong mỗi vùng thông qua các hoạt động tham gia nghiên cứu đã học được trong dự án này và những dự án trước đây. Nông dân sẽ được giới thiệu những chiến lược quản lý trang trại và sẽ được hỗ trợ thực hiện đối với chiến lược mà họ đã lựa chọn. Các thử nghiệm đồng ruộng đã được thiết lập và các thành viên của Úc sẽ lựa chọn đi thăm một số thí nghiệm vào tháng 2 năm 2006. Những nông dân này sẽ trở thành nòng cốt cho các hoạt động khuyến nông trong tương lai. Các thành viên được chọn cũng có cơ hội tham gia một đợt tham quan ở Úc và sẽ học được các biện pháp quản lý vườn ươm và vườn sản xuất một cách tốt nhất cũng như các kỹ thuật tiên tiến về nghiên cứu và phân loại vật gây bệnh. Hai cán bộ khoa học: Thạc sĩ Nguyễn Thị Ly (Viện Bảo vệ thực vật), Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoà (Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam) đã đi tham quan Australia vào tháng 7/2005 để tham gia một đợt tham quan đào tạo nhằm học tập biện pháp quản lý bệnh ở vườn ươm và vườn sản xuất đối với một số cây trồng ở miền Nam Queensland và cả việc đào tạo cao hơn về nhận biết bệnh Phytophthora. Ông Đoàn Nhân Ái (Trung tâm nghiên cứu phát triển cây ăn quả - Huế) sẽ đi thăm quan úc vào tháng 7/ 2006. Mục đích đem lại lợi ích lâu dài cho mỗi Viện bằng cách nâng cao năng lực của các Viện qua chuyến thăm quan của các cán bộ khoa học Việt Nam về thực hành nông nghiệp úc và xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa các cán bộ khoa học Việt nam và Úc. 5. Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo 5.1. Những điểm đáng chú ý Chi tiết tiến độ thực hiện được ghi lại trong khung logic báo cáo dự án đính kèm Giai đoạn hai đã thực hiện được theo mục tiêu như sau: 1. Hai cán bộ khoa học: Thạc sĩ Nguyễn Thị Ly (Viện Bảo vệ thực vật), Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoà (Viện Nghiên cứu cây ăn quả miễn Nam) đã đi tham quan Australia vào tháng 7/2005. Ông Đoàn Nhân Ái (Trung tâm nghiên cứu phát triển cây ăn quả - Huế) không nhận được vi sa đúng thời gian nên sẽ được chuyển sang đi thăm quan vào tháng 7/ 2006. 2. Các cán bộ của các Viện : Viện Bảo vệ thực vật- Hà Nội, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miễn Nam - Mỹ Tho, Trung tâm nghiên cứu phát triển cây ăn quả - Huế hoàn thành những khoá hội thảo đào tạo cho các cán bộ khuyến nông. Tổng số 80 cán bộ thuộc chi cục bảo vệ thực vật tham gia trong các khoá đào tạo này. Mục tiêu đưa ra là 75 thành viên. 3. Phân phát tài liệu đào tạo cho các thành viên trong lớp học. 4. Thiết lập các thí nghiệm đồng ruộng của nông dân và hoạt động nông dân tham gia nghiên cứủơ cả 3 Miền (Bắc, Trung , Nam). Hơn 220 nông dân đến từ 16 tỉnh tham gia trong các khoá đào tạo nông dân và hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu. Chi tiết về các nông dân tham gia và dự án nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu cây ăn quả miễn Nam - Mỹ Tho đã không nhận được đúng thời gian trong báo cáo này. 5. Nâng cao hiểu biết của người nông dân về vật gây bệnh, bệnh và chiến lược quản lý bệnh thông qua các thí nghiệm nông dân tham gia nghiên cứu và các hoạt động khuyến nông khác. 5.2. Xây dựng năng lực 1. Thăm quan đào tạo khoa học tại Úc Khoá thăm quan học tập nâng cao tại Úc đã giúp cho các nhà khoa học Việt Nam về biện pháp tốt nhất quản lý vườn ươm và các vườn sản xuất cây trồng và cũng như kỹ thuật chẩn đoán bệnh và đào tạo nghiên cứu. Sau đó các cán bộ khoa học sẽ chuyển tải các kỹ năng chẩn đoán và chiến lược quản lý bệnh Phytophthora tới các cơ quan khuyến nông và chi cục bảo vệ thực vật thông qua các khoá đào tạo cho các cán bộ khuyến nông và chương trình đào tạo nông dân. Báo cáo về chuyến tham quan của Nguyễn Thị Ly và Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoà được đính kèm trong phụ lục 2. 2. Các khoá hội thảo đào tạo khuyến nông Mục tiêu của các lớp hội thảo đào tạo trong dự án này là bổ sung kiến thức về bệnh Phytophthora trên tất cả các cây trồng ở Việt Nam. Lớp hội thảo đào tạo khuyến nông được thực hiện tại Viện bảo vệ thực vật- Hà Nội, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miễn Nam - Mỹ Tho, Trung tâm nghiên cứu phát triển cây ăn quả - Huế vào giữa tháng 8 và tháng 10, 2005, bao gồm 80 học viên đến từ các Chi cục BVTV. Lớp hội thảo đào tạo khuyến nông tập chung vào nhận dạng triệu chứng bệnh và áp dụng chiến lược quản lý bệnh tổng hợp có hiệu quả và bền vững. Các tài liệu đào tạo được biên soạn dựa vào các tài liệu đã được cung cấp cho các thành viên trong các lớp hội thảo đào tạo khoa học đầu tiên ( 1 đĩa CD và 1 quyển sách photocopy). Biên soạn và phân phát các tài liệu đào tạo có đầy đủ những hướng dẫn cho các học viên đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của họ. Các học viên tham gia lớp hội thảo đào tạo này sẽ giám sát hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu và hướng dẫn hoạt động khuyến nông khác cho họ. Những cây trồng được xác định thông qua hoạt động khuyến nông. Các thành viên của Úc sẽ đi thăm thí nghiệm nông dân tham gia nghiên cứu vào tháng 2 năm 2006 để hỗ trợ các cán bộ khuyến nông, cán bộ nghiên cứu trong thiết kế thí nghiệm, thực hành và giám sát hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu và hoạt động khuyến nông khác. Các học viên của lớp học sẽ thảo luận kết quả thí nghiệm nông dân tham gia nghiên cứu trong lớp hội thảo đào tạo cuối cùng vào tháng 11, 2006. 3. Hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu Những thí nghiệm hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu đã được thiết lập cho mỗi vùng (Phụ lục 4), bao gồm hơn 220 nông dân đến từ 16 tỉnh. Mục tiêu đặt ra cho toàn bộ dự án là đào tạo 375 nông dân. Trong đó hoạt động đào tạo nông dân của Viện cây ăn quả Miền Nam đã được tiến hành nhưng chi tiết về các nông dân tham gia, các thí nghiệm nông dân tham gia nghiên cứu chưa có trong báo cáo này. Số lượng nông dân tham gia nghiên cứu sẽ được hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra là 375 nông dân khi mà có sự bổ sung số nông dân của Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam. Các thí nghiệm sẽ được kiểm tra trong 12 tháng cuối của dự án. Các kiến thức thu được từ kết luận của các thí nghiệm đồng ruộng và các hoạt động khuyến nông sẽ được phổ biến trong các lớp hội thảo đào tạo để nâng cao hiểu biết vật gây bệnh, kỹ năng chẩn đoán bệnh và cải thiện chiến lược quản lý bệnh và vệ sinh đồng ruộng. Những nông dân tham gia “ hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu “ sẽ là đầu mối cho các hoạt động khuyến nông sau này. 5.3. Xuất bản Một bản báo cáo tiến độ dự án với một số ảnh hoạt động của dự án đã được gửi vào website của khoa nông học của Úc. 6. Báo cáo về các vấn đề đan chéo 6.1. Các vấn đề về giới và xã hội Tỷ lệ về giới tính của các thành viên trong lớp học: nam chiếm 67,5%, nữ chiếm 32,5%. Số lượng học viên nam tham gia lớp đào tạo đầu tiên ở Huế và Mỹ Tho chiếm chủ yếu (80% và 73 %). Lớp hội thảo đào tạo tại Viện bảo vệ thực vật- Hà Nội có sự cân bằng hơn giữa các học viên nam và nữ. 7. Các vấn đề về thực hiện và tính bền vững 7.1. Những khó khăn và trở ngạI Ông Đoàn Nhân Ái không nhận được Visa đúng thời gian để tham gia chuyến tham quan học tập tại Úc vào tháng 7/ 2005. Ông ấy sẽ tham gia một khóa tương tự vào tháng 7/ 2006. 7.2. Giải pháp Mục tiêu của giai đoạn 2 đã được thực hiện. Dự án hoạt động rất tốt 8. Các bước thực hiện tiếp theo Các hoạt động sẽ được thực hiện trong 6 tháng tiếp theo: 1. Tổ chức chuyến thăm quan đào tạo tại Úc cho ông Đoàn Nhân Ái thuộc Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả - Huế là người đã không nhận được Visa đúng thời hạn để tham gia vào chuyến thăm quan tháng 7/ 2005. 2. Các thành viên Úc đi thăm thí nghiệm đồng ruộng vào tháng 2/ 2006, gặp các cán bộ Việt Nam bàn về hướng phát triển và hoạt động của năm 2006. 3. Xem xét các hoạt động khuyến nông và đào tạo nông dân. 4. Lớp hội thảo đào tạo cuối cùng sẽ được tổ chức vào tháng 11/ 2006 để thảo luận về kết quả hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu và các thí nghiệm của nông dân. 9. Kết luận Mục tiêu của dự án này là làm giảm thiệt hại do bệnh Phytophthora thông qua các khuyến cáo về quản lý bệnh một cách hiệu quả và bền vững làm tăng thu nhập cho các hộ nông dân. Các lớp hội thảo khuyến nông được thực hiện tại Viện Bảo vệ thực vật - Hà Nội, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miễn Nam - Mỹ Tho, Trung tâm nghiên cứu phát triển cây ăn quả - Huế cho 80 học viên đến từ các cơ quan khuyến nông, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh. Các kiến thực tế thu được qua giảng dạy và học tập trong các lớp hội thảo đào tạo sẽ góp phần nâng cao năng lực cho các cơ quan khuyến nông. Các cán bộ khuyến nông được trang bị kiến thức để chuyển giao chiến lược quản lý bệnh Phytophthora tới người nông dân. Các kiến thức thu được từ các khoá đào tạo này cũng nâng cao năng lực cho các cán bộ khuyến nông để làm giảm thiệt hại của bệnh trong tương lai. Để nâng cao nhận thức về kỹ thuật canh tác tiên tiến và quản lý bệnh cho những người nông dân thì sự lựa chọn ra biện pháp quản lý bệnh phù hợp với việc thực hiện của nông dân cũng được coi như là một phần trong khuyến cáo khuyến nông. Những nông dân được lựa chọn tham gia thí nghiệm đồng ruộng và hoạt động nông dân sẽ tích cực phổ biến thông tin cho những người khác. Kết quả thí nghiệm của nông dân sẽ được thảo luận trong lớp hội thảo cuối cùng vào tháng 11, 2006. Khi hoàn thiện các hoạt động này chúng tôi đã thành công trong bước 2. Phụ lục. Báo cáo về chuyến đí Australia thuộc Dự án CARD 052/04 VIE“Quản lý bệnh Phytophthora với nghề làm vườn ở VN” D
Luận văn liên quan