Dự án Thích Nghi Biến Đổi Khí Hậu qua Phát Triển BềnVững là một sáng kiến nghiên cứu do Liên Minh cơ
quan phát triển quốc tế (AusAID) và cơ quan nghiên cứukhoa học và công nghiệp (CSIRO) của Úc liên kết thựchiện. Đây là một chiến lược nhằm đưa phát triển bềnvững vào thực tiễn một cách cụ thể và đồng thời là mộtbiện pháp hiệu quả để thích nghi với BĐKH. Báo cáonày tổng kết kết quả của thí điểm nghiên cứu của dự
án tại Cần Thơ, Việt Nam. Dự án đã ứng dụng phươngpháp tiên tiến “Quản lý tích hợp hệ thống nước đô thị”
để cải thiện hệ thống dịch vụ và môi trường nước, quađó tăng cường khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu
(BĐKH) của thành phố. Dự án đã thành lập một phươngpháp phát triển đô thị bền vững nhằm hỗ trợ các quyếtđịnh để cải thiện các điều kiện tiếp cận nước sạch vàvệ sinh môi trường. Với thí điểm này, dự án đã thể hiệnđược một phương cách để xây dựng năng lực của cáccộng đồng địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Longtrong công tác phát triển hệ thống dịch vụ nước thíchnghi với BĐKH, nhằm cải thiện môi trường và dân sinh.
40 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Qui hoạch phát triển bền vững hệ thống và môi trường nước nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu – thí điểm nghiên cứu cho thành phố Cần Thơ, Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ
Thống và Môi Trường Nước nhằm
Thích Nghi với Biến Đổi Khí Hậu –
Thí Điểm Nghiên Cứu cho Thành Phố
Cần Thơ, Việt Nam
Báo Cáo Tổng Hợp Kết Quả Dự Án
Tháng 11 năm 2012
Cách trích dẫn tài liệu này:
CSIRO (2012) Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước nhằm Thích Nghi với Biến
Đổi Khí Hậu – Thí Điểm Nghiên Cứu cho Thành Phố Cần Thơ, Việt Nam, Báo Cáo Tổng Hợp Kết Quả Dự
Án (bản tiếng Việt)
Tác giả: Minh Nguyễn, Stephen Cook, Magnus Moglia, Luis Neumann, and Nguyễn Hiếu Trung
ISBN: 978-1-922173-05-8 (Print); 978-1-922173-06-5 (Online)
Những người đóng góp:
Nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học và nghiên cứu của Cơ quan nghiên cứu khoa học và công
nghiệp (CSIRO) của Úc, Viện Nghiên cứu Tương lai Bền vững, ĐH Kỹ thuật Sydney (UTS), Khoa Môi
trường và Tài nguyên Thiên nhiên và Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, ĐH Cần Thơ (CTU), và các chuyên
viên của các đơn vị chức năng của TP Cần Thơ.
CSIRO, Úc: Minh Nguyễn (Trưởng dự án), Matthew Inman (Quản lý dự án), Stephen Cook, Magnus Moglia,
Luis Neumann, Ashok Sharma
Đại học Cần Thơ (CTU), Việt Nam: Lê Quang Trí, Nguyễn Hiếu Trung, Nguyễn Văn Bé, Lâm Văn
Thịnh, Đinh Diệp Anh Tuấn, Huỳnh Vương Thu Minh, Nguyễn Đình Giang Nam, Nguyễn Xuân Hoàng,
Nguyễn Anh Thi
Thành phố Cần Thơ, Việt Nam: Trịnh Công Đoàn (WSSC), Kỹ Minh Châu (DONRE), Đỗ Xuân Thủy
Viện Nghiên cứu Tương lai Bền vững, ĐH Kỹ thuật Sydney (UTS) Úc: Michael Paddon, Naomi Carrard,
Dustin Moore
Chủ biên:
Minh Nguyễn, Nguyển Hiếu Trung, Anne Leitch
Lời cảm tạ
Dự án này được tài trợ bởi Liên Minh Nghiên Cứu cho Phát Triển CSIRO-AusAID (www.rfdalliance.com.au)
và Chương trình nghiên cứu Thich Nghi Khí Hậu củ a CSIRO (Climate Adaptation Flagship). Chúng tôi chân
thành cảm ơn sự đóng góp to lớn của tất cả các cơ quan, tổ chức, và cá nhân đã tham gia vào các hoạt
động của dự án.
© Copyright Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation (CSIRO Australia), 2012
Chú ý:
Không một phần nào của báo cáo này được in ấn hoặc nhân bản dưới bất kỳ hình thức nào mà không có
sự đồng ý của CSIRO.
The results and analyses contained in this report are based on a number of technical, circumstantial or
otherwise specified assumptions and parameters. The user must make its own assessment of the suitability
for its use of the information or material contained in or generated from the report. To the extent permitted
by law, CSIRO excludes all liability to any party for expenses, losses, damages and costs arising directly or
indirectly from using this report.
Địa chỉ liên lạc:
Dr Minh Nguyễn
CSIRO Climate Adaptation Flagship
Ph +61 3 9252 6290
Email: minh.nguyen@csiro.au
Dr Nguyễn Hiếu Trung
Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên
ĐH Cần Thơ
Ph +84 710 3831068
Email: nhtrung@ctu.edu.vn
1A synthesis of key findings and implications for the local context
Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ
Thống và Môi Trường Nước nhằm
Thích Nghi với Biến Đổi Khí Hậu –
Thí Điểm Nghiên Cứu cho Thành Phố
Cần Thơ, Việt Nam
Báo Cáo Tổng Hợp Kết Quả Dự Án
Tháng 11 năm 2012
Tóm tắt ..................................................................................................................................... 2
Những kiến nghị cho tương lai phát triển của Thành phố ....................................................... 3
Dự án Thích ứng khí hậu thông qua Phát triển đô thị bền vững ............................................. 4
Hợp Phần FA1: Tìm hiểu vấn đề: bối cảnh, hiện trạng, hướng phát triển tương lai,
và tác động của BĐKH ............................................................................................................ 8
Hợp phần FA2: Các Phương Án Chiến Lược cho Thành Phố ...............................................19
Hợp Phần FA3: Thí Điểm Điển Hình ...................................................................................... 23
Xây dựng mối hợp tác bền vững và nâng cao năng lực của các bên liên quan. .................... 30
Ấn phẩm của dự án ............................................................................................................... 34
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................. 36
2Dự án Thích Nghi Biến Đổi Khí Hậu qua Phát Triển Bền
Vững là một sáng kiến nghiên cứu do Liên Minh cơ
quan phát triển quốc tế (AusAID) và cơ quan nghiên cứu
khoa học và công nghiệp (CSIRO) của Úc liên kết thực
hiện. Đây là một chiến lược nhằm đưa phát triển bền
vững vào thực tiễn một cách cụ thể và đồng thời là một
biện pháp hiệu quả để thích nghi với BĐKH. Báo cáo
này tổng kết kết quả của thí điểm nghiên cứu của dự
án tại Cần Thơ, Việt Nam. Dự án đã ứng dụng phương
pháp tiên tiến “Quản lý tích hợp hệ thống nước đô thị”
để cải thiện hệ thống dịch vụ và môi trường nước, qua
đó tăng cường khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu
(BĐKH) của thành phố. Dự án đã thành lập một phương
pháp phát triển đô thị bền vững nhằm hỗ trợ các quyết
định để cải thiện các điều kiện tiếp cận nước sạch và
vệ sinh môi trường. Với thí điểm này, dự án đã thể hiện
được một phương cách để xây dựng năng lực của các
cộng đồng địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long
trong công tác phát triển hệ thống dịch vụ nước thích
nghi với BĐKH, nhằm cải thiện môi trường và dân sinh.
Báo cáo này tóm tắt những thành tựu, kết quả chính và
từ đó nêu lên các kiến nghị cho Thành phố trong việc
phát triển hệ thống nước trong tương lai. Thông tin chi
tiết về các kết quả được trình bày trong các ấn phẩm
của dự án được liệt kê trong phần cuối của báo cáo.
Dự án đã được thực hiện hơn hai năm từ tháng 10 năm
2010 đến tháng 11 năm 2012. Dư án có ba Hợp Phần
chính: (1) Tìm hiểu các vấn đề, (2) Thiết lập các phương
án chiến lược; và (3) Triển khai các thí điểm. Chi tiết
được trình bày cụ thể ở Chương sau. Trong tiến trình
thực hiện, sự tham vấn và cộng tác chặt chẽ với các cơ
quan hợp tác nghiên cứu và các ban ngành địa phương
đã là một thành phần chủ yếu, nhằm đảm bảo tối đa khả
năng ứng dụng kết quả của dự án trong tương lai.
Các kết quả chính của dự án
Sau hai năm triển khai từ tháng 10 năm 2010 đến tháng
11 năm 2012, dự án đã đạt được các kết quả sau:
• Hoàn thành một cuộc khảo sát rộng rãi các hộ gia
đình về các vấn đề dịch vụ, môi trường nước đô thị
và biến đổi khí hậu. Kết quả khảo sát đã cung cấp
các thông tin toàn diện về các tương tác giữa mức độ
tiếp cận các dịch vụ nước và kết quả kinh tế xã hội
của các địa phương trong thành phố.
Tóm tắt
• Phân tích các tác nhân nghèo cùng với các tổn
thương của biến đổi khí hậu trong vấn đề cung cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường. Kết quả phân tích
nhấn mạnh rằng các hộ nghèo –phải tự tiếp cận
nước sạch và vệ sinh môi trường bởi chính họ - là
đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động có
thể có của biến đổi khí hậu.
• Xác định một tập hợp các phương án thích ứng chiến
lược cho sự phát triển bền vững của hệ thống và môi
trường nước của thành phố trong điều kiện khí hậu
thay đổi; và phân tích tính khả thi của các lợi ích liên
quan đến việc thực hiện các chiến lược này.
• Tiến hành một thí điểm nghiên cứu trình bày cụ thể
các hệ thống thu gom nước mưa. Nghiên cứu này
đã cung cấp các thông tin về chất lượng nước mưa ;
đề xuất các biện pháp đã được tiến hành thử nghiệm
để thu gom nước mưa với chất lượng nước tốt nhất
; tính toán, phân tích hiệu quả kinh tế. Hệ thống thu
gom nước mưa đã được triển khai thí điểm ở một hộ
gia đình tại vùng ven đô thị, và cho một tòa nhà trong
trường Đại học Cần Thơ.
• Tiến hành một thí điểm nghiên cứu tính toán cụ thể
cho quy hoạch và thiết kế bền vững các phương án
cho hệ thống dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh
môi trường trong một khu vực thí điểm ven đô thị.
Tính toán này đã xem xét các chi phí vòng đời, các
tác động môi trường và năng lực quản lý của thể chế
địa phương.
• Phát triển một tập sách bản đồ bao gồm 25 bản đồ
GIS mô tả các vấn đề hiện tại và những thách thức
cho hệ thống và môi trường nước của thành phố.
• Phát triển một khả năng nghiên cứu và phát triển mới
cho các đối tác nghiên cứu địa phương và các Sở
Ban Ngành liên quan về kỹ thuật tích hợp trong quản
lý hệ thống nước đô thị.
• Phát triển được một quan hệ hợp tác chặt chẽ và tốt
đẹp giữa nhóm dự án với các cơ quan nghiên cứu
và các ban ngành của Thành Phố thông qua các
hoạt động tham vấn, hội thảo và các buổi hợp tác
làm việc.
3A synthesis of key findings and implications for the local context
Dự án đã tạo một nền tảng vững chắc cho sự hiểu biết
về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và cải thiện
khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường tại
thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở các kết quả của dự án,
CSIRO có các kiến nghị cho thành phố như sau:
• Xem xét sử dụng các giải pháp chiến lược mà các
cơ quan ban nghành liên quan đã cùng thiết lập với
CSIRO vào các kế hoạch phát triển của thành phố;
và tích cực chủ động tìm hỗ trợ từ chính phủ trung
ương hay các cơ quan viện trợ quốc tế nhằm triển
khai hoặc phát triển thêm các giải pháp này
• Ứng dụng phương cách tư duy hệ thống để xem xét
phối hợp giữa các ban nghành trong công tác quy
hoạch và phát triển hệ thống dịch vụ nước, nhằm tạo
được sự hợp tác đồng bộ và hiệu quả vốn rất cần
thiết cho công tác thích nghi BĐKH. Tiến trình này có
thể sử dụng các công cụ hỗ trợ đã phát triển trong
dự án.
• Trong công tác phát triển hệ thống dịch vụ nước, cụ
thể cần:
- Ưu tiên xem xét phát triển hệ thống dịch vụ vệ sinh
môi trường, bao gồm xử lý nước thải và rác, nhằm
cải thiện môi trường nước, giảm ô nhiễm sông
rạch, nâng cao sức khỏe và sinh kế cho nhân dân.
Kết quả của dự án cho thấy phát triển kết hợp giữa
hệ thống tập trung và phân tán cho các dịch vụ
nước là phương cách hiệu quả và thích hợp nhất
cho điều kiện của thành phố.
- Xem xét ứng dụng phương pháp đánh giá bền
vững cho công tác qui hoạch và thiết kế dịch vụ
cấp thoát nước và vệ sinh đã được trình bày thí
điểm cụ thể trong dự án do ĐH Cần Thơ tiến hành
cùng với CSIRO và UTS. Phương pháp này tính
đến các chi phí vòng đời, tác động môi trường,
và khả năng thể chế quản lý với một tầm nhìn
dài hạn.
- Xác định rõ hơn về thể chế và trách nhiệm quản lý
hệ thống dịch vụ nước, nhất là cho các vung ven
đô thị. Khả năng quản lý của thể chế địa phương
cần được quan tâm phát triển đồng bộ với phát
triển hạ tầng cơ sở tại các vùng ven này.
- Cải tiến và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nước đô thị
hiện hữu nhằm nâng cao và đảm bảo độ tin cậy
và an toàn của nước cấp cho sinh hoạt. Hệ thống
đường ống cấp nước cũng cần được cải tạo.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động tuyên
truyền, thuyết phục và giáo dục quần chúng thay
đổi hành vi nhằm cải thiện hệ thống môi trường
nước. Đặc biệt là cần có các biện pháp hành
chánh song song với cung cấp dịch vụ hiệu quả
hơn trong việc giảm xả thải rác ra sông rạch, và sử
dụng nước tiết kiệm và hiệu quả hơn.
- Xem xét phát triển thu gom và sử dụng nước
mưa dựa trên thí điểm đã được ĐH Cần Thơ triển
khai trong dự án cho các mục đích thích hợp,
đặc biệt là nhằm tăng cường nguồn nước sinh
hoạt cho các khu vực chưa được cấp nước trong
thành phố.
Dựa trên các kết quả của dự án, các đề tài nghiên cứu
và phát triển thêm có thể xem xét tiến hành trong tương
lai như sau:
• Tích hợp các kết quả nghiên cứu của dự án vào kế
hoạch tổng thể của Thành phố.
• Xem xét ứng dụng và mở rộng quy mô các kết quả
nghiên cứu một cách rộng rãi và thích hợp cho các
cộng đồng và địa phương khác, nhằm xây dựng hệ
thống và môi trường nước thích nghi với biến đổi khí
hậu cho toàn khu vực, tạo hiệu quả cao và đồng bộ.
• Tiếp tục xây dựng và cung cấp năng lực kỹ thuật và
quản lý cho các tổ chức tại địa phương trong việc
thực hiện đánh giá tích hợp các dịch vụ đô thị để đạt
được nhiều mục tiêu trong phát triển bền vững.
• Nghiên cứu sự tương tác hệ thống ở qui mở rộng
lớn hơn trong việc phát triển năng lực thích nghi của
cộng đồng với biến đổi khí hậu, ví dụ như tương tác
giữa khí hậu-nước-lương thực -năng lượng
• Thiết kế hệ thống thoát nước cho đồng bằng sông
Cửu Long với mục tiêu tối đa hóa thu hồi tài nguyên
từ nước thải, giảm thiểu nhu cầu năng lượng và ít
phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Những kiến nghị cho tương lai phát
triển của Thành phố
4Dự án Thích ứng khí hậu thông qua Phát
triển đô thị bền vững
Tổng quan
Thành phố Cần Thơ là đô thị trung tâm của Đồng bằng
sông Cửu Long, Việt Nam. Thành phố nằm bên bờ sông
Hậu - một nhánh của sông Mekong tại Việt Nam. Dân số
hiện nay khoảng 1,2 triệu người, với khoảng 60% dân
số sống trong các khu vực đô thị. Thành phố hiện có tốc
độ đô thị hóa nhanh. Dự đoán vào năm 2030, dân số
Thành phố sẽ tăng đến 1,7 triện người, với mức độ đô
thị hóa lên đến 70%. Hiện nay, nghành kinh tế của thành
phố chủ yếu vẫn dựa vào các hoạt động sản xuất nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nhưng thành phố đang
trên đà phát triển và chuyển tiếp thành một trung tâm
dịch vụ và một thành phố công nghiệp của vùng Đồng
bằng sông Cửu Long. Đặc điểm địa hình của toàn bộ
vùng Đồng bằng sông Cửu Long là bằng phẳng với một
mạng lưới sông ngòi và kênh rạch dày đặc. Hệ thống
sông ngòi và các kênh rạch đóng vai trò thiết yếu cho sự
phát triển kinh tế, dân sinh và là nguồn cung cấp nước
chủ yếu cho vùng. Tuy nhiên nguồn nước dồi dào và
quý báu này đang chịu nhiều tác động tiêu cực từ rất
nhiều thay đổi trong khu vực, trong đó có BĐKH.
Thành phố Cần Thơ (Hình 1) có năm quận (Ninh Kiều,
Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng và Thốt Nốt) và bốn huyện
(Vĩnh Thạnh, Thới Lai, Phong Điền và Cờ Đỏ). Một nét
đặc trưng của cảnh quan thành phố là sự kết hợp xen kẻ
giữa các đô thị, vùng ven đô thị và vùng nông thôn (Hình
2). Sự xen kẻ này tồn tại ngay cả trong Ninh Kiều – quận
đô thị trung tâm của thành phố. Mức độ tiếp cận dịch vụ
cung cấp nước và vệ sinh tại các vùng rất khác nhau, từ
mức độ tồn tại trong các khu đô thị cho đến hoàn toàn
không có dịch vụ nước cho các vùng nông thôn.
Sự hoạt động của hệ thống nước bao gồm cả hệ thống
gia tăng cơ sở cho các dịch vụ cấp thoát nước và môi
trường nước đang chịu nhiều áp lực, không những do
tốc độ của việc đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh, mà
còn do các hoạt động của biến đổi khí hậu. Các tác động
này bao gồm sự xâm nhập mặn và sự ô nhiễm ngày càng
trầm trọng trong mạng lưới kênh rạch của thành phố.
Do đó, công tác quy hoạch quản lý hệ thống và môi
trường nước của thành phố cần phải xem xét đến sự
cân bằng phát triển giữa các khu vực đô thị và nông
thôn. Hiện nay, vấn đề khó khăn chính của thành phố là
thiếu hạ tầng cơ sở, dẫn đến giới hạn về tiếp cận dịch
vụ nước sạch và vệ sinh, lũ quét thường xuyên xảy ra
trong các khu đô thị và kênh rạch bị ô nhiễm nặng nề.
Để nghiên cứu hỗ trợ cho thành phố trong việc khắc
phục các vấn đề phức tạp trong quy hoạch phát triến và
quản lý hệ thống môi trường nước, nhóm nghiên cứu
đã sử dụng các nguyên tắc của phương pháp “Quản
lý hệ thống nước tích hợp” (Integrated Urban Water
Management, viết tắt là IUWM). Phương pháp tiên tiến
này nhằm quy hoạch, thiết kế, và quản lý hệ thống cấp
thoát nước đô thị bằng cách xem xét nghiên cứu toàn bộ
chu kỳ sử dụng nước, bao gồm nguồn nước, hệ thống
cấp thoát xử lý nước, và các vấn đề liên quan một cách
toàn diện để tạo nên sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả
(Maheepala et al. 2010). Phương thức này sẽ giảm thiểu
tối đa tác động lên môi trường, đáp ứng hiệu quả với nhu
cầu phát triển kinh tế, đảm bảo điều kiện sống tốt đẹp
cho cộng đồng, và thích nghi với biến đổi khí hậu.
Việc ứng dụng phương pháp IUWM tạo điều kiện cho
việc phát triển các phương án chiến lược để cải thiện
việc quản lý hệ thống cấp thoát nước và môi trường một
cách thực tế, hiệu quả và khả thi. Những phương án
này có thể được sử dụng như một nhân tố quan trọng
trong các chương trình hành động của thành phố trong
công tác thích nghi biến đổi khí hậu, cũng như là một
định hướng nhằm phát triển bền vững cho thành phố.
Các phương án, khi được triển khai, cũng góp phần
tăng cường khả năng thích nghi để phát triển của các
cộng đồng địa phương trước những thách thức trong
tương lai, bao gồm cả biến đổi khí hậu.
Thí điểm nghiên cứu Hệ thống và môi trường nước tích hợp cho TP Cần Thơ
Dự án Thích Nghi Biến Đổi Khí Hậu qua Phát Triển Bền Vững là một sáng kiến nghiên
cứu do Liên Minh AusAID-CSIRO của Úc liên kết thực hiện. Đây là một chiến lược nhằm
đưa phát triển bền vững vào thực tiễn một cách cụ thể và đồng thời là một biện pháp
hiệu quả để thích nghi với BĐKH. Báo cáo này tổng kết kết quả của thí điểm nghiên cứu
của dự án. Dự án đã ứng dụng phương pháp tiên tiến “Quản lý tích hợp hệ thống nước
đô thị” để cải thiện hệ thống dịch vụ và môi trường nước, qua đó tăng cường khả năng
thích nghi với biến đổi khí hậu (BĐKH) của thành phố Cần Thơ, Việt Nam.
5A synthesis of key findings and implications for the local context
Hình 1. Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Cần Thơ, 2008)
Hình 2. Cảnh quan thành phố Cần Thơ
6Nội dung của dự án
Dự án gồm có 3 phần (Focus Areas, viết tắt: FA), được
minh họa trên hình Hình 3:
1. Tìm hiểu các vấn đề: Cùng với các Sở ban ngành
liên quan trong thành phố, nhóm nghiên cứu gồm có
các nhà khoa học và nghiên cứu viên của CSIRO,
Đại học Cần Thơ và Đại học Kỹ thuật Sydney đã
tiến hành khảo sát tìm hiểu thêm hiện trạng của hệ
thống nước, quy hoạch phát triển đô thị và những
tác động của biến đổi khí hậu lên môi trường nước
của thành phố. Hợp phần này bao gồm các hội
thảo, lược khảo tài liệu, thu thập số liệu và khảo sát
phỏng vấn hộ dân.
2. Phương án chiến lược: nhóm nghiên cứu đã thiết
lập được một tập hợp các phương án chiến lược
nhằm phát triển bền vững hệ thống môi trường
nước có tính thích nghi với BĐKH cho thành phố.
Các phương án chiến lược này được chứng minh
trên cơ sở khoa học với các đánh giá hệ thống tích
hợp về hiệu quả và tính khả thi. Hợp phần này bao
gồm một tiến trình tham vấn và cộng tác chặt chẽ
với các đối tác nghiên cứu và các sở ban ngành
liên quan qua các hoạt động như hội thảo, phân
tích cơ cấu và thể chế quản lý và đánh giá rủi ro đa
mục tiêu.
3. Thực hiện thí điểm: nhóm nghiên cứu đã tiến hành
nghiên cứu triển khai và trình bày thí điểm hai
phương án chiến lược đã được nhận định là các
giải pháp “không hối tiếc”, thích hợp với mọi tình
huống biến đổi khí hậu. Giải pháp thứ nhất là phát
triển hệ thống thu gom, xử lý và sử dụng nước mưa
thích hợp với điều kiện địa phương. Giải pháp thứ
2 là quy hoạch, thiết kế và đánh giá bền vững các
phương án cấp thoát và xử lý nước phân tán cho 1
khu vực vùng ven cụ thể trong thành phố. Mục đích
chính của các thí điểm này là (1) cung cấp các ví dụ
hiện thực làm bằng chứng thực tiển của phương
pháp IUWM cho địa phương; và (2) phát triển khả
năng nghiên cứu và phát triển của các đối tác
nghiên cứu địa phương trong việc thiết lập, đánh giá
và triển khai các giải pháp phát triển dịch vụ nước
mang tính bền vững và thích nghi BĐKH.
Hình 3. Các hợp phần (FA) của dự án
7A synthesis of key findings and implications for the local context
Các hợp phần của dự án nhằm cung cấp cho thành phố
các phương án có bằng chứng thực tiển và cơ sở khoa
học để phát triển hệ thống nước trong tương lai. Các
hợp phần cũng cung cấp cho thành phố các cơ sở số
liệu tích hợp để sử dụng cho công tác quy hoạch quản
lý và cho các nghiên cứu trong tương lai.
Sự tham vấn và hợp tác với các cơ quan hợp tác nghiên
cứu và các ban nghành địa phương đã là một thành
phần chủ yếu trong tiến trình thực hiện dự án, nhằm
đảm bảo tối đa khả năng ứng dụng kết quả của dự án
trong tương lai, và đồng thời nâng cao khả năng