Báo cáo Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025)

Công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong 10 năm trở lại đây. Các doanh nghiệp chế biến gỗ đang hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất, ngoại thất và đồ gỗ mỹ nghệ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 120 quốc gia thông qua hơn gần 1.000 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp. Những thị trường lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ (chiếm 38-41%), EU (chiếm 28-44%) và Nhật Bản (chiếm 12-15%) thị phần giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đứng vị trí số một trong các mặt hàng lâm sản xuất khẩu của nước ta. Năm 2007 đạt 2,4 tỷ USD, tăng gấp 11 lần so với năm 2000 (219 triệu USD). Theo thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm sau so với năm trước luôn đạt mức tăng xấp xỉ 500 triệu USD/năm. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ các năm gần đây là: - 2004: 1.154 triệu USD - 2006: 2.000 triệu USD - 2005: 1.562 triệu USD - 2007: 2.400 triệu USD. - 2008: 2.650 triệu USD - 2009: 2.620 triệu USD. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng và thuận lợi của ngành, hiện nay, lĩnh vực chế biến gỗ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn và bộc lộ những điểm yếu kém từ khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh sang cơ chế thị trường. Những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển mang tính tự phát, chưa vững chắc, thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, tính cạnh tranh chưa cao, sự liên kết và phân công sản xuất chưa tốt (chưa có sự chuyên môn hoá, chưa có phân công sản xuất theo vùng, tiểu vùng ), chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, thiếu vốn đầu tư cho phát triển và hiện đại hoá công nghệ. Việc cung ứng và sử dụng nguyên liệu gỗ còn bất hợp lý. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu một lượng lớn gỗ rừng trồng dưới dạng dăm gỗ ảnh hưởng đến Kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu gỗ lớn và phát triển công nghiệp ván nhân tạo. Trong khi đó, Việt Nam phải nhập khẩu 80% nguyên liệu gỗ để sản xuất sản phẩm đồ mộc, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu gỗ hàng năm tương đương khoảng 40-45% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Cụ thể, năm 2005: 667 triệu USD; năm 2006: 760 triệu USD; năm 2007: trên 1 tỷ USD; năm 2009: 1.134 triệu USD. Nguồn nhân lực cho công nghiệp chế biến gỗ còn yếu, hiện chưa có chính sách thu hút lao động đúng mức để ổn định sản xuất. Đội ngũ chuyên gia và công nhân kỹ thuật chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của ngành. Mặc dù chúng ta sản xuất đồ gỗ xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn song hiểu biết và ý thức về thương hiệu, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm gỗ chưa cao, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp thiếu những kiến thức về luật thương mại, đặc biệt là luật thương mại quốc tế. Năng lực cạnh tranh thị trường kém, thiếu thông tin dẫn đến dễ bị thua thiệt khi xảy ra tranh chấp quốc tế, bị chèn ép trong các khâu mua, bán Trong cuộc cạnh tranh mạnh mẽ của ngành chế biến gỗ Việt Nam trên thị trường chế biến gỗ thế giới hiện nay, sau hội nhập WTO, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế về mẫu mã, chất lượng, thương hiệu, pháp luật thương mại quốc tế, tiêu chuẩn, chứng chỉ quốc tế, thương mại điện tử v.v. Đó là chưa kể đến những cạnh tranh (kể cả cạnh tranh không lành mạnh) trong nội bộ các doanh nghiệp trong nước, cũng là một trong số các nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp Việt Nam chỉ gia công sản phẩm gỗ xuất khẩu mà không mang thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế. Xuất phát từ thực tế trên đây, việc xây dựng Quy hochj Công nghiệp chế biến gỗ là hết sức cần thiết Quy hoạch này là cơ sở để góp phần giải quyết những yếu kém, khó khăn thách thức của công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam và định hướng cho công nghiệp chế biến gỗ nước ta phát triển một cách ổn định và bền vững.

doc74 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2677 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT CỦA QUY HOẠCH Công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong 10 năm trở lại đây. Các doanh nghiệp chế biến gỗ đang hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất, ngoại thất và đồ gỗ mỹ nghệ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 120 quốc gia thông qua hơn gần 1.000 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp. Những thị trường lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ (chiếm 38-41%), EU (chiếm 28-44%) và Nhật Bản (chiếm 12-15%) thị phần giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đứng vị trí số một trong các mặt hàng lâm sản xuất khẩu của nước ta. Năm 2007 đạt 2,4 tỷ USD, tăng gấp 11 lần so với năm 2000 (219 triệu USD). Theo thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm sau so với năm trước luôn đạt mức tăng xấp xỉ 500 triệu USD/năm. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ các năm gần đây là: - 2004: 1.154 triệu USD - 2006: 2.000 triệu USD - 2005: 1.562 triệu USD - 2007: 2.400 triệu USD. - 2008: 2.650 triệu USD - 2009: 2.620 triệu USD. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng và thuận lợi của ngành, hiện nay, lĩnh vực chế biến gỗ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn và bộc lộ những điểm yếu kém từ khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh sang cơ chế thị trường. Những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển mang tính tự phát, chưa vững chắc, thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, tính cạnh tranh chưa cao, sự liên kết và phân công sản xuất chưa tốt (chưa có sự chuyên môn hoá, chưa có phân công sản xuất theo vùng, tiểu vùng…), chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, thiếu vốn đầu tư cho phát triển và hiện đại hoá công nghệ. Việc cung ứng và sử dụng nguyên liệu gỗ còn bất hợp lý. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu một lượng lớn gỗ rừng trồng dưới dạng dăm gỗ ảnh hưởng đến Kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu gỗ lớn và phát triển công nghiệp ván nhân tạo. Trong khi đó, Việt Nam phải nhập khẩu 80% nguyên liệu gỗ để sản xuất sản phẩm đồ mộc, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu gỗ hàng năm tương đương khoảng 40-45% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Cụ thể, năm 2005: 667 triệu USD; năm 2006: 760 triệu USD; năm 2007: trên 1 tỷ USD; năm 2009: 1.134 triệu USD. Nguồn nhân lực cho công nghiệp chế biến gỗ còn yếu, hiện chưa có chính sách thu hút lao động đúng mức để ổn định sản xuất. Đội ngũ chuyên gia và công nhân kỹ thuật chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của ngành. Mặc dù chúng ta sản xuất đồ gỗ xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn song hiểu biết và ý thức về thương hiệu, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm gỗ chưa cao, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp thiếu những kiến thức về luật thương mại, đặc biệt là luật thương mại quốc tế. Năng lực cạnh tranh thị trường kém, thiếu thông tin dẫn đến dễ bị thua thiệt khi xảy ra tranh chấp quốc tế, bị chèn ép trong các khâu mua, bán… Trong cuộc cạnh tranh mạnh mẽ của ngành chế biến gỗ Việt Nam trên thị trường chế biến gỗ thế giới hiện nay, sau hội nhập WTO, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế về mẫu mã, chất lượng, thương hiệu, pháp luật thương mại quốc tế, tiêu chuẩn, chứng chỉ quốc tế, thương mại điện tử…v.v. Đó là chưa kể đến những cạnh tranh (kể cả cạnh tranh không lành mạnh) trong nội bộ các doanh nghiệp trong nước, cũng là một trong số các nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp Việt Nam chỉ gia công sản phẩm gỗ xuất khẩu mà không mang thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế. Xuất phát từ thực tế trên đây, việc xây dựng Quy hochj Công nghiệp chế biến gỗ là hết sức cần thiết Quy hoạch này là cơ sở để góp phần giải quyết những yếu kém, khó khăn thách thức của công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam và định hướng cho công nghiệp chế biến gỗ nước ta phát triển một cách ổn định và bền vững. II. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH - Quyết định số 20/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối; - Chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc chuẩn bị các dự án trong kế hoạch năm 2009 trong Quyết định 2511/BNN-KH ngày 20/8/2008; - Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 được phê duyệt tại Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007; - Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; - Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; - Quyết định số 1564/QĐ-BNN-KH ngày 31/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Ban hành Quy định tạm thời về quản lý quy hoạch ngành công nghiệp và PTNT. - Công văn số 4045/BKH-TH ngày 11/6/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2008; - Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 về ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch sản phẩm chủ yếu; - Căn cứ yêu cầu thực tế của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. III. MỤC TIÊU CHUNG Xây dựng quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trên phạm vi cả nước đến năm 2015 và định hướng (tầm nhìn) đến năm 2025, phù hợp với chiến lược phát triển ngành và phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia trong nền kinh tế thị trường. Phần thứ nhất CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU GỖ 1.1. Vị trí địa lý Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, Campuchia, phía Đông và Nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương với chiều dài bờ biển tới 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Chính vì vậy, Việt Nam có vị trí trí địa lý rất thuận tiện trong lưu thông hàng hóa với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới cả bằng đường bộ, đường hàng không và đặc biệt bằng đường biển. Với bờ biển chạy dài suốt chiều dọc đất nước, có nhiều hải cảng lớn phân bố ở cả ba miền, như: cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Quy Nhơn (Bình Định), cảng Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh)… là điều kiện thuận cho xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung, nguyên liệu gỗ và sản phẩm gỗ nói riêng. 1.2. Khả năng đáp ứng nguồn nguyên liệu gỗ Hiện nay, cùng với chủ trương hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên, ngành lâm nghiệp đã và đang thúc đẩy chương trình trồng rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến, hiện nay nhà nước đang tạo điều kiện thông thoáng cho phép nhập khẩu nguyên liệu gỗ. Mặc dù có tiềm năng về nguyên liệu gỗ nhưng hiện tại và khoảng 10 năm tiếp theo, Việt Nam vẫn phải tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu gỗ phục vụ chế biến. II. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1. Xu thế của thế giới tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước - Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, hội nhập kinh tế là tất yếu và mở rộng ra hầu hết các lĩnh vực, tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn thách thức lớn cho các quốc gia. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ... giữa các nước ngày càng gay gắt. Khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, tiếp tục phát triển nhảy vọt, thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức đã tác động nhiều mặt và làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực về đời sống xã hội của tất cả các quốc gia; - Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chung trong khu vực và quốc tế. Những vấn đề toàn cầu như dân số; môi trường; an ninh tài chính, lương thực; bệnh tật… trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Nhu cầu hợp tác phát triển tăng lên, chi phối ngay từ đầu sự lựa chọn chiến lược phát triển của tất cả các ngành kinh tế kỹ thuật trong nước, trong đó bao gồm công nghiệp chế biến gỗ. Việc xây dựng tuyến giao thông xuyên Á và hành lang kinh tế nối vùng Bắc Việt Nam với Tây Nam Trung Quốc sẽ tạo nhiều cơ hội cho phát triển sản xuất, chế biến và thương mại nông lâm thủy sản; - Đối với các dòng vốn nước ngoài: xu thế chung, vốn ODA sẽ theo chiều hướng giảm đi, vốn FDI sẽ tăng lên, hướng tới những vùng lãnh thổ có môi trường đầu tư thuận lợi và các ngành sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao; Những xu thế phát triển này của thế giới và khu vực sẽ có tác động mạnh mẽ đến tình hình trong nước. Đây là những cơ hội để tạo ra bước tiến mới trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp chế biến gỗ nói riêng. 2.2. Bối cảnh phát triển trong nước những năm qua - Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội. Mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5% năm. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chưa thực sự vững chắc, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng còn thấp; - Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, tăng bình quân 15,7%/ năm, riêng khu vực chế biến lâm sản gần đây đã có sự khởi sắc, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng nhanh trong vòng 10 năm qua. Những cải cách trong nông nghiệp và nông thôn đã giúp tăng nhanh giá trị sản xuất, đưa Việt Nam trở thành một trong các nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu... Tuy nhiên, tốc độ đổi mới công nghệ chậm và năng lực cạnh tranh thấp; sử dụng đất đai trong nông lâm nghiệp còn chưa hợp lý, năng suất chất lượng thấp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn chậm; khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành cơ sở và động lực cho phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản; - Về mặt xã hội, đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, mức sống của người dân được cải thiện rõ rệt, tình trạng nghèo đói tiếp tục giảm. Phát triển nguồn nhân lực đã có những chuyển biến tích cực kể cả đối với vùng nông thôn miền núi. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao và nguy cơ tái nghèo vẫn tồn tại, đặc biệt trong nhóm các dân tộc ít người ở các vùng sâu, vùng xa; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng công cuộc đổi mới; - Nhiều chính sách và Đạo luật được ban hành hoặc sửa đổi để phù hợp hơn với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, từng bước tạo ra môi trường pháp lý đầy đủ, an toàn và thuận lợi hơn cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật kinh tế còn chưa đầy đủ và đồng bộ. Công tác cải cách hành chính thiếu kiên quyết, bộ máy hành chính chậm đổi mới, kém hiệu lực và hiệu quả, đội ngũ công chức còn yếu kém về năng lực và phẩm chất; - Hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều tiến triển quan trọng. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, trên 16%/năm. Chính sách tự do hoá thương mại đã tạo động lực khuyến khích các doanh nghiệp trong, ngoài nước tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, bao gồm cả gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Việc tham gia và thực hiện các cam kết, công ước quốc tế liên quan đến lâm nghiệp nói chung, thương mại lâm sản nói riêng cũng như tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đầy đủ hơn... đã và đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng nảy sinh không ít thách thức cho các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường thế giới và ngay cả thị trường nội địa. Chiến lược phát triển lâm nghiệp đang được triển khai mạnh mẽ, đầy đủ và sâu rộng hơn trong giai đoạn mới là nền tảng thuận lợi để thực hiện Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. 2.3. Nguồn nhân lực và Chất lượng lao động. Theo các chuyên gia về nhân lực, nguồn nhân lực ở Việt Nam được đánh giá là rất dồi dào nhưng lại yếu về chất lượng. Lao động ở Việt Nam được đánh giá là khéo léo, thông minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh những kỹ thuật và công nghệ hiện đại được chuyển giao từ bên ngoài vào, nhưng thiếu tính chuyên nghiệp. Tính từ năm 2001 đến 2008 có khoảng trên 10 triệu người được đào tạo trong tổng số gần 45 triệu người trong độ tuổi lao động- tức khoảng 25% “lao động qua đào tạo”. Riêng đối với khu vực nông thôn, trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật của lao động hiện nay thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Trên 85% số lao động ở nông thôn chưa từng qua trường lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật nào, khoảng 18,9% số lao động nông thôn có trình độ văn hóa tiểu học. Về thể lực của lao động nông thôn ở độ tuổi 20 -24, thống kê năm 2008 cho thấy, chỉ có 75% số lao động có thể lực bình thường, 23,6% gầy, 1,4% thừa cân. Theo đánh giá của các nhà kinh tế năm 2008 yếu tố lao động của Việt Nam tham gia vào tăng trưởng nền kinh tế chiếm khoảng 20%, yếu tố vốn chiếm khoảng 57,7%, và các yếu tố khác chiếm 22,3%.   Phần thứ hai HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM II. TÌNH HÌNH CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU GỖ Thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, mỗi năm Việt Nam chỉ khai thác khoảng 200 nghìn m3 gỗ rừng tự nhiên. Để cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ cho chế biến, ngành lâm nghiệp đã thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Theo Quyết định số 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 9/8/2010 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc công bố hiện trạng rừng năm 2009, tính đến ngày 31/12/2009, tổng diện tích rừng và rừng mới trồng toàn quốc là 13,258 triệu ha (độ che phủ rừng 39,1%), trong đó có 10,339 triệu ha rừng tự nhiên và 2,919 triệu ha rừng trồng và diện tích rừng mới trồng. Diện tích rừng trồng là rừng sản xuất là 2,141 triệu ha. Đến nay, trữ lượng gỗ rừng trồng đạt khoảng 60 triệu m3, sản lượng gỗ rừng trồng được khai thác đạt trên 3,2 triệu m3/năm và khoảng 1 triệu ste củi. Đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho công nghiệp giấy, gỗ trụ mỏ, ván nhân tạo, dăm mảnh gỗ xuất khẩu. Năm 2009, tổng sản lượng khai thác gỗ là 3.766.000 m3/4.300.000 m3, đạt 86% kế hoạch và tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khai thác chính gỗ rừng tự nhiên là 150.800 m3/200.000 m3, đạt 75,4 % kế hoạch. Khai thác gỗ rừng trồng: 3.626.000 m3/4.000.000 m3, đạt 90,60% so với kế hoạch (Nguồn: Tổng Cục Lâm nghiệp). Năm 2009, giá trị kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu gỗ khoảng 1,134 tỷ USD, tăng 3,56% so với cùng kỳ năm 2008. Hiện nay, phần lớn gỗ rừng trồng (chủ yếu là Keo và Bạch đàn) được khai thác ở độ tuổi từ 6-10 năm, đường kính nhỏ, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm gỗ. Vì vậy, phần lớn nguyên liệu gỗ rừng trồng được dùng để sản xuất dăm mảnh xuất khẩu, phần còn lại được sử dụng làm các sản phẩm ván nhân tạo, gỗ xẻ xây dựng cơ bản, mộc dân dụng và sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu. Việc áp dụng công nghệ, thiết bị chế biến phù hợp gỗ rừng trồng đường kính nhỏ như công nghệ bóc ván mỏng không trấu kẹp, công nghệ sản xuất ván ghép thanh đã mở rộng khả năng sử dụng gỗ rừng trồng đường kính nhỏ để phục vụ sản xuất đồ mộc. Do đó, tỷ lệ sử dụng gỗ rừng trồng trong nước cho sản xuất đồ mộc đã ngày càng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, xuất khẩu sản phẩm gỗ, Việt Nam đang phải nhập khẩu khối lượng lớn nguyên liệu gỗ, khoảng 70-80% nhu cầu nguyên liệu mỗi năm. Theo thống kê của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 1 triệu m3 ván nhân tạo các loại, trong đó MDF chiếm khoảng 60%. Tổng kim ngạch nhập khẩu ván nhân tạo chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu gỗ. Nguyên liệu gỗ được nhập khẩu chủ yếu từ các nước Đông Nam Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương và Châu Âu. Các nước xuất gỗ cho Việt Nam với lượng lớn trong thời gian gần đây gồm Malaysia, Trung Quốc, Mỹ, Lào, Newzilan, Braxin… Dưới đây là tổng hợp nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ qua các năm. Danh mục  Đơn vị tính  Năm 2000  2005  2006  2007  2008  2009  KH 2010   Sản lượng khai thác gỗ (*)  Nghìn m3  2.375,6  2.996,4  3.128,5  3.461,8  3.552,9  3.766,7  4.700   Giá trị kim ngạch nguyên liệu gỗ nhập khẩu  Triệu USD  78  667  760  1.022  1.095  1.134  1.200   (*) Nguồn: Tổng Cục Thống kê năm 2009 (bao gồm gỗ rừng tự nhiên và gỗ rừng trồng) Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, giá trị kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ năm 2009 đạt 237,8 triệu USD. Như vậy, với giá xuất khẩu khoảng 100 USD/tấn dăm khô thì năm 2009 Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 2,3 triệu tấn dăm khô, tương đương khoảng 4,5 triệu m3 gỗ tròn (rừng trồng và cây phân tán). II. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ CHẾ BIẾN GỖ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN (Giai đoạn 2000 – 2009) 2.1. Về số lượng cơ sở và chế biến năng lực chế biến gỗ Theo thống kê của Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng 2500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ, với công suất hoạt động tối thiểu 200 m3 gỗ tròn/năm. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trong bối cảnh bùng nổ số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp chế biến gỗ đã có những thay đổi đáng kể trong vòng 10 năm qua. Năm 2000, cả nước có khoảng 1.200 doanh nghiệp chế biến gỗ, đến 2005 có khoảng 1.500 cơ sở chế biến gỗ, đến 2007 có khoảng 2.000 cơ sở chế biến gỗ, đến 2009 có khoảng 2.500 cơ sở chế biến gỗ như đã nêu trên. Sự phát triển công nghiệp chế biến gỗ được nhìn nhận qua việc tăng số lượng cơ sở chế biến; tăng công suất (bao gồm việc mở rộng công suất thiết kế của nhiều doanh nghiệp) và tăng trưởng nhanh của giá trị kim ngạch xuất khẩu. Năng lực sản xuất công nghiệp ước đạt hơn gần 15 triệu m3 gỗ tròn. Trong đó năng lực của các nhà máy băm dăm mảnh khoảng 6,3 triệu m3 gỗ tròn rừng trồng/năm (tương đương 3,150 tấn dăm khô/năm); năng lực sản xuất ván nhân tạo ước đạt hơn 1 triệu m3 gỗ tròn/năm; năng lực sản xuất gỗ xẻ khoảng 3 triệu m3 và tổng công suất thiết kế sản phẩm gỗ khoảng 2 – 2,5 triệu m3 sản phẩm. Hiện tại, năng lực sản xuất ván nhân tạo các loại ước đạt khoảng 500.000 m3 sản phẩm/năm, trong đó chủ yếu là ván sợi MDF, ván dăm (quy mô nhỏ), còn lại là các sơ sở sản xuất ván dán và ván ghép thanh quy mô nhỏ. Các nhà máy sản xuất ván dăm và ván sợi MDF hiện đang hoạt động gồm: Nhà máy ván sợi Việt Trì: 2.000 m3 sản phẩm/năm; Nhà máy MDF Quảng Ninh: 5.000 m3 sản phẩm/năm; Nhà máy MDF liên doanh Việt Trung (Nghĩa Đàn – Nghệ An): 15.000 m3 sản phẩm/năm; Nhà máy gỗ MDF COSEVCO – Quảng Trị (Công ty xây dựng và sản xuất gỗ MDF): 60.000 m3 sản phẩm/năm; Nhà máy MDF Gia Lai: 54.000 m3 sản phẩm/năm). Hiện nay một số Nhà máy MDF có quy mô lớn hơn đang được xây dựng: tại ĐăkNông có Nhà máy MDF Long Việt và Khải Vy (tổng công suất hơn 100.000 m3 sản phẩm/năm); tại Bình Phước có Nhà máy MDF Việt Nam và MDF Thiên Sơn (tổng công suất khoảng 160.000 m3 sản phẩm/năm); tại Hoà Bình có Nhà máy MDF liên doanh của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam với công suất 54.000 m3 sản phẩm/năm; tại tỉnh Hà Giang một Công ty tư nhân đang lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất MDF với công suất 100.000 m3 sản phẩm/năm; Liên doanh giữa Tập đoàn Dongwha và Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đang chuẩn bị xây dựng nhà máy MDF (gọi là Công ty cổ phần MDF VRG Dongwha) tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước với công suất 300.000 m3 sản phẩm/năm. 2.2. Cơ cấu cơ sở chế biến gỗ theo loại hình doanh nghiệp - Số Doanh nghiệp nhà nước: 108 - Số Công ty TNHH: 401 - Số Công ty cổ phần: 189 - Số Doanh nghiệp tư nhân: 418 - Số Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 421 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư – 2008). - Công ty liên doanh: Rất ít (số liệu không rõ) - Hình thức khác (bao gồm cơ sở hộ gia đình): 687 cơ sở 2.3. Hiện trạng phân bố các cơ sở chế biến gỗ theo các Vùng, Tiểu Vùng Các nhà máy chế biến gỗ, sản xuất giấy quy mô lớn được mô tả tại hình 1. Các cơ sở chế biến gỗ có quy mô lớn tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đông Nam Bộ, như: Bình Dương (khoảng 370 cơ sở quy mô lớn (trong tổng số khoảng 650 cơ sở), trong đó hơn 50% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai (khoảng 219 cơ sở quy mô lớn (trong tổng số 706 cơ sở), trong đó có khoảng 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và Bình Định. Các nhà máy băm dăm mảnh gỗ nằm tập trung tại Bắc Trung Bộ; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, giáp các cảng biển nước sâu và vùng rừng trồng, hoặc ở vị trí có hệ thống đường thuỷ thuậ
Luận văn liên quan