Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất thôn Bản sảng xã lạng san - Huyện Na Rì

Thôn Bản Sảng là một thôn thuộc xãLạng San, cách trung tâm xã khoảng 8,5 km. Hoạt động sản xuất ở đây chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên còn mang tính tự phát, ch-a lợi dụng triệt để và phát huy hiệu quả vốn đất sẵn có. Để việc sử dụng đất rừng và đất nông nghiệp một cách hợp lý và có hiệu quả cao, thì việc quy hoạch sử dụng đất cho thôn là cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên. Đ-ợcsựhỗtrợcủadựánCARD chúng tôi tiến hành quy hoạch sử dụng đất cho thôn Bản Sảng giai đoạn từ năm 2007 - 2010

pdf30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2033 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất thôn Bản sảng xã lạng san - Huyện Na Rì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ************** Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thôn Bản sảng xã lạng san - huyện na rì Na rì, tháng 6 năm 2007 1 Mục lục Trang Danh mục các chữ viết tắt i 1. Đặt vấn đề 6 2. Cơ sở pháp lý 6 3. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội 6 3.1. Điều kiện tự nhiên 6 3.1.1. Vị trí địa lý 6 3.1.2. Đặc điểm địa đình, địa mạo, đất đai 6 3.1.3. Tài nguyên rừng 7 3.1.4. Khí hậu- thuỷ văn 7 3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 8 3.2.1. Điều kiện về dân sinh, kinh tế 8 3.2.2. Kinh tế và cơ sở hạ tầng 8 4. Tiến trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất 9 5. Ph−ơng án quy hoạch sử dụng đất 10 5.1. Mục tiêu 10 5.2. Định h−ớng 10 5.3. Ph−ơng pháp tính toán trên bản đồ 10 5.4. Hiện trạng sử dụng đất 10 5.5. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất 12 5.5.1. Đất nông nghiệp 12 5.5.2. Đất ở nông thôn 12 5.5.3. Đất lâm nghiệp 12 6. Giải pháp 14 6.1. Cơ sở đ−a ra giải pháp 14 6.2. Giải pháp về kế hoạch và kỹ thuật 14 2 6.2.1. Rừng cộng đồng 14 6.2.2. Rừng đã giao cho hộ gia đình 16 6.3. Tổ chức thực hiện 18 6.4. Tài chính 18 7. Kết luận 18 Tài liệu tham khảo 20 Phụ lục Phụ lục 1. Những ng−ời tham gia xây dựng ph−ơng án quy hoạch Phụ lục 2. Những ng−ời tham gia thúc đẩy Phụ lục 3 Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất thôn Bản Sảng - xã Lạng San Phụ lục 4 Sơ đồ lát cắt thôn Bản Sảng Phụ lục 5. Lựa chọn loài cây trồng Phụ lục 6. Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất thôn Bản Sảng Phụ lục 7. Biểu biến động đất đai thôn Bản Sảng Phụ lục 8. Kế hoạch thực hiện 3 Danh mục các chữ viết tắt NT: Nông thôn NLKH: Nông lâm kết hợp HĐND: Hội đồng nhân dân UBND: Uỷ ban nhân dân CARD: Collaboration For Agriculture And Rural Development i 4 1. Đặt vấn đề Thôn Bản Sảng là một thôn thuộc xã Lạng San, cách trung tâm xã khoảng 8,5 km. Hoạt động sản xuất ở đây chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên còn mang tính tự phát, ch−a lợi dụng triệt để và phát huy hiệu quả vốn đất sẵn có. Để việc sử dụng đất rừng và đất nông nghiệp một cách hợp lý và có hiệu quả cao, thì việc quy hoạch sử dụng đất cho thôn là cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên. Đ−ợc sự hỗ trợ của dự án CARD chúng tôi tiến hành quy hoạch sử dụng đất cho thôn Bản Sảng giai đoạn từ năm 2007 - 2010. 2. Cơ sở pháp lý Căn cứ pháp lý để lập quy hoạch sử dụng đất: - Báo cáo quy hoạch sử dụng đất xã Lạng San 2006 - 2010 - Nghị quyết của Đảng uỷ, HĐND, các báo cáo của UBND xã Lạng San. - Các loại bản đồ: Địa giới hành chính 364, bản đồ địa hình, bản đồ giao đất giao rừng, bản đồ hiện trạng đất. 3. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý Bản Sảng là một thôn thuộc xã Lạng San, cách trung tâm xã 8,5 km và trục đ−ờng chính khoảng 6,5 km. Thôn có ranh giới tiếp giáp nh− sau Phía Bắc giáp xã Văn Học Phía Nam giáp xã L−ơng Thành Phía Tây giáp thôn To Đoóc Phía Đông giáp xã Văn Học và xã L−ơng Hạ. 3.1.2. Đặc điểm địa đình, địa mạo, đất đai Địa hình Bản Sảng chủ yếu là đồi núi dốc, độ dốc trung bình từ 45 độ, độ cao so với mặt biển từ 400 - 650m. Có hai dạng địa hình: địa hình núi đất và địa hình núi đá. Địa hình bị chia cắt mạnh. 5 Đất đai nhìn chung còn tốt, thành phần cơ giới nhẹ, thuận lợi cho phát triển cây lâm nghiệp. Có hai loại đất chính là: Đất Feralit vàng đỏ trên phiến thạch sét (trên núi đất), đây là loại đất chiếm diện tích lớn nhất, phân bố rộng khắp; Đất Feralit đỏ nâu trên đá vôi (trên núi đá vôi). 3.1.3. Tài nguyên rừng Hiện trạng tài nguyên rừng chủ yếu là các trạng thái rừng phục hồi sau n−ơng rẫy và sau khai thác kiệt, bao gồm các trạng thái sau: Trảng cỏ và cây bụi, chiếm −u thế bởi các −u hợp: Cỏ may (Chrysopogon aciculatus) + Sim (Rhodomyrtus tomentosa) + Mua (Melastoma sp.) và Lau (Erianthus arundinaceus) + Lách (Saccharum spontaneum) + Sim ( Rhodomyrtus tomentosa). Rừng tái sinh nghèo sau n−ơng rẫy có các loài cây chiếm −u thế nh−: Nứa (Neohouzeana sp.), Vầu (Indosasa sp.), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Trẩu (Vernicia montana), Chẹo tía (Engelhardia serrata), Sau sau (Liquidambar formosana), Thẩu tấu (Aporosa sphaerosperma), Bùm bụp (Malotus sp.)... Rừng tái sinh sau khai thác kiệt có các loài cây chiếm −u thế nh−: Xoan nhừ (Toona sinensis), Xoan (Melia azedarach), Trám (Canarium album), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Sao (Shorea sp.), Kháo (Phoebe sp.), Dẻ gai (Castanopsis indica), Thôi ba (Alangium chinensis), Trai (Garcinia fagraeoides), Nghiến (Excentrodendron hsienmu), Thừng mức (Wrightia sp.), Hu đay (Trema orientalis), Sồi (Lithocarpus sp.)... Rừng trồng, hiện tại chỉ có rừng trồng Hồi (Illicium verum). 3.1.4. Khí hậu- thuỷ văn Nhiệt độ trung bình năm là 22,10C, nhiệt độ cao trung bình năm là 27,10C vào các tháng 6 và 7, nhiệt độ tối thấp trung bình là 15 0C vào tháng 12, 1, 2. Mùa Đông th−ờng xuất hiện s−ơng muối gây ảnh h−ởng không nhỏ tới quá trình sản xuất nông lâm nghiệp. Tổng l−ợng m−a hàng năm đạt khoảng 1300-1800mm. Nhìn chung l−ợng m−a phân bố không đều trong năm, m−a tập trung vào các tháng 6,7,8. 6 Về điều kiện thuỷ văn, có nhiều khe suối nhỏ, có n−ớc th−ờng xuyên hay theo mùa. 3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 3.2.1. Điều kiện về dân sinh, kinh tế - Dân số Toàn thôn có 64 hộ gia đình, với 302 nhân khẩu. Thành phần dân tộc trong thôn có 4 dân tộc là Kinh, Tày, Nùng, Dao. Trong đó dân tộc chiếm nhiều nhất là Tày. - Giáo dục Đa số con em trong thôn đều đ−ợc đi học, 100 % con em đều đ−ợc phổ cập hết cấp 1, con em học hết cấp 2 và 3 còn ít. Có một điểm tr−ờng cấp 1 đặt tại thôn. 3.2.2. Kinh tế và cơ sở hạ tầng - Kinh tế + Thu nhập chính của ng−ời dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp + Mức sống trong thôn: có 44/64 hộ thuộc diện hộ nghèo, 6/64 hộ thuộc diện hộ trung bình, 14/64 hộ thuộc diện quá nghèo. - Điện: Ch−a có điện l−ới - Giao thông Thôn Bản Sảng có tuyến đ−ờng đ−ợc đất chạy qua khoảng 4,5 km, còn các đ−ờng liên thôn thì đi lại khó khăn, đ−ờng đất, dốc cao quanh co. - Thuỷ lợi + Các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của thôn chủ yếu là nhờ tự nhiên, hệ thống kênh m−ơng t−ới n−ớc tạm thời do ng−ời dân tự làm, không cung cấp đủ n−ớc sản xuất nông nghiệp trong năm. + Trong thôn hiện nay có 6 bể và 50 vòi n−ớc sạch, cung cấp cho 80% số hộ trong thôn, đ−ợc hỗ trợ nguồn n−ớc sạch của ch−ơng trình 135. Các hộ còn lại lấy n−ớc ăn từ khe núi, hàng năm vào mùa khô th−ờng bị thiếu n−ớc sinh hoạt. 7 4. Tiến trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất B−ớc 1. Tập huấn quy hoạch Để tiến hành quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia tại thôn Bản Sảng, một khoá tập huấn 2 ngày với sự tham gia của 6 cán bộ xã, thôn về nội dung, các b−ớc tiến hành quy hoạch và một số công cụ phục vụ công tác quy hoạch nh−: - Ph−ơng pháp sử dụng bản đồ hiện trạng, địa hình. - Các b−ớc và nội dung quy hoạch có sự tham gia. - Giới thiệu và thực hành các công cụ PRA (Vẽ sơ đồ hiện trạng, điều tra theo tuyến, lựa chọn cây trồng...). B−ớc 2. Điều tra, đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của thôn. Với sự thúc đẩy của 2 cán bộ đến từ khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 6 nông dân chủ chốt điều tra tổng hợp đ−ợc điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thôn và đã cùng nhau thảo luận xây dựng đ−ợc sơ đồ hiện trạng sử dụng đất, đi điều tra theo tuyến tìm hiểu các loại hình kinh doanh và đặc điểm của nó. Đồng thời dùng công cụ ma trận để lựa chọn cây trồng. B−ớc 3. Quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất Trên cơ sở đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, những ng−ời tham gia đã xác định rõ gianh giới đất đã giao cho hộ và đất ch−a giao, xác định rõ vị trí và các trạng thái rừng. Cùng nhau thảo luận mục đích, mục tiêu quản lý trên cơ sở đó quy hoạch sử dụng đất cộng đồng. B−ớc 4. Họp thôn báo cáo kết quả quy hoạch. - Một cuộc họp toàn thể các hộ trong thôn để nghe nhóm nông dân chủ chốt báo cáo kết quả, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và dự kiến ph−ơng án quy hoạch để cho mọi thành viên trong thôn góp ý kiến đi đến thống nhất hoàn thiện. 8 B−ớc 5. Trình UBND xã phê duyệt Trên cơ sở đóng góp ý kiến của các thành viên tham gia hội thảo, nhóm nông dân chủ chốt hoàn thiện báo cáo quy hoạch, trình UBND xã phê duyệt. 5. Ph−ơng án quy hoạch sử dụng đất 5.1. Mục tiêu - Sử dụng đất dốc hợp lý, đúng đối t−ợng, đúng mục đích để đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời phát huy tốt khả năng phòng hộ. 5.2. Định h−ớng Khai thác triệt để các nhân tố nguồn lực nội sinh, tiếp tục phát huy sức mạnh và những yếu tố thuận lợi trong sản xuất, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ dự án Card để phát triển nhanh sản xuất nông lâm nghiệp theo h−ớng sản xuất hàng hoá, sử dụng có hiệu quả vốn đất lâm nghiệp hiện có và phát huy triệt để khả năng phòng hộ của rừng. 5.3. Ph−ơng pháp tính toán trên bản đồ Trên cơ sở sơ đồ hiện trạng đ−ợc nhóm nông dân chủ chốt xác định và kết quả thảo luận về kế hoạch và ph−ơng án quy hoạch sử dụng đất đ−ợc mô tả trên sơ đồ quy hoạch thôn một cách t−ơng đối về mặt diện tích. Sử dụng phần mềm MicroStation để tính toán chính xác về diện tích trên bản đồ tỷ lệ 1/15.000 của thôn. 5.4. Hiện trạng sử dụng đất Tính đến tháng 5 năm 2007 hiện trạng sử dụng đất thôn Bản Sảng, với tổng diện tích tự nhiên 598,93 ha, trong đó (Bản đồ hiện trạng sử dụng đất): + Đất nông nghiệp, đất ở nông thôn và đất khác: 134,12 ha chiếm 22,72% tổng diện tích tự nhiên. + Đất lâm nghiệp: 464.81 ha chiếm 77,28% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó có 188,41 ha thuộc quyền quản lý của UBND xã Lạng San, dự kiến 9 sẽ giao cho cộng đồng (gọi tắt là rừng cộng đồng); 276,40 ha rừng và đất lâm nghiệp đã giao cho hộ gia đình. Diện tích các loại hình rừng và chủ sử dụng đ−ợc thống kê ở biểu 01. Biểu 01. Biểu thống kê các loại rừng và chủ sử dụng Thôn Bản Sảng Loại rừng và chủ sử Tổng diện Tỷ lệ % Trữ l−ợng Ghi chú dụng tích (ha) 1. Rừng cộng đồng 188.41 40.53 1.1. Rừng sản xuất Rừng tự nhiên núi đất IIa 4.84 1.04 Ic 76.24 16.40 Rừng tự nhiên núi đá IIa 71.48 15.38 1.2. Rừng phòng hộ Rừng tự nhiên núi đất Ic 35.82 7.71 2. Rừng đã giao cho hộ 276.40 59.46 Rừng tự nhiên núi đất IIa, Vầu 91.74 19.74 Ic 67.04 14.42 Đất trống (Ia, Ib) 102.79 22.11 Rừng trồng (Hồi) 6.39 1.37 Rừng tự nhiên núi đá IIa 4.94 1.06 Đất trống (Ia, Ib) 3.53 0.76 Tổng diện tích rừng 464.81 100.00 và đất rừng 10 5.5. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất 5.5.1. Đất nông nghiệp Căn cứ vào nhu cầu thực tế và khả năng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, đất nông nghiệp của thôn trong thời kỳ 2007-2010 đ−ợc quy hoạch nh− sau: - Giữ nguyên diện tích ruộng và n−ơng bãi hiện tại. Tăng c−ờng đầu t− cải tạo hệ thống kênh m−ơng phục vụ sản xuất, lựa chọn các loại giống cây trồng có hiệu quả. - Phát triển diện tích mô hình nông lâm kết hợp (11,5 ha), diện tích này đ−ợc lấy từ quỹ đất lâm nghiệp (Rừng sản xuất). 5.5.2. Đất ở nông thôn Đất ở nông thôn bao gồm đất v−ờn tạp quanh nhà và đất xây dựng. Căn cứ vào quỹ đất ở nông thôn và nhu cầu tách hộ, trong kỳ quy hoạch đất ở nông thôn tăng thêm 0,5 ha. 5.5.3. Đất lâm nghiệp Căn cứ vào hiện trạng quỹ đất lâm nghiệp, hiện trạng tài nguyên rừng và nhu cầu sản xuất lâm nghiệp trong thôn, diện tích đất lâm nghiệp đ−ợc quy hoạch nh− sau (Biểu 02): * Quy hoạch đối với đất rừng cộng đồng - Giảm 1 ha rừng nghèo (Ic) sang đất chuyên dùng (nghĩa địa) - Giảm 56,27 ha đất rừng nghèo (Ic) sang trồng rừng. * Quy hoạch đối với đất rừng đã giao cho hộ gia đình. - Giảm 0.5 ha đất rừng nghèo (Ic) núi đất gần khu vực dân c− sang đất ở nông thôn. - Giảm 8 ha đất rừng nghèo (Ic) núi đất sang đất làm mô hình NLKH. - Giảm 3,5 ha đất trống (Ia, Ib) núi đất sang đất làm mô hình NLKH. - Giảm 51,66 ha đất trống (Ia, Ib) núi đất sang trồng rừng. - Giảm 3,57 ha đất trống (Ia, Ib) núi đá sang trồng rừng. 11 Biểu 02. Biến động đất đai thôn Bản Sảng Đơn vị tính: ha Hiện Năm 2008 Năm 2009 - Loại đất tại 2010 Ghi chú (2007) Diện Tăng/ Diện Tăng/ tích giảm tích giảm 1. Đất nông nghiệp 84,64 84,64 0 84,64 0 2. Đất mặt n−ớc 3,69 3,69 0 3,69 0 3. Đất v−ờn tạp 34,46 34,46 0 34,46 0 4. Đất ở nông thôn 11,33 11,33 0 11,83 +0,5 5. Đất NLKH 0 3,5 +3,5 11,5 +8 6. Đất nghĩa trang 0 1 +1 1 0 7. Đất lâm nghiệp 7.1. Đất rừng cộng đồng 7.1.1. Rừng sản xuất 7.1.1.1. Rừng tự nhiên núi đất IIa 4,84 4,84 0 4,84 0 Ic 76,24 39,24 -37 18,97 -20,27 7.1.1.2. Rừng trồng Trồng Mỡ 0 20 +20 30,27 +10,27 Trồng Xoan 0 16 +16 26 +10 7.1.1.3. Rừng tự nhiên núi đá IIa 71,48 71,48 0 71,48 0 7.1.2. Rừng phòng hộ Rừng tự nhiên núi đất Ic 35,82 35,82 0 35,82 0 7.2. Rừng đã giao cho hộ 7.2.1. Rừng tự nhiên núi đất IIa, Vầu 91,74 91,74 0 91,74 0 Ic 67,04 67,04 0 58,54 -8,5 Đất trống (Ia, Ib) 102,79 67,82 -34,97 47,63 -20,19 7.2.2. Rừng trồng Trồng Hồi 6,39 6,39 0 6,39 0 Trồng Mỡ 0 20 +20 30,19 +10,19 Trồng Xoan 0 15 +15 25 +10 7.2.3. Rừng tự nhiên núi đá IIa 4,94 4,94 0 4,94 0 Đất trống (Ia, Ib) 3,53 0 -3,53 0 0 12 Đối với diện tích rừng hiện đang thuộc quyền quản lý của UBND xã Lạng San, tổ chức giao đất, giao rừng cho cộng đồng thôn bản quản lý. 6. Giải pháp 6.1. Cơ sở đ−a ra giải pháp Quy hoạch và giải pháp đ−ợc đ−a ra dựa trên các cơ sở sau: - Điều kiện tự nhiên, đất đai. - Hiện trạng các loại hình rừng và chủ quản lý. - Nhu cầu thực tế của ng−ời dân Tất cả các cơ sở trên đều đ−ợc xác định và làm rõ bởi các bên tham gia, đặc biệt là có sự tham gia tích cực của ng−ời dân trong thôn Bản Sảng. Ngoài ra, kế hoạch thực hiện của dự án CARD cũng là một trong những cơ sở để chúng tôi hoàn thiện bản quy hoạch này. 6.2. Giải pháp về kế hoạch và kỹ thuật Kế hoạch thực hiện trong kỳ quy hoạch đ−ợc thực hiện theo từng năm. Từ năm 2007 đến 2010, cụ thể : 6.2.1. Rừng cộng đồng Năm 2007: Khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên với diện tích 112,17 ha, trong đó: - 71,48 ha trạng thái rừng IIa trên núi đá, tại khu vực Tây Bắc thôn, đ−ợc xếp vào loại hình sản xuất. Theo nhu cầu của ng−ời dân thì khu vực này cần đ−ợc bảo vệ nh− một khu rừng phòng hộ. Vì lý do, khu rừng này thuộc khu vực đầu nguồn của thôn. - 4.85 ha trạng thái rừng IIa trên núi đất, tại khu vực phía Nam thôn (Bãi Cốc Toòng). - 35.84 ha trạng thái rừng Ic trên núi đất, khu vực phía Bắc thôn (núi Sim), do nằm xa khu dân c−, địa hình dốc, khó khăn trong việc trồng rừng, làm giàu rừng. Do vậy, theo nguyện vọng của ng−ời dân, khu vực này tiếp tục khoanh nuôi bảo vệ, để rừng phục hồi tự nhiên. 13 Để khoanh nuôi bảo vệ có hiệu quả thì cần phải xây dựng kế hoạch và h−ơng −ớc cụ thể cho việc quản lý khu vực này, thành lập tổ quản lý bảo vệ rừng thôn bản, đồng thời phải mở lớp tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng quản lý cho tổ bảo vệ rừng của thôn. - Xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm cho các hoạt động : sản xuất cây giống, trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng... Năm 2008: - Tiếp tục khoanh nuôi bảo vệ rừng. - Trồng 20 ha Mỡ (Manglietia conifera) tại khu vực phía Tây Nam thôn (Bãi Cốc Toòng). - Trồng 16 ha Xoan (Acacia sp.) tại khu vực phía Nam thôn (Bãi Cốc Toòng). - Chuyển đổi diện tích 1ha đất trống khu vực Bãi Cốc Toòng (phía Tây Nam thôn) sang đất nghĩa trang. - Giữ nguyên hiện trạng đất Ic tại khu vực Bãi Cốc Toòng với diện tích 18,97 ha với mục đích làm bãi chăn thả gia súc. Vì ng−ời dân cho rằng khu vực này gần nhà ở dễ quản lý gia súc, hạn chế gia súc vào rừng. Tập quán của ng−ời dân trong thôn đã quen chăn thả tại khu vực này. Diện tích đất đ−ợc quy hoạch để trồng rừng có địa hình thuận lợi (độ dốc không cao, t−ơng đối bằng phẳng), gần khu dân c−, nên dễ bảo vệ và chăm sóc. Để trồng rừng có hiệu quả, theo nguyện vọng của cộng đồng cần đ−ợc hỗ trợ về kỹ thuật xây dựng v−ờn −ơm, sản xuất cây giống, kỹ thuật trồng rừng.... Năm 2009-2010: - Tiếp tục khoanh nuôi bảo vệ rừng. - Chăm sóc diện tích rừng trồng năm 2008. - Trồng 10,27 ha Mỡ (M. conifera) tại khu vực phía Nam thôn (Bãi Cốc Toòng). 14 - Trồng 10 ha Xoan (Acacia sp.) tại khu vực phía Đông Nam thôn (Bãi Cốc Toòng). 6.2.2. Rừng đã giao cho hộ gia đình Ưu tiên thực hiện các nội dung quy hoạch cho rừng cộng đồng, để nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ, giảm sức ép tới diện tích rừng cộng đồng. Trong khuôn khổ dự án CARD cho phép, ng−ời dân trong thôn đề nghị hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí thực hiện một số hạng mục quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đã giao cho hộ gia đình. Năm 2007: - Khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên với tổng diện tích 155,72 ha, trong đó: + 59,04 ha đất rừng Ic có xen Vầu, nằm trên các khu vực phía Đông Bắc và phía Đông thôn. Đây là những khu vực nằm xa khu dân c−, địa hình dốc, không thuận lợi cho việc trồng rừng. Bảo vệ để phục hồi tự nhiên. + 91,74 ha rừng trạng thái IIa và rừng Vầu trên núi đất. + 4,94 ha rừng trạng thái IIa trên núi đá. Để khoanh nuôi bảo vệ có hiệu quả thì cần phải xây dựng kế hoạch và h−ơng −ớc cụ thể cho việc quản lý khu vực này, đồng thời phải mở lớp tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng quản lý cho ng−ời dân trong thôn. Năm 2008: - Tiếp tục khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên với tổng diện tích 155,72 ha rừng tự nhiên. - Xây dựng 1 mô hình nông lâm kết hợp (NLKH) 3,5ha. Trên trạng thái rừng nghèo, địa hình t−ơng đối bằng phẳng, gần khu đất ở hoặc đất canh tác nông nghiệp, thuận lợi cho việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng, ở khu vực Tây Nam thôn. Các loài cây đ−ợc ng−ời dân lựa chọn trồng là Mỡ (Manglietia conifera), Xoan (Melia azedarach), Chanh (Citrus medican subsp. limon), Hồng không hạt (Diospyros sp.), Lê (Pirus communis). 15 - Trồng 20 ha Mỡ (M. conifera) trên các lô đất ch−a có rừng, chủ yếu là cây bụi, trảng cỏ (trạng thái Ia, Ib), địa hình dốc, tại khu vực trung tâm thôn. - Trồng 15 ha Xoan (Acacia sp.) trên các lô đất ch−a có rừng, chủ yếu là cây bụi, trảng cỏ (trạng thái Ia, Ib), địa hình dốc, phía Đông thôn. Để trồng rừng, xây dựng mô hình NLKH có hiệu quả, theo nguyện vọng của cộng đồng cần đ−ợc hỗ trợ về kỹ thuật xây dựng v−ờn −ơm, sản xuất cây giống, kỹ thuật trồng rừng, kỹ thuật làm mô hình NLKH.... Năm 2009-2010: - Tiếp tục khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên với tổng diện tích 155,72 ha rừng tự nhiên. - Xây dựng 2 mô hình nông lâm kết hợp (NLKH) 4ha/mô hình. Trên trạng thái rừng nghèo, địa hình t−ơng đối bằng phẳng, gần khu đất ở hoặc đất canh tác nông nghiệp, thuận lợi cho việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng, ở khu vực trung tâm thôn. - Trồng 10.19 ha Mỡ (M. conifera) trên các lô đất ch−a có rừng, chủ yếu là cây bụi, trảng cỏ (trạng thái Ia, Ib), địa hình dốc, khu vực phía Đông Nam thôn. - Trồng 10 ha Xoan (Melia azedarach) trên các lô đất ch−a có rừng, chủ yếu là cây bụi, trảng cỏ (trạng thái Ia, Ib), địa hình dốc, khu vực phía Đông Nam thôn. - Chuyển 0,5 ha rừng nghèo, gần khu đất ở thành đất ở nông thôn. Vị trí sẽ đ−ợc xác định khi phát sinh nhu cầu đất ở. Đối với diện tích rừng sản xuất: Những diện tích rừng còn lại tiếp tục khoanh nuôi phục hồi rừng. Đối với đất rừng nghèo, điều kiện không thuận lợi cho trồng rừng thì sử dụng biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên. Hoặc giữ nguyên hiện trạng dùng cho mục đích chăn thả gia súc. 16 Đối với diện tích rừng phòng hộ: Tiếp tục khoanh nuôi bảo vệ rừng, đảm bảo rừng phát triển về số l−ợng và chất l−ợng. Phát huy cao hiệu quả phòng hộ của rừng. 6.3. Tổ chức thực hiện - Quy hoạch sử dụng đất thôn Bản Sảng đ−ợc xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở khoa học và dựa trên nhu cầu của ng−ời dân, chính vì vậy bản đề án này phải đ−ợc công khai hoá bằng kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo quy hoạch. - Sau khi đề án đ−ợc phê duyệt đề nghị phân bổ đất đai theo đ
Luận văn liên quan