Báo cáo Quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính do công ty aasc thực hiện

Một trong những sự kiện nổi bật gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế của Việt Nam là ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang hòa nhập trong một nền kinh tế phát triển rất sôi động và cạnh tranh gay gắt. Đứng trước các cơ hội và thách thức khi gia nhập nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp không những phải đổi mới phương thức sản xuất để có được những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh mà còn phải chú trọng đặc biệt tới công tác hạch toán kế toán. Trên thực tế, trình độ công tác kế toán của các doanh nghiệp còn tồn tại nhiều hạn chế. Do đó để cho các doanh nghiệp hoạt động đúng hướng và hiệu quả hơn thì công tác kiểm toán là vô cùng quan trọng và cần thiết. Sự phát triển của các công ty kiểm toán ở Việt Nam trong thời gian qua đã chứng minh cho sự cần thiết của hoạt động này. Một trong những loại hình nghiệp vụ chủ yếu mà các công ty kiểm toán cung cấp cho khách hàng là hoạt động kiểm toán tài chính. Vấn đề đặt ra cho các công ty kiểm toán là làm thế nào để nâng cao chất lượng của dịch vụ cung cấp, tạo niềm tin đối với khách hàng, chiếm lĩnh được thị trường. Chính vì vậy, việc các kiểm toán viên đưa ra ý kiến về các Bảng khai tài chính là vô cùng cẩn trọng và chuẩn xác, phải được dựa trên các phương pháp kiểm toán chọn lọc. Trong các chuẩn mực kiểm toán mà Bộ Tài chính ban hành, chuẩn mực số 520-“ Quy trình phân tích” – Các thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính là một phương pháp kiểm toán quan trọng mang tính chất quyết định đối với chất lượng của cả cuộc kiểm toán. “ Thủ tục phân tích” là thủ tục cơ bản không thể thiếu được sử dụng xuyên suốt trong cả cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, là một phương pháp rất hiệu quả và có nhiều ưu điểm. Nó có thể giúp các kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các cuộc kiểm toán khác, cung cấp cho kiểm toán viên một số lượng đáng kể các bằng chứng mang tính đánh giá khái quát về một loại tài khoản, một nhóm nghiệp vụ và trợ giúp cho kiểm toán viên trong quá trình soát xét lại toàn bộ công việc trước khi lập báo cáo kiểm toán. Đặc biệt khi hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán được đánh giá là có hiệu lực hoặc khoản mục được kiểm toán không quá trọng yếu, thủ tục phân tích có thể giúp công ty kiểm toán giảm bớt các thử nghiệm kiểm toán khác và do vậy tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán. Trong bối cảnh các Công ty kiểm toán không ngừng phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng kéo theo đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty, điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về việc thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chương 2: Quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong Kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện. Chương 3: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện

doc102 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3560 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính do công ty aasc thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 2 TÓM TẮT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 3 LỜI MỞ ĐẦU 17 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 20 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 20 1.1.1.Khái niệm 20 1.1.2. Đối tượng của kiểm toán tài chính 21 1.1.3. Chức năng 23 1.1.4. Mục tiêu của Kiểm toán tài chính 24 1.2. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 28 1.3. THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 30 1.3.1. Khái niệm về thủ tục phân tích 30 1.3.2. Mục tiêu của thủ tục phân tích 31 1.3.3. Phân loại thủ tục phân tích 32 1.3.4. Ý nghĩa của thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính 36 1.4. VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 38 1.4.1. Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 38 1.4.1.1. Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. 38 1.4.1.2. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 39 1.4.2. Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 41 1.4.2.1. Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. 41 1.4.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết được thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. 43 1.4.3. Thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 46 1.4.3.1. Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 46 1.4.3.2. Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 47 CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 48 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY AASC 48 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 48 2.1.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh 51 2.1.2.1- Phương châm dịch vụ của AASC 51 2.1.2.2- Các loại hình dịch vụ cung cấp và khách hàng của Công ty AASC 51 2.1.2.3-Kết quả kinh doanh của Công ty 53 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 55 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty AASC 56 2.1.4.1- Tổ chức bộ máy kế toán: 56 2.1.4.2. Tổ chức công tác kế toán: 57 2.1.4.3. Quy trình kiểm soát chất lượng của Công ty 58 2.2. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHUNG DO CÔNG TY THỰC HIỆN 58 2.3. THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY ABC DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 60 2.3.1. Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty ABC 60 2.3.3. Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 69 2.3.4. Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 73 2.4. QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH KHI KIỂM TOÁN CÔNG TY XYZ 74 2.4.1. Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 74 2.4.2. Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 82 2.4.3. Thủ tục phân tích được vận dụng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 83 2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH CỦA CÔNG TY AASC TẠI 2 KHÁCH HÀNG 83 2.5.1. Sự khác biệt trong việc thực hiện thủ tục phân tích tại 2 Công ty 83 2.5.2. Khái quát qui trình vận dụng thủ tục phân tích vào các giai đoạn của cuộc kiểm toán 84 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 85 3.1. NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY AASC 85 3.2. NHẬN XÉT VỀ VIỆC THỰC HIỆNTHỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY AASC 87 3.3. KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY AASC 89 3.3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty AASC 89 3.3.2 Kiến nghị nhằm hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty AASC 90 3.3.3. Kiến nghị đối với các đơn vị được kiểm toán 93 3.3.4. Kiến nghị đối với các đơn vị được kiểm toán 95 KẾT LUẬN 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1  Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán  AASC   2  Báo cáo tài chính  BCTC   3  Bảng cân đối kế toán  BCĐKT   4  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh  BCKQHĐKD   5  Công nghiệp  CN   6  Doanh nghiệp  DN   7  Giá vốn hàng bán  GVHB   8  Hoạt động sản xuất kinh doanh  HĐSXKD   9  Hoạt động tài chính  HĐTC   10  Hàng tồn kho  HTK   11  Kiểm toán viên  KTV   12  Khách hàng  KH   13  Kinh doanh  KD   14  Tài sản cố định  TSCĐ   15  Trách nhiệm hữu hạn  TNHH   16  Sản xuất kinh doanh  SXKD   17  Xuất nhập khẩu  XNK   18  Xuất khẩu  XK   DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Công nghệ kế toán với việc xác định mục tiêu kiểm toán 26 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về đội ngũ nhân viên của Công ty 50 Bảng 2.2: Bảng kết quả kinh doanh của AASC 54 Bảng 2.3: Trích giấy tờ làm việc của KTV tóm tắt thông tin Công ty ABC 61 Bảng 2.4: Phân tích sơ bộ BCĐKT Công ty ABC 64 Bảng 2.5: Phân tích sơ bộ BCKQKD 65 Bảng 2.6: Trích giấy tờ làm việc của KTV dựa trên BCĐKT 66 Bảng 2.7: Trích giấy tờ làm việc của KTV dựa trên BCKQHĐKD 67 Bảng 2.8 : Phân tích các tỷ suất tài chính 68 Bảng 2.9: Xác định các rủi ro chi tiết 69 Bảng 2.10: Chương trình kiểm toán 70 Bảng 2.11: Bảng tính mức độ trọng yếu 71 Bảng 2.12: Bảng ước tính của KTV 72 Bảng 2.13: Mức trọng yếu ước lượng 73 Bảng 2.14: Trích giấy tờ làm việc của KTV tóm tắt thông tin Công ty XYZ 75 Bảng 2.15: Phân tích sơ bộ BCĐKT của Công ty XYZ 78 Bảng 2.16: Phân tích sơ bộ BCKQKD 79 Bảng 2.17: Trích giấy tờ làm việc của KTV 80 Bảng 2.18: Các tỷ suất phân tích 81 Bảng 2.19: Rủi ro được xác định cụ thể 81 Bảng 2.20: Chương trình kiểm toán 82 Bảng 2.21: Bảng xác định mức độ trọng yếu cho tổng thể báo cáo tài chính 83 Bảng 3.1: Phân tích số liệu của đơn vị so với toàn ngành 91 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1: Biểu đồ số lượng đội ngũ nhân viên ở AASC 51 Biểu đồ 2.2: Kết quả kinh doanh của Công ty AASC 54 DANH MỤC SƠ DỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty AASC 56 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổng quát về qui trình kiểm toán 59 Sơ đồ 2.3: Khái quát qui trình vận dụng thủ tục phân tích vào 84 TÓM TẮT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1.1. Khái niệm kiểm toán tài chính và đối tượng kiểm toán tài chính ( Khái niệm Kiểm toán tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các thực thể kinh tế do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng đảm nhận và dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lực. Kiểm toán báo cáo tài chính là sự kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về tính trung thực, hợp lý, tính hợp thức và tính hợp pháp của Bảng khai tài chính. ( Đối tượng Đối tượng kiểm toán tài chính là Bảng khai tài chính và những bảng kê khai có tính pháp lý khác như Bảng kê khai tài sản cá nhân, bảng kê khai tài sản đặc biệt ( kể cả các bảng kê khai tài sản doanh nghiệp phá sản hoặc bán đấu giá…), các bảng khai theo yêu cầu riêng của chủ đầu tư… 1.1.2. Chức năng Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bảng khai tài chính. Mục tiêu xác minh trong kiểm toán tài chính bao gồm: ( Tồn tại hoặc phát sinh ( Đầy đủ ( Trọn vẹn) ( Phân loại và trình bày ( Tính giá ( Chính xác ( Quyền và nghĩa vụ Biểu hiện của nó là: ( Xác minh độ tin cậy của các con số ( Xác minh việc tuân thủ các quy định và tính hợp thức, hợp pháp của các biểu mẫu kế toán. Chức năng bày tỏ ý kiến có thể được hiểu rộng với nghĩa cả kết luận về chất lượng thông tin và cả pháp lý, tư vấn qua xác minh. Chức năng bày tỏ ý kiến dưới hình thức tư vấn mà sản phẩm của hình thức này là thư quản lý và dưới hình thức phán xử. 1.1.3. Mục tiêu của Kiểm toán tài chính Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Ngoài ra, kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. Trung thực: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hợp lý: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận. Hợp pháp: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận). 1.2. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH. Để thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán tài chính cũng sử dụng các phương pháp kiểm toán chứng từ (kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic) và kiểm toán ngoài chứng từ (kiểm kê, thực nghiệm, điều tra). Tuy nhiên, do mỗi loại kiểm toán có chức năng cụ thể khác nhau, đối tượng cụ thể khác nhau và quan hệ chủ thể, khách thể kiểm toán khác nhau nên trong kiểm toán tài chính, cách thức kết hợp các phương pháp cơ bản trên cũng có những điểm đặc thù. Thử nghiệm cơ bản: là thẩm tra lại các thông tin biểu hiện bằng tiền phản ánh trên bảng tổng hợp bằng việc kết hợp các phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ theo trình tự và cách thức kết hợp xác định. Thử nghiệm tuân thủ: dựa vào kết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ khi hệ thống này tồn tại và hoạt động có hiệu lực để khẳng định sự tồn tại và hiệu lực này cần khảo sát, thẩm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. 1.3. THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 1.3.1. Khái niệm về thủ tục phân tích Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 520, quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến. 1.3.2. Mục tiêu của thủ tục phân tích Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520, quy trình phân tích được sử dụng cho các mục đích sau: - Giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác. - Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. - Quy trình phân tích để kiểm tra toàn bộ báo cáo tài chính trong khâu soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán. 1.3.3. Phân loại thủ tục phân tích ( Phân tích xu hướng Phân tích xu hướng là sự phân tích dựa trên cơ sở so sánh các chỉ số của cùng một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Phân tích xu hướng thường được kiểm toán viên sử dụng qua so sánh thông tin tài chính kỳ này với kỳ trước, hay so sánh giữa các tháng trong kỳ, hoặc so sánh số dư (số phát sinh) của các tài khoản cần xem xét. Đồng thời thông qua phân tích sự biến động của một số dư tài khoản hay khoản mục giữa các kỳ kế toán trước, kiểm toán viên có thể đưa ra dự kiến của kỳ hiện tại. Có thể phân chia thủ tục phân tích xu hướng thành hai dạng là: Phân tích xu hướng giản đơn và phân tích hồi quy. ( Phân tích xu hướng giản đơn: Là xác định con số ước tính dựa trên số dư tài khoản kỳ trước. ( Phân tích hồi quy: Là sử dụng phương pháp toán học trong phân tích tài chính để biểu hiện và đánh giá các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này xác định sự thay đổi của nguyên nhân. Đây là phương pháp phổ biến và có hiệu quả sử dụng cao hơn so với phương pháp phân tích xu hướng giản đơn. Vì nó chi tiết đến từng yếu tố của chỉ ta đang xem xét. ( Phân tích tỷ suất là một thuật ngữ thường được sử dụng để nói tới việc phân tích tỷ suất số dư tài khoản này với một số dư tài khoản khác, một loại sự thay đổi liên quan đến số dư tài khoản, các dữ liệu tài chính với dữ liệu hoạt động của một yếu tố qua một thời gian hay so với các yếu tố khác. Nếu phân tích xu hướng tập trung vào một tài khoản cụ thể và không đi vào phân tích mối quan hệ về số dư các tài khoản thì phân tích tỷ suất lại tập trung vào mối quan hệ này. Phân tích tỷ suất chủ yếu áp dụng đối với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, dự đoán xu hướng biến động của các tài khoản thường không đem lại hiệu quả cao do các số dư tài khoản trên bảng cân đối kế toán được đưa ra vào một thời điểm, trong khi đó phân tích tỷ suất giữa các số dư tài khoản trên báo cáo kết quả kinh doanh lại hiệu quả do nó phản ánh sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh trong mối quan hệ với các khoản mục. Trong thực hành kiểm toán, kiểm toán viên thường tiến hành thủ tục phân tích thông qua các nhóm tỷ suất: ( Nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán ( Nhóm tỷ suất hoạt động ( Nhóm tỷ suất đòn bẩy ( Nhóm tỷ suất lợi nhuận ( Nhóm tỷ suất giá thị trường 1.3.4. Ý nghĩa của thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính Thực hiện thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên hạn chế tối đa các thủ tục kiểm toán chi tiết, tiến hành kiểm toán không dàn trải mà tập trung vào các sai sót trọng yếu, làm rõ những nghi vấn, những dấu hiệu bất thường, làm giảm chi phí, thời gian kiểm toán, tăng hiệu quả làm việc và chất lượng kiểm toán. Thủ tục phân tích trong giai đoạn này được xem như một loại thử nghiệm cơ bản cung cấp bằng chứng về sự hợp lý của các khoản mục hay thông tin tài chính khác. Không những làm rõ nguyên nhân chênh lệch, các sai sót trọng yếu mà thủ tục phân tích còn giúp củng cố hoạt động kế toán tại doanh nghiệp. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, thủ tục phân tích được sử dụng để đánh giá tổng quát lần cuối cùng toàn bộ số liệu đã được kiểm toán nhằm khẳng định một lần nữa cho kết luận kiểm toán, hoặc phải tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán bổ xung, từ đó đưa ra đánh giá hợp lý, chính xác về tình hình tài chính của đơn vị trong năm báo cáo tài chính hiện hành. 1.4. VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.4.1. Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 1.4.1.1. Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Khi đã có đầy đủ các thông tin cần thiết, KTV thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn này nhằm: ( Xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động, đánh giá hiệu quả hoạt động, hiểu rõ thực trạng hoạt động kinh doanh ( Xác định được các nghiệp vụ bất thường, các số dư dự kiến từ đó phát hiện các rủi ro, các sai phạm trọng yếu ( Giúp KTV có sự hiểu biết về nội dung các báo cáo tài chính, những biến đổi trong hoạt động kinh doanh ( Thấy được những thay đổi trong chính sách kế toán của năm hiện hành so với các năm trước ( Giúp KTV có sự hiểu biết về nội dung các báo cáo tài chính, những biến đổi trong hoạt động kinh doanh ( Thấy được những thay đổi trong chính sách kế toán của năm hiện hành so với các năm trước ( Giúp KTV đánh giá được khả năng sinh lời, khả năng thanh toán nhanh, thanh toán hiện thời. 1.4.1.2. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ( Bước 1: Thu thập thông tin tài chính và thông tin phi tài chính ( Bước 2: So sánh thông tin ( Bước 3: Đánh giá kết quả so sánh ban đầu 1.4.2. Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 1.4.2.1. Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Việc thực hiện Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán nhằm vào các mục tiêu: ( Mục tiêu đầu tiên và cũng là mục tiêu quan trọng nhất của việc áp dụng Thủ tục phân tích trong giai đoạn này, đó là để cung cấp các bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực về một số cơ sở dẫn liệu cụ thể liên quan tới số dư các tài khoản hay các nhóm nghiệp vụ. Đặc biệt khi hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán tồn tại và hoạt động có hiệu lực hoặc khoản mục được kiểm toán không quá trọng yếu, thủ tục phân tích có thể là một nguồn bằng chứng có hiệu lực. Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên giảm bớt số lượng kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư: Khi kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích và không phát hiện thấy bất cứ sự biến động bất thường nào thì kiểm toán viên có thể đánh giá rằng khả năng tồn tại các sai phạm trọng yếu là thấp. Trong trường hợp đó, thủ tục phân tích cung cấp bằng chứng có hiệu lực về sự trình bày trung thực các số dư của các tài khoản liên quan. Và do đó, kiểm toán viên có thể thực hiện ít các kiểm tra chi tiết đối với số dư các tài khoản đó. Điều này có nghĩa là một số thủ tục kiểm toán được loại bỏ, quy mô mẫu có thể được giảm thiểu và thời gian thực hiện các thủ tục có thể được dời xa hơn so với ngày lập Báo cáo tài chính. Thủ tục phân tích giúp các kiểm toán viên nhận biết khả năng tồn tại các sai phạm tiềm tàng trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Sự khác biệt đáng kể ngoài dự kiến giữa số liệu tài chính chưa được kiểm toán của năm hiện thời và các số liệu khác được sử dụng trong so sánh thường được xem như là những biến động bất thường. 1.4.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết được thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán ( Bước 1: Phát triển một mô hình với các biến tài chính và biến hoạt động ( Bước 2: Xem xét tính độc lập và độ tin cậy và độ tin cậy của các thông tin ( Bước 3: Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ ( Bước 4: Xác định mức chênh lệch có thể chấp nhận được ( Bước 5: Phân tích nguyên nhân chênh lệch và xem xét những phát hiện qua kiểm toán 1.4.3. Thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 1.4.3.1. Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Mục tiêu cơ bản của Thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán đó là để giúp các kiểm toán viên đánh giá lần cuối các thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính một cách tổng thể và phát hiện những sai phạm chưa được phát hiện trong các giai đoạn trước trước khi tiến hành đưa ra ý kiến về sự trung thực và hợp lý của các thông tin trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của Công ty khách hàng. Thủ tục phân tích thường tỏ ra rất hữu ích trong việc xác định xem khách thể kiểm toán có đang gặp những khó khăn trầm trọng về tài chính hay không. Nguy cơ rắc rối về tài chính phải được kiểm toán viên quan tâm trong việc ước lượng rủi ro kiểm toán cũng như trong mối quan hệ với giả thiết về hoạt động liên tục của ban giám đốc trong quá trình lập Báo cáo tài chính. Ví dụ như nếu có sự tăng lên bất thường của Tỷ suất nợ dài hạn trên lãi thuần so với năm trước cộng với sự sụt giảm mạnh của Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản thì rủi ro về tài chính trong trường hợp này là rất cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới kế hoạch kiểm toán mà còn chỉ ra nghi vấn về khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng 1.4.3.2.Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Thủ tục soát xét là để khẳng định một lần nữa những thay đổi trên báo cáo tài chính là phù hợp với hiểu biết của KTV về tình hình tài chính của khách hàng, phù hợp với những bằng chứng mà KTV thu thập được trong quá trình kiểm toán và bảo đảm rằng tất cả các thay đổi đều đã được giải thích hợp lý. Trong trường hợp KTV không tìm ra được những lời giải thích hợp lý cho những sai sót đó thì KTV cần phải xác định các thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm thu thập thêm bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề còn nghi vấn để đưa ra ý kiến và hình thành báo cáo thích hợp CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC
Luận văn liên quan