Hiện nay sinh viên sau khi ra trường thường không đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng và còn bỡ ngỡ với môi trường làm việc. Sinh viên còn thiếu sự cọ xát giữa kiến thức với thực tế cũng như thiếu kinh nghiệm mà trong môi trường học đường sinh viên không thể tích lũy được. Đây là một điểm yếu của sinh viên, bắt buộc sinh viên cần phải có cơ hội tiếp xúc với xã hội để củng cố và học hỏi thêm kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và tự thân đánh giá được năng lực của mình.
33 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1811 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tham gia quy trình sản xuất chuối xuất khẩu tại trang trại Bời Lời tại xã Đôn Thuận – huyện Trảng Bàng – tỉnh Tây Ninh của công ty Huy Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA NÔNG HỌC
BÁO CÁO
THỰC TẾ NGHỀ NGHIỆP
Nhiệm vụ: Tham gia quy trình sản xuất chuối xuất khẩu tại trang trại Bời Lời tại xã Đôn Thuận – huyện Trảng Bàng – tỉnh Tây Ninh của công ty Huy Long An
Sinh viên thực hiện: Hồ Đăng Vinh
Lớp: Bảo vệ thực vật K47
Giáo viên hướng dẫn: Lê Khắc Phúc
Công ty thực tập: CÔNG TY TNHH HUY LONG AN
Lời nói đầu
Tôi cảm ơn quý công ty Huy Long An đã cho phép tôi thực tập cũng như tạo điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi cho tôi hoàn thành đợt thực tập này.
Sau khi hoàn thành khóa thực tế nghề 2 tháng ở công ty TNHH Huy Long An, tôi thực hiện bài báo cáo này như là một bài thu hoạch và tổng hợp lại tất cả những kiến thức cũng như những kinh nghiệm và bài học rút ra khi bản thân được trải nghiệm, học hỏi ở công ty. Công ty là môi trường để giúp sinh viên áp dụng những kiến thức đã được dạy trong trường lớp và cũng là điều kiện tốt để sinh viên học hỏi các kỹ năng mà nhà trường chưa đào tạo được. Ngoài ra, đó cũng là môi trường giúp cho sinh viên bọc lộ các kỹ năng của bản thân mà lâu nay trong nhà trường không được thể hiện (ví dụ như: khả năng làm việc nhóm, cá nhân, khả năng là chủ một cuộc họp nội bộ, khả năng sáng tạo trong công việc v.v)
Tôi cảm ơn anh Hoàng Hùng Hải – người giám sát, hướng dẫn và các anh chị giám sát trực tiếp, những người đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ và chia sẻ nhiều kiến thức cho tôi trong thời gian thực tập vừa qua.
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Mục đích
Yêu cầu
Địa điểm và thời gian thực tế
Địa điểm
THời gian
Phần 2: MÔ TẢ VỀ CƠ SỞ THỰC TẾ
Lịch sử hình thành và phát trển
Giới thiệu về cơ sở thực tế
Cơ cấu tổ chức
Chức năng và nhiệm vụ công ty
Phần 3: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN TẠI TRẠI
Phần 4: CÁC BẸNH HẠI TRÊN CÂY THƯỜNG GẶP
Phần 5: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Phần 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Hiện nay sinh viên sau khi ra trường thường không đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng và còn bỡ ngỡ với môi trường làm việc. Sinh viên còn thiếu sự cọ xát giữa kiến thức với thực tế cũng như thiếu kinh nghiệm mà trong môi trường học đường sinh viên không thể tích lũy được. Đây là một điểm yếu của sinh viên, bắt buộc sinh viên cần phải có cơ hội tiếp xúc với xã hội để củng cố và học hỏi thêm kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và tự thân đánh giá được năng lực của mình.
Thực tập định hướng nghề nghiệp là môn học quan trọng và mang tính thực tế cao trong chương trình học của khoa Nông học trong những năm vừa qua. Nó đáp ứng được phần lớn nhu cầu của sinh viên cũng như xã hội. Đây là môn học giúp sinh viên có thể tiếp xúc với nghề nghiệp ngoài xã hội và được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tại đây, sinh viên sử dụng các kiến thức, kỹ năng của mình để làm viêc giống như một nhân viên bình thường trong một công ty, từ đó tạo tiền đề để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm. Sinh viên sẽ có cơ hội rèn luyện và mài giũa kiến thức, chuẩn bị hành trang cho bản thân trên con đường tương lai sau này. Do khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn vẫn còn quá lớn nên thời gian thực tập sẽ giúp sinh viên rút ngắn được khoảng cách giữa thực tiễn và lý thuyết, giúp sinh viên tự tin hơn trong công việc, học tập cũng như tự tin hơn sau khi ra trường.
1.2. Mục đích
- Hiểu rõ hơn về nghề nghiệp, phát triển khả năng giao tiếp, thái độ nghề nghiệp đúng đắn, linh động đối với từng đối tượng khác nhau trong công việc.
- Quan sát, tìm hiểu, học hỏi cách thức tổ chức, quản lý trong lĩnh vực sản xuất trong một tổ công ty,trang trại
- Tích lũy, rèn luyện thêm các kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
1.3. Yêu cầu
- Có sự chuẩn bị đầy đủ về kiến thức, hồ sơ, trang bị và tinh thần trước khi đợt thực tế diễn ra chính thức
- Đọc thêm sách báo, mạng internet để hiểu thêm về cơ sở thực tế.
- Tham khảo ý kiến, nhận xét, đánh giá của anh(chị) khóa trên và giáo viên hướng dẫn tại trường.
- Tuân theo chỉ dẫn sắp xếp của giáo viên hướng dẫn (tại trường và cơ sở) cũng như cán bộ công nhân hướng dẫn phụ trợ trong thời gian thực tế
- Thực hiện theo kế hoạch làm việc, chỉnh sửa bổ sung kịp thời cho phù hợp với điều kiện thực tế
- Chủ động học hỏi và trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với giáo viên hướng dẫn. Thường xuyên liên hệ với giáo viên hướng dẫn tại khoa để báo cáo tình hình và xin ý kiến về những vấn đề phát sinh trong quá trình thực tế
- Tự giác và có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, chấp hành đúng nội quy và quy định tại cơ sở
1.4. Địa điểm và thời gian thực tế
1.4.1. Địa điểm
- Được sự giới thiệu và tư vấn của các thầy cô ở một số địa điểm có thể thực tế. Em đã chọn Công ty Huy Long An là nơi để thực tế.
1.4.2. Thời gian
- Tính từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 20 tháng 3 năm 2016 ( 2 tháng)
PHẦN 2 MÔ TẢ VỀ CƠ SỞ THỰC TẾ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty Huy Long An có lịch sự phát triển lâu đời công ty từ nhửng củ mì, cao su, ớt, nuôi bò đến thủy sản và giờ thì công ty đã trồng thêm chuối hơn 100 ha chuối công ty đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu mua chuối của các thương lái trên thế giới.
Ông “ út” là một người dân rất là siêng năng tìm tòi mọi công việc mới, giám nghĩ giám làm ông đã mạnh giản mời các kỹ sư từ nước ngoài như philippin hay austraulia đến để nhờ chuyển giao kĩ thuật chăm sóc chuối cho các kỹ sư của mình và giờ công ty đã có hơn 10 kỹ sư rành nghề về chuối cũng như nông ngiệp khác của công ty ông.
Công ty mới chỉ trồng chuối từ năm 2014 nhưng đến nay vườn chuối của ông thuộc dạng lớn nhất nhì khu vực đông nam bộ và gặt hái được nhiều lợi nhuận từ chuối.
Vườn chuối triệu đô rộng 70ha, nhân công đi chăm sóc chuối phải dùng xe gắn máy
1.2. Giới thiệu về cơ sở thực tế
- Trang trại Bời Lời tại xã Đôn Thuận – huyện Trảng Bàng – tỉnh Tây thuộc công ty Huy Long An. Thời tiết khí hậu ở vùng này thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ nóng quanh năm. Ở đây, đã có rất nhiều trang trại nông nghiệp lớn bé khác nhau. Tuy nhiên, trang trại của công ty Huy Long An được xem là trang trại có quy mô,diện tích khá rộng lớn.
- Để phục vụ cho việc đóng gói và bảo quản chuối, trang trại có xây dựng một nhà kho
- Đầy đủ các trang thiết bị cần thiết khác như: dây chuyền vận chuyển chuối từ các lô về nhà kho, xe kéo,....
1.3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức trang trại
1.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm nông nghiệp như bò, thủy sản, và nhiều và mạnh nhất là chuối, vườn chuối của công ty mới chỉ được đầu tư và phát triển trong chỉ vài năm trở lạ đây nhưng vườn chuối của công ty Huy Long An đa là một vườn chuối lớn nhất Đông Nam Bộ. Cùng với đội ngũ kỹ sư và công nhân hung hậu công ty đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng ở trong nước và suất khẩu, chuối của công ty đảm bảo là to, đẹp, đảm bảo chất lượng Vì vậy sản phẩm của công ty rất có uy tín trong giới chuối trên khắp thế giới chủ yếu là bên Trung Quốc là một trong những khách hàng lớn và mạnh nhất của công ty và đã bị công ty thuyết phục bởi những quả chuối dễ thương siêu đẹp, giờ công ty đang tìm cách xâm nhập vào thị trường châu Âu và Hoa Kỳ đó là những thị trường khó tính nhưng chắc công ty sẽ dễ dàng xâm nhập.
Bên cạnh việc xuất khẩu công ty còn chăm chú cho việc sản xuất các sản phẩm chuối để tiêu thụ trên sân nhà là bán chuối lẻ cho các chợ buôn như là chợ Bến Thành, chợ Lớn, chợ Kim Biên Sản phẩm của công ty rất được long người tiêu dung, mỗi đợt chuối đưa xuống thành phố bán đều hết sạch.
Công ty cũng góp phần tạo việc làm cho hàng tram công nhân đáp ứng nhu cầu cộng đồng và an sinh xã hội, giúp cho bộ mặt xã hội ở vùng công ty đóng phát triển.
Như vậy công ty Huy Log An là một công ty rất mạnh về thế và cả lực có khả năng cạnh tranh cao trong nước vầ quốc tế về nhiều mặt.
Chuối Già trái rất dài và cong, khi chín màu xanh, Chuối Già được xuất khẩu rất nhiều sang Châu Âu, đặc biệt là Pháp,
Chuối Già rất nhiều chất dinh dưỡng, nó còn là một thực phẩm trái cây không thể thiếu của các vận động viên thể hình.
PHẦN 3
CÁC HOẠT ĐỘNG SINH VIÊN TẠI TRẠI
Ở đây sinh viên được thực hiện tất cả các thao tác trên cây chuối theo công nhân ở đây. Được rèn luyện các kỹ năng cần có để hoàn thành tốt tất cả các công việc trong trang trại. Gồm các thao tác:
Bảng nội dung công việc
Làm đất:
- Yêu cầu thao tác: cày đất càng sâu càng tốt nhưng mức tối thiểu là cày sâu khoảng 30cm, đất phải tơi xốp, có độ mịn tương đối. Gồm các công việc: cày đất, bửa và đập đất, lên luống ( lên luống sao cho phù hợp với mật độ của mô hình: cây x cây 1,5m, đôi x đôi 5,5m)
- Mục đích: làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
Trồng dặm:
- Yêu cầu thao tác: công tác trồng chuối con được thực hiện theo từng lô và có thời gian trồng khác nhau giữa các lô.
- Mục đích: trồng chuối theo thời gian khác nhau để có thời gian tiện chăm sóc
Xơ dừa:
- Yêu cầu thao tác: xơ dừa phải có độ tơi và xốp tương đối.
- Mục đích: tăng độ mùn và tăng khả năng giữ ẩm cho cây, có thể thay thế bằng rơm, lá cây khô
Tưới:
- Yêu cầu thao tác: có hệ thống tưới nước, các ống tưới được bố trí giữa các hàng chuối và tưới luân phiên 30 phút đến 1 tiếng trên một diện tích nhất định. Đặc điểm của cây chuối là cây ưa nước nhưng không bao giờ bị ngập úng nên trong việc tưới nước chỉ cần đảm bảo cây chuối không bị thiếu nước, đất không bị khô hạn là được.
Muc đích: tăng độ ẩm cho đất, cung cấp nước cho cây để phục vụ các quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
Hệ thống tưới vườn ươm Hệ thống tưới ngoài đồng
Bón phân:
- Yêu cầu thao tác: sử dụng phân lân và phân hữu cơ (ở đây sử dụng phân bò đã hoai mục) để bón lót. Rải phân lên mặt đất sau đó cày, bừa, lấp đất để vùi phân xuống dưới. Trong giai đoạn cây con thì bón phân đều đặn 1 lần/tuần, sau 2 tháng kể từ khi trồng cây con thì bón phân 2 tuần 1 lần.
- Mục đích: cung cấp dinh dưỡng bổ sung cho đất, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Kiểm soát cỏ dại:
- Yêu cầu thao tác: trong giai đoạn cây con vấn đề cỏ dại đặc biệt quan trọng, trong giai đoạn này chỉ cho phép phun thuốc cháy lá vì chuối con rất mẫn cảm với thuốc. Khi phun, thì tránh việc phun thuốc cháy là trên chuối con.
- Mục đích: ngăn chặn đối tượng cỏ dại tranh giành chất dinh dưỡng trong đất đối với chuối con.
Kiểm soát dịch dại:
- Yêu cầu thao tác: thường xuyên quan sát, kiểm tra sự phát triển của chuối nếu có bệnh hay dịch hại nào phá hoại thì có biện pháp xử lý kịp thời
- Mục đích: để ngăn chặn và phòng trừ dịch hại lây lan và phá hủy
8. Phòng trừ bệnh:
- Yêu cầu thao tác: vệ sinh vườn,Khi xịt buồng thì cần đặt đầu bơm cách buồng một khoảng từ 25-30cm và phun đều quanh buồng chuối.
- Mục đích: xịt buồng có tác dụng ngăn ngừa ký sinh trùng và các hư hại do sâu bệnh gây ra cho quả. Vệ sinh vườn có tác dụng hạn chế côn trùng và tác nhân gây bệnh.
9. Cắt lá già/bệnh:
- Yêu cầu thao tác: thao tác cắt là già sẽ được làm định kỳ mỗi tuần một lần, trừ những khoảng thời gian có bệnh hại thì sẽ đi cắt lá bệnh tăng cường.
- Mục đích: hạn chế tối đa tổn thương cho quả, loại bỏ các lá cọ xác vào buồng chuối, loại bỏ các lá bệnh nghiêm trọng.
Xắn chuối con:
- Yêu cầu thao tác: chọn cây chuối con có khoảng cách 15-20cm so với cây mẹ, lá hình lưỡi mác, thân mập, không bị vết trầy sướt hay bị côn trùng hoặc động vật hại gây hại. Dùng xẻng xắn các cây con còn lại, xắn phải đứt gốc các cây con không được chọn.
- Mục đích: chọn cây con thay thế cho cây mẹ trong thời gian tới sau khi thu hoạch trên cây mẹ.
11. Chằng dây
- Yêu cầu thao tác: nhìn vào hướng nghiên của cây chuối, ở trên ngọn cây ta tiến hành buộc nút rút bởi sợi dây có chiều dài khá lớn trên 10m rồi chia thành 2 sợi ngắn đều. Sau đó ta tiến hành chằng 2 sợi dây đó vào gốc của những cây chuối khác theo hình tam giác. Hướng chằng dây phải ngược lại hướng nghiêng của chuối. Ta buộc dây sát gốc càng tốt và cũng buộc theo kiểu nút rút.
- Mục đích: giúp giữ vững chắc cho cây chống đỗ ngã
Sinh viên đang thực hiện chằng dây
12. Tiêm bắp:
-Yêu cầu thao tác: khi bắp nhú ra khoảng 2/3 hình dạng thật của bắp thì tiến hành tiêm bắp (bắp ra 1 tuần). Mũi chích cách đỉnh bắp từ 15-20cm, chích hướng lên đỉnh bắp với một góc 45° so với trục thẳng đứng của bắp. Lượng thuốc khi tiêm là 60cc đối với bắp nhỏ và 90cc đối với bắp lớn.
-Muc đích: tiêm thuốc phòng ngừa bọ trĩ và nấm cho bắp, ảnh hưởng đến quá trình hình thành trái và gây thiệt hại khi thu hoạch
Sinh viên đang tiêm bắp
Xịt buồng
-Yêu cầu thao tác: tiến hành phun thuốc sau khoảng thời gian chích bắp 2 tuần. Có 2 loại thuốc dùng trong xịt buồng là Daconil 500SC: 15ml/20l nước (trị nấm) và Confidor: 30ml/20l nước (trừ bọ trĩ và rầy). Khi xịt buồng thì cần đặt đầu bơm cách buồng một khoảng từ 25-30cm và phun đều quanh buồng chuối.
-Mục đích: ngăn ngừa ký sinh trùng (nấm và côn trùng) và các hư hại do sâu bệnh gây ra cho quả.
Thuốc dùng để xịt buồng
Sinh viên đang xịt buồng
Xoa nụ
-Yêu cầu thao tác: bẻ hoa tiến hành 2 lần/tuần, mỗi buồng bẻ hoa từ 1-2 lần, hoa được ngắt sau khi nở và vẫn còn tươi. Khi ngắt hoa có hiện tượng chảy mũ ở đầu hoa thì phải che phủ trái tránh mũ bám vào trái gây mất thẫm mỹ
-Mục đích: hạn chế phát sinh nấm và sự tấn công của côn trùng, hạn chế tình trạng vỏ trái bị tổn thươg
Sinh viên tiến hành xoa nụ
Tỉa /trái:
-Yêu cầu thao tác: thao tác tỉa trái được tiến hành song song với thao tác bẻ hoa, và bao nãi. Các loại trái phải tỉa: trái sinh đôi, sinh ba, trái hàng 3 (trái thuộc hàng đơn và nằm riêng lẽ không thuộc hàng cố định nào), 2 trái ngoài cũng của 3 nãi đầu tiên của buồng. Song song là thao tác cắt bắp tiến hành 2 lần/tuần vào thứ 3 và thứ 6 và khi cắt bắp các công nhân sẽ tiến hành đánh dấu và ghi lại ngày cắt bắp là ngày thứ 5 của tuần đó.
- Mục đích: đảm bảo kích thước đồng đều giữa các trái và tăng tính thẫm mĩ của nãi chuối ngay từ ngoài vườn ươm.
Sinh viên đang xoa nụ và tỉa trái
Bao trái:
-Yêu cầu thao tác: khi có hiện tượng các nãi trong buồng có tình trạng chèn ép thì tiến hành bao trái. Kích thước của bao trái là: 25 x 50 hoặc 25 x 60, bao có chiều dài một đầu bịt kín một đầu hở và xung quanh có các lỗ nhỏ thoát khí.
-Mục đích: để tránh trái bị trầy sướt, nám nắng mất thẫm mỹ.
Chuối đã được sinh viên bao
Bao buồng
-Yêu cầu thao tác: trong thao tác này thì thao tác bao buồng là quan trọng nhất, khi bao buồng ta phải luồng bao ngoài buồng chuối sao đó tiến hành thắc nút ở đầu cuống buồng, nút thắc phải ở trên cao thông thường làcách từ 25-30cm so với nãi đầu tiên.
-Mục đích: bao buồng có tác dụng hạn chế rệp, côn trùng và các tác nhân khác có thể gây tổn thương cho trái chuối
Những buồng chuối đã được bao buồng Sinh viên bao buồng
Thu hoạch
-Yêu cầu thao tác: dùng dao rựa móc vào đầu của cuống buồng chuối trong khi vẫn nắm giữ buồng chuối, cắt cuống đặt buồng chuối lên vai (có tấm lót đệm) và mang đến dây chuyền chuyền chuối vào nhà đóng gói.
-Mục đích: vận chuyển chuối từ nơi thu hoạch đến nơi đóng gói và tránh tình trạng quả chuối bị trầy sướt do vận chuyển (có tấm lót đệm và dây chuyền chuối).
Xử lý sau thu hoạch:
- Chuối được đưa vào nhà đóng gói để phục vụ việc đóng gói xuất khẩu hoặc vận chuyển tiêu thụ trong nước. Gồm các công đoạn: xắn chuối, tỉa chuối, cân chuối, dán tem chèn nãi, xếp chuối vào thùng, hút chân không, đóng thùng, đưa chuối vào kho lạnh.
- Xắn chuối (ra nãi): là thao tác cắt nãi chuối ra khỏi buồng. Khi thực hiện thao tác tay không thuận nắm 2-3 trái chuối của 2 dãy nãi, tay thuận dung đục thực hiện thao tác nhanh gọn và dứt khoát tránh tình trạng đụt hoặc tay là trầy sướt chuối. Sau khi ra nãi, chuối được đưa vào bể 1 có dung tích 8m3 nước được hòa 20g clo + 50g phèn/1m3 nước
Sinh viên đang ra chuối
-Tỉa nãi: là thao tác cắt, tỉa, gọt, lau chùi sao cho tính thẫm mỹ của chuối là cao nhất, đây cũng là khâu kiểm tra độ đồng đều của chuối. Khi tỉa nãi tay không thuận nắm ở phía dưới của nãi chuối, tay thuận dung dao cắt,tỉa, gọtsao cho tính thẩm mĩ đạt mức cao nhất. Chuối sau khi được cắt tỉa hoàn thiện sẽ được chuyển sang bể 2 có dung tích và lượng clo, phèn hòa trong nước tương tự như bể 1. Và đây cũng là thao tác phân loại chuối sao cho phù hợp, cụ thể: số trái trên nãi là 4,5,6,7,8,9,10,11 thì được liệt vào hàng nãi, trên 12 trái trên mỗi nãi thì phân theo hàng nãi.
Sinh viên cùng với công nhân đang tỉa nải
-Cân nãi: là thao tác cân nãi chuối sao cho phù hợp với yêu cầu của đối tác, trong thao tác này có công đoạn dúng cùi trong dung dịch 200g clo/20l nước để đảm bảo cùi chuối không bị thối hay bị nấm gây hại trong quá trình đóng thùng vận chuyển.
Sinh viên cân chuối
Dán tem và chèn nải: là thao tác dùng những con tem của công ty để dán lên trái chuối. Thông thường mỗi nải được dán 2 tem. Sau đó. Dùng những tấm mút đã được cắt sẵn chèn vào giữa nải chuối tránh trường hợp chuối bị va dập.
Tem được dán tem và chèn mút vào nải chuối
- Xếp nãi vào thùng: là thao tác sắp xếp các nãi chuối trên khay vào thùng sao cho gọn gàng và chuẩn xác nhất để hạn chế chuối có thể bị trầy sướt hoặc bầm dập trong quá trình vận chuyển. Tùy thuộc vào số nãi mà có cách sắp xếp khác nhau sao cho phù hợp.
Sinh viên đang đóng chuối vào thùng
- Hút chân không: là thao tác dùng máy hút hút hết không khí trong thùng chuối sau khi đóng để tránh khi di chuyển chuối bị va dập
Thao tác hút chân không
- Cho chuối vào kho lạnh: chuối sau khi được đóng gói sẽ được cho vào kho lạnh để bảo quản
PHẦN 4
CÁC DỊCH HẠI TRÊN CÂY CHUỐI THƯỜNG GẶP
- Bệnh Sigatoka ( do vi khuẩn Hycospha erellafyensis var difformis gây ra): Trong thời kỳ đầu, triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở mặt dưới của phiến lá thứ 3 và thứ 4; hình thành 1 đốm sọc nhỏ màu nâu đỏ song song với gân lá, rộng khoảng 5-10mm, thường tập trung ở phía bên trái và ở chóp lá chuối.Về sau đốm mọc loang ra, trở màu đen, đồng thời xuất hiện ở mặt trên của lá chuối. Đến thời kỳ giữa, đốm sọc loang rộng thành hình bầu dục màu nâu, xung quanh có quầng màu vàng. Đến thời kì cuối nó trở thành màu đen, sau cùng ngay giữa đốm biến thành màu xám và lá chuối sớm bị héo chết. Bệnh làm lá héo chết gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây kéo theo ảnh hưởng đến các quá trình khác diễn ra trong cây. Đây là dịch hại xuất hiện chủ yếu và phổ biến trên cây chuối.
Bệnh Sigatoka trên chuối
- Các loại sâu xanh, sâu xám, sâu đục thân: gây hại trên bề mặt lá, thân, trên buồng chuối,Sâu xanh, sâu xám gây hại trên phần biểu bì bề mặt lá, làm mất phần diệp lục của lá dẫn tới khả năng quang hợp của cây bị suy yếu ảnh hưởng đến nhiều quá trình khác trong cây. Sâu đục thân gây hại trên thân và buồng chuối, làm ảnh hưởng đến các mạch dẫn trong cây và khả năng chống đỡ của thân bị giảm đi dẫn tới cây dễ bị đổ ngã.
Lá chuối bị sâu phá
Sâu xanh và các bệnh trên lá
Bệnh Muco: rễ bị thối, có mùi hôi khó chịu, hiện tượng thối xảy ra theo chiều từ trên đọt thối xuống gốc
Bệnh Mosaic: lá có hiện tượng xoăn, đọt chùn, lá có hình nổi lộm cộm như vỏ trái dưa chuột.
Bệnh chùn đọt: đọt có hiện tượng chùn lại, cây còi cọt, sinh trưởng và phát triển kém. Bệnh có môi giới truyền bệnh là rệp sáp.
Vết bệnh bọ trỉ trên chuối
Rệp sáp trên thân chuối
Lá chuối bị cháy do phân bò bốc hơi nóng
Kế hoạch hoạt động từ tháng 1 đến tháng 3 tại trang trại Huy Long An Trảng Bàng – Tây Ninh
Tuần 1
Làm quen với công ty và công việc ở đây
Tìm hiểu các công việc ở ngoài đồng:
+ Chằng dây
+ Bẻ hoa, tỉa trái
+ Bao trái, bao buồng
+ Cắt lá bệnh
+ Xắn chuối con
+ Xịt buồng
+ Tiêm bắp
+ Thu hoạch
Tuần 2
Tạo mối quan hệ với công nhân ở ngoài đồng
Phụ giúp họ thu hoạch
+ móc cáp vao đường rây
+ móc chuối vào cáp
- Tìm hiểu thời gian hu hoạch chuối
Tuần 3
Tiếp tục công việc ngoài đồng
+ Tìm hiểu công việc trong vườn ươm
+ Tìm hiểu bệnh và cỏ hại
+ Tìm hiểu về việc cày đất, vét mương, trồng cây trên ruộng
Tuần 4
Tiếp tục tìm hiểu các công việc ngoài đồng:
+ Tìm hiểu hệ thống tưới
+ Tìm hiểu các loại phân bón, cách bón,..
Tuần 5
Tìm hiểu công việc trong k