Quá trình giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Có vụ án thì trải qua tất cả các giai đoạn tố tụng có vụ án thì ít hơn, có thể dừng lại ở bất kì một giai đoạn nào ; nhưng vụ án nào cũng có giai đoạn khởi tố vụ án. Đây là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, là giai đoạn xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm từ kết quả xác định này mà chủ thể có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án. Việc Nhà nước trao quyền cho chủ thể nào, pháp luật quy định cho chủ thể nào có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là một vấn đề quan trọng, nó ảnh hưởng tới cả quá trình giải quyết vụ án. Nghiên cứu về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành qua đó phát hiện ra những điểm chưa được và hoàn thiện nó là một vấn đề nghiên cứu chứa đựng nhiều thực tiễn pháp lý, giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề này.
17 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3370 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự (luật tố tụng hình sự), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Quá trình giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Có vụ án thì trải qua tất cả các giai đoạn tố tụng có vụ án thì ít hơn, có thể dừng lại ở bất kì một giai đoạn nào Theo Trang 10, 11 Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội – 2006.
; nhưng vụ án nào cũng có giai đoạn khởi tố vụ án. Đây là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, là giai đoạn xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm từ kết quả xác định này mà chủ thể có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án. Việc Nhà nước trao quyền cho chủ thể nào, pháp luật quy định cho chủ thể nào có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là một vấn đề quan trọng, nó ảnh hưởng tới cả quá trình giải quyết vụ án. Nghiên cứu về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành qua đó phát hiện ra những điểm chưa được và hoàn thiện nó là một vấn đề nghiên cứu chứa đựng nhiều thực tiễn pháp lý, giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề này.
I Khái quát về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
1. Khái niệm thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
Thẩm quyền là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do luật pháp quy định Theo http:www.luat.xalo.vn/thuat-ngu-phap-ly/
, khởi tố vụ án hình sự là hành vi tố tụng của chủ thể có thẩm quyền làm phát sinh quan hệ tố tụng giữa cơ quan có thẩm quyền và người tham gia tố tụng là tiền đề cho quá trình điều tra làm rõ hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm.
Vậy, Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là quyền hạn mà pháp luật quy định cho những chủ thể nhất định được ra quyết định (thực hiện hành vi tố tụng) sau khi xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trong thực tế là có dấu hiệu của những tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự nhằm khởi phát những quan hệ tố tụng, mở đầu cho việc thực hiện những hành vi tố tụng hình sự cần thiết để làm rõ sự thật khách quan về sự kiện đó.
2 Ý nghĩa của Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Đây là tiền đề, cơ sở để thực hiện các giai đoạn tiếp theo. Việc xác định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự cũng mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
+/ Pháp luật quy định cho những chủ thể nhất định có thẩm quyền khởi tố nhằm mục đích: trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, phát hiện dấu hiệu của tội phạm thì chủ thể có thẩm quyền này sẽ được ra quyết định khởi tố vụ án, để phát hiện nhanh chóng mọi hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm.
+/ Quy định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự một cách rõ ràng sẽ làm giảm đi tình trạng chồng lấn trong thầm quyền khởi tố vụ án hình sự giữa các chủ thể.
+/ Xác định đúng chủ thể có thẩm quyền khởi tố là xác định ai, cơ quan nào là người sẽ ra các quyết định (thực hiện các hành vi tố tụng) để giải quyết những yêu cầu ở giai đoạn khởi tố vụ án.
II Quy định của pháp luật về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS 2003) và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 (PLTCĐTHS 2004), theo đó cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự gồm: Cơ quan điều tra (CQĐT), Viện kiểm sát (VKS), Tòa án và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ điều tra.
1/ Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra.
Theo quy định của BLTTHS 2003 và PLTCĐTHS 2004, CQĐT có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự bao gồm: CQĐT trong công an nhân dân, CQĐT trong quân đội nhân dân, CQĐT thuộc VKSNDTC. Thẩm quyền khởi tố của các cơ quan này khác nhau, cụ thể:
1.1/ Thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân:
Theo tại Khoản 1 Điều 104 và Khoản 1 Điều 110 thì cần hiểu rằng: Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân có thẩm quyền khởi tố (ra quyết định khởi tố vụ án hình sự) đối với tất cả các tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Xuất phát từ nguyên tắc chung CQĐT cấp nào thì sẽ khởi tố những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp đó, pháp luật BLTTHS hiện hành đã có sự phân định tương đối rõ ràng thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của các CQĐT trong công an nhân dân. Theo quy định tại Điều 11 PLTCĐTHS 2004, thẩm quyền của cơ quan cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân như sau:
- Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự về các tội quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXII của BLHS, trừ các tội thuộc thẩm quyền khởi tố của CQĐT thuộc VKSNDTC và cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân.
Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân được tổ chức ở ba cấp: Bộ công an, cấp tỉnh và cấp huyện.
+ Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an khởi tố vụ án hình sự về các tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình Khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009
. Tội phạm phức tạp là tội phạm có nhiều tính tiết phải xác minh hoặc do nhân thân vị thế xã hội của người thực hiện hành vi phạm tội có những điểm khác biệt so với trường hợp bình thường do vụ án có liên quan đến nhiều nghành, nhiều cấp địa phương. Ví dụ: ngày 22/1/2010, cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố vụ án về tội “môi giới hối lộ và đưa hối lộ”; sau đó đã khởi tố bị can đối với Trần Văn Quế (tức Minh "đầu bò"), Phạm Văn Long, Hoàng Thị Lộc về tội môi giới hối lộ và đưa hối lộ Trích bài “Điều tra cáo buộc một công an nhận hối lộ 15 tỷ đồng” báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh ngày 11/03/2011
+ Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp tỉnh khởi tố vụ án hình sự về các tội khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh, hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện nhưng xét tấy cần trực tiếp điều tra. Ví dụ: Ngày 15-6-2010, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” Trích bài “Điều tra làm rõ và truy tố vụ án hơn 1.879m3 gỗ “vô chủ”” báo Bình Phước online ngày 27/04/2011
+ Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện khởi tố vụ án hình sự về các tội khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện, trừ các tội thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT thuộc VKSNDTC và cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân. Ví dụ: Chiều 25-2, lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân Nha Trang xác nhận Cảnh sát điều tra Công an TP Nha Trang vừa ra quyết định khởi tố vụ án “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ” xảy ra ngày 24-4-2010 tại xã Vĩnh Phương, Nha Trang Trích bài “Khởi tố vụ án cảnh sát giao thông gây thương tích” báo Tuổi trẻ Online ngày 25/02/2011
.
Đây là điểm mới trong quy định của BLTTHS 2003 và PLTCĐTHS 2004 so với quy định trong các văn bản pháp luật trước đây. Trước đây theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 PLTCĐTHS 1989, thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra công an cấp huyện, chỉ được điều tra, xét xử đối với tội phạm mà BLHS quy định hình phạt từ 7 năm tù trở xuống. Hiện nay, theo quy định tại Điều 170 của BLTTHS 2003, TAND cấp huyện có thẩm quyền xét xử đối ới những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng có mức cao nhất khung hình phạt từ 15 năm tù trở xuống. Do vậy, PLTCĐTHS 2004 quy định CQĐT cấp huyện có thẩm quyền khởt tố, điều tra tương ứng với thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện.
- Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự về các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm phá hoại hòa bình, chống loài người, tội phạm chiến tranh và các tội phạm theo quy định tại các Điều: 180, 181, 221, 222, 223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của BLHS. Ví dụ: ngày 28-4-2011, Cơ quan An ninh điều tra- Công an tỉnh Gia Lai đã tiến hành lệnh bắt, khám xét và tạm giam Nguyễn Công Chính về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết” theo điều 87 Bộ Luật Hình sự. Trích bài Bắt và tạm giam Nguyễn Công Chính về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết” báo baomoi.com ngày 29/04/2011
- Bộ luật BLTTHS 1988 chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền của cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân nên trong thực tiễn đã dẫn đến việc tranh chấp về thẩm quyền. Bộ luật BLTTHS 2003 đã khắc phục những hạn chế này bằng việc quy định rõ thẩm quyền trong nội bộ CQĐT các cấp, các nghành nhằm hạn chế bớt việc vi phạm thẩm quyền, giúp cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng.
1.2/ Thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân.
Nghiên cứu các quy định của pháp luật TTHS về thẩm quyền khởi tố của các CQĐT trong Quân đội nhân dân thì thấy rằng có một số điểm khác biệt so với quy định về thẩm quyền khởi tố của CQĐT trong các nghành khác, đó là đối tượng phạm tội thuộc thẩm quyền khởi tố của CQĐT trong Quân đội nhân dân gồm:
+ Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, dẫn quân, tự vệ phối thuộc chiến đấu trong quân đội …
+ Những người không thuộc các đối tượng trên mà phạm tội liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội.
Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân ra quyết định khởi tố vụ án
hình sự đối với những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự., và cũng là thẩm quyền điều tra vụ án hình sự của cơ quan điều tra hình sự các cấp tương đương với thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cùng cấp đó.
Việc phân cấp các CQĐT trong Quân đội nhân dân, theo quy định tại
Điều 15 PLTCĐTHS 2004 thì:
1. Cơ quan điều tra hình sự khu vực điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXIII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự khu vực, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 1 Điều này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự quân khu và tương đương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự khu vực nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Ví dụ: Sáng 7/5, Đại tá Phan Đức Nhâm - Chính ủy Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Gia Lai đã xác nhận tin về việc cơ quan điều tra hình sự Quân khu V vừa khởi tố bắt giam Thiếu tá Dương Văn Nghiệp -Trợ lý Quân lực- Bộ Chỉ huy Biên phòng Gia Lai. Đại tá Nhâm cho biết Nghiệp bị khởi tố về tội: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, bị tạm giam 4 tháng kể từ ngày 26/4/2007. Trích bài “Khởi tố bắt giam thiếu tá trọ lý quân lực Bộ chỉ huy Biên phòng Gia Lai” trên báo tin247.com ngày 09/05/2007
3. Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Cơ quan An ninh điều tra trong Quân đội nhân dân khởi tố những tội phạm được quy định tại các Chương XI và Chương XXIV của BLHS. Khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự các cấp, cụ thể:
1. Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm trên khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự quân khu và tương đương.
2. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp
điều tra.
1.3/ Thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra thuộc VKSNDTC
Theo quy định của Điều 18 PLTCĐTHS 2004, CQĐT thuộc VKSNDTC có thẩm quyền khởi tố một số loại tọi xâm phạm hoạt động tư pháp. Hoạt động của các cơ quan tư pháp có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động chung của Bộ máy nhà nước. Những hành vi phạm tội xảy ra trong hoạt động tư pháp một mặt xâm hại đến úy tín cũng như việc thự hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này, mặt khác xâm phạm tới khách thể mà luật hình sự bảo vệ.
Không phải tất cả các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp đều thuộc thẩm quyền khởi tố vụ án của CQĐT của VKSNDTC mà chỉ có một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người thực hiện tội phạm là cán bộ thuộc
cơ quan tư pháp mới thuộc thẩm quyền khởi tố của CQĐT của VKSNDTC.
Tương tự nhưu các CQĐT trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, CQĐT của VKSNDTC cũng có thẩm quyền khởi tố căn cứ vào thẩm quyền xét xử của Tòa án. Theo đó:
Cơ quan điều tra của VKSNDTC có thẩm quyền khởi tố vụ án về một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND. Ví dụ: Ngày 23.12, cơ quan điều tra hình sự viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với 2 người của vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế - chức vụ về hành vi nhận hối lộ.
Cơ quan điều tra của VKS quân sự Trung ương có thẩm quyền khởi tố những trường hợp thuộc thẩm quyền khởi tố của CQĐT của VKSNDTC, khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
Trước đây, Điều 18 PLTCĐTHS 1989 quy định CQĐT của VKSND có thẩm quyền khởi tố đối với các chủ thể thực hiện tội phạm có thể là cán bộ tư pháp hoặc những người khác. Quy định này đã được sửa đổi, Điều 18 PLTCĐTHS 2004 quy định thẩm quyền khởi tố của CQĐT thuộc VKSNDTC hẹp hơn, đó là chỉ khởi tố vụ án hình sự về một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp với điều kiện người phạm tội là cán bộ trong cơ quan tư pháp mà không phải bất kỳ ai. Quy định như vậy nhằm bảo đảm cho việc khởi tố vụ án hình sự được kịp thời, chính xác khách quan tạo điều kiện cho VKS có thời gian tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát tư pháp.
Nhận xét về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra. Thẩm quyền khởi tố vụ án chủ yếu được trao cho các cơ quan điều tra. Đây là lực lượng chính bảo vệ xã hội, lực lượng tiếp nhận và giải quyết các vấn đề an ninh trật tự, xã hội, quyền lợi của nhân dân. Pháp luật quy định thẩm quyền khởi tố vụ án rất rộng cho chủ thể này là phù hợp với công việc, nhiệm vụ của nhóm chủ thể này. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều trường hợp việc khởi tố vụ án hình sự không đúng thẩm quyền của mình, ví dụ như: Ngày 07/04/2011, cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã công bố các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Trần Văn Mười - Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Trích bài “Khởi tố vụ án, bắt tạm giam Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự” báo Công an nhân dân ngày 08/04/2011
. Ông Mười bị bắt với tội danh "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Theo điều 12 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự thì cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an không có thẩm quyền điều tra Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 281 BLHS.
2/ Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát.
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát được quy định tại Khoản 2 Điều 36, Khoản 1 Điều 104, Khoản 1 Điều 112 BLTTHS 2003, ngoài ra thẩm quyền khởi tố vụ án của VKS còn được quy định tại Khoản 1 Điều 13 luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002.
Khởi tố là một trong các nhiệm vụ của nghành kiểm sát nhân dân. Thông qua đó, VKS thực hiện một cách có hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự nhằm đảm bảo cho mọi tội phạm được pháp hiện, tránh tình trạng oan sai đối với người vô tội.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 BLTTHS 2003 và Khoản 1 Điều 109, VKS có quyền khởi tố vụ án hình sự trong hai trường hợp:
Khi kiểm sát khởi tố vụ án mà có căn cứ để huỷ quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT, Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Đây là trường hợp mà quyết định không khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan này không đúng với quy định về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự tại Điều 107 BLTTHS 2003. Việc quy định thẩm quyền khởi tố như vậy là hoàn toàn hợp lí, phù hợp với chức năng kiểm sát.
Khi hội đồng xét xử yêu cầu VKS khởi tố vụ án. Trong khi xét xử vụ
án, nếu phát hiện ra người phạm tội mới, đồng phạm mới mà nếu tách riêng ra thành vụ án mới không làm ảnh hưởng tới sự khách quan, sự thật của vụ án đang giải quyết thì Tòa án có thể yêu cầu VKS khởi tố vụ án, khi xem xét yêu cầu của Tòa án có căn cứ pháp luật thì VKS sẽ ra quyết định khởi tố vụ án và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra vụ án.
Theo quy định tại Điều 87 BLTTHS 1988, khi xác định được dấu hiệu tội phạm thì CQĐT, VKS ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Với quy định này thì phạm vi khởi tố của CQĐT, VKS là như nhau. Điều đó dẫn đến tình trang việc khởi tố vụ án bị chồng chéo, làm giảm hiệu quả của công tác thực hành quền công tố và kiểm sát tư pháp của VKS. Khắc phục tình trạng này, BLTTHS 2003 đã thu hẹp phạm vi khởi tố vụ án hình sự của VKS nhằm đảm bảo cho VKS tập trung vào thực hiện chức năng chính của mình là thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật.
Nhận xét về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát. Theo Khoản 1 Điều 103 thì: “Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền” “Cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan Nhà nước; nếu xác định có dấu hiệu tội phạm xảy ra thì quyết định khởi tố vụ án hình sự; nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 107 của BLTTHS thì ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự”. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trường hợp CQĐT không ra văn bản quyết định nào, gây khó khăn cho công tác kiểm sát. Vì thế cần mở rộng thẩm quyền của VKS trong trường hợp này.
Điều 112 BLTTHS 2003 có quy định:
“Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can;…”. Quy định như trên không thống nhất với quy định tại Điều 104 vì VKS chỉ được khởi tố vụ án trong hai trường hợp đã được quy định cụ thể, quy định như trên là không rõ ràng nếu hiểu như BLTTHS 1988 thì VKS có thẩm quyền khởi tố tất cả các vụ án như CQĐT.
3/ Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Toà án.
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Toà án chỉ thuộc về Hội đồng xét xử. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 BLTTHS 2003 thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử mang tính lựa chọn. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện được người phạm tội mới cần phải điều tra.
Tội phạm mới là hành vi phạm tội mới được phát hiện và chưa vị khởi tố vụ án hình sự. Người phạm tội mới là người phạm tội chưa bị phát hiện hoặc cũng có thể là đồng phạm trong vụ án dã vị khởi tố. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử nếu có căn cứ cho rằng bị cáo có đồng phạm khác thì thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo Điều 179 BLTTHS 2003. Tại phiên tòa xét xử nếu xác định bị cáo có đồng phạm thì Hội đồng xét xử ra quyết định yêu cầu điều tra bổ sung.
Khi phát hiện tội phạm mới hoặc người phạm tội mới tại phiên tào thì không phải mọi trường hợp Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án. Nếu tội phạm mới hoặc người phạm tội mới có liên quan đến vụ án đang xét xử, không thể tách ra thành vụ án độc lập thì giải quyết trong cùng một vụ án để đảm bảo sự thật khách quan toàn diện và đầy đủ thì Hội đồng xét xử ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sun