Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là một viện nghiên cứu đa ngành đa lĩnh vực, cơ quan trực thuộc Chính phủ Việt Nam và do Chính phủ này thành lập, có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học tự nhiên và phát triển các công nghệ theo định hướng của Chính phủ. Tính đến ngày 15/7/2009, Viện KHCNVN có: 31 Viện nghiên cứu và 7 đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Trụ sở chính của Viện đặt tại số 18, đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
91 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3762 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thử việc tại trung tâm nghiên cứu hệ thống năng lượng - Viện khoa học năng lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 1 tháng 9 năm 2009
ĐỀ CƯƠNG THỬ VIỆC 3 THÁNG
1. Họ và tên: NGUYỄN THANH QUẢNG Giới tính: Nam
2. Ngày tháng năm sinh: 02 – 01 - 1983
3. Ngạch trúng tuyển hoặc dự kiến được bổ nhiệm: Nghiên cứu viên
4. Địa chỉ công tác: Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống năng lượng - Viện Khoa học năng lượng
5. Người hướng dẫn: Ông Bùi Huy Phùng
Học vị : PGS TS; Ngạch: Cố vấn Khoa học
Điện thoại : 0913 381 801
Email : buihuyphung@ies.vn
6. Thời gian thử việc
- Số tháng: 3 tháng.
- Từ ngày 01 tháng 9 năm 2009 đến ngày 30 tháng 11 năm 2009.
Trong thời gian thử việc 3 tháng từ ngày 1/9/2009 đến 30/11/2009 tại trung tâm nghiên cứu Hệ thống năng lượng với sự hướng dẫn trực tiếp của PGS TS Bùi Huy Phùng, và sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành báo cáo thử việc của mình.
Nội dung báo cáo gồm 4 phần
Phần I: Tìm hiểu về Viện Khoa học năng lượng
Phần II: Nhiệm vụ của bản thân - ngạch nghiên cứu viên
Phần III: Kết quả nghiên cứu chuyên đề
Phần IV: Tự đánh giá và định hướng công tác
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
TÌM HIỂU VỀ VIỆN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ VIỆT NAM. VIỆN KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG 4
1.1.Tìm hiểu về Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam 4
1.2. Tìm hiểu về Viện Khoa học năng lượng 8
1.3. Tổng quan về Trung tâm nghiên cứu Hệ thống năng lượng 10
PHẦN II 13
NHIỆM VỤ CỦA BẢN THÂN – NGẠCH NGHIÊN CỨU VIÊN 13
2.1. Nhiệm vụ chuyên môn 13
2.2. Các nhiệm vụ khác 13
PHẦN III 14
NỘI DUNG CHUYÊN MÔN THỬ VIỆC 14
CHƯƠNG I 14
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM 14
1.1. Tổng quan về hệ thống điện Việt Nam 14
1.2. Tình trạng vận hành lưới điện và đặc điểm của hệ thống điện nước ta 16
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điện lực Việt Nam 19
CHƯƠNG II 23
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI 23
2.1. Những vấn đề chung 23
2.2. Đặc điểm của lưới phân phối 25
2.3. kết cấu của lưới điện 26
CÁC PHƯƠNG PHÁP TỐI ƯU CẤU TRÚC CHO LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG LƯỚI ĐIỆN TỐI ƯU CHO KHU ĐÔ THỊ ĐIỂN HÌNH 29
3.1. Phương pháp tối ưu cấu trúc cho lưới phân phối 29
3.2. Nguyên tắc xây dựng lưới tối ưu cho khu đô thị điển hình 41
PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI CHÍNH 45
CHO MỘT DỰ ÁN QUY HOẠCH ĐIỆN 45
4.1. Những vấn đề chung 45
4.2. Các thông số cơ bản của đầu tư 46
4.3. Phân tích kinh tế cho các phương án quy hoạch 47
4.4. Phân tích tài chính cho các phương án quy hoạch 49
CHƯƠNG V 52
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG LƯỚI PHÂN PHỐI 52
5.1. Tổng quan chung về ảnh hưởng của môi trường khi thực hiện dự án và các lý thuyết về ô nhiễm 52
5.2. Ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước 53
5.3. Ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng đối với môi trường 55
5.4. Các phương pháp phân tích để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) 56
5.5. Cơ sở pháp lý và cách thức tiến hành đánh giá môi trường chiến lược của Việt Nam 64
5.6. Đánh giá ảnh hưởng của quy hoạch xây dựng lưới phân phối tới môi trường 64
TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC 69
1. Định hướng công tác 69
2. Ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHẦN I
TÌM HIỂU VỀ VIỆN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ VIỆT NAM. VIỆN KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG
Tìm hiểu về Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là một viện nghiên cứu đa ngành đa lĩnh vực, cơ quan trực thuộc Chính phủ Việt Nam và do Chính phủ này thành lập, có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học tự nhiên và phát triển các công nghệ theo định hướng của Chính phủ. Tính đến ngày 15/7/2009, Viện KHCNVN có: 31 Viện nghiên cứu và 7 đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Trụ sở chính của Viện đặt tại số 18, đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
1. Tổ chức
Đứng đầu tổ chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là ban lãnh đạo viện làm việc trực tiếp với các hội đồng khoa học chuyên ngành và liên ngành, cũng như với ba nhóm thành viên.
Nhóm thứ nhất là các viện con, do Chính phủ Việt Nam thành lập bao gồm:
Viện Toán học
Viện Công nghệ thông tin
Viện Vật lý và Điện tử
Viện Vật lý Địa cầu
Viện Hóa học
Viện Công nghệ hóa học
Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Viện Hải dương học
Viện Sinh học nhiệt đới
Viện Công nghệ sinh học
Viện Sinh học Tây Nguyên (trước năm 2008 là Phân viện Sinh học tại Đà Lạt thuộc Viện Sinh học nhiệt đới)
Viện Cơ học
Viện Cơ học ứng dụng
Viện Khoa học vật liệu
Viện Địa chất
Viện Địa lý
Viện Kỹ thuật nhiệt đới
Viện Công nghệ môi trường
Viện Công nghệ vũ trụ
Trung tâm Thông tin - Tư liệu
Viện Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam
Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ
Viện Vật lý Thành phố Hồ Chí Minh (trước năm 2008 là Phân viện Vật lý tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Viện Vật lý và Điện tử)
Viện Khoa học Vật liệu & Ứng dụng (Phân viện Khoa học Vật liệu trước đây)
Viện Địa lý Tài nguyên (phân viện Địa lý tại Thành phố Hồ Chí Minh trước đây)
Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang (phân viện Khoa học Vật liệu tại Nha Trang trước đây)
Viện Khoa học năng lượng
Nhóm thứ hai là các phân viện do lãnh đạo viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam ký quyết định thành lập, bao gồm: Phân viện Công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phân viện Hóa học và các hợp chất thiên nhiên tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phân viện Hải dương học tại Hà Nội, Viện Tài nguyên Môi trường biển.
Nhóm cuối cùng là các ban quản lý (như ban tổ chức cán bộ, ban kế hoạch tài chính, ban ứng dụng và triển khai công nghệ, ban hợp tác quốc tế, ban kiểm tra và các văn phòng thường trực tại các tỉnh thành) và các đơn vị hoạt động hạch toán độc lập (như viện Vật lý Ứng dụng và Thiết bị Khoa học, trung tâm đào tạo, tư vấn và chuyển giao công nghệ, trung tâm Nghiên cứu Năng lượng, và các doanh nghiệp và các đơn vị triển khai khoa học công nghệ khác).
2. Chức năng nhiệm vụ
Theo nghị định của Chính phủ Việt Nam số 27/2004/NĐ-CP, ban hành ngày 16 tháng 1 năm 2004, viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn chính như:
Cố vấn cho chính phủ các kế hoạch, quy hoạch, chính sách và chiến lược trong phát triển khoa học tự nhiên, công nghệ, giáo dục - đào tạo, bảo vệ tài nguyên môi trường và thực hiện chúng sau khi đã được chính phủ phê duyệt.
Nghiên cứu các nguồn tài nguyên và điều kiện tự nhiên để cung cấp cơ sở khoa học cho các chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống theo các trọng điểm; phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ.
Thẩm định công nghệ, xét duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật của các công trình trọng điểm của chính phủ.
Đào tạo nhân lực cho khoa học tự nhiên và công nghệ.
Hợp tác quốc tế về khoa học tự nhiên và công nghệ.
Quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền.
Sản xuất kinh doanh, tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực chuyên môn.
Đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Quản lý cán bộ thuộc thẩm quyền.
Quản lý tài chính và tài sản Nhà nước giao.
Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam những thay đổi trong tổ chức và hoạt động của viện.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam giao.
Các hướng KHCN trọng điểm của Viện đã được Chính phủ phê duyệt:
- Công nghệ thông tin và tự động hoá.
- Khoa học và công nghệ vật liệu.
- Nông nghiệp sinh thái và Công nghệ sinh học.
- Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
- Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
- Các hợp chất có hoạt tính sinh học.
- Điện tử, cơ điện tử và Công nghệ vũ trụ.
- Biển và công trình biển.
- Công nghệ môi trường
3. Lịch sử
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam được thành lập ngày 20 tháng 5 năm 1975 theo Nghị định 118/CP của Hội đồng Chính phủ Việt Nam (nay là Chính phủ Việt Nam) với tên gọi ban đầu là viện Khoa học Việt Nam.
Ngày 22 tháng 5 năm 1993, theo nghị định 24/CP của Chính phủ Việt Nam, Viện Khoa học Việt Nam được đổi tên thành Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.
Đến ngày 16 tháng 1 năm 2004, viện lại đổi tên thành tên gọi hiện nay, theo nghị định 27/2004/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam.
4. Lãnh đạo Viện
Chủ tịch Viện: GS. TS Châu Văn Minh
Các phó Chủ tịch Viện:
(Từ 8 tháng 4 năm 2009)
Dương Ngọc Hải
Nguyễn Đình Công
1.2. Tìm hiểu về Viện Khoa học năng lượng
Viện Khoa học năng lượng - Viện nghiên cứu cấp quốc gia trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được thành lập theo Nghị định số 62/2008/NĐ-CP ngày 12/05/2008 của Chính phủ. Căn cứ quyết định số 1061/QĐ-KHCNVN ngày 19/06/2008 của chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học năng lượng có chức năng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo cán bộ trình độ cao về năng lượng.
Chức năng nhiệm vụ:
Viện Khoa học năng lượng có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài nguyên năng lượng, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và môi trường để cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống năng lượng và an ninh năng lượng quốc gia;
Điều tra, đánh giá tiềm năng, nghiên cứu công nghệ khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo ở Việt Nam;
Nghiên cứu phát triển công nghệ khai thác, biến đổi, truyền tải, phân phối và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu-năng lượng;
Nghiên cứu chế tạo các thiết bị và vật liệu mới trong năng lượng; tổ chức sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thiết bị, công nghệ và đầu tư trong lĩnh vực năng lượng;
Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ mới; tổ chức sản xuất, kinh doanh, tư vấn dịch vụ trong điều tra, khảo sát, lập quy hoạch, thiết kế và giám sát đầu tư xây dựng các công trình năng lượng và cơ sở hạ tầng có liên quan;
Thẩm định trình độ công nghệ, thẩm định đầu tư các công trình năng lượng.
Tổ chức đào tạo sau đại học và đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực năng lượng;
Thực hiện hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năng lượng.
Cơ cấu tổ chức
Ban Lãnh đạo Viện:
Chức vụ
Họ và tên
Viện trưởng
TS. Ngô Tuấn Kiệt
Phó Viện trưởng
ThS. Đoàn Văn Bình
Phó Viện trưởng
KS. Đỗ Bình Yên
Phó Viện trưởng
KS. Hoàng Hồng Việt
Phụ trách kế toán
CN. Nguyễn Hồng Anh
Thường trực Hội đồng khoa học:
Chức vụ
Họ và tên
Chủ tịch
TS. Nguyễn Đình Quang
Phó Chủ tịch
ThS. Đoàn Văn Bình
Thư ký
ThS. Nguyễn Thuý Nga
Các đơn vị trực thuộc
Phòng quản lý tổng hợp: là đơn vị tham mưu trợ giúp Viện trưởng chỉ đạo điều hành mọi mặt hoạt động của Viện.
Trung tâm nghiên cứu hệ thống năng lượng
Trung tâm công nghệ năng lượng và vật liệu mới
Trung tâm tư vấn và phát triển năng lượng
Trung tâm năng lượng mới và tái tạo
Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ
Sơ đồ tổ chức như hình vẽ.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
1.3. Tổng quan về Trung tâm nghiên cứu Hệ thống năng lượng
Cơ cấu tổ chức
Lãnh đạo Trung tâm: Ban Giám Đốc
Giám đốc: ThS Đoàn Văn Bình
Phó Giám đốc: KS Nguyễn Hoài Nam
Trung tâm nghiên cứu Hệ thống năng lượng gồm có 2 phòng:
Phòng kinh tế và an ninh năng lượng: 6 thành viên, Trưởng phòng: Nguyễn Ngọc Bách
Phòng tối ưu hoá các hệ thống năng lượng: 7 thành viên, Trưởng phòng: Nguyễn Quang Ninh.
Chức năng, nhiệm vụ:
a) Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài nguyên năng lượng, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và môi trường, nghiên cứu phương pháp và công cụ tính toán để xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững hệ thống năng lượng và an ninh năng lượng quốc gia. Cụ thể là:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh tế vĩ mô và năng lượng; Nghiên cứu mối liên hệ giữa phát triển năng lượng với kinh tế - xã hội và môi trường trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế;
- Nghiên cứu phương pháp luận về giá và mối tương quan về giá của các dạng năng lượng, xây dựng thuật toán, phần mềm tính toán giá năng lượng hợp lý và xác định ảnh hưởng của giá năng lượng đến phát triển hệ thống năng lượng và kinh tế quốc dân.
- Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận, thuật toán và chương trình tính toán tối ưu phát triển hệ thống năng lượng, tính toán cân đối liên ngành năng lượng nhằm phát triển bền vững năng lượng quốc gia.
b) Nghiên cứu an ninh năng lượng trong phát triển hệ thống năng lượng.
c) Triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất; Thực hiện tư vấn đầu tư xây dựng các công trình năng lượng, dịch vụ điều tra, khảo sát, thiết kế, lập quy hoạch phát triển năng lượng địa phương và toàn quốc.
Một số nội dung đã và đang tiến hành
Hoạt động TVTK và CGCN được tập trung vào các hướng sau:
- Nghiên cứu tối ưu phát triển nguồn điện, hệ thống điện.
- Quy hoạch phát triển điện lực; quy hoạch phát triển năng lượng.
- Tư vấn tiết kiệm năng lượng; kiểm toán năng lượng.
- Tối ưu hoá đấu nối nhà máy điện vào lưới điện Quốc gia.
- Tư vấn thiết kế, thẩm tra, giám sát thi công đường dây tải điện và trạm biến áp đến 110 kV
- Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích cho những người chịu ảnh hưởng bất lợi bởi các dự án thuỷ điện tại Việt Nam
- Lập đề án kinh doanh và phát triển lưới điện nông thôn
- Tính toán biểu giá bán lẻ điện cho các công ty phân phối điện
PHẦN II
NHIỆM VỤ CỦA BẢN THÂN – NGẠCH NGHIÊN CỨU VIÊN
Nhiệm vụ chuyên môn
- Nắm bắt được chức năng, nhiệm vụ, các quy định, những hướng nghiên cứu chủ yếu của Viện.
- Nắm bắt những hướng nghiên cứu chủ yếu của Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống năng lượng, nội quy, quy chế làm việc.
- Có hiểu biết nhất định về Hệ thống điện Việt Nam. Nắm vững các phương pháp luận, cơ sở khoa học trong nghiên cứu. Hiểu biết về quy trình quy hoạch lưới điện phân phối nói chung và các khu đô thị điển hình.
- Nắm bắt phương pháp phân tích tài chính của dự án. Có hiểu biết các phương pháp luận, văn bản pháp lý trong công tác đánh giá ảnh hưởng môi trường khi thực thi dự án năng lượng tại Việt Nam.
- Tham gia các đề tài, dự án triển khai trong lĩnh vực hệ thống điện.
Các nhiệm vụ khác
-Thực hiện các công việc khác theo điều động của Viện Khoa học năng lượng và phòng Hệ thống năng lượng.
-Tham gia các công tác sinh hoạt Đoàn thể.
PHẦN III
NỘI DUNG CHUYÊN MÔN THỬ VIỆC
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về hệ thống điện Việt Nam
1.1.1. Tình hình phát triển của Hệ thống điện Việt Nam trong giai đoạn gần đây
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế với tốc độ cao, nhu cầu tiêu thụ điện của nước ta tăng trưởng không ngừng, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Để đảm bảo cung cấp điện an toàn và ổn định, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của cả nước, hệ thống điện Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng truởng điện thương phẩm khá cao khoảng 13 – 15%.
Căn cứ Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam (mới đây nhất là tổng sơ đồ VI) đã được Chính phủ phê duyệt, dự kiến sẽ đưa vào vận hành một loạt các nhà máy điện lớn trong cả nước như: TĐ Sơn La, Huội Quảng, Bản Chát, Đồng Nai 3,4, NĐ Quảng Ninh, Mông Dương, cụm NĐ Phú Mỹ, Ô Môn... Hệ thống điện 500kV có những bước tăng trưởng nhảy vọt, trở thành trục xương sống của lưới truyền tải, nối liền các trung tâm phụ tải với các trung tâm phát điện. Thêm vào đó để đảm bảo độ tin cậy cấp điện đồng thời khai thác hiệu quả các nhà máy điện, HTĐ Việt Nam đang và đã liên kết, trao đổi điện với các nước trong khu vực. Do đó HTĐ Việt Nam hiện nay là một HTĐ hợp nhất và là một hệ thống điện lớn.
1.1.2. Hiện trạng hệ thống điện Việt Nam
1.1.2.1. Nguồn điện
Với việc đưa vào các nhà máy điện mới vào vận hành, tính đến cuối năm 2008, tổng công suất đặt các nhà máy điện (NMĐ) của nước ta là 15826 MW, công suất khả dụng 15250 MW, trong đó thủy điện 34,9 %, nhiệt điện than 9,9 %, tua bin khí (TBK) 19,2 %, các nhà máy điện ngoài EVN chiếm 29,9 %, còn lại diesel, thủy điện nhỏ và NĐ dầu và nhập khẩu chiếm 6,1 %. (Danh mục các nhà máy xem phần phụ lục)
1.1.2.2. Lưới điện
Trong hệ thống điện Việt Nam có nhiều cấp điện áp khác nhau được sử dụng: Siêu cao áp: 500 kV, Cao áp: 220 và 110 kV, trung áp: 6, 10, 15, 22, 35 kV. Trong chương này ta chỉ đề cập cấp Cao áp và Siêu cao áp còn các cấp khác sẽ được nói ở chương sau:
- Hệ thống 500 kV: Hệ thống điện 500 kV bắt đầu vận hành từ năm 1994, đó là đường dây 500 kV Bắc – Nam dài gần 1500 km với hai trạm 500 kV là Hòa Bình và Phú Lâm công suất mỗi trạm là 900 MVA. Tổng công suất các trạm biến áp 500 kV là 2700 MVA. Trong năm 1999, hệ thống 500 kV bổ sung thêm 19,8 km đường dây mạch kép Yaly – Playcu, cuối năm 2002, đã đóng điện và đưa vào vận hành trạm biến áp 500 kV Hà Tĩnh với công suất 450 MVA, nâng tổng số công suất các trạm 500 kV trên tuyến Bắc Nam lên 3150 MVA. Vào năm 2005 đường dây 500 kV Bắc – Nam mạch hai được đưa vào vận hành. Đến thời điểm hiện tại chúng ta xây dựng được khoảng 3255 km.
- Hệ thống 220 kV: Trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2004, các trạm 220 kV được đóng điện đưa vào vận hành đó là Sóc Sơn, Việt Trì, Tràng Bạch, Vật Cách, Hoành Bồ, Huế, Bình Hòa, Bạc Liêu, các đường dây 220 kV Việt Trì – Vĩnh Lạc, Tràng Bạch – Vật Cách – Đồng Hòa, Ninh Bình – Thanh Hóa mạch 2, Đà Nẵng – Hòa Khánh – Huế, các nhánh rẽ từ Phú Mỹ đấu nối vào Bà Rịa – Long Bình, Cai Lậy – Rạch Giá mạch 2, Đa My – Hàm Thuận – Bảo Lộc, Rạch Giá – Bạc Liêu. Tổng chiều dài lắp đặt các đường dây đến thời điểm hiện tại là 4795 km đến năm 2010 là 6138 km, tổng công suất lắp đặt của các trạm 220 kV là 14568 MVA đến năm 2010 là 17501 km.
- Hệ thống 110 kV: Lưới điện 110 kV được dùng cấp điện cho khu vực tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 10290 km, đến năm 2010 sẽ là 8898 km. Tổng công suất lắp đặt các trạm tại thời điểm hiện tại là 21100 MVA đến năm 2010 là: 18149 MVA.
1.1.3. Tình hình tiêu thụ điện năng
Sau hơn 15 năm (từ năm 1994 đến năm 2008), điện năng thương phẩm nước ta tăng 9,4 lần với tốc độ tăng trưởng bình quân 14,1 %/năm. Trong các năm 1997 và 1998 mặc dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng nhu cầu điện năng vẫn tăng 14,8 % và 15,8 % tương ứng. (chi tiết cụ thể xem phần phụ lục).
1.2. Tình trạng vận hành lưới điện và đặc điểm của hệ thống điện nước ta
1.2.1. Tình trạng vận hành lưới điện
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và những yêu cầu và những yêu cầu về năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng cho sự phát triển kinh tế xã hội thì hệ thống điện Việt Nam cũng không ngừng cải tạo để hoàn thiện hơn. Tuy nhiên do nhu cầu điện năng luôn ở mức cao trong lúc mức độ gia tăng nguồn thấp nên tình trạng thiếu điện xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi. Chất lượng điện năng thấp.
Vào các tháng cao điểm mùa khô ở miền Bắc thường xẩy ra thiếu điện cho sản xuất và sinh hoạt. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu tiêu dùng điện luôn ở mức cao trong khi mực nước của các hồ thủy điện giảm thấp, mặt khác các hồ thủy điện lớn ở miền bắc như Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang phải xả nước để phục vụ thủy lợi, phục vụ cho sản xuất vụ Đông Xuân càng làm cho mực nước các hồ chứa xuống thấp. Một số nhà máy điện mới đưa vào vận hành còn trong giai đoạn chạy thử, vận hành chưa ổn định như nhiệt điện Cà Mau I, nhiệt điện Uông Bí mở rộng, Nhiệt điện Phú Mỹ… sản lượng điện phát ra chưa đạt như mức dự kiến.
Trong mùa khô thường phải tăng cường truyền tải điện từ miền Nam, miền Trung ra miền Bắc qua đường dây 500 kV. Khả năng huy động nguồn công suất càng cao thì nguy cơ xuất hiện hiện tượng sụt điện áp càng lớn.
Các đường dây trung áp thường có chiều dài lớn nên điện áp cuối các đường dây thường sụt rất thấp