Báo cáo Thực địa địa lý kinh tế - Xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh

Thực địa là một học phần bắt buộc đối với sinh viên trường Đại học Sư phạm nói chung và khoa Địa lí nói riêng và nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chương trình đạo tạo hệ cử nhân của khoa Địa lí. Thực địa kinh tế - xã hội không nằm ngoài nội dung đó. Học phần này được thực hiện sau khi sinh viên có kiến thức cơ bản về Địa lí kinh tế - xã hội đại cương và Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Thông qua việc khảo sát và nghiên cứu không gian kinh tế - xã hội trong thực tế sinh viên có cơ hội để củng cố, cập nhật và vận dụng những kiến thức đã được tích lũy qua giáo trình, thông tin đại chúng vào trong thực tế. Qua đó sinh viên đưa ra những nhận định riêng về không gian lãnh thổ nghiên cứu dựa trên kiến thức đã tích lũy. Việc tiếp cận các đối tượng kinh tế - xã hội giúp cho sinh viên thấy được mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên, kinh tế và xã hội trong một không gian nhất định, Bên cạnh đó, thực địa kinh tế - xã hội giúp sinh viên làm quen với việc thu thập tài liệu, số liệu trong quá trình nghiên cứu và khảo sát các đối tượng. Đặc biệt sinh viên biết vận dụng các phương pháp luận khi nghiên cứu các đối tượng kinh tế - xã hội trên lãnh thổ nào đó. Mặt khác, sinh viên có dịp vận dụng những kiến thức đã học để giải thích sự phân bố, quá trình phát sinh, phát triển và sự thay đổi của các đối tượng kinh tế - xã hội.

doc39 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7182 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực địa địa lý kinh tế - Xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU I. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA THỰC ĐỊA KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Mục đích Thực địa là một học phần bắt buộc đối với sinh viên trường Đại học Sư phạm nói chung và khoa Địa lí nói riêng và nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chương trình đạo tạo hệ cử nhân của khoa Địa lí. Thực địa kinh tế - xã hội không nằm ngoài nội dung đó. Học phần này được thực hiện sau khi sinh viên có kiến thức cơ bản về Địa lí kinh tế - xã hội đại cương và Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Thông qua việc khảo sát và nghiên cứu không gian kinh tế - xã hội trong thực tế sinh viên có cơ hội để củng cố, cập nhật và vận dụng những kiến thức đã được tích lũy qua giáo trình, thông tin đại chúng vào trong thực tế. Qua đó sinh viên đưa ra những nhận định riêng về không gian lãnh thổ nghiên cứu dựa trên kiến thức đã tích lũy. Việc tiếp cận các đối tượng kinh tế - xã hội giúp cho sinh viên thấy được mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên, kinh tế và xã hội trong một không gian nhất định, Bên cạnh đó, thực địa kinh tế - xã hội giúp sinh viên làm quen với việc thu thập tài liệu, số liệu trong quá trình nghiên cứu và khảo sát các đối tượng. Đặc biệt sinh viên biết vận dụng các phương pháp luận khi nghiên cứu các đối tượng kinh tế - xã hội trên lãnh thổ nào đó. Mặt khác, sinh viên có dịp vận dụng những kiến thức đã học để giải thích sự phân bố, quá trình phát sinh, phát triển và sự thay đổi của các đối tượng kinh tế - xã hội. Thực địa không chỉ giúp sinh viên hoàn thành tốt về chuyên môn mà quan trong giúp cho sinh viên biết trân trọng giá trị cuộc sống của người lao động, tình yêu quê hương đất nước, sinh viên có hành vi tích cực nhằm đóng góp sức lực của mình vào công cuộc xây dựng quê hương đất nước. 2. Yêu cầu. Để đạt được mục đích trong quá trình thực địa đòi hỏi mỗi cá nhân phải có tính kỉ luật cao, ý thức trách nhiệm trong công việc, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh khó khăn. II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG THỰC ĐỊA 1. Thời gian: Từ ngày 12/09/2009 đến 19/09/2009 - Từ ngày 12/09/2009 đến ngày 14/09/2009: khảo sát tại thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh) - Từ ngày 15/09/2009 đến ngày 17/09/2009: khảo sát tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) - Từ chiều ngày 17/09/2009 đến ngày sáng 19/09/2009: khảo sát tại thị trấn Cát Bà (Hải Phòng). 2. Lộ trình thực địa: Từ Thành phố Hà Nội qua đường Phạm Văn Đồng – quốc lộ 18 qua Quế Võ (Bắc Ninh) – Chí Linh (Hải Dương) – Đông Triều – Uông Bí – Yên Hưng – Hạ Long – Cẩm Phả - Vân Đồn (Quảng Ninh) – Cát Bà (Hải Phòng). 3. Địa bàn thực địa: - Thị xã Cẩm Phả: Công ti cổ phần Cao Sơn, công ti than Thống Nhất, công ti tuyển than Cửa Ông, cảng Cửa Ông, thăm di tích lịch sử đền Cửa Ông. - Huyện Vân Đồn: Khu du lịch Việt – Mĩ, cảng Cái Rồng. - Thành phố Hạ Long: Cảng Cái Lân, Khu du lịch Tuần Châu, phường Bãi Cháy. - Thi trấn Cát Bà: Vườn quốc gia Cát Bà, trung tâm thị trấn Cát Bà, bãi tắm Cát Cò 1, Cát Cò 2 và Cát Cò 3. 4. Nội dung thực địa Nghiên cứu thể tổng hợp kinh tế - xã hội Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng với một số khía cạnh chính: - Công nghiệp: Khai thác, chế biến và tiêu thụ than - Kinh tế biển: du lịch, thủy sản và giao thông vận tải biển. - Tổ chức sản xuất theo lãnh thổ. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Phương pháp điều tra thực địa Thu thập thông tin cần thiết từ các cơ quan chức năng kết hợp với quan sát thực tế các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu. 2. Phương pháp bản đồ. Sử dụng những bản đồ hiện có như là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu. Thành lập các bản đồ chuyên đề về nội dung nghiên cứu cho báo cáo thực địa. 3. Phương phân tích, đánh giá tổng hợp trong phòng. Xử lý các thông tin thu thập được từ điều tra thực địa và các tài liệu, số liệu cần thiết từ các nguồn khác nhau kết hợp với việc tham khảo tài liệu liên quan. Phân tích, đánh giá tổng hợp các thông tin thu thập được để đưa ra các kết quả nghiên cứu nghiên cứu chính thức theo mục đích và nội dung báo cáo. 4. Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lí (GIS). Sử dụng hệ thống các phần mềm để thu thập thông tin lưu trữ và quản lí các thông tin, phân tích và xử lí thông tin, triết xuất và hiện thị thông tin theo mục đích và nội dung nghiên cứu của báo cáo. Các phần mềm chính có thể sử dụng trong quá trình thực hiện báo cáo là Word, Mapinfo… PHẦN NỘI DUNG Chương I: MỘT SỐ NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NINH. I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ. Quảng Ninh là một tỉnh biên giới, nằm phía đông bắc của Tổ quốc. Quảng Ninh vừa có phần đất liền rộng lớn, vừa có vùng hải đảo bao la với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ nhấp nhô trên biển. Quảng Ninh là một cửa ngõ quan trọng của nước ta, theo quốc lộ 18A và các cảng Cửa Ông, Hồng Gai, Cái Lân có thể dễ dàng vào vùng đồng bằng sông Hồng. hay ra thế giới bên ngoài như các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản… Quảng Ninh có tọa độ địa lí từ 20040’ (đảo Hạ Mai, xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn) đến 21044’ vĩ độ Bắc (thôn Mỏ Tòng – xã Hoành Mô – huyện Bình Liêu) và từ 106005’ (thôn Vân Đông – Đông Triều) đến 108005’ kinh độ Đông (mũi Sa Vĩ – bán đảo Trà Cổ). Về mặt vị trí địa lý, Quảng Ninh tiếp giáp với 4 tỉnh, thành phố, đặc biệt tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc (132km), phía nam với Thành phố Hải Phòng (78km), phía đông giáp vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài trên 200km, phía tây một phần tiếp giáp với miền núi đồi trùng điệp của Lạng Sơn (58km), phần còn lại giáp với Băc Giang (71km) và với vùng đồng bằng phì nhiêu của Hải Dương (21km). Về kinh tế, Quảng Ninh nằm trong vùng tam giác phát triển kinh tế phía Bắc của nước ta, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Ngoài ra, Quảng Ninh có vị trí thuộc vùng kinh tế hai hành lang và một vành đai của Việt Nam và Trung Quốc. Với vị trí như trên, Quảng Ninh giữ vai trò quan trọng để chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải, hàng không với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á và thế giới. Quảng Ninh là một tỉnh lớn với diện tích 5938 km2. Về mặt địa giới hành chính, Quảng Ninh có 2 thành phố (thành phố Hạ Long và thành phố Móng Cái), có 2 thị xã (Thị xã Cẩm Phả và thị xã Uông Bí), có 10 huyện: Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, Đông Triều, Tiên Yên, Yên Hưng, Hoành Bồ, Ba Chẽ, Vân Đồn và Cô Tô với 11 thị trấn, 45 phường và 130 xã. Quảng Ninh với vịnh Hạ Long được công nhận 2 lần là di sản của thế giới, với hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa là một trung tâm du lịch biển hàng đầu của Việt Nam. Với vị trí địa lí mang lại Quảng Ninh có những điều kiện vô cùng thuận lợi để thu hút vốn đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội. II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. 1. Địa hình. Vùng đất Quảng Ninh có lịch sử địa chất trẻ hơn các khu vực khác. Đây là nơi tiếp giáp giữa miền nền và địa máng, lại thuộc nhiều đới kiến tạo có đặc điểm phát triển khác nhau nên cấu trúc địa chất của lãnh thổ phức tạp. Là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, Quảng Ninh có đầy đủ các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển và cả hệ thống đảo và thềm lục địa. Diện tích tự nhiên của Quảng Ninh là 5938km2, trong đó đồi núi và núi thấp là một bộ phận quan trọng nhất chiếm tới 80% diện tích, đồng bằng ven biển chỉ chiếm khoảng 18% còn lại là diện tích đồi núi đá vôi. Địa hình của Quảng Ninh có sự thay đổi rõ rệt cụ thể ở phía Tây Bắc là vùng đồi núi thấp, tiến đến là dãy núi cao – cánh cung Đông Triều, phía nam và đông nam là miền đồng bằng ven biển, ngoài khơi là hàng nghìn đảo nhỏ đá vôi hoặc sa, diệp thạch, tạo thành bức bình phong chắn gió cho đất liền. Đồi núi và vịnh đảo chạy song song, đối xứng nhau qua bờ biển. Có thể chia địa hình Quảng Ninh thành các khu vực sau đây: - Vùng cánh cung Đông Triều – Móng Cái: Vùng này chạy theo hướng tây – đông ở phía nam và hướng đông bắc – tây nam ở phía bắc. Nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành các yếu tố tự nhiên ở hai sườn bắc – na. Cánh cung Đông Triều gồm hai dải núi chính, phía nam là dải núi Nam Mẫu, phía Bắc là dải núi Bình Liêu. Giữa hai phần trên là bộ phận núi thấp với những con sông cắt qua, đó là vùng đồi Tiên Yên – Ba Chẽ. - Phía nam của cánh cung Đông Triều chạy từ Đông Triều đến thị xã Cẩm Phả theo hướng tây – đông, có độ cao không quá 1000m, trừ đỉnh Yên Tử có độ cao 1068m và đỉnh Am Váp 1094m. Dải đồi thấp nam Đông Triều – Mông Dương có độ cao từ 200 đến 400m là miền sụt võng trước núi vào đại Trung Sinh. Đó là bể than antraxit lớn nhất nước ta. Bộ phận phía Bắc của cánh cung Đông Triều có nhiều núi cao trên 1000m nằm rải rác, không tạo thành một sơn hệ. Ở Bình Liêu có núi Cao Xiêm cao 1330m, Quảng Hà có Cao Đông Châu 1089m...Địa hình ở đây bị phân cách mạnh, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. - Vùng đồi duyên hải là một dải đồi có độ cao sàn sàn nhau từ 25m đến 50m, chỗ rộng nhất khoảng 15km đến 20km, chạy dọc theo bờ biển từ thị xã Cẩm Phả đến thị xã Móng Cái. - Địa hình đồng bằng của tỉnh Quảng Ninh chiếm diện tích nhỏ, bao gồm một dải hẹp ven biển từ Móng Cái đến Tiên Yên và vùng phía nam Đông Triều, Uông Bí, Yên Hưng. Đây là những đồng bằng nhỏ hẹp được bồi đắp phù sa của các sông suối trong tỉnh và hệ thống sông Thái Bình. Riêng đồng bằng ở Yên Hưng và Đông Triều do được bồi đắp của một phần phù sa sông Thái Bình là những vùng đồng bằng khá lớn. Tiếp nối phần đồng bằng ra biển là các bãi sú, vẹt có diện tích rộng. Biển và địa hình bờ biển là dạng địa hình đặc trưng và quan trọng nhất của tỉnh Quảng Ninh. Vùng biển Quảng Ninh rộng tới 6000km2 là phần phía tây bắc của vịnh Bắc Bộ. Đây là một vịnh nông với nhiều đảo và quần đảo chắn phía ngoài nên rất kín gió và sóng lặng. Trên vịnh có rất nhiều đảo, đây là vùng biển có nhiều đảo nhất Việt Nam tới 3000 đảo lớn nhỏ. Những đảo lớn nhất là Cái Bầu, Vĩnh Thực, Ngọc Vừng, Cô Tô...Các núi đá trên đảo có độ cao trung bình từ 150m đến 200m. Đỉnh cao nhất là núi Nàng Tiên cao 470m trên đảo Cái Bầu. Ngoài ra các đảo lớn, còn có hàng nghìn đảo nhỏ xếp thành hai dãy nối đuôi nhau từ núi Ngọc đến nam Hạ Long. Đó là khu vực núi đá vôi cổ ngập nước biển. Đây là vùng caxtơ sót điển hình có các vách đá dốc đứng, sắc nhọn, nhiều hang động. Đường bờ biển của Quảng Ninh dài 250km, bị chia cắt mạnh bởi đồi núi ăn ra sát biển và bởi các vịnh đảo, cửa sông. Đoạn từ Móng Cái đến Cửa Ông tương đối bằng phẳng được bồi tụ, mài mòn tạo nên các bãi triều rộng, sú vẹt mọc trên diện tích lớn (80 nghìn ha), đứng thứ hai của cả nước (sau Cà Mau). Riêng bờ biển Trà Cổ sóng mạnh, tạo nên các bãi ven biển dựng, nhiều hốc mòn ở chân núi đá vôi. Ven biển có nhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. 2. Khí hậu Khí hậu Quảng Ninh mang đặc tính chung của khí hậu các tỉnh miền bắc với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, nhưng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng ít hơn của gió mùa Đông Nam so với các địa phương khác. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất nên nhiệt độ mùa đông ở đây thấp hơn các khu vực khác cùng vĩ độ từ 10c đến 30c. Nhiệt độ trung bình năm của Quảng Ninh là 210c. Mùa đông ở Quảng Ninh kéo dài từ 4 – 5 tháng, từ tháng VI năm trước đến tháng III năm sau. Mùa hạ từ tháng V đến tháng IX, nóng và mưa nhiều, với gió thịnh hành hướng Đông Nam do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, của dải hội tụ nhiệt đới và của các xoáy thuận nhiệt đới. Chế độ mưa của Quảng Ninh mang đặc điểm chung của các tỉnh Bắc Bộ là mưa nhiều, mưa tập trung chủ yếu vào mùa hạ từ tháng VII và tháng VIII. Lượng mưa mùa hạ chiếm tới 85% lượng mưa cả năm. Mùa đông lượng mưa khoảng từ 150 đến 400mm. Tháng nhiều bão nhất là tháng VII và tháng VIII. Trung bình mỗi năm Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của 5 – 6 cơn bão, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất của các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh. 3. Thủy văn. Do đặc điểm địa hình, các sông của Quảng Ninh phần lớn là nhỏ, ngắn, dốc, có tính chất cuồng lưu, khả năng điều tiết yếu và chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Các sông này vừa mang tính chất của sông miền núi, vừa mang tính chất của sông ven biển. Phù hợp với chế độ mưa, chế độ sông ngòi cũng có 2 mùa rõ rệt. Mùa lũ từ tháng V đến tháng X, tập trung vào các tháng VI. VII, VIII. Mùa cạn từ tháng IX đến tháng IV, cạn nhất là tháng III. Tuy sông suối ngắn và nhỏ, nhưng do đặc điểm của địa hình và do đường bờ biển dài nên sông suối của Quảng Ninh cũng có những đặc điểm riêng và chia thành ba hệ thống sông: Các sông đổ ra sông Bạch Đằng, đều bắt nguồn từ khu vực sườn nam của vùng đồi núi thuộc dãy Yên Tử như các sông Đá Bạc, sông Sinh và sông Kinh Thầy. Sông Bạch Đằng với đoạn chảy qua Yên Tử dài 20 km là con sông nối liền sông Lục Nam với sông Thái Bình. - Hệ thống sông đổ ra cửa Lục – vịnh Hạ Long, chảy từ vùng núi Hoành Bồ, đều là những sông nhỏ, dốc không có khả năng bù đắp phù sa ở hai bên bờ. Đó là sông Thác Cát, Diễn Vọng, sông Trới… - Hệ thống sông Tiên Yên – Móng Cái, gồm một số sông lớn của tỉnh. Đó là các sông Tiên Yên, sông Phố Cũ, sông Ba Chẽ, sông Đầm Hà… Quảng Ninh không có những hồ tự nhiên lớn, nhưng lại nhiều hồ, đập nhỏ. Toàn tỉnh có 75 hồ, đập trong đó có nhiều hồ có giá trị trong sản xuất và sinh hoạt. 4. Đất đai. Đất đai ở Quảng Ninh có đặc tính chung là giàu oxyt sắt, tầng mùn mỏng, ít chất dinh dưỡng dễ tiêu. Loại đất này chiếm diện tích lớn nhất là đất feralit vàng đỏ và feralit thứ sinh phát triển ở địa hình đồi, núi thấp. - Đất feralit vàng đỏ có mùn trên núi có ở những vùng núi cao trên 700m thuộc cánh cung Đông Triều. Loại đất này chiếm khoảng 7.8% diện tích tự nhiên. - Đất feralit vàng đỏ trên vùng đồi, núi thấp (dưới 700m) phân bố hai sườn của cánh cung Đông Triều với diện tích 440.000 ha. Loại đất này phổ biến ở vùng đồi Hoành Bồ, tây Tiên Yên, Quảng Hà, Bình Liêu. - Đất phù sa cổ có diện tích 40.105 ha phân bố ở Đầm Hà, Hà Cối, Móng Cái. Vùng đất phù sa trồng lúa tập trung ở Yên Hưng, Đông Triều, Quảng Hà và lưu vực các sông, suối, thung lũng thuộc Tiên Yên, Ba Chẽ. - Đất mặn ven biển phân bố dọc ven biển và ven sông Bạch Đằng, Đá Bạc..chiếm diện tích khoảng 50.900ha. Một số vùng được khai thác để trồng cói, làm ruộng muối, nuôi thủy sản và rừng sú vẹt. - Đất cát và cồn cát ven biển với diện tích 6087 ha phân bố ven biển, ven các đảo, nhiều nơi là những bãi cát trắng, nguyên liệu tốt để làm thủy tinh. - Đất vùng đồi đá vôi ở các đảo, quần đảo có diện tích là 46627 ha. Trên các đảo đất như Tuần Châu, đảo Ngọc Vừng được cấu tạo bởi đá phiến thạch có đất feralit màu vàng đỏ. 5. Sinh vật. Rừng Quảng Ninh phân bố ở những địa hình thấp, dễ khai thác. Rừng nguyên sinh hầu như không có mấy, mà chủ yếu là kiểu rừng thứ sinh. Độ che phủ rừng hiện nay chỉ còn 32%, chủ yếu là rừng thứ sinh và rừng trồng. Quảng Ninh còn có rừng ngập mặn đứng thứ hai của nước ta sau rừng ngập mặn ở Cà Mau với các loài cây điển hình như sú, vẹt, đước. Loại rừng này mọc phổ biến từ Móng Cái – Tiên Yên. Ở các đảo và quần đảo, rừng còn bảo tồn, như ở đảo Ba Mùn có rừng nguyên sinh chạy dài trên 20 km, rộng 1,5 km với hai tầng thực vật cao thấp. Tầng nguyên sinh là các loại cây gỗ quí hiếm như nghiến, sến, táu…Tầng thứ sinh có nhiều cây thuốc quý như ngũ gia bì, tam thất… Động vật biển của Quảng Ninh vô cùng phong phú với nhiều loài có giá trị kinh tế cao như sò huyết, bào ngư, hải sâm, tôm hùm, cá song, cá thu… 6. Khoáng sản. Quảng Ninh là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước gồm than, quặng sắt, đá chứa dầu và các loại vật liệu xây dựng. Bể than Quảng Ninh là bể than lớn nhất nước ta, có trữ lượng 12 tỉ tấn chiếm tới 90% trữ lượng than của cả nước. Bể than này phân bố thành một dải không liên tục từ Đông Triều, Uông Bí, Hồng Gai, Cẩm Phả. Dải này này kéo dài khoảng 130 km, rộng 20 – 30 km, độ dày tầng chứa than có nơi đến 2km, có nhiều mỏ lộ thiên dễ khai thác, có khả năng khai thác 18 – 20 triệu tấn/năm. Chất lượng than của Quảng Ninh có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhiều ngành kinh tế. Than Quảng Ninh chủ yếu là than antraxit cho nhiệt lượng cao, ít tro, khói và sunfua. Quảng Ninh có nhiều mỏ vật liệu xây dựng như đá vôi, cát thủy tinh ở Vân Hải, đất sét ở Giếng Đáy, Móng Cái, Đông Triều… Ngoài tài nguyên khoáng sản, Quảng Ninh còn nổi tiếng là tỉnh giàu tiềm năng du lịch nhất cả nước, đặc biệt là di sản tự nhiên thế giới vịnh Hạ Long, cùng rất nhiều danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống. Những tiềm năng lớn về du lịch cộng với vị trí địa lí thuận lợi đã tạo cho Quảng Ninh có một lợi thế so sánh quan trọng so với các tỉnh khác, là tiền đề cho Quảng Ninh trở thành một tỉnh có nền kinh tế công nghiệp, du lịch phát triển. III. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI. 1. Dân cư và nguồn lao động. 1.1. Dân cư Quảng Ninh là một trong những tỉnh có dân số đông. Dân số Quảng Ninh là 1.144.381 người (năm 2009), trong đó nữ có 558.793 người. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Quảng Ninh đứng thứ 3 trên toàn quốc (sau TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng), dân số thành thị là 496.6 nghìn người (chiếm tỷ lệ 44,6%); Dân số ở khu vực nông thôn là 616,9 nghìn người (chiếm tỉ lệ 55,4%). Phần lớn các đô thị của tỉnh nằm trên trục quốc lộ 18, 10, 4B. Sự phát triển của đô thị đã thu hút dân cư tập trung theo quốc lộ, hình thành dải dân cư ven biển. Quảng Ninh thuộc diện tỉnh có số dân trung bình trong cả nước. Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là 1,3% (trung bình cả nước là 1,2%). Mật độ dân số trung bình Quảng Ninh năm 2008 là 182 người/km2 thấp hơn so với mật độ dân số trung bình của cả nước (260 người/km2) và đứng hàng thứ 4 trong các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Dân cư phân bố không đồng đều giữa các miền, giữa các huyện. Phần phía tây chỉ chiếm 41,52% diện tích, kéo dài từ Đông Triều đến thị xã Cẩm Phả bao gồm cả thành phố Hạ Long, tập trung tới 68,7% dân số của toàn tỉnh. Ngược lại phần phía đông với 58.48% diện tích, nhưng dân số chỉ có 31.3%. Dân số tập trung đông đúc các đô thị ven biển ngược dân số thưa thớt tại các vùng sâu trong tỉnh. 1.2. Nguồn lao động Nguồn lao động 606.5 nghìn người, trong đó số lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế chiếm trên 90%. Dân số tập trung chủ yếu các ngành như nông, lâm, ngư nghiệp (274.2 nghìn người); khai thác mỏ (70.6 nghìn người); sửa chữa xe động cơ (78,1 nghìn người). Do ngành khai thác mỏ năm qua tương đối phát triển nên đã thu hút nhiều lao động nam từ các tỉnh khác và trở thành đội ngũ lao động đông đảo cho tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ: 51,4% dân số dưới 24 tuổi, tỉ lệ 0 – 14 tuổi trên 30%, tỉ lệ trên 60 tuổi là 7,2%. Như vậy Quảng Ninh có lực lượng lao động dồi dào. Đây là lợi thế cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Về thành phần dân tộc: Quảng Ninh có 21 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Việt chiếm trên 80% tổng số dân, ngoài ra còn có người Dao, Tày, Sán Chay, Sán Chỉ, Cao Lan, Hoa…Sự đa dạng về truyền thống sản xuất và văn hóa cua các dân tộc là một tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cần phải có chính sách giúp đỡ, tạo điều kiện cho các dân tộc ít người để nhanh chóng giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa giữa các dân tộc. 2. Cơ sở hạ tầng Mặc dù hệ thống cơ sở hạ tầng ở Quảng Ninh còn thiếu đồng bộ và nhiều mặt còn yếu kém, nhưng đã bước đầu đã hình thành một hệ thống cơ sở sản xuất công nghiệp, các trung tâm kinh tế thương mại, du lịch, các đô thị và hệ thống giao thông điện, nước, thông tin liên lạc phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của cư dân. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 4 quốc lộ: QL 10. QL 18. QL 4B. QL 279, có 8 tuyến đường tỉnh lộ với chiều dài 178km. Dọc bờ biển có các cảng quốc gia như Hòn Gai, Cái Lân, Cửa Ông và hàng loạt các cảng biển, bến bãi do địa phương quản lí Quảng Ninh có nhiều nguồn lực và lợi thế để phát triển kinh tế với cơ cấu ngành đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông – lâm – ngư nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ, xứng đáng là một cực thu hút trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. 3. Chính sách. Đường lối chính sách có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong những n