Báo cáo Thực hành Công tác xã hội với cá nhân

Trong thời gian vừa qua, với yêu cầu của môn học “ Thực hành Công tác xã hội với cá nhân”, tôi đã tiến hành thực tập tại làng trẻ Birla ( số 4 Doãn Kế Thiện- Mai Dịch- Cầu Giấy- Hà Nội). Thời gian thực tập kéo dài hai tháng, từ 23/3 đến 23/5 và thời gian đến trung tâm tối thiểu là hai buổi trong một tuần và mỗi buổi kéo dài hai tiếng. Qua làm việc tại trung tâm tôi đã được giám đốc, phó giám đốc tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể tiến hành các hoạt động của mình trong đợt thực tập môn học này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến kiểm huấn viên của mình là anh Lê Trọng Đức đã hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến môn học. Cảm ơn hai cô: Cô Nhung và cô Lan đã luôn là cầu nối cho quá trình tôi tiến hành các hoạt động với các em và thân chủ của mình. Đồng thời, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo bộ môn Ngô Thị Thanh Mai đã giúp tôi liên hệ với cơ sở và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập. Đợt thực tập này là cơ hội thuận lợi để tôi có thể áp dụng những kiến thức đã học của mình vào thực tiễn, vào tiến trình giúp đỡ thân chủ. Quả thực tôi cảm thông cho hoàn cảnh của các em ở làng trẻ, nếu không có đợt thực tập này thì tôi sẽ không có cơ hội xây đắp thêm những lỗ hổng kiến thức của mình. Các em tuy có hoàn cảnh éo le và chịu nhiều thiệt thòi nhưng bù lại các em có tấm lòng yêu thương nhau và đây là điểm đã ghi lại sâu sắc trong lòng tôi. Tuy vậy, trong quá trình thực tập ngoài một số thuận lợi, tôi đã gặp không ít những khó khăn nhất định và nó đã phần nào hạn chế đến quá trình thực tập. Thời gian thực tập kết thúc và tôi nhận thấy mình đã có nhiều cố gắng để hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại cơ sở và các yêu cầu liên quan đến môn học. Theo yêu cầu môn học cứ mỗi tuần có tối thiểu hai buổi để làm việc với các em và mỗi buổi là hai giờ nhưng tôi đã tận dụng hết thời gian có thể để đến cơ sở và tiến hành thực tập. Trong hai tháng là những nỗ lực của tôi và tôi đã thu được kết quả. Tôi xin gửi kèm báo cáo thực tập phần nội dung thực tập cụ thể của mình ở trang đính kèm. Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, các chú tại trung tâm Birla, cảm ơn cô giáo bộ môn đã giúp đỡ tận tình. Chúc mọi người sức khỏe và hạnh phúc!

doc77 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 22689 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực hành Công tác xã hội với cá nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Stt Nội dung Trang I Lời cảm ơn 2 II Nội dung 4 Phần 1: Lời giới thiệu về làng trẻ Birla 5 Phần 2: Tiến trình làm việc và can thiệp với thân chủ 14 1 Tiểu sử về thân chủ 14 2 Tiến trình Công tác xã hội với cá nhân qua quá trình làm việc và can thiệp với em Thức 19 Phần 3: Nhìn lại đợt thực tập 27 III Một số buổi phúc trình 32 IV Phụ lục( Một số hình ảnh về làng trẻ em Birla) 70 Bài tự lượng giá thực tập của sinh viên 72 Bản đánh giá của kiểm huấn viên 76 Lời cảm ơn Trong thời gian vừa qua, với yêu cầu của môn học “ Thực hành Công tác xã hội với cá nhân”, tôi đã tiến hành thực tập tại làng trẻ Birla ( số 4 Doãn Kế Thiện- Mai Dịch- Cầu Giấy- Hà Nội). Thời gian thực tập kéo dài hai tháng, từ 23/3 đến 23/5 và thời gian đến trung tâm tối thiểu là hai buổi trong một tuần và mỗi buổi kéo dài hai tiếng. Qua làm việc tại trung tâm tôi đã được giám đốc, phó giám đốc tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể tiến hành các hoạt động của mình trong đợt thực tập môn học này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến kiểm huấn viên của mình là anh Lê Trọng Đức đã hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến môn học. Cảm ơn hai cô: Cô Nhung và cô Lan đã luôn là cầu nối cho quá trình tôi tiến hành các hoạt động với các em và thân chủ của mình. Đồng thời, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo bộ môn Ngô Thị Thanh Mai đã giúp tôi liên hệ với cơ sở và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập. Đợt thực tập này là cơ hội thuận lợi để tôi có thể áp dụng những kiến thức đã học của mình vào thực tiễn, vào tiến trình giúp đỡ thân chủ. Quả thực tôi cảm thông cho hoàn cảnh của các em ở làng trẻ, nếu không có đợt thực tập này thì tôi sẽ không có cơ hội xây đắp thêm những lỗ hổng kiến thức của mình. Các em tuy có hoàn cảnh éo le và chịu nhiều thiệt thòi nhưng bù lại các em có tấm lòng yêu thương nhau và đây là điểm đã ghi lại sâu sắc trong lòng tôi. Tuy vậy, trong quá trình thực tập ngoài một số thuận lợi, tôi đã gặp không ít những khó khăn nhất định và nó đã phần nào hạn chế đến quá trình thực tập. Thời gian thực tập kết thúc và tôi nhận thấy mình đã có nhiều cố gắng để hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại cơ sở và các yêu cầu liên quan đến môn học. Theo yêu cầu môn học cứ mỗi tuần có tối thiểu hai buổi để làm việc với các em và mỗi buổi là hai giờ nhưng tôi đã tận dụng hết thời gian có thể để đến cơ sở và tiến hành thực tập. Trong hai tháng là những nỗ lực của tôi và tôi đã thu được kết quả. Tôi xin gửi kèm báo cáo thực tập phần nội dung thực tập cụ thể của mình ở trang đính kèm. Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, các chú tại trung tâm Birla, cảm ơn cô giáo bộ môn đã giúp đỡ tận tình. Chúc mọi người sức khỏe và hạnh phúc! Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2009 Sinh viên Bùi Thị Liên Nội dung Như chúng ta đều biết, thực tập Công tác xã hội là hoạt động sinh viên Công tác xã hội được đưa xuống các cơ sở xã hội để làm các công việc của một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong một thời gian nhất định. Đây là giai đoạn sinh viên vận dụng những lý thuyết, kỹ năng đã học để hỗ trợ một thân chủ cụ thể trong bối cảnh cơ sở xã hội. Đây được xem là một khâu bắt buộc trong quy trình đào tạo Công tác xã hội. Sinh viên thực tập công tác xã hội Với vai trò là những bên có liên quan, mối quan hệ giữa sinh viên thực tập công tác xã hội với điều phối viên, giáo viên hướng dẫn thực hành và kiểm huấn viên ở cơ sở thực tập là rất lớn. Mối quan hệ đó được thể hiện rõ bằng sơ đồ sau đây: Hỗ trợ Hỗ trợ Kiểm huấn viên CƠ SỞ THỰC TẬP - Điều phối viên - Giáo viên hướng dẫn thực hành CƠ SỞ ĐÀO TẠO Phối hợp, hỗ trợ, quản lý Theo mô hình hóa như trên, chúng ta thấy rõ hơn việc sinh viên thực tập được hỗ trợ như thế nào trong quá trình thực tập tại cơ sở. Và như bản báo cáo đã trình bày, đây cũng là phần chính của báo cáo. Trong phần nội dung cụ thể của báo cáo này, tôi xin chia thành ba phần chính như sau: Phần 1: Tổng quan về cơ sở- làng trẻ em Birla Phần 2: Tiến trình giúp đỡ một thân chủ cụ thể Phần 3: Nhìn lại đợt thực tập Nội dung cụ thể các phần như sau: Phần 1: Tổng quan về cơ sở- làng trẻ em Birla Chúng ta thường biết và nhắc nhiều đến làng trẻ SOS mà không biết rằng ngay cạnh làng trẻ đó còn tồn tại một làng trẻ mà mục đích hoạt động chẳng khác nào làng trẻ SOS, chỉ khác rằng quy mô và sự quan tâm của chúng ta tới làng trẻ đó còn quá ít. Đó là làng trẻ em Birla. Đây là một trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi của Thành phố Hà Nội. Nó trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, được thành lập ngày 2/11/1987, theo quyết định số 5026/QĐ-TC của UBND Thành Phố. Như chúng ta biết, con người sinh ra đều có những số phận và hoàn cảnh khác nhau. Có những người sinh ra đã có một cuộc sống sung sướng, hạnh phúc, có một mái ấm gia đình đầy ắp tiếng cười, được sống trong tình thương của bố mẹ, người thân. Nhưng cũng có những số phận kém may mắn, những đứa trẻ sinh ra đã không được biết bố mình là ai, mẹ mình là ai. Cuộc sống khó khăn đến với các em khi các em còn quá nhỏ. Tuổi thơ của em phải chịu nhiều thiệt thòi. Và để bù đắp phần nào, che chở phần nào cho những thân phận mồ côi đó, một trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi trong cả nước lại tiếp tục được ra đời. Đó là làng trẻ Birla. Hiện nay địa điểm của làng trẻ tại: Số 4 phố Doãn Kế Thiện - Phường Mai Dịch - Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội. Làng trẻ Birla tính đến nay đã hoạt động được 23 năm và nó cũng có một lịch sử thành lập và phát triển. 1. Lịch sử về làng Làng trẻ em Birla là công trình quà tặng của ngài Birla người Ấn Độ - Giáo sư tiến sĩ - Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp nhẹ Cimcô - Birla và gia đình tặng UBND Thành Phố Hà Nội khi ngài đi thăm và làm việc tại Việt Nam năm 1983. Công trình được khởi công xây dựng năm 1985 và hoàn thành năm 1987 với cơ sở hạ tầng ban đầu bao gồm: - Khu A là nơi làm việc của bộ máy quản lý của Làng trẻ và khu học nghề, sinh hoạt ngoại khoá của Làng trẻ sau giờ đi học tại trường Công lập - Nhà mẫu giáo N - 02 nhà nuôi trẻ C1, C2 với quy mô nuôi 25 trẻ / nhà Sau khi xây dựng xong công trình, gia đình Ngài Birla giao lại cho UBND Thành phố Hà Nội quản lý ( Ngài Birla bị bệnh hiểm nghèo đã qua đời khi công trình chưa xây dựng xong) và gia đình cùng tập đoàn Cimcô Birla không giúp đỡ gì thêm cho các cháu mồ côi của làng. Ngày 15-8-1988 Làng trẻ đón 50 trẻ hoàn toàn mồ côi cả cha lẫn mẹ, phát triển bình thường ở độ tuổi đón vào 2 - 12 tuổi của Thành phố Hà Nội vào nuôi, nguồn kinh phí nuôi dưỡng do UNND Thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm. Đến năm 1992 bằng tình cảm và sự cố gắng của cán bộ, của các bà mẹ dù số cán bộ không tăng, trang bị cơ sở vật chất của 02 nhà nuôi trẻ như cũ, Làng đã nuôi lên 80 trẻ. Những hoạt động của làng trẻ không chỉ thu hút sự chú ý của các cấp lãnh đạo và người dân thành phố mà nó còn nhận được sự quan tâm của các tổ chức nước ngoài, đặc biệt là sự quan tâm của ngài đại sứ hữu nghị Việt- Nhật SUGIRYOTARO. Ông đã quan tâm và giúp đỡ làng trong hai mươi năm nay. Hiện nay ông nhận đỡ đầu cho 30 con sống trong làng và đã trưởng thành. Năm nào ông cũng tới thăm( ít nhất một lần) trao quà và chia sẻ những khó khăn mà làng trẻ gặp phải. Thông qua các hoạt động, ông cũng kêu gọi nguồn hỗ trợ ODA của Nhật. Nhân dịp 20 năm thành lập, Chính phủ Nhật đã tặng 86.000$ để xây dựng thêm một nhà chăm sóc và nuôi dạy trẻ ở trong làng. Tuy nhiên, số tiền nói trên không đủ để khởi công xây dựng và phải xin thêm trợ cấp của thành phố. Dự án đã được UBND Thành phố phê duyệt và cấp ngân sách của Nhà nước xây dựng xong trong năm 1998. Ngôi nhà được khánh thành vào tháng 3/2009. Số lượng trẻ mồ côi hiện nay được nuôi tại Làng trẻ ở 04 gia đình (nhà C1, C2, C3, C4) là 120 trẻ. Mỗi gia đình có từ 30 đến 40 em đủ mọi lứa tuổi và hai mẹ, riêng nhà C4 do mới xây dựng nên hiện tại chỉ có 2 em nhỏ trong gia đình. Làng trẻ em Birla từ khi ra đời đến nay đã có những bước tiến đáng kể. Làng đã gặp không ít những thuận lợi và khó khăn nhưng cán bộ và các em trong làng đều đã cùng cố gắng vươn lên. Vì điều kiện và số lượng có hạn nên làng trẻ chỉ đón nhận những em có hoàn cảnh như sau: 2. Điều kiện để trẻ được nhận vào nuôi dưỡng tại làng trẻ và chế độ nuôi dưỡng tại làng trẻ a. Điều kiện để trẻ được nhận vào nuôi dưỡng tại làng trẻ - Các em mồ côi cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ (người còn lại ốm đau - nghèo khó không thể nuôi được con) có hộ khẩu thường trú tại Thành Phố Hà Nội. - Các em được đón vào Làng trẻ ở độ tuổi 2 - 12 và phát triển bình thường. - Các em là trẻ có nguồn gốc gia đình. Khi mồ côi cha mẹ được thân nhân làm đơn trình các cấp có thẩm quyền xin cho trẻ vào các trung tâm nuôi trẻ mồ côi của Thành phố. Khi Thành phố có quyết định tiếp nhận thì trẻ được Làng đón vào nuôi theo chỉ tiêu Nhà nước giao hàng năm. b. Chế độ nuôi dưỡng tại làng trẻ Trong làng, ở mỗi đơn vị gia đình, các em đều được nuôi dưỡng và chăm sóc như những gia đình bình thường ngoài xã hội. Các em có mẹ, có anh chị em. Ngoài giờ học ở trường các em tham gia giúp đỡ mẹ: trồng rau, chăn nuôi lợn, gà để cải thiện bữa ăn và rèn luyện ý thức lao động. Khi vào Làng, tuỳ theo độ tuổi các em được học từ lớp mẫu giáo đến hết phổ thông trung học (lớp 12). Quá trình sống tại Làng từ 13 tuổi trở lên các em được Làng tổ chức học nghề (may) tại Làng, hoặc gửi đi học nghề tại các trung tâm (điện tử, điện lạnh, nấu ăn...) ở các trung tâm trong dịp hè. Trong dịp hè các em còn được Làng tổ chức các lớp năng khiếu như: múa, hát, đàn, vẽ... Đối với những em tốt nghiệp phổ thông, các em được Làng khuyến khích thi đại học, cao đẳng, trung cấp. Và nếu đỗ sẽ được làng hỗ trợ kinh phí để học tập. Sau khi đến 18 tuổi học xong phổ thông trung học, các em trưởng thành trở về với thân nhân, với xã hội và phải tự mình kiếm sống. Cũng cần nói thêm rằng trong thời gian sinh sống tại làng, mỗi năm các em được phép về thăm gia đình hai lần. Vào các dịp hè, các em được tổ chức đi tham quan du lịch. Theo như tôi biết, năm 2008 các em được tổ chức đi Đồ Sơn và theo kế hoạch năm nay, ban quản lý sẽ tổ chức cho các em đi vui chơi ỏ bãi biển Cửa Lò. Kế hoạch là vậy nhưng khó khăn lớn nhất của làng trẻ từ trước tới giờ vẫn là nguồn kinh phí. Nguồn kinh phí không đủ để chi trả cho cán bộ và nuôi dạy các em trong Làng. 3. Tình hình tài chính chung Hiện nay, Bộ máy quản lý của Làng trẻ em Birla Hà Nội được nhà nước giao chỉ tiêu là 23 người. Bao gồm: - Ban giám đốc: 03 người. (Hiện nay chỉ có 2 người) - Phòng Tổ chức - Hành chính: 08 người - Phòng Y tế - Nuôi dưỡng: 08 người (trong đó có 07 bà mẹ) - Phòng Giáo dục - Dạy nghề: 04 người Lương và các khoản phụ cấp của bộ máy quản lý Làng trẻ do Nhà nước cấp như sau: Lương bình quân của cán bộ quản lý và các bà mẹ là 1.716.000 đồng/người/tháng (mỗi bà mẹ chịu trách nhiệm nuôi từ 18 - 19 trẻ). Tình hình tài chính để nuôi dưỡng - giáo dục trẻ mồ côi được Ngân sách Thành phố cấp như sau: Tổng số tiền cho trẻ: 350.000 đồng/trẻ/tháng" - Tiền ăn 3 bữa/ ngày: 300.000 đồng/trẻ/tháng tức 10.000/trẻ/ngày - Tiền chi khác: 50.000 đồng/trẻ/tháng gồm: +Tiền điện nước phục vụ sinh hoạt cho trẻ +Tiền học (sách vở, đồ dùng học tập, học phí) +Tiền mua thuốc chữa bệnh +Tiền mua quần áo( mặc thường ngày- đồng phục), giày dép +Các hoạt động ngoại khoá Qua những nỗ lực và cố gắng của những con người nơi đây, từ cấp quản lý, các cán bộ tới các bà mẹ và các con, những thành tựu mà làng trẻ em Birla hiện nay đạt được là những kết quả đáng mừng và đáng trân trọng: 4. Những kết quả đã đạt được trong quá trình hoạt động của làng trẻ Thành lập ngày 20-11-1987 đến nay đã được hơn 20 năm, Làng trẻ đã tiếp nhận và nuôi dạy 259 trẻ mồ côi của Thành phố. Kết quả học tập hàng năm đạt từ 98 - 100% trẻ được lên lớp. Tỷ lệ khá giỏi từ 50-65%; tỷ lệ con ngoan trò giỏi đạt từ 70-75%; tỷ lệ trẻ thi đỗ cao đẳng, đại học từ 40-45%. Từ năm 1994 đến nay, Làng trẻ đã có 183 em rời khỏi Làng: 97 trẻ trưởng thành trở về với thân nhân (khi đủ 18 tuổi - học xong lớp 12), 17 trẻ được nhận làm con nuôi (trong đó 13 trẻ làm con nuôi người nước ngoài, 03 trẻ làm con nuôi người trong nước). Trong 97 trẻ trưởng thành có 14 trẻ học Đại học các ngành: Kinh tế, Sư phạm ngoại ngữ, Quản trị kinh doanh, Giao thông, Thương mại. Có 20 trẻ học xong Trung cấp các ngành: Bảo trợ xã hội, Sư phạm, Điện tử, Điện lạnh. Số còn lại được Làng tạo điều kiện học các nghề: may, điện, nấu ăn, thủ công mỹ nghệ ở các Trung tâm dạy nghề của Thành phố. Đa số các em học nghề, một số học Trung cấp được Làng và các trung tâm học nghề tạo điều kiện xin việc làm để có thể tự nuôi sống bản thân và tự mình phấn đấu sau khi rời khỏi làng. Không những vậy, khi các em còn sống trong làng, các em được giáo dục về giới tính sức khỏe sinh sản, về những kiến thức tâm sinh lý nhằm mục đích trang bị cho bản thân để các em có thêm kiến thức phục vụ cho mình. Đối với những em khi được các gia đình trong và ngoài nước nhận làm con nuôi, mặc dù đi xa nhưng các em vẫn gắn bó tình cảm với Làng, vẫn thường xuyên liên hệ về Làng, về thăm Làng, thăm mẹ và các anh chị em trong dịp Lễ Tết. Trong hơn 20 năm nuôi dưỡng, các em trong Làng được tham gia các chương trình ngoại khoá của Thành phố, Ngành, địa phương và đều đạt thành tích cao. Đó là một kết quả đáng trân trọng, là sự cố gắng của cán bộ và các em trong Làng. Ngoài ra, khi các em đã lớn, đến tuổi lập gia đình, Làng đã đứng ra tổ chức lễ cưới cho 28 em và có giúp đỡ ban đầu cho gia đình mới của các em. Một kết quả đáng tự hào nhất của Làng trẻ em Birla là đã nuôi dạy các em mồ côi trưởng thành, trở thành những công dân có ích cho xã hội. Tuy nhiên, song song với những thành tích đã đạt được, làng trẻ luôn gặp những trở ngại mà trở ngại lớn nhất là nguồn kinh phí nuôi dạy trẻ trong làng còn thiếu thốn. Kinh phí được nhà nước cấp cho việc sinh hoạt, học tập của trẻ quá thấp so với nhu cầu của các em: 5. Những khó khăn của làng trẻ trong quá trình nuôi dưỡng, giáo dục trẻ + Về sinh hoạt: Không cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho trẻ trong qua trình nuôi dưỡng và sư phát triển của trẻ. + Quần áo, sách vở, đồ dùng học tập của trẻ không đáp ứng đủ nhu cầu. + Về hoạt động khác: không có kinh phí cho trẻ học tập thêm để nâng cao kỹ năng và trình độ nên khả năng trẻ mồ côi tại Làng thi đỗ vào đại học còn hạn chế. - Các em thi đỗ vào đại học, cao đẳng, trung cấp nếu tiếp tục đi học gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt vì Làng không còn kinh phí được nhà nước cấp nuôi trẻ khi trẻ đã trưởng thành. - Khi các em hoạt động ngoại khoá ở xa không có phương tiện đi lại. - Công tác dạy nghề tại đơn vị chưa có điều kiện đầu tư: hiện tại Làng có 01 xưởng may hoạt động, còn lại xưởng mộc, hàn, điện chưa có. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, với yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, trung tâm nuôi dạy trẻ đã gặp không ít những khó khăn, việc thiếu ngân sách để có thể đảm bảo cho các em trong làng có một cuộc sống tốt hơn luôn là điều khiến các cán bộ quản lý phải đau đầu suy nghĩ. Làng trẻ em Birla bên cạnh thiên chức là một đơn vị bảo trợ xã hội, đây còn là nơi để các em mồ côi có được một mái ấm gia đình, là nơi các em được đón nhận tình thương yêu, được chăm sóc nuôi dạy để trở thành những công dân tốt của xã hội. Trung tâm và các em luôn mong muốn được sự quan tâm và giúp đỡ của mọi người, của các tổ chức khác trong và ngoài nước. Với truyền thống lâu nay của dân tộc: “Lá lành đùm lá rách”, “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”, chúng ta hãy có trách nhiệm cùng chung tay để giúp đỡ các em có một cuộc sống tốt đẹp hơn, giúp làng trẻ ngày một phát triển thêm và trong đó trách nhiệm của người làm Công tác xã hội là rất lớn. Trên đây là phần tóm lược về làng trẻ em Birla và cũng là cơ sở nơi tôi thực tập. Phần tiếp theo tôi xin đi sâu bài báo cáo của mình về tiến trình can thiệp và làm việc với thân chủ. Phần 2: Tiến trình làm việc và can thiệp với thân chủ Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng biết tiếp cận và làm việc với trẻ bình thường đã khó, nay làm việc với trẻ em mồ côi lại càng khó hơn. Trong thời gian thực tập tại làng trẻ Birla, tôi đã được tiếp xúc và làm quen với nhiều đối tượng trẻ em mồ côi. Mỗi em đều có những hoàn cảnh khó khăn khác nhau. Tuy nhiên, qua quá trình làm việc, tôi đã chọn lựa hai đối tượng là hai em nam có độ tuổi khác nhau, cấp bậc học khác nhau để làm việc. Và cuối cùng, tôi đã đi đến can thiệp với một đối tượng cụ thể của mình. Tuy nhiên, trong giới hạn bài báo cáo này, tôi xin trình bày thêm về hoàn cảnh của hai em và lý do vì sao tôi lại tiến hành chọn một trong hai em đó để làm đối tượng can thiệp của mình. 1. Tiểu sử về thân chủ: Trường hợp 1: Em tên là Cao Văn Thức, 18 tuổi. Hiện đang là học sinh lớp 9 trường trung học phổ thông Cầu Giấy( Hà Nội). Mẹ em là một người đàn bà tha phương cầu thực từ đâu tới Sóc Sơn( Hà Nội) sinh sống. Bà không có anh em họ hàng thân thích, hàng ngày chỉ biết đi mò cua bắt ốc ngoài đồng về bán lấy tiền mua gạo. Chị miệt mài lao động kiếm sống. Cuộc sống của chị gặp nhiều thiếu thốn và khó khăn. Không may trong một đêm đi mò cua bắt ốc ngoài đồng, chị đã bị một gã say rượu cưỡng hiếp và mang thai. Cuộc sống của một người đã khó nay lại đèo bòng them một người nữa càng làm tăng sự thiếu thốn lên gấp bội. Bà của Thức là một bà lão góa bụa, mù lòa, già yếu, gặp mẹ Thức và hai người sống với nhau, xem nhau như mẹ con. Do cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, lao động nặng nhọc mà mẹ Thức sau khi sinh em xong đã không lâu nữa qua đời, để lại hai bà cháu côi cút trong căn lều nhỏ rách nát ngoài đồng, ngày qua ngày nương tựa vào nhau mà sống. Túp lều chỉ vẻn vẹn được một chiếc chõng tre, tối đến bà nằm một bên còn một bên em ngồi học bài. Em chăm học, học giỏi. Thấy tình cảnh khốn khó của hai bà cháu, chính quyền địa phương đã làm đơn xin cho em được vào làng trẻ Birla( hiện nay em đang sống). Lúc mới vào, Thức học lóp 4 và liên tiếp trong hai năm lớp 4, lóp 5 em đều đạt học sinh giỏi. Tuy có một cuộc sống tốt hơn trước nhưng em vẫn không lúc nào không nhớ về người bà đang ở quê. Những lúc trời mưa, mọi người vẫn thường thấy em ra đứng ôm cột nhà khóc. Hỏi ra mới biết em vì thương bà, không biết những lúc trời mưa bà phải chống chịu ra sao với căn lều rách nát và gió lạnh của mình. Trong những năm sống ở trung tâm, tận dụng thời gian mà trung tâm cho nghỉ, em lại về quê đi cắt rạ phơi khô cho bà đun nấu. Hai bà cháu mặc dù không cùng chung giọt máu nhưng đã thương nhau và giành tình cảm cho nhau. Thức không lúc nào không nhớ đên bà. Một thời gian sau vì già yếu, bà Thức qua đời, lúc đó cũng là lúc em bước vào cấp hai. Do những tác động, hoàn cảnh mà con người em thay đổi hoàn toàn. Em vờ như mình không có quá khứ trước đây. Học hành chểnh mảnh, hay bỏ học, tụ tập bạn bè gây gổ đánh nhau. Học lực của em giảm sút. Những em dưới tuổi hoặc bằng tuổi ở trong làng trẻ đều sợ em.. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng, ngoài nhược điểm của em bây giờ, em vẫn có những ưu điểm và chúng ta cần đặc biệt quan tâm hơn khi tiếp cận với thân chủ. Em đá bóng giỏi và có thể làm thủ lĩnh trong đám bạn bè. Qua tiểu sử của em Thức, chúng ta hình thành nên một sơ đồ phả hệ như sau: Mẹ Bố Bà Thân chủ( em Thức) Chú thích: _ _ _ _ _ _ _ _ _: Mối quan hệ lỏng lẻo : Mối quan hệ thân thiết : Mối quan hệ xa cách Trường hợp 2 Em là Hòa. Họ tên đầy đủ là Trần Văn Hòa, quê ở huyện Sóc Sơn( Hà Nội). Em đang là học sinh lớp 3 trường tiểu học Cầu Giấy( Hà Nội). Em không có bố. Mẹ em tính tình ngẩn ngơ, hiện nay đang đi rửa bát thuê cho các nhà hàng. Do di truyền từ người mẹ, em thường hay đãng trí, thường nhớ lúc đó nhưng không lâu sau lại quên. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến học lực của em kém so với các bạn cùng trang lứa. Hiện nay, em còn có bà, có cậu và có dì vẫn thỉnh thoảng đến thăm em. Sơ đồ phả hệ: Mẹ Bố Bà Thânchủ(em Hòa) Chú thích: _ _ _ _ _ _ _ _ _: Mối quan hệ lỏng lẻo : Mối quan hệ thân thiết : Mối quan hệ xa cách Như tôi đã nói ở phần đầu, hai em Thức và Hòa đều có những hoàn cảnh đặc trưng riêng. Mỗi em khi tiếp cận sẽ có những thuận lợi và khó khăn nhất định: Đối với thân chủ là em Hòa
Luận văn liên quan