Giới thiệu
a. Sữa bột:
Sữa bột là một sản phẩm sản xuất
từ sữa ở dạng bột khô, được thực hiện bằng
cách làm bốc hơi sữa để khô sau đó nghiền
nhỏ, tán nhỏ thành bột. Một mục đích của
sữa dạng bột khô này là phục vụ cho việc
bảo quản, tích trữ, sử dụng. Sữa bột có thời
hạn sử dụng lâu hơn hơn so với sữa nước
và không cần phải được làm lạnh, do bản
thân nó đã có độ ẩm thấp. Sữa bột được sử dụng thông dụng như là một loại thực
phẩm và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trong sữa có 5 thành phần quan trọng: đạm, béo, đường lactose, khoáng chất
và nước. Và tỉ lệ các chất này sẽ quyết định chất lượng cũng như màu sắc, độ đặc
của sữa.
52 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 7139 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực hành phân tích thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BÁO CÁO THỰC HÀNH PHÂN TÍCH THỰC PHẨM
GVHD: NGUYỄN THANH NAM
SVTH: Nhóm 7
TP.HCM, tháng 06 năm 2013
Thực hành phân tích thực phẩm
GVHD: Nguyễn Thanh Nam 2
MỤC LỤC
Bài 3: XÁC ĐỊNH TRO TOÀN PHẦN, Ca, Mg, TRONG THỰC PHẨM .....................4
I. Xác định tro toàn phần trong sữa bột...............................................................................4
II. Xác định hàm lượng Ca, Mg trong sữa bột .....................................................................6
III. Trả lời câu hỏi ...................................................................................................................11
Bài 4: XÁC ĐỊNH KHOÁNG VI LƯỢNG TRONG SỮA BỘT ................................... 13
I. Giới thiệu .......................................................................................................................... 13
II. Thực hành ......................................................................................................................... 13
III. Kết quả và biện luận ....................................................................................................... 15
Bài 5: XÁC ĐỊNH ĐẠM TỔNG TRONG THỰC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP
KJELDHL .............................................................................................................................. 17
I. Giới thiêu chung .............................................................................................................. 17
II. Thực hành ......................................................................................................................... 18
III. Kết quả và biện luận ....................................................................................................... 19
Bài 7: XÁC ĐỊNH ĐẠM THỐI (NH3) VÀ ĐẠM AMIN (ĐẠM FORMON) ............. 22
I. Định lượng Nitơ acid amin (phương pháp formon) .................................................... 22
II. Định lượng đạm NH3 (đạm thối): ( phương pháp Kjeldahl) ...................................... 24
BÀI 8: ĐỊNH LƯỢNG LACTOZA TRONG SỮA ĐẶC CÓ ĐƯỜNG BẰNG
PHƯƠNG PHÁP BECTRAND........................................................................................... 27
I. Giới thiệu .......................................................................................................................... 27
II. Thực hành ......................................................................................................................... 28
III. Kết quả và biện luận ....................................................................................................... 30
Bài 9: ĐỊNH LƯỢNG ĐƯỜNG TỔNG TRONG SỮA BẰNG PHƯƠNG PHÁP
FEROCYANUR .................................................................................................................... 33
I. Giới thiệu .......................................................................................................................... 33
II. Thực hành ......................................................................................................................... 34
Thực hành phân tích thực phẩm
GVHD: Nguyễn Thanh Nam 3
III. Kết quả và biện luận ....................................................................................................... 35
Bài 10: XÁC ĐỊNH TỔNG SỐ CHẤT BÉO LIPIT TRONG SỮA BỘT ..................... 37
I. Giới thiệu .......................................................................................................................... 37
II. Thực hành ......................................................................................................................... 38
III. Kết quả và biện luận ....................................................................................................... 39
Bài 11: XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ ACID, CHỈ SỐ PEROXID VÀ CHỈ SỐ IOD ................. 40
I. Xác định chỉ số acid ........................................................................................................ 40
II. Xác định chỉ số peroxide ................................................................................................ 43
Bài 12 XÁC ĐỊNH NITRIT VÀ NITRATE TRONG THỊT ........................................... 47
I. Giới thiệu .......................................................................................................................... 47
II. Thực hành ......................................................................................................................... 48
III. Kết quả và biện luận ....................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 52
Thực hành phân tích thực phẩm
GVHD: Nguyễn Thanh Nam 4
Bài 3: XÁC ĐỊNH TRO TOÀN PHẦN, Ca, Mg, TRONG THỰC PHẨM
I. Xác định tro toàn phần trong sữa bột
1. Giới thiệu
a. Sữa bột:
Sữa bột là một sản phẩm sản xuất
từ sữa ở dạng bột khô, được thực hiện bằng
cách làm bốc hơi sữa để khô sau đó nghiền
nhỏ, tán nhỏ thành bột. Một mục đích của
sữa dạng bột khô này là phục vụ cho việc
bảo quản, tích trữ, sử dụng. Sữa bột có thời
hạn sử dụng lâu hơn hơn so với sữa nước
và không cần phải được làm lạnh, do bản
thân nó đã có độ ẩm thấp. Sữa bột được sử dụng thông dụng như là một loại thực
phẩm và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trong sữa có 5 thành phần quan trọng: đạm, béo, đường lactose, khoáng chất
và nước. Và tỉ lệ các chất này sẽ quyết định chất lượng cũng như màu sắc, độ đặc
của sữa.
b. Tro:
Là thành phần còn lại của thực phẩm sau khi nung cháy hết các chất hữu cơ.
Tro thực sự chỉ gồm các loại muối khoáng có trong thực phẩm ( do đó, tro còn được
gọi là tổng số muối khoáng )
Tro trắng: là thành phần còn lại sau khi nung để loại bỏ hết các chất hữu cơ.
c. Phương pháp xác định
Xác định tro tổng dựa trên nguyên tắc là dùng sức nóng (550-6000C) nung
cháy hoàn toàn các chất hữu cơ. Phần còn lại đem cân và tính ra % tro có trong thực
phẩm.
2. Thực hành
a. Hóa chất + dụng cụ
Hóa chất: HNO3 đđ
Dụng cụ: bếp điện, chén nung, cân
b. Các bước tiến hành
Thực hành phân tích thực phẩm
GVHD: Nguyễn Thanh Nam 5
Bước 1: chuẩn bị mẫu
- Đồng nhất mẫu
- Cân mẫu vào chén nung: 2 gam mẫu
Bước 2: Than hóa chuyến chén nung + mẫu trên bếp điện
cho đến khi hết bốc khói.
Bước 3: Tro hóa: chuyển chén nung + than mẫu vào lò
nung ở 4500C đến khi tro trắng (nếu tro chưa trắng thì chờ
chén nguội thêm 3 giọt HNO3 đđ, nung tiếp đến khi tro trắng).
Bước 4: cân bằng nhiệt và cân, tính kết quả:
- Đem chén nung ra khỏi lò nung, để
3. Kết quả và biện luận
a. Kết quả:
Hàm lượng tro tính theo % m/m: X=
𝑀2 − 𝑀
𝑀1 − 𝑀
× 100 %
M: khối lượng chén nung (g).
M1: khối lượng chén nung + mẫu trước khi nung (g).
M2: khối lượng chén nung + mẫu sau khi nung (g).
Ta có:
Khối lượng mẫu sữa: m = 1,9997 g
Khối lượng chén nung: M = 51,1227 g
Khối lượngchén + mẫu trước khi nung:M1 = 1,9997 + 51,1227 = 53, 1224 g
Khối lượng chén + mẫu sau khi nung: M2 = 51,5087g
X=
51,5087 − 51,1227
53,1224 − 51,1227
= × 100 % = 19,3 %
Trong 1 g sữa bột có 0,193 g muối khoáng
b. Biện luận:
Theo kết quả cho thấy hàm lượng muối khoáng có trong 1g sữa bột là khá cao
(thường chỉ chiếm từ 0,6 – 0,9 %). Kết quả có sai số do một vài nguyên nhân sau:
- Chén sứ rửa chưa sạch, còn dính tạp chất ảnh hưởng đến hàm lượng tro.
- Mẫu nung chưa đạt được tro trắng => vẫn còn chất hữu cơ trong tro => xác
định sai lượng muối khoáng trong mẫu sữa.
Thực hành phân tích thực phẩm
GVHD: Nguyễn Thanh Nam 6
- Sau khi nung, không đưa mẫu vào bình hút nên mẫu tro có thể hút ẩm trong
môi trường hay tạp chất lạ nhiễm vào mẫu => làm tăng khối lượng tro.
Ghi chú: khi nung nhóm chỉ nung ở nhiệt độ khoảng 450-5000C vì nếu nung ở
6500C thì hàm lượng khoáng (Ca, Mg, Fe..) trong mẫu sẽ bị thất thoát (khoảng 20%)
gây xác định sai cho các thí nghiệm sau.
II. Xác định hàm lượng Ca, Mg trong sữa bột
1. Giới thiệu
a. Giới thiệu Calcium (Ca)
Ca là một loại khoáng đa lượng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ thể động vật và
con người (52% tổng lượng khoáng).
Sữa và chế phẩm sữa, phô mai là nguồn cung cấp canxi quan trọng, sau đó là
đậu hũ, hải sản, đậu các loại, mè, rau xanh Trong đó, Ca trong sữa dễ hấp thu hơn
là Ca từ các nguồn thực phẩm khác.Đặc biệt, hầu hết Ca trong sữa được cơ thể hấp
thu khi tiêu hóa chất đạm trong sữa (casein).
Nhu cầu: Nam giới và phụ nữ từ 19-50 : 1000mg/ngày. Tuổi từ 51 trở lên cần
1200mg/ngày.
Độc tính: chỉ phát hiện ở những trường hợp sử dụng thuốc. Việc tăng Ca trong
máu thường dẫn đến bệnh sỏi thận, cận thị, chứng thừa Ca, mềm mô.
b. Giới thiệu Magnesium (Mg)
Mg cũng là 1 loại khoáng đa lượng, nó chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1% tổng lượng
khoáng của cơ thể.
Mg cần thiết cho hơn 300 phản ứng hóa học trong cơ thể người, một yếu tố
thiết yếu mà cơ thể trẻ cần để thực hiện hầu hết các hoạt động cơ bản.Nó giúp duy
trì một hệ cơ ổn định và duy trì chức năng của các dây thần kinh.Mg cũng giữ cho
tim của trẻ đập ổn định, khỏe mạnh và giúp củng cố hệ miễn dịch.
Nguồn thực phẩm giàu Mg có trong các loại đậu, hạt, rau xanh, bơ, thịt, các
sản phẩm từ sữa, sôcôla và ngũ cốc.
Nhu cầu: trẻ em: 350mg/ngày. Nam giới và phụ nữ tuổi từ 19-30: 310 và
400mg/ngày. Tuổi từ 31 trở lên cần 320-420 mg/ngày.
Độc tính: nếu lượng Mg cung cấp quá nhiều sẽ được xem là độc tố, đặc biệt
đối với những người bị bệnh thận.
Thực hành phân tích thực phẩm
GVHD: Nguyễn Thanh Nam 7
c. Phương pháp xác định
Dựa vào nguyên tắc phương pháp chuẩn độ complexon. Đó là phương pháp
chuẩn độ tạo phức sử dụng thuốc thử có tên là complexon (C) để chuẩn độ ion kim
loại (M) theo cân bằng tạo phức (MC).
Complexon là tên chung để chỉ các axit aminopolycacboxylic. Một
complexon thường sử dụng: EDTA.
Phản ứng thực hiện trong môi trường pH thích hợp và để ổn định pH ta dùng
dung dịch đệm.
2. Thực hành
a. Hóa chất + dụng cụ
Hóa chất: dung dịch EDTA 0,02N, đêm amoni pH= 10, NH3 6N, NaOH 2N,
chỉ thị EDTOO 1%( trong NaCl hoặc trong đệm 10), chỉ thị Murexide.
Dụng cụ: Pipet, buret, erlen 250ml.
b. Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị mẫu
+ Lấy tro ở thí nghiệm 1.
+ Thêm 5ml HCl 2N đun nhẹ cho đến khi sôi gần cạn.
+ Thêm 10ml nước cất hai lần, khuấy nhẹ, chuyển vào bình định mức 100ml.
+ Rửa chén nung, nước rửa và dịch tráng được nhập chung vào bình định mức
100ml.
+ Dùng nước cất hai lần để định mức đến vạch.
Bước 2: Xác định tổng Ca2+ và Mg2+
+ Buret: Rửa tráng và nạp đầy dung dịch EDTA 0,1N.
+ Erlen 250ml (3 bình): 10ml mẫu + thêm từng giọt NH3 6N tới pH khoảng 8
(thử bằng giấy pH) + 5ml đệm pH 10 + 3 giọt chỉ thị ETOO 1%.
+ Chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn EDTA đến khi dung dịch chuyển từ màu
đỏ nho sang xanh chàm.
+ Ghi thể tích EDTA tiêu tốn cho tổng Ca2+ và Mg2+ là V1.
Bước 3: Xác định riêng Mg2+
Thực hành phân tích thực phẩm
GVHD: Nguyễn Thanh Nam 8
+ Buret: Rửa tráng và nạp đầy dung dịch EDTA 0,1N (lấy từ dung dịch còn
lại đã pha ở bước 2).
+ Erlen 250ml (3 bình): 10ml mẫu + thêm từng giọt NH3 6N tới pH khoảng 8
(thử bằng giấy pH) + 2ml NaOH 2N + 3 giọt chỉ thị Murexide 1%.
+ Chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn EDTA đến khi dung dịch chuyển từ màu
đỏ hồng sang tím hoa cà.
+ Ghi thể tích EDTA tiêu tốn cho tổng Ca2+ là V2.
3. Kết quả và biện luận
Xác định tổng Ca2+ và Mg2+
Hiện tượng
Dung dịch từ màu đỏ nho chuyển sang
xanh chàm khi nhỏ dư một giọt dung dịch
EDTA 0,1 N tại điểm cuối chuẩn độ.
Giải thích hiện tượng:
Ban đầu tại pH= 8, dung dịch mẫu có
màu đỏ nho do ion Ca2+, Mg2+ phản ứng tạo phức với chỉ thị
Mg2+ + IndETOO = MgIndETOO pβ’ = 5,4
Ca2+ + IndETOO = CaIndETOO pβ’ = 3,8
Khi nhỏ từ từ dung dịch EDTA 0,1N vào dung dịch mẫu xác định, Ca2+,
Mg2+sẽ tạo tạo phức với EDTA:
H2Y2- + Ca2+ = CaY2- + 2H+ β’ CaY2- = 1010,2
H2Y2- + Mg2+ = MgY2- + 2H+ β’ MgY2- = 108,2
Do β’ CaY2- = 1010,2 > β’ MgY2- = 108,2 => phức CaY2-bền hơn so với phức
của MgY2- => ion Ca2+ sẽ tạo phức trước với EDTA rồi mới đến ion Mg2+.
Trong quá trình chuẩn độ, khi nhỏ một giọt EDTA xuống, nó sẽ phá hủy phức
MgInd+, CaInd+ làm cho dung dịch có màu xanh chàm. Khi lắc nhẹ màu xanh
lập tức biến mất do nồng độ ion Ca2+, Mg2+ tự do trong dung dịch cao nên nó sẽ
tác dụng với EDTA tạo phức CaY2-, MgY2-. Tiếp tục chuẩn độ thì màu xanh lâu
mất màu hơn do nồng độ ion Ca2+, Mg2+ giảm dần.
Thực hành phân tích thực phẩm
GVHD: Nguyễn Thanh Nam 9
Khi ion Mg2+ tạo phức hoàn toàn với EDTA thì ion Ca2+ cũng tạo phức hoàn
toàn. Tại điểm cuối chuẩn độ, một giọt dư dung dịch EDTA 0,1N sẽ phá hủy
phức MgInd+ (vì phức MgInd+ kém bền hơn MgY2-) tạo ra dung dịch có màu
xanh chàm.
MgInd + H2Y2-MgY2- + Ind + H+
Kết quả
Thể tích dung dịch EDTA 0,1N tiêu tốn trong 3 lần chuẩn độ lần lượt là:
Bình 1: 0,8 ml Bình 2: 0,7 ml Bình 3: 0,6 ml
Thể tích EDTA 0,1N trung bình:
0,8 +0,7+0,6
3
= 0,7 ml
Vậy thể tích EDTA dung để xác định tổng Ca2+ và Mg2+ là: V1 = 0,7 ml
Giải thích kết quả:
Trong quá trình thí nghiệm, nhóm thấy có một số nguyên nhân sau có thể gây
sai số cho quá trình chuẩn độ:
- Nước cất nhóm dùng là nước cất 1 lần nên có thể còn lẫn hàm lượng Ca+,
Mg+ trong nước. => xác định sai lượng Ca, Mg
- Xác định sai thời điểm kết thúc chuẩn độ
- Sai số khi đọc thể tích EDTA tiêu tốn trên buret.
Xác định riêng Mg2+
Hiện tượng
Dung dịch từ màu đỏ hồng chuyển sang tím hoa cà, tại điểm cuối chuẩn độ
khi nhỏ dư một giọt dung dịch EDTA 0,1 N dung dịch chuyển sang tím hoa cà.
Giải thích hiện tượng:
Khi thêm dung dịch NaOH 2N vào dung dịch mẫu xác định, nâng pH lên 12
thì Mg2+ sẽ bị kết tủa dưới dạng Mg(OH)2.
Mg2+ + 2OH- = Mg(OH)2+
Khi thêm vào dung dịch một lượng nhỏ chỉ thị murexit, sẽ xảy ra phản ứng
giữa chỉ thị với ion Ca2+:
Ca2+ + IndMUR = CaIndMUR (đỏ hồng)
Khi chuẩn độ bằng EDTA, xảy ra phản ứng giữa EDTA và Ca2+:
H2Y2- + Ca2+ = CaY2- + 2H+
Thực hành phân tích thực phẩm
GVHD: Nguyễn Thanh Nam 10
Khi EDTA đã phản ứng hết với ion Ca2+ tự do, một giọt EDTA dư sẽ phá hủy
phức CaIndMUR ( vì phức CaIndMUR kém bền hơn phức CaY2-) theo phản ứng:
CaInd + H2Y2- CaY2-+ Ind + H+
Sự chuẩn độ kết thúc khi dung dịch chuyển sang màu tím hoa cà (màu của chỉ
thị murexit).
Kết quả
Thể tích dung dịch EDTA 0,1N tiêu tốn trong 3 lần chuẩn độ lần lượt là:
Bình 1: 0,6 ml Bình 2: 0,6 ml Bình 3: 0,7 ml
Vậy thể tích EDTA dung để xác định Ca2+ là: V2 = 0,63 ml
- Tính toán kết quả:
Ca(mg/100g) =
𝑚Đ𝐶𝑎
2+
×(𝑁𝑉2)
𝐸𝐷𝑇𝐴 ×105
𝑚𝑚
× 𝑓 =
0,02×(0,1×0,63) ×105
1,9997
× 10
= 630,09 (mg/100g)
Mg (mg/100g) =
𝑚Đ𝑀𝑔
2+
×(𝑁(𝑉1−𝑉2))
𝐸𝐷𝑇𝐴 ×105
𝑚𝑚
× 𝑓 =
0,012×(0,1×(0,7−0,63)) ×105
1,9997
× 10
= 42,01 (mg/100g)
- Biện luận kết quả
Sau nhiều lần tiến hành thí nghiệm, nhóm thu được kết quả trên là gần với
thông tin ghi trên sữa bột đem đi phân tích nhất (thành phần sữa bột đem phân
tích có: hàm lượng Ca: 650g/100g sữa bột, hàm lượng Mg: 58mg/100g sữa
bột).
Nguyên nhân gây sai số nhiều lần cho thí nghiệm theo nhóm phân tích thì
có thể do:
+ Chất chuẩn còn chứa các ion kim loại khác ngoài Ca2+, Mg2+ do lỗi của
thí nghiệm 1 (chưa nung đến tro trắng, nhiễm tạp từ môi trường.).
+ Điều chỉnh pH môi trường chưa thích hợp làm cho các ion kim loại khác
ngoài Ca2+, Mg2+ phản ứng tạo phức với EDTA => gây cản trở cho quá trình
chuẩn độ => sai số.
+ Xác định sai thời điểm kết thúc quá trình chuẩn độ.
Thực hành phân tích thực phẩm
GVHD: Nguyễn Thanh Nam 11
+ Chất chuẩn bị nhiễm tạp, không được hiệu chỉnh lại trước khi chuẩn độ.
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1: Từ thực nghiệm, sinh viên hãy viết ngyên tắc xác định, các phản ứng cho 3
chỉ tiêu trên.
Xác định tro toàn phần trong sữa bột:
Nguyên tắc: Dùng sức nóng (550-6000C nung cháy hoàn toàn các chất hữu cơ. Phần
còn lại đêm cân và tính ra % tro trong thực phẩm.
Xác định tổng Ca2+ và Mg2+:
Nguyên tắc: Dùng phương pháp chuẩn độ complexon là phương pháp chuẩn độ tạo
phức sử dụng thuốc thử có tên là complexon (C) để chuẩn độ các ion kim loại (M) theo
cân bằng tạo thành phức MC:
M + C ↔ MC ( phức tan)
Complexon lầ tên chung để chỉ các acid aminopolycacboxylic. Một trong các acid
aminopolycacboxylic được ứng dụng rộng rãi nhất là acid etylenddiamintetraaaacetic
(kí hiệu EDTA hay H4Y).
Câu 2: Trình bày các công thức và giải thích.
Xác định tro toàn phần trong sữa bột
Hàm lượng tro theo % (X) tính theo công thức:
X=
𝑀2 − 𝑀
𝑀1 − 𝑀
× 100 %
M: khối lượng chén nung (g).
M1: khối lượng chén nung + mẫu trước khi nung (g).
M2: khối lượng chén nung + mẫu sau khi nung (g).
Câu 3.Phân bố thời gian hợp lý và trật tự các công việc cần thực hiện cho bài thí
nghiệm, giải thích cho sắp xếp mà anh, chị đã chọn?
- Chuẩn bị bếp điện trước.
- Đồng nhất mẫu và cân mẫu.
- Than hóa và chuẩn bị lò nung.
Thực hành phân tích thực phẩm
GVHD: Nguyễn Thanh Nam 12
- Tro hóa. Trong quá trình tro hóa, ta pha chế hóa chất cần dùng và nạp EDTA
đầy buret chuẩn bị cho chuẩn độ.
- Sau khi tro hóa xong, ta lấy mẫu ra và cân bằng nhiệt và cân.
- Chuẩn bị mẫu dùng để xác định Ca, Mg.
- Chuẩn bị các bình tam giác cần thiết để xác định.
- Đọc số liệu và xử lý.
Giải thích:
+ Cần chuẩn bị bếp điện trước để khi có mẫu thì bếp điện đã nóng lên tiết kiệm thời
gian.
+ Quá trình than hóa diễn ra từ 15-20 phút tùy theo lượng mẫu, tận dụng thời gian
đó ta mở lò nung ở nhiệt độ vừa phải. Sau khi có mẫu than hóa ta sẽ nung ngay
lập tức.
+ Quá trình tro hóa diễn ra khá lâu nên ta tận dụng đi pha chế hóa chất và chuẩn bị
cho các bước tiếp theo.
Câu 4:Trong trường hợp nào thì cần có mẫu trắng để xác định Ca, Mg?
Trong mọi trường hợp đều cần mẫu trắng để đảm bảo rằng mẫu đã cháy hết các
hợp chất hữu cơ và không bị nhiễm mẫu lạ.
Câu 5: Tại sao lò nung thường lớn hơn lò sấy?
- Tác nhân sấy là không khí do đó cần nhiều không khí với không gian lớn để không
khí giao lưu với vật liệu sấy nhiều hơn.
- Tác nhân cho lò nung là nhiệt độ, cần cung cấp nhiệt cao do đó nếu quá lớn thì hao
tốn cho việc nung nóng những vùng không cần thiết.
Câu 6: Tại sao xác định Ca, Mg trong sữa bột dùng phương pháp chuẩn độ trong khi
xác định Fe lại dùng phương pháp UV-VIS?
Vì Fe là nguyên tố vi lượng, có hàm lượng rất bé, không thể nào xác định bằng
phương pháp chuẩn độ được. Phương pháp UV-VIS thích hợp dùng để xác định Fe và
cho kết quả chính xác hơn.
Thực hành phân tích thực phẩm
GVHD: Nguyễn Thanh Nam 13
Bài 4: XÁC ĐỊNH KHOÁNG VI LƯỢNG TRONG SỮA BỘT
I. Giới thiệu
1. Khoáng là gì?
Khoáng chất là những thành phần còn lại dưới dạng tro sau khi đốt các mô thực
vật và động vật, hay nói cách khác khoáng chất là các chất vô cơ chuyển hoá thành thực
phẩm qua quá trình tích hợp vào đất và thực vật, động vật. Chúng ta hấp thụ khoáng
chất bằng cách ăn các loại đó. Có hơn 20 loại khoáng chất cần cho cơ thể con người.
2. Khoáng vi lượng:
Vi khoáng (micromineral) hay khoáng chất vi lượng tuy rất cần thiết nhưng nhu cầu
không nhiều, mỗi ngày chỉ cần dưới 20 mg. Như là sắt, đồng, bạc, kẽm, crôm, magan,
selen, cobalt, fluor, silic, molybden, boron...
3. Phương pháp xác định
Sử dụng phương pháp đường chuẩn trong phương pháp UV-VIS để xác định.
4. Nguyên tắc
- Fe(II) trong dung dịch, kết hợp với 1,10-phenaltroline thành một phức chất màu
cam đỏ bền trong môi trường pH 3-9. Nếu muốn màu này không bị ảnh hưởng của thuốc
thử dư và có mặt của các ion khác, phản ứng cần tiến hành ở pH 3,5 - 4,5.
- Phức chất này gồm 3 phân tử 1,10-phenaltroline kết hợp với 1 ion Fe(II). Phản
ứng đặc hiệu cho Fe(II) nên phải chuyển hết Fe(III) về Fe(II) bằng cách khử với
hydroqui