Báo cáo Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở dân biết dân bàn dân kiểm tra
Dân chủ là một trong những vấn đề mà mỗi quốc gia đặc biệt quan tâm. Đối với nước ta ở trong quá trình xây dựng CNXH vấn đề thực hiện dân chủ lại càng có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì dân chủ XHCN không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực to lớn của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đối với nước ta đang trong quá trình thực hiện CNH – HĐH, để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân thì việc thực thi dân chủ, mở rộng dân chủ là một yêu cầu cơ bản giúp cho mọi người có quyền bình đẳng đồng thời đấu tranh chống lại các tệ nạn xã hội như tham nhũng, quan liêu, bất công. Thực thi dân chủ, mở rộng dân chủ tốt sẽ tạo điều kiện để phát huy tổng hợp các nguồn lực, có thêm sức động viên, tăng thêm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, vào bản chất ưu việt của chế độ XHCN ở nước ta. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cấp xã là cơ sở cho việc thực hiện quy chế dân chủ cụ thể, là bước đột phá trong quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN. Thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tuy nhiên phát huy dân chủ là vấn đề rất nhạy cảm, nếu thiếu định hướng, cơ chế, chính sách và bước đi phù hợp thì dễ tạo ra dân chủ hình thức, hoặc tạo ra môi trường cho các thế lực phản động lợi dụng gây rối loạn xã hội, bất ổn định chính trị. Từ chỉ thị 30/CT - TW (18/02/1998) của Bộ chính trị về ban hành và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đã trả lời cho câu hỏi: Dân chủ bắt đầu từ cơ sở? Bước đầu tìm hiểu qua trình thực hiện quy chế dân chủ ở xã Dân Quyền (Huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hoá) từ những thành tựu và hạn chế, từ đó đưa ra những giải pháp để thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở ở xã. Đó là lí do tôi chọn đề tài này.