MỤC LỤC
Lời mở đầu1
Phần 1. Tổng quan về công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà2
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty2
1.1.2.Đặc điểm sản xuất kinh doanh, ngành nghề kinh doanh7
1.1.3 Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính chủ yếu của công ty trong vài năm gần đây9
Công ty ngày càng lớn mạnh và hoạt động có hiệu quả, tình hình kinh tế tài chính ngày càng được khẳng định, điều đó được thể hiện qua bảng sau :9
1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của công ty11
1.2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý11
1.2.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất16
1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán20
1.3.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán20
1.3.2.Đặc điểm tổ chức hình thức sổ kế toán22
1.4. Một số đặc điểm kinh tế tài chính khác24
Phần 2: Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà25
2.1. Đặc điểm kế toán vốn bằng tiền25
2.1.1. Đặc điểm25
2.1.2 Chứng từ sử dụng26
2.2. Đặc điểm kế toán tiền lương28
2.2.1. Đặc điểm28
2.2.2. Chứng từ sử dụng30
2.3. Đặc điêm kế toán tài sản cố định33
2.3.1. Đặc điểm33
2.3.2 Chứng từ sử dụng34
2.4. Đặc điểm kế toán vật tư36
2.4.1. Đặc điểm36
2.4.2. Chứng từ sử dụng37
2.5. Đặc điểm phần hành kế toán chi phí sản xuất39
2.5.1. Đặc điểm39
2.5.2. Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách sử dụng40
Phần 3: Đánh giá và một số kiến nghị sơ bộ để hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà43
3.1. Đánh giá43
3.1.1. Ưu điểm43
3.1.2. Nhược điểm45
3.2. Một số kiến nghị sơ bộ nhằm hoàn thiện bộ máy kế toán tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà48
Kết luận50
52 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2226 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực hợp tổng hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có được chỗ đứng trên thị trường cũng như có thể cạnh tranh được các sản phẩm nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến mẫu mã, bao bì. Với một bao bì tốt, sản phẩm không những được bảo quản tốt mà còn gây được thiện cảm đối với khách hàng, điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trong và ngoài nước. Nắm bắt được nhu cầu đó của thị trường, công ty Cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà đã được thành lập để chuyên sản xuất vỏ bao bì cho các nhà máy xi măng. Trong xu thế hội nhập hiện nay để tồn tại và có chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi các bộ phận, phòng ban của công ty hoạt động phải thật hiệu quả. Trong đó bộ máy kế toán có vai trò vô cùng quan trọng.
Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà em đã nắm bắt được sơ lược về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của công ty, đặc điểm và hoạt động của tổ chức công tác kế toán tại công ty. Với sự giúp đỡ của PGS.TS.Phạm Thị Gái cùng các nhân viên kế toán tại phòng kế toán tài chính em đã hoàn thành “báo cáo thực hợp tổng hợp” với kết cấu như sau:
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà
Phần 2: Đặc điểm của một số phần hành kế toán chủ yếu tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà
Phần 3: Một số đánh giá, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà
Phần 1. Tổng quan về công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà
1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty
Công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà có tiền thân là Xí nghiệp sản xuất bao bì. Công ty chuyên sản xuất các loại bao bì và kinh doanh một số loại vật tư. Công ty hoạt động và phát triển như ngày nay được chia làm hai giai đoạn chính sau:
1.1.1.1 Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2003
Với sự phát triển của các ngành xây dựng kéo theo là sự phát triển của các công ty sản xuất xi măng thì nhu cầu về bao bì ngày càng tăng lên. Từ một Xưởng sản xuất bao bì được Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sông Đà quyết định thành lập Xí nghiệp sản xuất Bao Bì số 05 TGĐ/TCT ngày 22 tháng 11 năm 1996 với chức năng sản xuất kinh doanh vỏ bao bì có công suất 5 triệu vỏ/năm, có giá trị đầu tư tài sản tới năm 1997 là : 3.234.000.000 đồng. Sự ra đời của xí nghiệp gắn liền với ý nghĩa vô cùng to lớn nhằm giải quyết công ăn việc làm cho hơn 600 cán bộ công nhân viên sau khi công trình xây dựng nhà máy thuỷ điện Sông Đà kết thúc.
Công ty được Giám đốc sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Hà Tây cấp giấy phép kinh doanh số 307119 ngày 20 tháng 11 năm 1997. Địa chỉ tại: Phường Quang Trung - Thị xã Hà Đông - Tỉnh Hà Tây.
Tháng 2 năm 1997, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty xây dựng Sông Đà phê duyệt dự án bổ sung giai đoạn 2 mở xưởng tại Văn Mỗ - Hà Đông - Hà Tây nâng công suất sản xuất kinh doanh từ 5 triệu vỏ/năm lên 10 triệu vỏ/năm với tổng vốn đầu tư : 4.669.000.000 đồng.
Tháng 3 năm 1998, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty xây dựng Sông Đà phê duyệt dự án bổ sung giai đoạn 3 mở rộng tại Hoà Bình nâng công suất từ 10 triệu vỏ/năm lên 15 triệu vỏ/năm với tổng vốn đầu tư là: 7.389.000.000 đồng.
Tháng 8 năm 2001, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Sông Đà phê duyệt dự án “Di chuyển và Nâng cao năng lực sản xuất vỏ bao xi măng” xây dựng xưởng mới tại Xã Yên Nghĩa - Huyện Hoài Đức - Tỉnh Hà Tây. Nâng công suất sản xuất từ 15 triệu vỏ/năm lên 18 triệu vỏ bao/năm với tổng vốn đầu tư là 11.412.827.00 đồng.
Tháng 3 năm 2002 Xí nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Như vậy xí nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng cả về quy mô và nguồn vốn đầu tư cũng như công suất.
Về địa giới hành chính: Xí nghiệp sản xuất bao bì nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 15 km ven quốc lộ số 6 đóng trên địa bàn xã Yên Nghĩa, Thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Tây, với tổng diện tích mặt bằng gần 10.000 m2, công ty đã trang bị được một hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang theo tiêu chuẩn hiện đại bậc nhất hiện nay.
Giai đoạn trước cổ phần hoá, công ty hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 307119 ngày 20 tháng 11 năm 1997 bao gồm các ngành nghề chủ yếu sau: sản xuất kinh doanh bao bì các loại, kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng, xây dựng các công trình vừa và nhỏ.
Với lợi thế sẵn có về thị trường và kinh nghiệm, công ty chủ trương phát triển tập trung vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Doanh thu sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu của công ty. Ngay từ khi thành lập, Xí nghiệp lấy sản xuất bao bì là hoạt động chính của đơn vị. Xí nghiệp đã và đang cung cấp các sản phẩm bao bì cho các doanh nghiệp uy tín trong nước và nước ngoài, đó là:
CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH
CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG MAI
CÔNG TY XI MĂNG CHINFON
CÔNG TY XI MĂNG BỈM SƠN
CÔNG TY XI MĂNG PHÚC SƠN
CÔNG TY XI MĂNG LUKS
CÔNG TY XI MĂNG SÀI SƠN
v.v... và rất nhiều các đơn vị nhỏ lẻ khác.
Với đội ngũ trên 600 cán bộ công nhân viên nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất bao bì cũng như kinh nghiệm tổ chức và quản lý điều hành sản xuất, hàng năm xí nghiệp cung cấp cho thị trường từ 13 đến 18 triệu sản phẩm vỏ bao bì các loại đạt chất lượng cao.
1.1.1.2. Giai đoạn 2 từ năm 2003 đến năm nay
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tháng 04 năm 2003, được sự quan tâm của Lãnh đạo Tổng công ty Sông Đà, Công ty Sông Đà 12, cộng với sự cố gắng nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã tiến hành chuyển đổi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Ngày 07/04/2003, doanh nghiệp được Bộ xây dựng ra quyết định số 383 QĐ/BXD về việc chuyển đổi Xí nghiệp sản xuất bao bì - Công ty Sông Đà 12, doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần Bao Bì Sông Đà, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303000082 ngày 18/04/2003 của Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây. Tại thời điểm cổ phần hóa, vốn điều lệ của công ty là 4 tỷ đồng theo giấy đăng ký kinh doanh số 0303000082 ngày 18/04/2003.
Kể từ khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, công ty ngày càng thu hút nhiều cổ đông tham gia và vốn điều lệ của công ty tăng một cách nhanh chóng, nhờ đó giúp công ty ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh về cả quy mô và chủng loại. Cụ thể như sau :
Ngày 12/04/2003 Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty cổ phần Bao Bì Sông Đà với số vốn điều lệ 4.000.000.000 đồng. Ngày 18/04/2003 Sở Kế hoạch đầu tư Tỉnh Hà Tây cấp giấy phép kinh doanh số 0303000082 lần 2
Ngày 12 tháng 12 năm 2005 công ty tăng vốn điều lệ lên 5 tỷ đồng theo giấy đăng ký kinh doanh số 0303000082 sửa đổi lần 2.
Ngày 07 tháng 08 năm 2006 công ty tăng vốn điều lệ lên 8 tỷ đồng theo giấy đăng ký kinh doanh số 0303000082 sửa đổi lần 3.
Ngày 9/10/2006 cổ phiếu của Công ty chính thức giao dịch trên Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Ngày 15/12/2006 Đại hội cổ đông bất thường Công ty Cổ phần Bao bì Sông Đà năm 2006 (bằng hình thức thư biểu quyết) đã thông qua việc nâng vốn điều lệ công ty từ 8 tỷ đồng lên 15 tỷ đồng. Ngày 06 tháng 04 năm 2007 công ty tăng vốn điều lệ lên 15 tỷ đồng theo giấy đăng ký kinh doanh số 0303000082 sửa đổi lần 4.
Ngày 14/04/2007 Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2006 Công ty Cổ phần Bao bì Sông Đà đã thông qua việc tăng vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng (được chia làm 2 giai đoạn) và đổi tên Công ty thành : Công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà
Ngày 03 tháng 05 năm 2007 công ty đổi tên từ Công ty Cổ phần Bao bì Sông Đà thành Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại Sông Đà theo giấy đăng ký kinh doanh số 0303000082 sửa đổi lần 5. Với việc đổi tên này, Công ty đã vạch ra mục tiêu mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực ngành nghề ngoài lĩnh vực truyền thống là sản xuất bao bì. Một số thông tin cơ bản về công ty:
Tên công ty: Công ty cổ phần Công nghiệp Thương mại Sông Đà
Tên tiếng Anh: Song da Industry Trade JSC
Tên viết tắt : STP
Tên phát hành: Công ty cổ phần Công nghiệp Thương mại Sông Đà
Trụ sở: Xã Yên Nghĩa - Thị Xã Hà Đông - Tỉnh Hà Tây
Điện thoại: (034) 516478 Fax: (034) 822791
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303000082 ngày 18/04/2003 của Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây, sửa đổi lần thứ 5 ngày 03/05/2007.
Lĩnh vực kinh doanh : từ một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất bao bì, sau khi cổ phần hoá Công ty từng bước mở rộng hoạt động sản xuất và kinh doanh. Hiện nay, Công ty cổ phần Công nghiệp Thương mại Sông Đà hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 0303000082 ngày 03 tháng 05 năm 2007 bao gồm các ngành nghề chủ yếu sau:
Sản xuất kinh doanh bao bì;
Kinh doanh vật tư vận tải;
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp vừa và nhỏ;
Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất, bao bì các loại;
Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bì;
Khai thác quặng kim loại quý hiếm (trừ những loại Nhà nước cấm).
1.1.2.Đặc điểm sản xuất kinh doanh, ngành nghề kinh doanh
Công ty sản xuất các loaị bao bì và kinh doanh một số loại vật tư nhưng sản phẩm bao bì là sản phẩm chủ yếu. Mô tả sơ lược về sản phẩm như sau. Sản phẩm bao bì của công ty bao gồm 3 loại chính sau:
Vỏ bao 03 lớp KPK (Kraft - PP - Kraft): Lớp ngoài là lớp giấy kraft được phức hợp với 01 lớp vải dệt PP, lớp lót trong cùng là giấy kraft. Trên mặt bao và cạnh bao có in hình mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng. Vỏ bao đợc cắt van, gấp van và may hai đầu bằng chỉ may PE (có băng nẹp giấy). Loại vỏ bao này đợc thiết kế phù hợp cho đóng bao xi măng các loại.
Vỏ bao PP: Gồm 01 lớp vải dệt PP có tráng hoặc không tráng nhựa, đầu bao được gấp, may bằng chỉ may PE.
Vỏ bao KP: (Kraft - PP) gồm 01 lớp giấy kraft phức hợp với 01 lớp vải dệt PP, sau đó may đầu bao bằng chỉ may PE có băng nẹp giấy. Loại vỏ bao này dùng để đóng bao các loại khác theo yêu cầu của khách hàng.
Sản phẩm vỏ bao xi măng cung cấp cho các Công ty Xi măng có yêu cầu rất cao về đặc tính kỹ thuật vật lý trên các tiêu thức như: Sức căng, độ nén, độ bền, mềm và dai, có khả năng chịu được va đập và chống nước .... Bên cạnh các tính năng kỹ thuật vật lý nêu trên vỏ bao xi măng còn phải đáp ứng được các yêu cầu về tính tiện ích, mẫu mã thiết kế đẹp và có tính hấp dẫn đối với người tiêu dùng.
Xuất phát từ yêu cầu của khách hàng và nhu cầu của thị trường, Phòng Tổng hợp sẽ xem xét khả năng đáp ứng của Công ty đối với các nhu cầu đó và đề xuất các biện pháp thống nhất thích hợp để thực hiện. Quá trình sản xuất thử bao gồm xây dựng chỉ tiêu chất lượng, sản xuất thử và kiểm tra chất lượng. Quá trình này được các bộ phận có liên quan của Công ty thực hiện một cách nghiêm túc, tuân thủ các quy trình chặt chẽ với phương châm: nỗ lực hết mình, giảm tiêu hao vật tư và đem lại sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Hiện nay, sản phẩm của Công ty được phân phối trên thị trường toàn quốc và tập trung cung cấp cho các Công ty sản xuất xi măng lò quay như: Hoàng Thạch; Hoàng Mai; Chinfon, Bỉm Sơn; Phúc Sơn; Luks… Đây là các Công ty Xi măng có thương hiệu mạnh và thị phần lớn trên thị trường trong và ngoài nước. Trong số các khách hàng hiện tại của công ty, các nhà máy xi măng Chinfon, Hoàng Thạch và Hoàng Mai chiếm gần 70% tổng doanh số vỏ bao của công ty
Công tác quản lý chất lượng sản phẩm được thực hiện theo quy trình ISO quy định chặt chẽ ở tất cả các công đoạn sản xuất từ nguyên vật liệu đầu vào đến khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đem ra thị trường tiêu thụ bởi bộ máy kỹ thuật và quản đốc các phân xưởng. Ban hành hệ thống các chỉ tiêu kỹ thuật của từng loại sản phẩm để triển khai kịp thời và chính xác theo yêu cầu của khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm. Hệ thống ISO 9001 : 2000 được duy trì đánh giá nội bộ và đánh giá của trung tâm Quacert nhằm duy trì tính hiệu lực của hệ thống đối với công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Nhờ đó mà sản phẩm tới người tiêu dùng luôn được đảm bảo chất lượng.
1.1.3 Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính chủ yếu của công ty trong vài năm gần đây
Công ty ngày càng lớn mạnh và hoạt động có hiệu quả, tình hình kinh tế tài chính ngày càng được khẳng định, điều đó được thể hiện qua bảng sau :
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Doanh thu thuần
Lợi nhuận từ hđkd
Thu nhập khác
Lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập dnghiệp
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ lệ trả cổ tức(% vốn điều lệ)
71.263.497.190
1.578.302.044
26.405.586
1.604.707.630
0
1.604.707.630
15%
86.745.410.550
3.033.583.266
64.643.611
3.198.226.877
0
3.198.226.877
16%
91.508.829.985
7.896.733.350
81.234.150
7.977.967.500
1.034.774.643
6.943.192.857
16%
Nguồn:Báo cáo tài chính 2005,2006,2007 đã kiểm toán và báo cáo tài chính
Bảng giá trị tổng giá trị tài sản qua các năm
Ctiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
TS
38.704.320.162
43.086.076.181
70.578.063.013
TSNH
29.468.999.604
68,4%
48.726.246.796
69,03%
TSDH
13.617.076.577
31,6%
21.851.816.217
30,83%
TSCD
12.284.232.160
28,5 %
12.244.043.705
25,12%
Bảng tổng nguồn vốn qua các năm
Ctiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
NV
38.704.320.162
43.086.076.181
70.578.063.013
Nợ phải trả
30.683.014.803
71,21%
7.396.736.816
10,42%
VCSH
12.403.061.378
28,79%
63.181.326.197
89,52%
Bảng các tỷ suất sinh lời qua các năm
Chỉ số
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tỷ suất LNST/Dthu
3,9%
1,7%
2,3%
3,66%
8,55%
Tỷ suất LNST/VCSH
19,5%
12,4%
24,07%
25,79%
14,54%
Tỷ suất LNST/Tsản
3,3%
2,2%
4,1%
7,42%
9,78%
Thu nhập của cán bộ công nhân viên tăng dần qua các năm đánh dấu kết quả của sự cố gắng không ngừng của cả tập thể cán bộ công nhân viên công ty
Bảng thu nhập bình quân của một người lao động
Năm
Thu nhập bình quân (đ/người/tháng)
Năm 2002
732.860
Năm 2003
1.026.244
Năm 2004
1.118.000
Năm 2005
1.582.000
Năm 2006
1.886.780
Năm 2007
1.921.773
1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của công ty
1.2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Công ty Cổ phần Công nghiệp Thương mại Sông Đà được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2005. Các hoạt động của Công ty tuân thủ Luật doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty. Do là một công ty cổ phần và là công ty trực thuộc trong Tổng công ty Sông Đà, công ty có tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng vẫn chịu sự quản lý của cấp trên.
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01 lần. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt Đại hội đồng cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, sẽ bầu hoặc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc và các cán bộ quản lý khác. Hiện tại Hội đồng quản trị của công ty có 5 thành viên.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và bãi nhiệm với đa số tính theo số lượng cổ phần bằng thể thức trực tiếp và bỏ phiếu kín. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất của Công ty. Hiện Ban kiểm soát Công ty gồm 3 thành viên.
Ban Giám đốc
Ban Giám đốc của công ty gồm có Giám đốc điều hành và 02 Phó Giám đốc.
Giám đốc điều hành: là đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch kinh doanh được toàn quyền quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Pháp luật Nhà nước về mọi sự quản lý, điều hành của mình đối với công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty là người kiêm Giám đốc
Phó giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc, là người giúp Giám đốc điều hành công việc hoạt động của công ty theo nhiệm vụ đă được giao.
Phòng tổng hợp
Là phòng tham mưu giúp giám đốc công ty để thực hiện các phương án sắp xếp cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng quản lý, xây dựng kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch, là đầu mối giải quyết công việc văn phòng hành chính giúp Giám đốc công ty điều hành và chỉ đạo nhanh, thống nhất tập trung trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán là phòng chức năng tham mưu giúp Giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo toàn bộ tài chính kế toán. Phòng kế toán tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng quy định, tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kế, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời các diễn biến các nguồn vốn cấp, vốn vay, tiền mặt, vật tư…, theo dõi công nợ của công ty của…
Phòng vật tư thị trường
Phòng vật tư thị trường công ty là phòng chức năng tham mưu giúp Giám đốc công ty chỉ đạo kiểm tra thực hiện công tác quản lý vật tư trong công ty. Giúp giám đốc công ty trong công tác kinh doanh vật liệu xây dựng và các mặt hàng khác mà pháp luật cho phép, công tác sản xuất và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của công ty.
Xưởng: Công ty có 2 xưởng sản xuất và mỗi phân xưởng thực hiện chỉ một số công đoạn nhất định trong quy trình sản xuất sản phẩm.
Xưởng 1 thực hiện công đoạn kéo sợi và công đoạn dệt.
Xưởng 2 thực hiện công đoạn phức, dựng bao và may.
Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp
Hoạt động tổ chức sản xuất và kinh doanh được chỉ đạo thống nhất từ công ty trực tiếp tới các phòng ban, xưởng sản xuất. Quan hệ chỉ đạo của công ty với các bộ phận theo nguyên tắc trực tuyến: công ty -Các phòng ban, công ty– các phân xưởng sản xuất, công ty trực tiếp và điều hành sản xuất, các xưởng sản xuất do quản đốc trực tiếp quản lý sản xuất.
Các phòng ban có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau: Nhận lệnh điều động sản xuất từ Giám Đốc công ty tới phòng Tổng hợp, phòng tổng hợp soạn thảo công văn : Lệnh điều động sản xuất, giấy giao nhiệm vụ, lập tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm cần làm, giấy yêu cầu giao hàng, trình Giám Đốc công ty duyệt rồi giao cho bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất, phân xưởng trực tiếp chỉ đạo kiểm tra thực hiện tới từng bộ phận tổ sản xuất, phòng tổng hợp quản lý về công tác tổ chức nhân sự sắp xếp lao động hợp lý cho từng bộ phận kiểm tra đôn đốc về kỷ luật lao động theo dõi thực hiện các định mức kinh tế, gửi công văn dự trù vật tư, lệnh giao hàng tới phòng vật tư thị trường. Phòng vật tư chỉ đạo tới từng bộ phận trong phòng dự trù cấp vật cho từng tổ sản xuất, nhập hàng khi sản phẩm đã hoàn thành được nhận từ bộ phận kỹ thuật may bao của xưởng II.và lo khâu giao hàng đủ số lượng và chất lượng theo đúng tiến độ mà công ty yêu cầu . phòng vật tư có trách nhiệm dự trù mua vật tư, bảo quản kho vật tư khi vật tư nhập kho cùng phòng tổng hợp kiểm tra chất lượng và số lượng lập biên bản kiểm tra nguyên vật liệu khi số lượng và chất lượng đạt yêu cầu chuyển lên phòng kế toá