Báo cáo Thực tập 2011- Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam

Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước phát triển to lớn, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào tháng 7 năm 2007, nhiều thuận lợi cũng như thách thức to lớn đã được đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đảng ta với quan điểm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, định hướng cho các thành phần kinh tế khác phát triển, đã cho phép thành lập các Tổng Công ty trong những lĩnh vực chủ chốt như Dầu khí, Điện lực, Viễn thông… Đồng thời khuyến khích các Tổng Công ty này tự chủ hơn trong lĩnh vực tài chính tiền tệ để có thể trở thành các Tập đoàn kinh tế mạnh, đảm bảo gánh vác trách nhiệm nặng nề trong tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam ( PVFC ) là một đại diện tiêu biểu, một tổ chức tài chính phi ngân hàng có quy mô lớn và hoạt động hiệu quả với nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng đã góp phần tích cực đối với sự lớn mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Với định chế là một Công ty Tài chính, những hoạt động cơ bản của PVFC là Tín dụng, Huy động vốn, Đầu tư ngoài ra còn có một số hoạt động khác như kinh doanh ngoại hối, vàng, định giá công ty,… tư vấn và thu xếp vốn. Qua một thời gian thực tập tại đây, em cảm thấy rất hứng thú với hoạt động thu xếp vốn của Công ty, và đã chọn ‘’ Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam ‘’ làm đề tài cho thu hoạch thực tập tốt nghiệp của mình. Thu hoạch của em gồm 3 chương: Chương I: Giới thiệu về Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu Khí Việt Nam. Chương II: Thực trạng hoạt động thu xếp vốn của PVFC. Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động thu xếp vốn cho PVFC.

doc39 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2484 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập 2011- Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước phát triển to lớn, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào tháng 7 năm 2007, nhiều thuận lợi cũng như thách thức to lớn đã được đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đảng ta với quan điểm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, định hướng cho các thành phần kinh tế khác phát triển, đã cho phép thành lập các Tổng Công ty trong những lĩnh vực chủ chốt như Dầu khí, Điện lực, Viễn thông… Đồng thời khuyến khích các Tổng Công ty này tự chủ hơn trong lĩnh vực tài chính tiền tệ để có thể trở thành các Tập đoàn kinh tế mạnh, đảm bảo gánh vác trách nhiệm nặng nề trong tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam ( PVFC ) là một đại diện tiêu biểu, một tổ chức tài chính phi ngân hàng có quy mô lớn và hoạt động hiệu quả với nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng đã góp phần tích cực đối với sự lớn mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Với định chế là một Công ty Tài chính, những hoạt động cơ bản của PVFC là Tín dụng, Huy động vốn, Đầu tư ngoài ra còn có một số hoạt động khác như kinh doanh ngoại hối, vàng, định giá công ty,… tư vấn và thu xếp vốn. Qua một thời gian thực tập tại đây, em cảm thấy rất hứng thú với hoạt động thu xếp vốn của Công ty, và đã chọn ‘’ Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam ‘’ làm đề tài cho thu hoạch thực tập tốt nghiệp của mình. Thu hoạch của em gồm 3 chương: Chương I: Giới thiệu về Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu Khí Việt Nam. Chương II: Thực trạng hoạt động thu xếp vốn của PVFC. Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động thu xếp vốn cho PVFC. Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Dương Tuấn Anh đã hết sức tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này, đến các anh chị tại PVFC đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian em thực tập tại đây. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÀI CHÍNH DẦU KHÍ VIỆT NAM PVFC I, Quá trình hình thành và phát triển: Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC), tiền thân là Công ty tài chính Dầu khí, là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng là thành viên 100% vốn của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam ra đời với phương châm hoạt động vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Việc thành lập Công ty Tài chính Dầu khí là một dấu mốc quan trọng, một tầm nhìn mới trong chiến lược phát triển của ngành năng lượng Dầu khí và hướng tăng trưởng vững bền nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 21. Ngay từ khi ra đời, Công ty đã nhanh chóng hội nhập vào cộng đồng Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam cũng như hội nhập vào cộng đồng các định chế tài chính trong nước và quốc tế. Công ty xác định hợp tác chặt chẽ, chân thành với các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm đảm bảo nguồn vốn cho các dự án của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam - Yếu tố quan trọng đầu tiên đảm bảo sự thành công của Công ty. "Tầm nhìn tăng trưởng - Cam kết vững chắc - Thành công tài chính" là tôn chỉ hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí. Tư tưởng của tôn chỉ thể hiện rõ nhiệm vụ chiến lược của Công ty là: đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của ngành Dầu khí Việt nam và vận hành sinh lời hiệu quả nhất mọi nguồn tài chính tiền tệ của ngành Dầu khí. Có thể điểm qua những dấu mốc lịch sử quan trọng của PVFC: Ngày 30/3/2000: Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký quyết định số 04/2000 /QĐ/VPCP về việc thành lập Công ty Tài chính Dầu khí. Ngày 19/6/2000: Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam ký quyết định số 903/QĐ-HĐQT thành lập Công ty Tài chính Dầu khí. Ngày 1/10/2000: Công ty Tài chính Dầu khí chính thức đặt trụ sở hoạt động đầu tiên tại 34B Hàn Thuyên - Hà Nội và Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 10. Ngày 5/2/2001: Lễ khai trương hoạt động Công ty Tài chính Dầu khí đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Ngày 3/9/2003: Phát hành thành công trái phiếu Dầu khí Ngày 1/12/2004: Vốn điều lệ của Công ty đạt mức 300 tỷ VNĐ Đến ngày 31/12/2004: Thu xếp vốn cho các dự án của PetroVietnam đạt 5.000 tỷ VNĐ; Tổng tài sản đạt hơn 4.000 nghìn tỷ VNĐ; Doanh thu đạt trên 200 tỷ VNĐ Ngày 26/4/2006 : Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng Ngày 14/2/2007 : Tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng Ngày 8/3/2008: Chính thức ra mắt Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam và công bố cổ đông chiến lược nước ngoài. PVFC chính thức chuyển đổi sang mô hình Tổng Công ty với VĐL là 5000 tỷ VNĐ, trong đó Mogan Stanley trở thành cổ đông chiến lược nắm giữ 10% VĐL của PVFC. Ngày 31/12/2009: PVFC nằm trong top 500 công ty hàng đầu, đứng thứ 11 trong số 23 tổ chức tín dụng lớn tại Việt Nam – theo đánh giá của nhóm nghiên cứu Vietnam Report. Ngày 19/6/2010: Kỷ niệm 10 năm ngày truyền thống, PVFC được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì. Ngày 15/09/2010: Tòa nhà Trung tâm Tài chính Dầu khí tại Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động, là nơi hội tụ của nhiều công ty thành viên PVN và PVFC hoạt động tại địa bàn. Ngày 31/12/2010: Được NHNN chấp thuận tăng Vốn điều lệ lên 6000 tỷ đồng. Bảng 1: Bảng phản ánh tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty giai đoạn 2006- 2010 Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu  2006  2007  2008  2009  2010   Tổng tài sản  18.143.649  30.288.394  45.104.099  64.648.855  66.252.683   Vốn chủ sở hữu  1.134.859  3.153.487  6.055.604  6.610.495  6.851.512   Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán các năm. Tổng tài sản của PVFC tính đến ngày 31/12/2010 là 66.253 tỷ đồng. Hơn 10 năm xây dựng và phát triển trong tiến trình đi lên của đất nước, với số vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng, đến nay PVFC đã tăng vốn điều lệ lên 5000 tỷ đồng, trong đó PetroVietnam nắm giữ 78%, cổ đông chiến lược nước ngoài là Morgan Stanley (MSIHI) nắm giữ 10%, còn lại là các cổ đông pháp nhân và thể nhân khác. II, Mô hình tổ chức: 1, Cơ cấu tổ chức và nhân sự: Các văn bản pháp luật điều chỉnh mô hình tổ chức và hoạt động của Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam là: - Luật Doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 60/2005/QH11 ngày 29/ 11/ 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006. - Lụât các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX do quốc hội ban hành và Luật sửa đổi bổ xung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ban hành ngày 15/6/2004. - Nghị định số 72/2002/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động của Công ty tài chính và Nghị định 81/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Nghị định 72/2002/NĐ-CP - Điều lệ Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam được Đại hội cổ đông lần I thông qua ngày 17/02/2007 và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận theo quyết định số 540/QĐ-NHNN ngày 17/03/2008 về việc chuẩn y điều lệ của Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. PVFC là một đơn vị thành viên, một định chế của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, được Tập đoàn uỷ quyền về đầu tư tài chính và quản trị vốn đầu tư. PVFC được hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó PVFC là công ty mẹ, các công ty con là hệ thống công ty các công ty cổ phần chuyên ngành trong các lĩnh vực đầu tư tài chính, quản lý quỹ, truyền thông, và một số công ty TNHH 1 thành viên tài chính trong khu vực. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại PVFC: - Hội đồng quản trị: là cơ quan cao nhất của công ty, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt công ty quyết định các vấn đề liên quan đến lợi ích và mục tiêu của công ty. Hiện nay, cơ cấu Hội đồng quản trị của PVFC gồm 05 thành viên. - Ban Kiểm soát: là cơ quan kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, điều hành, quản trị của công ty. Ban kiểm soát của PVFC hiện tại gồm 03 thành viên. - Ban Tổng giám đốc: bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. PVFC hiện tại có 01 Tổng giám đốc và 05 Phó Tổng giám đốc. - Các Phòng, Ban trực thuộc: Với 4 Ban và 3 Phòng Giao dịch thuộc Khối Kinh Doanh, 5 Ban thuộc Khối Hỗ trợ Kinh Doanh, 4 Ban thuộc Khối Quản Lý. - 10 Chi nhánh ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam đảm bảo hoạt động tài chính hiệu quả cho PVFC - 3 Công ty thành viên. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của PVFC 2, Thông tin cổ đông của PVFC: Biểu đồ 1: Cơ cấu cổ đông của PVFC  Nguồn: Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy trong 5000 tỷ VND Vốn điều lệ của PVFC thì Tập đòan Dầu khí Việt Nam nắm giữ 78% Cổ phần, ngoài ra tập đoàn tài chính Morgan Stanley là cổ đông chiến lược nước ngoài thông qua việc năm giữ 10% cổ phần, còn lại là các cổ đông pháp nhân và thể nhân trong nước. Với việc tham gia của cổ đông MSIHI, PVFC là tổ chức tín dụng đầu tiên của Việt Nam sau khi cổ phần hoá đã lựa chọn được cổ đông chiến lược nước ngoài. Đây là một thành công khẳng định sự tín nhiệm của thương hiệu Tài chính Dầu khí. III, Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ( PVFC ) Bảng 2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PVFC 2009- 2010. Đơn vị: VNĐ  Nguồn: Báo cáo tài chính của PVFC 2010. Thông qua bảng số liệu trên, có thể nhận thấy Tổng công ty tài chính Dầu khí Việt Nam PVFC có tình hình hoạt động kinh doanh luôn tăng trưởng khá ổn định trong các năm. Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, lạm phát tăng, chi phí tăng, các hoạt động tài chính kém hiệu quả hơn nên lợi nhuận sau thuế của PVFC chỉ đạt 49.866 triệu đồng. Bước sang năm 2009, nhờ có những biện pháp hợp lý tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp theo mô hình của một ngân hàng hiện đại, kinh doanh theo hình thức một ngân hàng với sự hoàn thiện từng bước một các nghiệp vụ của công ty, PVFC đã đạt được tốc đô tăng trưởng vượt bậc với lợi nhuận sau thuế TNDN gần 506.107 triệu đồng, tăng hơn 10 lần so với năm 2008. Năm 2010 lợi nhuận sau thuế tiếp tục tăng với kết quả thu được là 569.253 triệu đồng. Qua đó cho ta thấy được hiên tại PVFC dang hoạt động khá tốt và có triển vọng phát triển hơn nữa. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU XẾP VỐN TẠI PVFC I, Giới thiệu về dịch vụ thu xếp vốn tại PVFC 1, Đặc điểm khái quát: Do là một trung gian tài chính, cho nên PVFC cũng thực hiện hoạt động cho vay, giống như các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng đơn thuần không phải là một mục tiêu hàng đầu và xuyên suốt khi thành lập một công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn kinh tế mà mục tiêu chủ yếu là chuyên môn hoá các hoạt động tài chính, nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả các hoạt động tài chính của Tập đoàn và các đơn vị thành viên, và điển hình của việc chuyên môn hoá hoạt động tài chính của các Công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn kinh tế là hoạt động thu xếp vốn. Hoạt động thu xếp vốn ra đời là một giải pháp để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư cho các dự án, đem lại lợi ích kinh tế lớn cho Tập đoàn kinh tế và các đơn vị thành viên. Nguyên nhân vì các Công ty tài chính do có vốn điều lệ thấp hơn so với các Ngân hàng thương mại, đồng thời các khoản vay lại bị khống chế bởi hạn mức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nên không thể cung cấp đủ vốn tín dụng cho nhu cầu vốn đầu tư của các dự án. Nhưng bù lại, các Công ty tài chính lại có ưu thế là có trình độ chuyên môn trong việc tìm kiếm nguồn vốn, nguồn hỗ trợ cho các dự án và có sự am hiểu về các dự án đặc biệt là các dự án trong ngành về mặt kỹ thuật. Có thể hiểu, hoạt động thu xếp vốn là một dịch vụ bao gồm một tập hợp các nghiệp vụ do Công ty tài chính tiến hành nhằm thu xếp cho khách hàng có được nguồn vốn với các điều kiện yêu cầu. Hoạt động thu xếp vốn hình thành cùng với sự ra đời của PVFC. Và kể từ khi thành lập đến nay, PVFC luôn luôn phấn đấu đưa hoạt động thu xếp vốn trở thành một trong những sản phẩm, dịch vụ mũi nhọn của mình. PVFC hoạt động với phương châm “ Đảm bảo thu xếp vốn cho tất cả các dự án đầu tư của ngành Dầu khí và các đơn vị cùng ngành kinh tế kỹ thuật với các điều kiện tối ưu nhất” . PVFC cũng cam kết sẽ “ Chịu trách nhiệm đến cùng với các dự án đầu tư của khách hàng”. Dịch vụ Tư vấn thu xếp vốn của PVFC đem lại cho Khách hàng các giải pháp khả thi về vốn, phù với các yêu cầu của Khách hàng và có tính cạnh tranh trên tình hình thị trường nhằm đáp ứng cho nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Điều kiện để trở thành khách hành của dịch vụ thu xếp vốn ở PVFC là những dự án, phương án kinh doanh có tổng nhu cầu vốn cần thu xếp có giá trị từ 50 tỷ đồng hoặc 5 triệu USD trở lên. 2, Các hình thức thu xếp vốn: Hoạt động thu xếp vốn tại PVFC bao gồm các hình thức: 2.1, Đồng tài trợ: Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn vượt quá khả năng cung ứng cũng như hạn mức cho vay của PVFC hay của một tổ chức tín dụng nào khác, PVFC với mối quan hệ hợp tác rộng khắp với các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước đảm bảo chắc chắn dự án của khách hàng sẽ được hợp vốn tài trợ từ những nguồn tối ưu nhất và lãi suất cạnh tranh nhất. PVFC thực hiện những vai trò: - Là người thu xếp vốn: Thay mặt bên vay, PVFC tìm nguồn vốn cho dự án; soạn thảo, đàm phán các điều kiện của hợp đồng vay vốn, hỗ trợ bên vay và các thành viên đồng tài trợ; giải ngân, thu nợ, thu lãi, giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng tín dụng. - Là thành viên đầu mối cấp tín dụng: Trong đó PVFC cùng ác thành viên đồng tài trợ soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng tín dụng với bên vay. - Là thành viên đồng tài trợ: PVFC là thành viên đồng tài trợ khi và chỉ khi PVFC trực tiếp tham gia đồng tài trợ cho dự án băng nguồn vốn của mình hoặc từ nguồn vốn uỷ thác. Phí thu xếp vốn của hình thức này được tính theo cách thu 1 lần duy nhất và tính trên tổng giá trị thu xếp vốn. Tuy nhiên cách tính này đối với một số trường hợp chỉ là trên nguyên tắc. Lý do vì PVFC cũng là một thành viên tham gia đồng tài trợ, do đó PVFC cũng sẽ nhận được phần lãi tương ứng với tỷ lệ tham gia tài trợ và trong đó đã bao gồm phí thu xếp vốn. 2.2, Nhận uỷ thác đàm phán, ký kết các hợp đồng tín dụng với các nhà tài trợ trong và ngoài nước cho các chủ đầu tư dự án: PVFC sẽ nhận uỷ thác của chủ đầu tư dự án đối với những dự án có nhu cầu vốn vay rất lớn hoặc các điều kiện vay vốn có đặc thù riêng, phức tạp, các dự án vay vốn nước ngoài với những loại hình tín dụng, luật pháp, chế tài khác biệt. Nói cách khác, đây là hình thức thu xếp vốn trong đó PVFC toàn quyền đại diện cho chủ đầu tư dự án tìm kiếm nguồn tài trợ thay vì không dùng vốn của PVFC để tài trợ cho dự án. Hình thức thu xếp vốn này gồm 2 loại: - PVFC đơn thuần chỉ là trung gian thu xếp vốn cho dự án của chủ đầu tư. Theo đó, khi nhận uỷ thác, trách nhiệm và nghĩa vụ cỷa PVFC chỉ là đàm phán, ký kết các Hợp đồng tín dụng của dự án cho chủ đầu tư. - PVFC cũng đóng vai trò là trung gian thu xếp vốn cho dự án của chủ đầu tư nhưng nhận vốn uỷ thác của các tổ chức tín dụng để tài trợ cho dự án của chủ đầu tư ( tổ chức tín dụng uỷ quyền cho PVFC sử dụng vốn uỷ thác để tài trợ cho dự án ). Theo đó, khi nhận uỷ thác, trách nhiệm và nghĩa vụ của PVFC không chỉ là đàm phán, ký kết các Hợp đồng tín dụng cho dự án mà còn hỗ trợ giải ngân và quản lý khoản vay cho cả 2 bên tài trợ và nhận tài trợ. Có thể thấy loại hình này khác loại hình thứ nhất ở chỗ PVFC là trung gian giữa chủ đầu tư và tổ chức tín dụng, đứng ra quản lý khoản vay cho cả 2 bên, còn ở loại hình thứ nhất thì không. Hình thức nhận uỷ thác đàm phán, ký kết các hợp đồng tín dụng với các nhà tài trợ trong và ngoài nước là hình thức thu xếp vốn khá giản đơn bởi vì PVFC chỉ thực hiện duy nhất một vai trò là người thu xếp vốn chứ không tham gia cho vay chủ đầu tư dự án bằng nguồn vốn của mình. Hình thức này khác với hình thức đồng tài trợ ở chỗ: với hình thức đồng tài trợ, PVFC cùng với các bên đồng tài trợ đàm phán, ký kết hợp đồng tín dụng với bên vay, còn hình thức nhận uỷ thác thì PVFC đại diện cho bên vay đàm phán, ký kết hợp đồng tín dụng với bên tài trợ. 2.3, Cung cấp tín dụng trực tiếp: Khi nhu cầu vốn của dự án nằm trong khả năng tài trợ của PVFC thì PVFC có thể cung cấp tín dụng trực tiếp cho dự án đó bằng nguồn vốn của mình hoặc vốn uỷ thác của Tập đoàn và các tổ chức tín dụng khác. Đây là hình thức mà PVFC vừa đóng vai trò là người thu xếp vốn, vừa đóng vai trò là nhà tài trợ trực tiếp cho dự án. Phí thu xếp vốn của hình thức này được thu một lần duy nhất và tính dựa trên tổng giá trị của khoản thu xếp vốn. Việc thu khoản phí này còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp PVFC thu xếp vốn cho dự án bằng vốn tự có của mình thì thông thường PVFC sẽ không thu khoản phí này từ chủ đầu tư mà nó được tính luôn vào mức lãi suất cho vay mà PVFC thoả thuận với chủ đầu tư dự án như trong Hợp đồng tín dụng. Như vậy lãi phải trả của chủ đầu tư đã bao gồm phí thu xếp vốn trong đó. Nếu trường hợp PVFC sử dụng nguồn vốn uỷ thác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác thì ngoài khoản phí thu xếp vốn ra, PVFC còn được nhận phí uỷ thác - là khoản chênh lệch giữa lãi suất cho vay ( đối với bên vay là chủ đầu tư dự án ) và lãi suất uỷ thác ( đối với bên uỷ thác là nhà tài trợ, bên nhận uỷ thác là PVFC ). 2.4, Dàn xếp thuê mua tài chính: PVFC thay mặt chủ đầu tư tìm kiếm, chọn lựa, đàm phán với tổ chức cho thuê tài chính để đảm bảo khách hàng có cơ hội được sử dụng các dịch vụ thuê mua tài chính với các điều kiện phù hợp cho các dự án, công trình, trang thiết bị, máy mócvà các động sản khác. 3, Quy trình thực hiện hoạt động thu xếp vốn tại PVFC: Bao gồm 7 bước: - Tiếp cận dự án: Đối với các dự án trong ngành, phòng thu xếp vốn chủ động lên kế hoạch để làm việc với Tập đoàn và các đơn vị thành viên về kế hoạch đầu tư hàng năm của Tập đoàn và các đơn vị, tìm hiểu nhu cầu vốn của các dự án để có kế hoạch thu xếp vốn cho các dự án đó. Với các dự án ngoài ngành, khi khách hàng có nhu cầu tìm nguồn tài trợ cho dự án của mình, sẽ đến PVFC để tìm kiếm sự hỗ trợ. Sau khi tiếp cận được với các dự án trong và ngoài ngành, cán bộ phòng thu xếp vốn sẽ chủ động gặp gỡ khách hàng thường xuyên và tìm hiểu sơ bộ nhu cầu vốn cho từng dự án và hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục, hoàn thiện hồ sơ đề nghị thu xếp vốn. - Thẩm định dự án: Việc thẩm định dự án thu xếp vốn theo quy định theo thẩm định cho vay của PVFC. - Lập hồ sơ, phương án thu xếp vốn: Hồ sơ đề nghị thu xếp vốn của khách hàng bao gồm: + Công văn đề nghị PVFC thu xếp vốn vay với các đề nghị cụ thể + Các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi của dự án hoặc phương án kinh doanh... phù hợp với mục đích vay. + Các quyết định phê duyệt các báo cáo trên + Các giấy tờ liên quan khác theo yêu cầu của bên B hay cúa các tổ chức tín dụng. - Lập phương án nguồn vốn: Sau khi nhận được bộ hồ sơ đề nghị thu xếp vốn, các cán bộ thu xếp vốn làm việc sơ bộ với các Tổ chức tín dụng để thống nhất sơ bộ về nguyên tắc tài trợ dự án. Trên cơ sở đó, cán bộ thu xếp vốn báo cáo Trưởng phòng để làm các thủ tục chính thức gửi hồ sơ tới các Tổ chức tín dụng kêu gọi tài trợ vốn cho dự án . + Trên cơ sở các bản chào của các Tổ chức tín dụng, cán bộ thu xếp vốn lập Tờ trình trình lãnh đạo Tổng công ty để lựa chọn Tổ chức tín dụng tài trợ, xin ý kiến phê duyệt và thông báo cho khách hàng biết phương án thu xếp vốn của PVFC. + Sau khi có ý kiến phê duyệt của lãnh đạo PVFC, cán bộ thu xếp vốn đàm phán chính thức với khách hàng về phương án chào thu xếp vốn ở trên và thống nhất chọn bản chào của Tổ chức tín dụng. - Ký kết hợp đồng thu xếp vốn: Căn cứ vào các điều kiện đã được thống nhất với khách hàng thông qua các bản cháo của các Tổ chức tín dụng được PVFC mời tài trợ, cán bộ thu xếp vốn lập Hợp đồng thu xếp vốn dự án chính thức. Sau khi PVFC và khách hàng thống nhất nội dung hợp đồng thu xếp vốn, cán bộ thu xếp vốn triển khai các thủ tục để ký, tuỳ theo điều kiện cụ thể từng dự án mà có thể ký đơn phương, hoặc song phương cùng ký kết. - Theo dõi, thu phí thu xếp vốn và báo cáo: Cán bộ thu xếp vốn có trách nhiệm theo dõi và thu phí thu xếp vốn cho các dự án đã thu xếp vốn thành côn
Luận văn liên quan