Báo cáo Thực tập công nhân

Đối với các trường khoa học kĩ thuật nói chung , và trường đại học vinh nói riêng ( đặc biệt là khoa xây dựng) , việc học lý thuyết đi đôi với thực hành, thí nghiệm. Học đi đôi với hành Nên công tác thực hành ở các nghành kỹ thuật đối với sinh viên là rất quan trọng. Qua công tác thực hành khoảng cách giữa thực tế công việc và lý thuyết trừu tượng được giảm bớt. Công tác thực tập công nhân giúp sinh viên có cái nhìn khía quát về công việc trên công trường, trực tiếp tham gia một số công việc của người công nhân. Bên cạnh đó.quá trình thực tập, sinh viên được làm việc, học hỏi kinh nghiệm của những người thợ lành nghề, giàu kinh nghiệm thực thế. Sinh viên được làm quen với các trang thiết bị máy móc, các dụng cụ làm việc. Nếu sinh viên không dược va chạm thực tế trong quá trình học thì sau khi ra trường thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong công việc. Qua quá trình thực tập, em đã được học và thực hành các nghề chính của người công nhân trên công trường.Các thầy đã giúp em nắm bắt được khá nhiều công việc của người công nhân xây dựng trên công trường. Việc thực tập giúp em có những hình ảnh thực về những lý thuyết mơ hồ mà mình được học, từ những cái nhìn thấy từ thực tế giúp em khẳng định và làm chắc hơn vốn kiến thức minh còn mơ hồ. việc thực tập giúp em bổ sung thêm nhiều kiến thức trên thực tế, liên hệ giữa lý thuyết học được và thực tế trên công trường. Điều đó cực kì quan trọng cho hành tranh vào nghề sau này của chúng em . Mặc dầu đã cố gắng hết sức nhưng vì thời gian thực tập có hạn nên em chưa có thời gian đi sâu và tìm hiểu kĩ vào thực tế nên báo cáo này không thể tránh được những sai sót về mặt chuyên môn Ngoài ra, công tác thực tập giúp em hiểu biết về những biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động trong khi làm việc. Em xin chân thành cảm ơn các thầy hướng dẫn đã tạo điều kiện và trực tiếp hướng dẫn trong thời gian em thực tập.

doc40 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8043 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập công nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
—&œ– Báo cáo thực tập công nhân Mục luc Lời Nói Đầu Đối với các trường khoa học kĩ thuật nói chung , và trường đại học vinh nói riêng ( đặc biệt là khoa xây dựng) , việc học lý thuyết đi đôi với thực hành, thí nghiệm. Học đi đôi với hành Nên công tác thực hành ở các nghành kỹ thuật đối với sinh viên là rất quan trọng. Qua công tác thực hành khoảng cách giữa thực tế công việc và lý thuyết trừu tượng được giảm bớt. Công tác thực tập công nhân giúp sinh viên có cái nhìn khía quát về công việc trên công trường, trực tiếp tham gia một số công việc của người công nhân. Bên cạnh đó.quá trình thực tập, sinh viên được làm việc, học hỏi kinh nghiệm của những người thợ lành nghề, giàu kinh nghiệm thực thế. Sinh viên được làm quen với các trang thiết bị máy móc, các dụng cụ làm việc. Nếu sinh viên không dược va chạm thực tế trong quá trình học thì sau khi ra trường thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong công việc. Qua quá trình thực tập, em đã được học và thực hành các nghề chính của người công nhân trên công trường.Các thầy đã giúp em nắm bắt được khá nhiều công việc của người công nhân xây dựng trên công trường. Việc thực tập giúp em có những hình ảnh thực về những lý thuyết mơ hồ mà mình được học, từ những cái nhìn thấy từ thực tế giúp em khẳng định và làm chắc hơn vốn kiến thức minh còn mơ hồ. việc thực tập giúp em bổ sung thêm nhiều kiến thức trên thực tế, liên hệ giữa lý thuyết học được và thực tế trên công trường. Điều đó cực kì quan trọng cho hành tranh vào nghề sau này của chúng em . Mặc dầu đã cố gắng hết sức nhưng vì thời gian thực tập có hạn nên em chưa có thời gian đi sâu và tìm hiểu kĩ vào thực tế nên báo cáo này không thể tránh được những sai sót về mặt chuyên môn Ngoài ra, công tác thực tập giúp em hiểu biết về những biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động trong khi làm việc. Em xin chân thành cảm ơn các thầy hướng dẫn đã tạo điều kiện và trực tiếp hướng dẫn trong thời gian em thực tập. Vinh, ngày 12 tháng 04 năm 2010 Sinh viên Hoàng Mạnh Linh A – Nghề Nề I. Các công việc và yêu cầu cần nắm : - Nắm được các yêu cầu về các vật liệu xây : vữa xây, gạch xây. + Vữa xây : nắm được yêu cầu đối với các loại vữa xây, vữa trát, tỷ lệ của các loại vữa xây, cách sử dụng các loại vữa xây đối với tường chịu lực, tường không chịu lực, xây móng, trát tường, trần, xây những nơi ẩm ướt,… + gạch xây : dựa vào chất lượng chia làm 3 loại gạch : loại A (chính phẩm), loại B, loại C (thứ phẩm). Dựa vào cấu tạo hình học : gồm 2 loại : gạch đặc và gạch lỗ : gạch 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ. Nắm được các yêu cầu về sử dụng từng loại gạch, ví dụ tường chịu lực thi dùng gạch đặc. Nói chung phân biệt , hiểu biết về các yêu cầu đối với vật liệu xây dựng - Các nguyên tắc xây : + xây tường 110, 220,… các kiểu bắt mỏ, bổ trụ cho tường. + phương pháp trát tường - Biết công dụng, tính năng của từng dụng cụ xây, trát. - Yêu cầu đảm bảo an toàn lao động trong công tác xây, trát. II. Dụng cụ làm việc : Dây lèo : gồm lèo đứng, lèo ngang, lèo xiên. Dùng để xác định các cạnh và mặt bên khối xây. Dây xây : căng ở mép biên ngoài của lớp gạch dung để chỉnh phẳng cho lớp gạch cục bộ trong từng lớp xây của mặt bên khối xây. Dọi : Dùng để xác định, điều chỉnh, kiểm tra độ thẳng đứng của khối xây. Dao xây : dung để chặt gạch. Ban xây : dùng để dải vữa, gõ chỉnh gạch. Bàn xoa : dùng để trát tường, trần. Xẻng, bàn vét : xúc, dải vữa, trộn vữa. Ni vô (dạng ống hay thước ) dùng để đánh thăng bằng các lớp gạch Xô : dùng để đựng vữa khi vận chuyển gần. Hộc chứa vữa : đựng vữa trước lúc xây tại nơi xây Hộc đong vật liệu : là hộp chữ nhật đóng bằng gỗ, để đong đếm thể tích vật liệu Thước cữ : để điều chỉnh độ dày của các lớp xây Cột lèo : kiểm tra độ thẳng đứng của khối xây Thước tầm : dùng để kiểm tra độ phẳng của mặt bên khối xây Thước thợ : dùng để bắt góc khối xây Xe rùa : dùng để vạn chuyển vật liệu và vữa Máy trộn : dùng để trộn vữa Máy tời, ròng rọc : dùng để vận chuyển vật liệu lên cao III. Vật liệu. Gạch : cường độ nén tiêu chuẩn : 75kg/cm2, kích thước tiêu chuẩn là 220x105x65 mm Gồm 2 loại : - Gạch đặc (gạch không lỗ ) : chia làm 3 loại : loại A (chính phẩm), loại B, loại C (thứ phẩm) - Gạch rỗng : có nhiều loại : loại 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ … Gạch lỗ tròn, gạch lỗ vuông Cát : lựa chọn cát có chất lượng và kích thước hạt phù hợp với các loại khối xây và công việc theo tiêu chuẩn cấp phối liên tục. cát theo công việc đối tượng trong xây dựng có như cát để trát tường, trần nhà thì phải có chất lượng tốt hạt nhỏ, ít tạp chất, cát để xây làm vữa xây thì to hơn, có thể có nhiều tạp chất nhìn chung la yêu cầu không cao như cát trát tường và trần… + Cát núi : Hạt to, sắc cạnh và lẩn nhiều tạp chất nên ít dùng. + Cát sông: Hạt nhỏ, ít sắc cạnh và được sử dụng thông thường để vữa xây trát và vữa bê tông. + Cát biển : Nhỏ hạt và sạch nhưng nhiểm mặn nên ít sử dụng. _ Theo màu sắc thì cát được chia làm 3 loại : + Cát vàng : Màu hơi vàng, đường kính hạt to, có nhiều ở vùng núi, được dùng để sãn xuất vữa bê tông và vữa chống thấm. + Cát đen : màu xám, cở hạt nhỏ hơn cát vàng, có nhiều ở các sông,ở các vùng đồng bằng được dùng để sãn xuất vữa xây tá ốp lát. + Cát trắng : Màu trắng sạch có nhiều ở vùng duyên hải miền trung được sử dụng để xây trát và làm nguyên liệu sãn xuất thuỷ tinh, kính. - Theo đường kính cở hạt được chia làm 4 loại: + Cát to : có đường kính cở hạt lớn hơn 0,5mm và nhỏ hơn 5mm. + Cát vừa : có đường kính cở hạt từ 0,35 _ 0,5mm + Cát nhỏ : có đường kính cở hạt từ 0,15 _ 0,35mm + Cát bụi có đường kính cở hạt nhở hơn 0,15mm Vữa xõy : cú 3 loại - Vữa vụi – cỏt : có mác thấp, mác chỉ đạt tối đa 25% - Vữa xi măng – cát : có mác từ 50%-100%, phụ thuộc tỉ lệ xi măng-cát - Vữa tam hợp : xi măng – vôi – cát : có mác nhỏ hơn 80% phụ thuộc tỉ lệ vôi,cát, xi măng có trong vữa tạo thành - Trộn vữa + tỷ lệ : mác 50% xi măng :cát = 1:6 Mác 80% xi măng:cát = 1:4 - Vữa hoàn thiện : Là loại vữa để trang trí mặt ngoài cho công trình. - Vữa chịu axit: Là loại vữa để trát, lát, láng, ốp, bảo vệ các công trình làm việc trong môi trường chịu tác dụng của axit hoặc hơi axit. - Vữa chịu nhiệt: là loại vữa dùng để xây trát các bộ phận của công trình chịu nhiệt như xây thành lò nung, xây bếp, xây ống khói….vữa chịu nhiệt thường là vữa axit_ sa mốt, chất kết dính là xi măng pooclang hoá dẻo, cốt liệu là bột sa mốt. - Vữa chống thấm : Là loại vữa dùng để trát, láng bao bọc các bộ phận công trình chiụ nhiệt. Vữa chống thấm thường dùng là vữa xi măng mác cao ( từ 75_100….) hoặc là vữa chứa chất phụ da chống thấm. Phương pháp pha trộn : Để cho dể xây, trát cần sàng cho kỷ cát trước khi đem trộn với xi măng. Sau khi trộn cát, xi măng ta cần trộn đúng tỷ lệ đã định. Sau đó tạo thành lòng chảo ở giữa rồi đổ nước vào giữa, ta để ngấm nước xong một tí sau đó đảo đều. Ta có 1 mẻ vừa dẻo lại có cường độ cao. Yêu cầu chung đối với các vật liệu xây dựng + Vôi phải sạch khô + Xi măng phải bột, không đóng cục, đảm bảo hạn sử dụng và mác thiết kế + cát không được lẫn tạp chất + Gạch có kích cỡ đồng đều, không cong vênh 4. Đá hộc : thường dùng làm móng Yêu cầu phải đặc chắc, có cường độ nén cao, không bị phong hóa hoặc chống phong hóa tốt, không bị nứt nẻ sâu, kích thước phù hợp yêu cầu đối tượng xây IV. Tiến hành xây tường. Chuẩn bị vữa xây : - Vữa xây là vật liệu kết dính, liên kết gạch đá thành khối xây. Nó có tác dụng dẫn truyền và phân phối ứng suất trong khối xây. - Vữa xi măng thường dùng là vữa xi măng – cát – nước. Vữa phải có cường độ theo yêu cầu thiết kế, có khả năng giữ nước tốt, có độ dẻo theo quy định, có độ đồng đều theo thành phần hạt, màu sắc sau khi trộn xong. - Từ mác vữa theo thiết kế phải tính toán ra tỉ lệ các vật liệu để trộn vữa. 2. Cách trộn vữa : - Đong cát và xi măng theo tỉ lệ cấp phối, đổ thành đống hình chóp rồi dùng xẻng đảo khô hỗn hợp xi măng cát. Đảo cho đến lúc quan sát bằng mắt thường ta thấy hỗn hợp có màu sắc đều nhau. Trước khi xây, ta dùng bàn vét cào hỗn hợp thành viền tròn rồi đổ nước vào giữa để trộn hồ. lượng nước vừa đủ và không để chảy ra ngoài. Cách xây tường 110 mm. * Nguyên tắc xây : - Lực tác dụng lên khối xây phải vuông góc với mặt phẳng chịu lực để các lớp gạch xây không trượt lên nhau, tức là mặt nằm của viên gạch phải thẳng góc với phương tác dụng của lực nén. - Gạch phải đặt thẳng hàng trong một mặt phẳng. - Các mạch vữa đứng song song với mặt ngoài khối xây, các mạch vữa ngang vuông góc với mặt ngoài khối xây. Chiều dày mạch vữa ngang từ 8-12 mm, mạch vữa đứng 10mm - Mạch đứng ở các hàng phải bố trí lệch đi 1/2 để tránh hiện tượng trùng mạch. - Các bề mặt tiếp giáp trong khối này phải là những bề mặt vuông góc với nhau b. cách xác định vị trí tường. + Dọn sạch mặt bằng + Xác định tim tường + Căng dây lèo, dùng quả dọi, kiểm tra và chỉnh lèo thẳng đứng theo 2 phương vuông góc. + Bắt mỏ ở 2 đầu tường đã căng dây lèo, mỏ bắt cao 3-4 hàng gạch + Căng dây ngang theo mép gạch của hàng thứ nhất, hai đầu dây cố định ở hàng gạch. Dây phải căng và không ăn vào mạch vữa. + Dây căng cách mặt bên viên gạch bằng một khoảng chiều dài dây. c. Cách dải vữa và đặt gạch. + Dùng bay lên vữa, chiều dày của dải vữa ngang khoảng 15mm, diện dải phải lớn hơn chiều dày viên gạch. Dày bay vét gọn hai bên dải vữa để nó có tiết diện hình thang. + Cầm viên gạch dúi mạnh vào dải vữa vừa dải của mạch nằm ngang theo hướng dọc theo hàng gạch, một góc nghiêng 5-100 so với mặt bằng, để đẩy vữa từ mạch vữa nằm lên mạch vữa đứng. + Dùng cán bay hoặc dao xây gõ nhẹ lên bề mặt viên gạch để viên gạch nén chặt lớp vữa, điều chỉnh bề dày vữa ngang, vữa dọc và điều chỉnh cho mép ngoài viên gạch trùng với dây lèo ngang. + Xây đến đâu vét sạch vữa thừa, đồng thời bảo quản các mạch vữa, vừa phải no kín, vừa phải đều nhau + để tăng khả năng chịu lực của tường 110 mm, người ta thường xây kèm vào tường các trụ cách nhau 2,5 – 3m d. Cách bắt góc, bổ trụ tường 110mm * Cách bắt góc : * Cách bổ trụ : - Lớp gạch 1 : đặt ngang 2 viên gạch theo chiều dài tường - Lớp gạch 2 : đặt viên gạch dọc ăn vào 1/4 viên gạch ở hàng phía dưới để tránh hiện tượng trùng mạch. 2. Các phương pháp xây tường. a. Xây theo từng hàng : Xây toàn bộ chiều dài tường xong xây hàng này xong xây hàng khác. + Ưu điểm : hàng gạch đều thẳng, đảm bảo độ bằng phẳng của hàng gạch + Nhược điểm : Tốn công di chuyển vị trí xây nên ít dùng trong xây dựng Xây để mỏ : Dùng để xây tiếp chiều dài tường có các cách + Mõ nanh. Đối với mõ nanh thì hàng trên thụt vào so với hàng dưới nữa viên gạch và đan xen nhau, tại chổ để mõ thì vẫn đặt gạch nhưng chỉ có 1 mạch vữa phía trên, khi xây tường tiếp bắt vào phần mõ ta bỏ viên gạch có 1 mạch vữa ra và chèn viên gạch mới vào để nối liền mạch tường. + Mõ hốc : Dùng để xây tường nối tiếp vào chổ bất kỳ vị trí nào trên tường đang xây dựng. Mõ hốc thường sử dụng với tường 220, chổ có mõ hốc người ta thường đặt một nữa viên gạch để xây tiếp được dể dàng sau này. Ưu điểm : Không tốn không gian tường xây nối tiếp vẫn đảm bảo không trùng mạch vữa. Nhược điểm : Phải điều chỉnh gạch ở hàng trên và hàng dưới để tránh trùng mạch. + Mõ dật : Là loại mõ có hàng trên lùi so với hàng dưới 1 nữa viên gạch, mà khi xây nối tường chỉ việc xây đè lên là được. Khi xây bất kỳ tường ở vị trí nào ở trên tường ta dùng mõ giật. Ưu điểm : Dể thi công việc xây dựng tường nối tiếp sau này dể dàng hơn đồng thời sự so le của gạch cũng làm tăng khả năng chịu lực của tường tránh hiện tượng gạch bị vở khi mõ chờ xây tiếp. Nhược điểm : Tốn một diện tích khá dài để mõ dật, tường xây càng cao thì mõ giật càng phải để dài( tốn nhiều diện tích ) Yêu cầu kỷ thuật :Khối xây đúng kỹ thuật là khối xây phải vuông vắn thành sắc cặn mạch bên phẳng và mạch vữa phải đủ đầy. Phương pháp xây trụ tường : Hàng gạch của tường phải được cấy vào trụ và các viên gạch xây trụ phải đan vào nhau. 3. Cách xây tường 220mm Tường 220mm bao gồm 2 tường 110 đặt song song liền kề và được liên kết lại với nhau, giữa chúng có mạch vữa dọc liên kết, để tránh trùng mạch đứng, cần phải có các lớp ngang để khóa mạch này và liên kết 2 phần tường 110 với nhau. Có 3 cách xếp các lớp ngang trong khối xây. H1: Tường bao V. Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động đối với công tác nề. - Khi xây không được phép đứng trên bờ tường để xây, đi lại trên tường mới xây. - Không được tựa thang vào tường mới xây để lên xuống - Không để dụng cụ, vật liệu lên bờ tường đang xây - Chuyển vật liệu lên độ cao trên 2m phải dùng các thiết bị cẩu chuyển - khi xây tới độ cao cách nền nhà hoặc mặt sàn tầng độ cao 1,5m phải bắc dàn giáo hoặc giá đỡ. - Không xây khi trời có mưa, gió - Khi làm trên mái có độ dốc lớn hơn 25m công nhân phải đeo dây an toàn - Công nhân lên xuống hố móng phải dùng thang tựa hoặc làm bậc lên xuống khi trời mưa phải đề phòng trượt ngã - Vận chuyển vật liệu lên xuống hố móng phải bằng phương pháp cơ giới hoặc bằng các dụng cụ cai tiến như : máng, rảnh có mặt phẳng nghiêng hoặc thùng. Vật liệu trong thùng phải thấp hơn thành thùng ít nhất là 10cm. Không được đứng trên đổ vật liệu từ trên xuống dưới đáy móng - Làm các công việc trong phạm vi móng các công trình cũ phải theo đúng thiết kế thi công, đồng thời phải có cán bộ kỹ thuật thi công hoặc đội trưởng giám sát - Trong quá trình xây dựng, nếu hố móng bị ngập nước, phải dùng bơm hút hết nước trước khi tiếp tục làm việc. Cấm mọi người ở dưới hố móng trong thời gian nghỉ giải lao. - Khi xây hố móng ở độ sâu trên 2m, hoặc xây móng dưới chân đo lúc mưa to phải ngừng ngay công việc. VI .Hoàn thiện khối xây dựng Thao t¸c tr¸t : Lªn v÷a : cã thÓ lªn v÷a b»ng bai. LÊy v÷a vµo bµn xoa g¹t v÷a vµo mÆt d­íi cña bai, áp bai vào bề mặt cần trát, ấn nhẹ và đưa tay lên phía trên. Lên vữa bằng tay vữa sẽ bám dính tốt với bề mặt cần trát nhưng năng suất không cao. Chú ý : Giữ đều khoảng cách mép dưới bàn xoa vào mặt tường để lớp dày có độ dày tương đối đều nhau. Dùng bàn là lột lên vữa nhanh hơn, nhưng phải dùng tay để thao tác. - Cán phẳng : Vữa trát cần được cán phẳng bằng thước tấm. Trước khi cán cần dấp cho thước ướt nước hai tay cầm, Đặt 2 đầu thước lên hai dải mốc ở phía dưới khu vực đã trát và đưa thước lên phía trên, trong quá trình cán vữa dư ra sẽ dồn lại trên bề mặt thước. Dựng nghiêng thước dùng bàn xoa gạt nhẹ xuống hộc vữa để dùng lại. - Xoa nhẳn : Làm sạch và tạo ẩm cho bàn xoa, áp bàn xoa vào lớp vữa đã cán và xoa tròn, có thể xoa cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ. Vữa xoa vừa ép 1 lực nhất định lên bàn xoa. Lực ép này khác nhau tuỳ theo vị trí trên bề mặt lớp vữa trát. Đầu tiên xoa rộng sau xoa hẹp dần. Xoa nhiều lần, lần sau xoa nhẹ tay hơn lần xoa trước, tới khi mặt trát bóng là được. Quét sơn : để tiến hành sơn tường chúng ta cần phải làm vệ sinh trước và tạo độ phẳng cho tường rồi mới tiến hành sơn. Nguyên tắc của sơn là phải sơn dọc sơn ngang. B. NGHỀ SẮT Mục đích Công tác cốt thép là một trong 3 dây chuyền trong công tác thi công kết cấu bê tông cốt thép toàn khối. Thường dây chuyền cốt thép đi sau dây chuyền ván khuôn, nhưng cũng tuỳ thuộc vào loại kết cấu và biện pháp kỹ thuật, mục đích của nghề thép giúp chúng ta : Nắm được các loại thép thông thường trong xây dựng ( kích thước, cường độ, chủng loại ). Các dụng cụ và các cách sử dụng các dụng cụ gia công thép. Phương pháp gia công thép theo bản vẽ ( lấy kích thước, nắn thẳng, uốn thép ) Cách buộc thép móng, thép cột, dầm sàn, cách nối thép và một số chi tiết kết cấu khác . Dây chuyền thép bao gồm các công đoạn : lấy từ kho, nắn thẳng, gia công nguội đo, cắt, nối, uốn, đặt vào khuôn. Các quá trình đó có thể cơ giới hoá 50% nếu thi công đúc kết tại chổ. Phân nhóm theo TCVN Theo tiêu chuẩn nhà nước về “ thép cán nóng, thép cốt bê tông TCVN 1651-75” dựa vào tính chất hoá học, phân nhóm cốt thép thành 4 nhóm : C-I, C-II, C-III, C-IV. Có các đặc trưng khác nhau cho trong bảng 2.2 Các đường kính danh nghĩa của cốt thép gồm : 6. 7. 8. 10. 12. 13. 14. 16. 18. 20. 22. 25. 28. 32. 36. 40 mm. Cốt nhóm C-I được sãn xuất thanh loại tròn nhẵn, cốt nhóm C-II, C-III, C-IV Là các loại có gờ. Phân nhóm theo theo các tiêu chuẩn khác Theo tiêu chuẩn của 1 số nước, cốt thépđược chia thành các nhóm sau : Cốt thép cán móng nhóm A-I, A-II, A-III, A-IV. Tương tự như cách phân chia của TCVN, ngoài ra còn có thêm cốt cán nóng nhóm A-V. Cốt thép qua gia công nhiệt AT-IV, AT-V, AT-VI. Cốt thép kéo nguội A-IIB, A-IIIB. Dây thép cường độ cao B-II và Bp-II. Một vài nước đặt tên gọi cốt thép theo giới hạn chảy ví dụ như A55, A65 I. Yêu cầu cần nắm : - Phân biệt được một số loại thép và các trường hợp cần sử dụng - Làm quen với các dụng cụ gia công thép. Thực hành nắn thẳng, đo, cắt, uốn cốt thép. - Tìm hiểu các cách lắp dựng cốt thép vào khuôn - Nắm bắt được các biện pháp đảm bảo an toàn trong công tác cốt thép. II. Dụng cụ Thước : dùng để đo kích thước cốt thép. Vam : dùng để nắn các loại thép. Có 2 loại vam tay nhỏ và vam tay lớn Kìm động lực : dùng để cắt thép từ 6-12mm Móc : dùng để buộc cốt thép Búa tay : dùng để nắn thẳng cốt thép Thép buộc : là sợi thép phi 1 dẻo dùng để buộc các thép lại với nhau Bàn uốn : có đóng đinh để cố định cốt thép khi uốn Cưa sắt : dung để cưa sắt có đường lính lớn Bàn chải thép : làm sạch thép bị gỉ dét Máy cắt thép : dùng để cắt thép có đường kính lớn Máy làm thẳng thép: dung làm thẳng thép H2: Máy cắt thép III. Phân loại thép trong xây dựng Theo hình dáng bên ngoài. + Thép thanh hay thép tròn trơn + Thép thanh hay thép tròn có gờ Theo phương pháp chế tạo + Thép thanh cán nóng + Thép sợi kéo nguội 3. Phân loại theo cường độ chịu lực + Nhóm AI Rk = 2100 kg/cm2 + Nhóm AII Rk = 2700 kg/cm2 + Nhóm AIII Rk = 3400-3600 kg/cm2 + Thép dự ứng lực ( thép cường độ cao ) Rk = 10.000 kg/cm2 – 18.000 kg/cm2 4. Phân loại theo chức năng và trạng thái làm việc trong kết cấu : + Phép chịu lực + Phép cấu tạo, …. IV. Gia công cốt thép. 1. Nắn thẳng : Cốt thép trước khi cắt, uốn thì phải được sửa hay nắn thẳng - Đối với thép cuộn (phi nhỏ hơn 10mm) dùng tời để nắn thẳng cốt thép. - Với thép có phi lớn hơn 10mm, được uốn thành hình chữ U vì lý do vận chuyển. Vì vậy, trước khi thi công uốn, cắt thì thanh thép cần phải được nắn thẳng. Dùng sức người để bẻ 2 nháy U cho thẳng rồi dùn Vam, búa để sửa cho thật thẳng. 2. Cạo gỉ : - Dùng bàn chải sắt cạo hết gỉ trên bề mặt, sau đó dùng giẻ lau sạch. Đối với những thép thanh có thể dùng sức người tuốt đi tuốt lại qua cát hạt to 3. Đo lấy mức : - Trước khi cắt thép, uốn thép thì phải được đo và phải được làm dấu để sau khi gia công đảm bảo hình dáng, kích thước theo thiết kế. - Dùng thước đo và đánh dấu trên thanh thép bằng phấn trắng hay sơn. 4. Cắt cốt thép - Trước khi cắt thép, phải căn cứ vào chủng loại, nhóm thép …., hình dạng kích thước, đường kính, số lượng thanh và phải tính toán chiều dài của đoạn thép cần tính. Lưu chú : cốt thép khi bị uốn sẽ bị giãn dài, độ dãn dài phụ thuộc vào góc uốn. 5. Uốn thép Cốt thép sau khi cắt xong cần uốn theo hình dạng và kích thước như thiết kế Dùng Vam để uốn các thép có phi nhỏ bằng 8mm Đối với thép có đường kính lớn hơn dùng bàn uốn để uốn. Bàn uốn có thể xoay bằng sức người hay dùng tời. Có thể dùng ban uốn cố định hoặc kết hợp các Vam để uốn thép * Khi khối lượng thép thi công lớn hay trong các nhà máy bê tông cốt thép chế tọa sẵn, thanh thép được nắn thẳng, cạo rỉ, đo cắt bằng máy tự động. 6. Hàn, nối cốt thép. Nối cốt thép để đảm bảo chiều dài các thanh thép theo yêu cầu của thiết kế và tận dụng những đoạn thép ngắn. Có 2 cách nối thép là : nối buộc và nối hàn * Nối buộc : áp dụng đối với các thanh thép có phi bé hơn hoặc bằng 16mm hoặc những thanh thép đã được gia cường nguội. Mối nối chỉ chịu lực khi bê tông đạt được cường độ thiết kế + Yêu cầu : - Không nối cốt thép tại các vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong Trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích đối với cốt thép chịu lực là thép trơn và không quá 50% đối với thép có gờ. Trong các mối nối cần buộ
Luận văn liên quan