Tình hình kinh tế xã hội của quận 3
Về tổ chức hành chính: có 14 phường, 63 khu phố, 874 tổ dân phố. Là nơi có nhiều cơ quan Trung ương, Thành phố trú đóng, là cái nôi của phong trào đấu tranh cách mạng đô thị trước ngày giải phóng miền Nam, là nơi đặt bộ chỉ huy tiền phương trong đợt tổng tiến công và nổi dậy vào Xuân 1968. Đòng thời cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa, trụ sở chính của các tôn giáo như: Văn phòng II Giáo hội Phật giáo, Tòa Tổng giám mục, các cơ sở tôn giáo
Dân số: Tính đế năm 2008 là 201.122 người với 42.697 hộ. Theo dự kiến đến năm 2015 tăng 216.000-218.000 người và năm 2020 dân số toàn Quận 3 dao động khoảng 200.000-220.000 người. Số lượng dân số đứng thứ 17 trong 14 quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2008). Mật độ dân số là 41 người/km2 , đứng thứ 5 trong 24 quận, huyện (sau Quận 5, Quận 4, Quận 11, Quận 10). Đây là nguồn nhân lực dồi dào và cũng là nguồn tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế trên địa bàn quận. Trên địa bàn quận có 18 dân tộc và nhiều tôn giáo cùng sinh sống với trình độ dân trí khá cao. Có 37.840 gia đình đạt chuẩn văn hóa, có 35 khu phố, 03 cư xá, 02 chung cư được công nhận khu phố văn hóa, 28 khu phố được công nhận khu phố xuất sắc.
Giao thông: Quận 3 hiện có các tuyến đường giao thông quan trọng như: đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Nguyễn Thị Minh Khai. Theo dự kiến, sẽ điều chỉnh một số tuyến đường giao thông so với quy hoạch chung duyệt năm 1998 gồm tuyến đường Bắc Nam trong quy hoạch chi tiết sẽ được thay thế bằng tuyến đường trên cao Nhiêu Lộc Thị Nghè, giảm lộ giới đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa từ 35m xuống còn 30m. Về giao thông đô thị, sẽ xem xét đánh giá các tuyến đường quy hoạch đã duyệt trước đây theo hướng giữ lại hoặc điều chỉnh và bổ sung một số trục đường có tính khả thi. Đồng thời xác định các nút giao thông chính cần cải tạo, khống chế một số bế bãi xe khu vực, duy trì ga Sài Gòn là ga đầu mối đường sắt đô thị. Theo quy hoạch, Quận 3 còn có dự án đường sắt đô thị là tuyến tàu điện ngầm từ chợ Bến Thành theo đường Cách Mạng Tháng Tám đến kênh Tham Lương (Quận 12) có kết nối với ga Sài Gòn. Đây là tuyến giao thông quan trọng có khối lượng lớn. Vì thế, trong thời gian sắp tới, hệ thống giao thông trên địa bàn Quận 3 sẽ được nâng cấp, mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu hàng hóa, thúc đẩy nền kinh tế ngày càng tăng.
29 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 13195 | Lượt tải: 12
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Công tác tiếp dân, tiếp nhận và xử lý đơn, thư của ủy ban nhân dân quận 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Báo cáo tình hình thực tập
1.1. Mục đích thực tập
Thực hiện Quyết định số 1918/QĐ-HVHCQG ngày 30/12/2005 của giám đốc Học Viện hành chính về việc ban hành quy chế tổ chức thực tập cho sinh viên Đại học hành chính hệ chính quy.
Theo kế hoạch thực tập của Phòng đào tạo Học Viện hành chính.
1.2. Nội dung thực tập
Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của cơ quan nơi thực tập.
Nắm vững quy trình công vụ hành chính Nhà nước tại nơi thực tập.
Nắm được thủ tục hành chính và thể chế hành chính của cơ quan nơi thực tập.
Trực tiếp thực hành các kỹ năng của người công chức, đúng chuyên đề thực tập và thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Tìm hiểu và tham gia tác nghiệp tại tổ tiếp dân của văn phòng UBND quận 3 nhằm tìm hiểu công việc và viết báo cáo chuyên đề: “Công tác tiếp dân, tiếp nhận và xử lý đơn, thư của UBND quận 3”.
1.3. Thời gian và địa điểm thực tập
Thời gian: Từ ngày 15/3/2009 đến ngày 14/5/2010
Địa điểm: Tổ tiếp dân – Văn phòng UBND quận 3
2. Tóm tắt quá trình thực tập
2.1.Họp triển khai thực tập từ ngày 10/3/2009 đến ngày 12/3/2010
2.2.Thời gian thực tập từ ngày 15/3/2009 đến ngày 14/5/2010
Tuần 1 đến tuần 4: từ ngày 16/3 đến ngày 12/4/2010
Báo cáo lãnh đạo về nội dung và kế hoạch thực tập.
Tìm hiểu cơ quan thực tập và những quy trình hành chính.
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của văn phòng.
Tiếp nhận, đọc, nghiên cứu hồ sơ liên quan đến chuyên đề thực tập.
Viết đề cương chuyên đề.
Tuần 4 đến tuần 7: từ ngày 13/4 đến ngày 07/5/2010
Thu thập số liệu và theo dõi tình hình tiếp dân.
Tham gia trực công tác tiếp dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư của người dân.
Tổng hợp báo cáo để viết chuyên đề.
Tuần 8: từ ngày 08/04 đến ngày 16/04/2010.
Viết báo cáo chuyên đề, trình lãnh đạo cơ quan nhận xét quá trình thực tập và nhận xét của giáo viên hướng dẫn.
Phần 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ UBND QUẬN 3
1. Khái quát về quận 3
1.1.Vị trí địa lý của quận 3
Với vị trí nằm ở trung tâm Thành Phố, diện tích 4,9km2 có địa giới hành chính :
- Bắc giáp Quận Phú Nhuận (dài 2.276m)
- Đông giáp Quận 1 ( dài 4.285m )
- Nam giáp Quận 5 ( dài 50m )
-Tây giáp Quận 10 ( dài 4.427m )
- Tây Bắc giáp Quận Tân Bình ( dài 654m )
1.2. Tình hình kinh tế xã hội của quận 3
Về tổ chức hành chính: có 14 phường, 63 khu phố, 874 tổ dân phố. Là nơi có nhiều cơ quan Trung ương, Thành phố trú đóng, là cái nôi của phong trào đấu tranh cách mạng đô thị trước ngày giải phóng miền Nam, là nơi đặt bộ chỉ huy tiền phương trong đợt tổng tiến công và nổi dậy vào Xuân 1968. Đòng thời cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa, trụ sở chính của các tôn giáo như: Văn phòng II Giáo hội Phật giáo, Tòa Tổng giám mục, các cơ sở tôn giáo…
Dân số: Tính đế năm 2008 là 201.122 người với 42.697 hộ. Theo dự kiến đến năm 2015 tăng 216.000-218.000 người và năm 2020 dân số toàn Quận 3 dao động khoảng 200.000-220.000 người. Số lượng dân số đứng thứ 17 trong 14 quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2008). Mật độ dân số là 41 người/km2 , đứng thứ 5 trong 24 quận, huyện (sau Quận 5, Quận 4, Quận 11, Quận 10). Đây là nguồn nhân lực dồi dào và cũng là nguồn tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế trên địa bàn quận. Trên địa bàn quận có 18 dân tộc và nhiều tôn giáo cùng sinh sống với trình độ dân trí khá cao. Có 37.840 gia đình đạt chuẩn văn hóa, có 35 khu phố, 03 cư xá, 02 chung cư được công nhận khu phố văn hóa, 28 khu phố được công nhận khu phố xuất sắc.
Giao thông: Quận 3 hiện có các tuyến đường giao thông quan trọng như: đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Nguyễn Thị Minh Khai. Theo dự kiến, sẽ điều chỉnh một số tuyến đường giao thông so với quy hoạch chung duyệt năm 1998 gồm tuyến đường Bắc Nam trong quy hoạch chi tiết sẽ được thay thế bằng tuyến đường trên cao Nhiêu Lộc Thị Nghè, giảm lộ giới đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa từ 35m xuống còn 30m. Về giao thông đô thị, sẽ xem xét đánh giá các tuyến đường quy hoạch đã duyệt trước đây theo hướng giữ lại hoặc điều chỉnh và bổ sung một số trục đường có tính khả thi. Đồng thời xác định các nút giao thông chính cần cải tạo, khống chế một số bế bãi xe khu vực, duy trì ga Sài Gòn là ga đầu mối đường sắt đô thị. Theo quy hoạch, Quận 3 còn có dự án đường sắt đô thị là tuyến tàu điện ngầm từ chợ Bến Thành theo đường Cách Mạng Tháng Tám đến kênh Tham Lương (Quận 12) có kết nối với ga Sài Gòn. Đây là tuyến giao thông quan trọng có khối lượng lớn. Vì thế, trong thời gian sắp tới, hệ thống giao thông trên địa bàn Quận 3 sẽ được nâng cấp, mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu hàng hóa, thúc đẩy nền kinh tế ngày càng tăng.
Trên lĩnh vực kinh tế: Từ địa bàn mang tính cư trú hành chính, Đảng bộ chính quyền Quận 3 đã tập trung phát triển kinh tế theo định hướng cơ cấu thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Trên địa bàn Quận, hiện có hơn 12.998 cơ sơ sản xuất - kinh doanh dịch vụ với hơn 65 ngàn lao động. Giá trị tổng sản lượng năm 2004 đạt 1000 tỷ đồng, doanh thu thương mại - dịch vụ đạt 9000 tỷ đồng, thu ngân sách nhà nước hàng năm đạt 430 tỷ đồng, thu nhập bình quân của một người dân là 1.115.000đ/người/tháng.
Trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, giáo dục thể thao: Quận 3 có bốn trường đại học đóng trên địa bàn, có 27 trường mầm non, 22 trường tiểu học, 17 trường phổ thông cơ sở, 01 trường cấp II, III và 01 trường trung học phổ thông. Hàng năm, tiếp nhận khoảng 43.000 học sinh. Nhiều trường của quận trở thành trường điểm của thành phố. Quận 3 cũng là nơi tập trung nhiều bệnh viện chuyên khoa lớn của Thành phố và Trung ương, 2 bệnh viện tư nhân đầu tiên của Thành phố được thành lập trên địa bàn quận. Ngành Thể dục thể thao của Quận cũng có nhiều đóng góp cho phong trào chung của Thành phố: 14 vận động viên, hai huấn luyện viên, 17 trọng tài tham dự Seagames 22, đạt được hai huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 4 huy chương đồng tham dự Seagames 22.
Với vị trí trung tâm Quận 3 có vai trò quan trọng góp phần tạo lên sự phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh, đồng thời với lợi thế về vị trí địa lý là địa bàn giao lưu và hợp tác thuận lợi với nhiều quận, huyện khác nhằm phát triển kinh tế xã hội. Từ đó tạo điều kiện thu hút được mọi nguồn lực phục vụ cho sự phát triền, xong các nguồn lực chỉ phát huy tác dụng khi có lực tác động. Nhận thức rõ điều này Ban Lãnh Đạo Ủy Ban Nhân Dân Quận 3 đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính - một trong những yếu tố được coi là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hiện nay nhằm tạo điều kiện khai thác tối đa các nguồn lực để đưa nền kinh tế Quận phát triển ngày càng nhanh và vững chắc
2. Tổ chức bộ máy của UBND quận 3
Theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ, quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quy định:
2.1. Vị trí và chức năng của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận:
1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân quận và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực địa phương.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.
2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận.
1. Trình Ủy ban nhân dân quận ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình biện pháp thực hiện các chương trình cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
2. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
3. Giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm,thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân quận.
4. Giúp Ủy ban nhân dân quận quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo đúng quy định của pháp luật.
5. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn cho cán bộ, công chức các phường.
6. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn quận.
7. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của Ủy ban nhân dân quận theo quy định của Ủy ban nhân dân quận và sở quản lý ngành, lĩnh vực.
8. Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công, phục trách đối với tổ chức cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Ủy ban nhân dân quận.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của cơ quan chuyên môn quận theo phân công của Ủy ban nhân dân quận.
10. Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân quận.
11. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân quận giao hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Người đứng đầu của cơ quan chuyên môn thuộc cơ quan chuyên môn quận.
1. Người đứng đầu của cơ quan chuyên môn quận ( gọi chung là Trưởng phòng) chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình phục trách.
2. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận ( gọi chung là Phó Trưởng phòng) là người giúp trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác và và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, Phó phòng thay trưởng phòng điều hành các nhiệm vụ thuộc chuyên môn.
3. Số lượng Phó Trưởng phòng không quá 03 người.
4. Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm… đối với Trưởng, Phó phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận thực hiện theo quy định của pháp luật.
2.4. Chế độ làm việc của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Quận và trách nhiệm của Trưởng phòng.
1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Quận làm việc theo chế độ thủ trưởng.
2. Trưởng phòng căn cứ vào quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân Quận xây dựng quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo của cơ quan chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó.
3. Trưởng phòng chịu trách nhiệm về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận phân công hoặc ủy quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng tham nhũng, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.
4. Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận và sở quản lý ngành, lĩnh vực về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình; báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp khi được yêu cầu; phối hợp với người đứng đầu cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp giải quyết các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân quận:
1. Phòng Nội vụ:
2. Phòng Tư pháp:
3. Phòng Tài chính, kế hoạch:
4.Phòng Tài nguyên và Môi trường
5. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội
6. Phòng Văn hóa và Thông tin
7. Phòng giáo dục và đào tạo
8. Phòng Y tế
9. Thanh tra
10. Phòng Kinh tế
11. Phòng Quản lý đô thị
12. Văn phòng Ủy ban nhân dân.
3. Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân Quận 3
UBND Quận làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể Ủy ban nhân dân; Đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân Quận.
Giải quyết công việc đúng phạm vi trách nhiệm, đúng thẩm quyền; Đảm bảo sự lãnh đạo của Quận ủy, sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên.
Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ được giao một cơ quan, đơn vị một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính, Cấp trên không làm thay công việc của cấp dưới, tập thể không làm thay công việc cho cá nhân và ngược lại. Công việc được giao cho cơ quan, đơn vị thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó chịu trách nhiệm về công việc được giao.
Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết công việc theo quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác và quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Quận.
Đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc, đảm bảo dân chủ, minh bạch trong mọi hoạt động theo đúng phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
4. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc và quan hệ công việc của UBND quận
Ủy ban nhân dân Quận chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân Thành phố, có trách nhiệm chấp hành mọi văn bản của Hội đồng nhân dân Quận; Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định hoặc theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân Thành phố; Đồng thời chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân Quận trong việc chỉ đạo điều hành các nghị quyết của Quận ủy, Hội đồng nhân dân, đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước.
Ủy ban nhân dân Quận phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng nhân dân Quận trong việc chuẩn bị chương trình và nội dung làm việc của kỳ họp Hội đồng nhân dân; giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Quận; Giải quyết các kiến nghị của Hội đồng nhân dân theo thẩm quyền của mình và trả lời chất vấn của Đại biểu Hội đồng nhân dân Quận.
Uỷ ban nhân dân Quận phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cùng cấp chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; Tuyên truyền, giáo dục vận động nhân dân tham gia xây dựng, củng cố chính quyền vững mạnh, tự giác thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Ủy ban nhân dân Quận có trách nhiệm tạo điều kiện để Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cùng cấp hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ; Xem xét giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cùng cấp.
Ủy ban nhân dân Quận phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân, Tòa án nhân dân Quận trong việc đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; Bảo đảm thi hành pháp luật, giữ vững kỷ cương, kỷ luật hành chính và tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại địa phương.
Tổ chức bộ máy Ủy ban nhân dân Quận 3 theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Số lượng các phòng ban, số lượng Chủ tịch các Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên của Ủy ban nhân dân Quận được thực hiện đúng Nghị định 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008.
Về công tác tiếp dân và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo: Địa điểm tiếp dân tại Ủy ban nhân dân Quận 3. Cán bộ phụ trách công tác tiếp dân của Quận là 02 chuyên viên, Văn phòng kiêm nhiệm cho buổi tiếp dân của lãnh đạo Quận. Các đơn thư khiếu nại, tố cáo của dân được tập trung và chuyển đến Thanh tra và các phòng ban Quận giải quyết theo thẩm quyền và trình tự luật định.
Vậy, Tổ chức và họat động của bộ máy UBND Quận theo quy định của pháp luật là khá hoàn thiện và hiệu quả.
Phần 3: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
CÔNG TÁC TIẾP DÂN, TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ ĐƠN
TẠI UBND QUẬN 3
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Những vấn đề chung về công tác tiếp dân
Tiếp công dân chính là lắng nghe những yêu cầu, ý kiến, kiến nghị, phản ánh, góp ý …của người dân về những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tác quản lý của cơ quan, đơn vị. Đây là sự thể hiện sinh động bản chất dân chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân của Nhà nước ta. Đây là bước cụ thể hoá quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương. Điều này còn là sự hiện thực hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong công tác quản lý và thực tiễn cuộc sống.
Công tác tiếp dân có mối quan hệ chặt chẽ với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Do đó, công tác tiếp dân cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Công tác tiếp dân không chỉ phục vụ trực tiếp cho giải quyết khiếu nại, tố cáo mà còn góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1.1. Một số quy định pháp luật liên quan đến công tác tiếp dân.
1.2. Trách nhiệm của cán bộ tiếp dân.
Cán bộ tiếp dân là người có phẩm chất tốt, có năng lực chuyên môn, am hiểu thực tế, có trách nhiệm cao với nhiệm vụ được giao. Khi làm nhiệm vụ, cán bộ tiếp dân phải mặc trang phục chỉnh tề, đeo thẻ công chức theo quy định, tự giới thiệu chức vụ của mình để người được tiếp biết.
Cán bộ tiếp dân chỉ được tiếp công dân khiếu nại tại công sở, không tiếp tại nhà riêng. Cán bộ tíếp công dân có nhiệm vụ sau:
a.Lắng nghe ý kiến, ghi chép vào sổ theo dõi tiếp công dân đầy đủ do công dân trình bày.
b.Nếu khiếu nại, tố cáo có căn cứ đúng thẩm quyền của cơ quan phải giải quyết thì tiếp nhận đơn, báo cáo thủ trưởng cơ quan mình xem xét, giải quyết
c.Những khiếu nại, tố cáo không đúng thẩm quyền thì hướng dẫn nhân dân…nộp đơn hoặc đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét giải quyết. Trường hợp đơn, thư chuyển qua đường bưu điện thì phải chuyển đơn, thư đến đúng cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
d.Khiếu nại, tố cáo đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét có văn bản hoặc quyết định giải quyết đúng chính sách pháp luật thì cần trả lời rõ và yêu cầu công dân chấp hành.
1.4. Trách nhiệm của lãnh đạo trong việc tiếp công dân
Khác với việc tiếp công dân của cán bộ chuyên trách làm công tác tiếp công dân chủ yếu là nhận đơn thư, hướng dẫn, giải thích….việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo công dân của Thủ trưởng của cơ quan, đơn vị trước hết thể hiện tác phong làm việc mang tính dân chủ trong quản lý điều hành. Tiếp công dân của Thủ trưởng là để trực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo lắng nghe, trực tiếp xem xét, giải quyết và chỉ đạo việc xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của mình. Đồng thời, Thủ trưởng cũng biết được tình hình khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, đơn vị cấp dưới, từ đó có những biện pháp kiểm tra, đôn đốc cấp dưới trong công tác tiếp công dân xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Khi tiếp công dân, nếu nhận được những khiếu nại thuộc thẩm quyền mà vụ việc rõ ràng, cụ thể, có cơ sở giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải trả lời ngay cho công dân biết. Nếu vụ việc phức tạp cần nghiền cứu xem xét thì nói rõ thời gian giải quyết và người cần liên hệ tiếp để biết kết quả giải quyết.
Do tầm quan trọng của việc Thủ trưởng trực tiếp tiếp công dân cho nên khâu chuẩn bị cho buổi tiếp phải được các bộ phận tham mưu, giúp việc tiến hành chu đáo. Đối với những vụ việc phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình tham mưu, xác minh, kết luận thì bộ phận tham mưu, giúp việc phải báo cáo với Thủ trưởng, bố trí sắp xếp thời gian hợp lý để Thủ trưởng tiếp cận hồ sơ vụ việc trước khi tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo về vụ việc đó.
Cũng do tầm quan trọng của việc Thủ trưởng trực tiếp tiếp công dân nên các bộ phận có liên quan phải tham gia buổi tiếp công dân với Thủ trưởng. Thông thường các bộ phận như Thanh tra, Tài nguyên Môi trường, Xây dựng, Tài chính kế hoạch… là những bộ phận thường xuy