Báo cáo Thực tập CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10

Trong nền kinh tế thị trường ngày nay các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới ,trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam.Bởi lẽ để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu từ thị trường,xác định đúng nhu cầu về vốn ,tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời sử dụng vốn hợp lý,đạt hiệu quả cao nhất.Muốn vậy doanh nghiệp phải nắm được những nhân tố ảnh hưởng,mức độ,xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp.Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần LILAMA 10 em đã đi sâu tìm hiểu,phân tích và đã thực hiện một báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tài chính của công ty, nhằm phục vụ tốt hơn cho đề tài luận văn tốt nghiệp sau này.

doc18 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4363 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường ngày nay các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới ,trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam.Bởi lẽ để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu từ thị trường,xác định đúng nhu cầu về vốn ,tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời sử dụng vốn hợp lý,đạt hiệu quả cao nhất.Muốn vậy doanh nghiệp phải nắm được những nhân tố ảnh hưởng,mức độ,xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp.Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần LILAMA 10 em đã đi sâu tìm hiểu,phân tích và đã thực hiện một báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tài chính của công ty, nhằm phục vụ tốt hơn cho đề tài luận văn tốt nghiệp sau này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Tài Chính - Ngân Hàng trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội ,đặc biệt em xin cảm ơn thầy giáo TS Trần Công Bảy là người trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo này. Phần 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 1.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 -Tên công ty: Công ty cổ phần LILAMA 10 -Tên giao dịch: LILAMA 10 JOINT STOCK COMPANY, (LILAMA 10.,JSC) -Trụ sở: Số 989 Đường Giải Phóng,Phường Giáp Bát,Q.Hoàng Mai,TP Hà Nội -Hình thức sở hữu vốn :Công ty cổ phần 51% vốn nhà nước -Lĩnh vực kinh doanh: Chế tạo thiết bị ,lắp máy và xây dựng các công trình -Ngành nghề kinh doanh: sản xuất,thiết kế,chế tạo,xây dựng ,lắp đặt -Mã số thuế: 0100105341 -Vốn điều lệ: 100.000.000.000 Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội là một đơn vị thành viên của Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA). Năm 1960 công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội (tiền thân của Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội ngày nay) được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 109587 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân. Sau hơn 48 năm xây dựng và trưởng thành Công ty đã không ngừng phát triển cả chiều sâu và chiều rộng, đến nay Công ty đã trở thành một doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực chế tạo, lắp đặt kết cấu thép, lắp đặt dây chuyền thiết bị, xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng. Hiện nay, Công ty có 4 xí nghiệp, 1 nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép, 1 Chi nhánh, các tổng đội công trình, các liên đội chuyên ngành và các xưởng sửa chữa cơ giới, xưởng sửa chữa điện,…hoạt động trên phạm vi cả nước. Với nền tảng vững chắc, cùng với sự quyết tâm của Ban lãnh đạo và trên 2000 cán bộ công nhân viên, Công ty đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ hội nhập của đất nước. 1.2.CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY Công ty LILAMA 10 là một thành viên thuộc tổng công ty LILAMA Việt Nam được hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập có chức năng và các nhiệm vụ chủ yếu như sau: -Xây dựng công trình công nghiệp,đường dây tải điện,lắp ráp máy móc thiết bị cho các công trình -Sản xuất kinh doanh vật tư,vật liệu xây dựng -Gia công lắp đặt sữa chữa thiết bị nâng,thiết bị chịu áp lực..,cung cấp ;lắp đặt,bảo trì thang máy -Làm sạch và sơn phủ bề mặt kim loại -Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị,các dây chuyền công nghệ,vật liệu xây dựng -Thí nghiệm,hiệu chỉnh hệ thống điện,điều khiển tự động.. -Đầu tư xây dựng kinh ,doanh bất động sản -Thiết kế kết cấu:đối với công trình xây dựng dân dụng,công nghiệp phục vụ ngành lắp máy -Thiết kế hệ thống dây chuyền công nghệ chế tạo máy và lắp máy phục vụ ngành lắp máy -Thiết kế hệ thông điều khiển nhiệt điện đối với công trình công nghiệp 1.3.TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ. 1.3.1.Tổ chức bộ máy công ty SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 1.3.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. Ban Kiểm Soát : Do đại hội cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên để thưc hiện giám sát HĐQT,Tổng giám đốc công ty trong việc quản lý điêù hành công ty. Hội Đồng Quản Trị:Do đại hội cổ đông bầu ra gồm 05 thành viên.HĐQT là cơ quan đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty,trừ nhưng thẩm quyền thuộc ĐHĐCĐ. Đại Hội Đồng Cổ Đông : ĐHĐCĐ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty,bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết hoặc người được cổ đông có quyền biểu quyết ủy quyền. Giám Đốc Điều Hành : Do HĐQT bổ nhiệm ,chịu trách nhiệm trước HĐQT và ĐHĐCĐ về điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các Phó Tổng Giám Đốc : là những người giúp Tổng Giám Đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo sự phân công của Tổng Giám Đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về nhiệm vụ đựơc phân công và thực hiện . Phòng Kinh Tế Kỹ Thuật : Phòng Kinh tế - Kỹ thuật có nhiệm vụ lập Dự án tổ chức thi công và bố trí lực lượng cán bộ kỹ thuật cho từng công trình; bóc tách khối lượng thi công, lập tiến độ, biện pháp thi công cho các hạng mục công trình; kiểm tra, giám sát công trình; nghiệm thu và bàn giao các phần việc của từng hạng mục công trình... Phòng Đầu Tư Dự Án : Phòng Đầu tư dự án là phòng tham mưu cho Ban Giám đốc triển khai các hoạt động kinh doanh, trực tiếp giao dịch, quan hệ, đàm phán với các chủ dự án để tiến hành các công việc lập định mức, đơn giá dự toán các công trình. Phòng Tài Chính Kế Toán : Phòng Tài chính - Kế toán là bộ phận tham mưu cho Ban Giám đốc về quản lý công tác tài chính kế toán, thống kê theo chế độ hiện hành của Nhà nước. Phòng Tài chính - Kế toán có trách nhiệm ghi chép, phản ánh, tính toán các số liệu về tình hình luân chuyển vật tư, tài sản, tiền vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị; giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, thu chi tài chính, thanh toán tiền vốn; lập các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo quy định hiện hành. Phòng Tổ Chức Lao Động: Phòng Tổ chức lao động có nhiệm vụ nghiên cứu, lập phương án tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất; tổ chức tuyển dụng và đào tạo cán bộ, công nhân; kết hợp với các phòng ban chức năng giải quyết các vấn đề về lao động như: chế độ tiền lương, an toàn lao động. Phòng Hành Chính -Y Tế: Phòng Hành chính – Y tế có nhiệm vụ quản lý con dấu, văn thư lưu trữ, quản lý và sử dụng các thiết bị văn phòng; nắm bắt tình hình sức khoẻ của cán bộ công nhân viên. Phòng Vật Tư Thiết Bị : Phòng Vật tư thiết bị chịu trách nhiệm về giao nhận và quyết toán các thiết bị chính, quản lý, mua sắm vật liệu, phương tiện và các công cụ, dụng cụ cung cấp cho các đơn vị trong Công ty thi công các công trình. 1.4.TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 1.4.1.Tổ chức bộ máy kế toán SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 1.4.2.Chế độ kế toán áp dụng. -Chế độ kế toán :Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam(quy định số 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/03/2006). -Hình thức kế toán: Nhật ký chung. -Kỳ kế toán: bắt đầu từ 01/01 và kết thúc 31/12 hàng năm. -Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam(VNĐ). Phần 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 2.1.TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2.1.1.Tình hình tài sản của công ty năm 2008-2009. Qua bảng kết cấu tài sản (bảng 1) ta thấy tổng tài sản công ty đang quản lý và sử dụng năm 2009 la 1,010.741 triệu đồng,tăng 191,184 triệu đồng,tốc độ tăng 23,3% so với năm 2008.Điều này chứng tỏ công ty đang có xu hướng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.Cụ thể ta thấy: TSLĐ năm 2009 tăng 138,511 triệu đồng ,tăng 37,6% so với năm 2008 .Có thể thấy đây là tốc dộ tăng khá cao.Trong đó hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn, năm 2009 HTK của công ty tăng mạnh,tăng 162,571 triệu đồng tăng 77% so với 2008 .Các khoản phải thu cũng đã giảm mạnh so vơi các năm trước( giảm 29,9% so với 2008 ). Tuy nhiên có thể thấy cơ cấu TSLĐ của công ty đang có xu hướng giảm tỷ trọng tiền mặt,tăng tỷ trọng HTK,điều này là không hợp ly trong tình trạng hiện nay.Tiền và các khoản tương đương tiền mặc dù có sự tăng giữa các năm nhưng so với tổng tài sản là quá it,năm 2008 chiếm 0.2 %, năm 2009 chiếm 1,8% . Do vậy cần có biện pháp đảy nhanh tốc độ thu hồi tiền hàng năm để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn,tránh tình trạng thiếu tiền trong thanh toán.Đồng thời cũng phải xem xét để có biện pháp dự trữ HTK hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển và nâng cao hiệu quả sử dụng HTK. TSLĐ khác năm 2009 tăng 25,7% so với 2008. Tài sản cố định của công ty năm 2009 tăng 52,672 triệu đồng , tốc độ tăng 11.7% so với 2008.Tuy nhiên tỷ trọng TSCĐ ngày càng giảm so với tổng tài sản . Điều này là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm mạnh , năm 2008 chỉ chiếm 0.9% so với tổng tài sản,năm 2009 chiếm 0.8%. Như vậy,công ty có thể rút ra bài học về công tác quản lý vốn cần phải hiệu quả hơn,giảm khối lượng vốn bị chiếm dụng. 2.1.2.Tình hình nguồn vốn của công ty năm 2008 – 2009 . Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.Trong đó nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhiều hơn vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn.Nợ phải trả năm 2008 là 805,680 triệu đồng (chiếm 98,3 % so với tổng nguồn vốn ) , năm 2009 là 878,314 triệu đồng ( 86,9% ) . Điều này chứng tỏ nguồn vốn của công ty chủ yếu là nguồn đi vay.Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn. Mặt khác nợ phải trả của công ty năm 2009 tăng 72,634 triệu đồng ,tăng 9% so với năm 2008 trong khi khoản phải thu( xem bảng 1) so với tổng tài sản năm 2008 là 16,1% ,2009 là 9,1% .Như vậy ,tỷ lệ nguồn vốn mà công ty chiếm dụng của các doanh nghiệp khác lớn hơn rất nhiều so vơi khoản mà doanh nghiệp khác chiếm dụng của công ty.Điều này dẫn đến khả năng tự chủ trong việc sử dụng vốn của công ty. Mặc dù nợ ngắn hạn có sự suy giảm so với 2008 nhưng khoản mục người mua trả tiền trước tăng mạnh trong năm 2009 , tăng 14,129 triệu đồng,tăng 18,8% so với 2008.Điều này chứng tỏ lượng vốn công ty đi chiếm dụng khá lớn ,cho thấy uy tín của công ty đối với khách hàng ngày càng tăng.Do đó công ty cần xem xét chính sách thanh toán với khách hàng để vừa đảm bảo thu được tiền từ khách hàng vừa giữ được khách hàng. Các khoản phải thanh toán nội bộ giảm dần ,đến 2009 thì bằng 0.chứng tỏ công ty đã dần dần hoạt động độc lập với Tổng Công ty. Năm 2009 công ty tiến hành cổ phần hóa tăng vốn chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu.Cơ cấu nguồn vốn của công ty có biến động nhưng không đáng kể,tuy nhiên nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn,do vậy việc sử dụng nhiều vốn vay sẽ làm tăng số lãi vay phải trả,sẽ ảnh hưởng tới mức độ độc lập tài chính và rủi ro tài chính.Công ty cần tăng cường huy động vốn tự có .giảm nợ vay nhằm đảm bảo tình hình tài chính của công ty được ổn định,vững mạnh ,tạo niềm tin đối với nhà đầu tư. 2.2.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm sau tăng hơn năm trước 158,103 triệu đồng ,tốc độ tăng 54.1%.Bên cạnh đó doanh thu tài chính và thu nhập khác của công ty tăng lên đáng kể góp phần vào sự gia tăng của lợi nhuận . Lợi nhuận gộp của công ty tăng nhanh qua các năm.So với 2008 ,lợi nhuận gộp 2009 tăng 3,010,tốc độ tăng 12%.Giá vốn hàng bán tăng lên cùng tốc độ tăng doanh thu,do đó lợi nhuận gộp cũng tăng lên.Hoạt động đầu tư tài chính của công ty không được chú trọng,khoản doanh thu hoạt động tài chính của công ty là thu từ lãi tiền gửi ngân hàng và lãi từ chênh lệch tỷ giá hối đoái. Các nhân tố ảnh hưởng như chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên theo từng năm để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất của công ty.Chi phí tài chính chủ yếu là chi phí lãi vay và một phần nhỏ là lỗ do chênh lệch tỷ giá hối đoái.Do đó trong 2 năm chi phí tài chính luôn lớn hơn doanh thu tài chính .Sản phẩm của công ty chủ yếu là các công trình dự án,do đó chi phí bán hàng của công ty thường rất thấp.Sang 2008, 2009 công ty mở rộng sản xuất các sản phẩm thép mạ kẽm ,mạ màu bán ra thị trường,chi phí bán hàng tăng lên.Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên theo từng năm..Tổng lợi nhuận trước thuế ngày càng tăng,năm 2009 tăng 808 triệu đồng (61.7%) so với 2008 . Tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế cũng tương tự lợi nhuận trước thuế.Tuy nhiên tỉ lệ lợi nhuận sau thuế so với doanh thu trong 2 năm chưa cao.Điều này là do doanh thu tăng,nhưng giá vốn,chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng tăng.Do vậy công ty cần tìm biện pháp giảm thiểu chi phí tăng doanh thu nhằm nâng cao lợi nhuận. Phần 3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC,TỒN TẠI VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 3.1.MỘT SỐ THÀNH TỰU . Trải qua 48 năm xây dựng và phát triển ,đến nay LILAMA là công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực lắp máy ,sản xuất và xuất khẩu thép,các sản phẩm do LILAMA cung cấp đã có mặt trên toàn quốc ,đặc biệt sản phẩm mạ kẽm mạ màu đang được xuất đi nhiều nước trên thế giới và Châu Á như:Nigienia,Srilanka-Ấn Độ,Iran... Với phong cách làm việc chuyên nghiệp và năng động,các công trình do LILAMA 10 thi công luôn đảm bảo tiến độ và đạt chất lượng cao,phục vụ nhiều lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân như các Nhà máy thủy điện Hòa Bình,Thủy điện Yaly,Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại I,II..Trạm biến áp 500kV Thường Tín,Nhà máy xi măng But Sơn,Chinfon,Hoàng Mai,Nghi Sơn… 3.2.NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN. -Về công tác kế hoạch kinh doanh ,nhất là hoạt động xuất khẩu còn hạn chế về số lượng cán bộ thực hiện hợp đồng,nghiệp vụ chưa cao.Chưa chủ động nắm bắt tìm hiểu thị trường,thị trường xuất khẩu không ổn định. -Việc duy trì thực hiện quy chế tài chính còn nhiều hạn chế,công tác đối chiếu thu hồi công nợ đôi khi chưa kịp thời ,còn tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn,chế độ báo cáo chưa nghiêm ,còn chậm gây khó khăn cho cơ quan chuyên môn tổng hợp,hạch toán. -Sản phẩm của công ty có chất lượng tốt nhưng chưa năng động khai thác thị trường nên kết quả tiêu thụ thấp,tình hình bán hàng thất thường. -Tổ chức lao động tiền lương cần nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý và đào tạo nhân lực. 3.3..KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP. -Xây dựng đội ngũ phân tích thị trường,từ đó có những thông tin chính xác về khách hàng để có những chính sách thu nợ hợp lý,có lợi cho cả đôi bên.Có những chính sách theo dõi cũng như ưu đãi cụ thể đôi với từng nhóm khách hàng,hoa hồng hay thưởng nhân viên khi tìm được khách hàng tiềm năng mới… -Thiết lập cơ cấu nguồn vốn phù hợp vùa đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh,không để thiếu vốn hay thừa vốn,làm sao để vừa có vốn hoạt động vừa có vốn đầu tư. -Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn hiệu quả.Đặc biệt công ty cần tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu như khai thác tối đa nguồn vốn nội bộ hiện có,thu hút vốn từ cán bộ công nhân viên. -Tăng cường các biện pháp quản lý chi phí chặt chẽ nhằm tiết kiệm chi phí,nâng cao lợi nhuận. -Điều chỉnh cơ cấu tài sản và nguồn vốn hợp lý,cần chú ý tránh tình trạng ứ động HTK làm tăng chi phí dự trữ và bảo quản ,đẩy nhanh tốc độ thi công ,sớm hoàn thành và bàn giao các công trình dự án tránh tình trạng ứ động vốn. -Tăng cường quản lý đối với các khoản nợ phải thu ngắn hạn,lên kế hoạch theo dõi các khoản nợ phải thu và có biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng và hiệu quả. -Không ngừng tìm kiếm các dự án và công trình mới không chi trong nước mà mở rộng ra cả thị trường quốc tế.Ngoài ra công ty cũng tìm kiếm các dự án của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam,tạo điều kiện mở rộng liên doanh liên kết trong và ngoài nước. KẾT LUẬN Công ty cổ phần LILAMA 10 là một đơn vị có thế mạnh về lĩnh vực Lắp máy và và Xây dựng.Công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong những năm gần đây,tiếp tục khẳng định uy tín và tên tuổi trên thương trường.Báo cáo đã phân tich những mặt mạnh mặt yếu của công ty,và đây cũng là căn cứ để em có thể đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty. Trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo của mình,em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo ,các phòng ban của công ty đặc biệt là các cô chú và các anh chị cán bộ phòng tài chính kế toán,cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS Trần Công Bảy. Tuy nhiên,do thời gian thực tập cũng như đi sâu thực tế còn hạn chế,chắc chắn báo cáo khó tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! BẢNG 1: BẢNG KẾT CẤU TÀI SẢN Đơn vị tính : nghìn đồng Chỉ tiêu  Năm 2008  Năm 2009  Chênh lệch      Số tiền  %   A.Tài sản lưu động  368.736.218  507.247.700  138.511.481  37.6   1.Tiền  1.237.844  18.428.048  17.190.204  1388.7   2.Các khoản phải thu  131.693.471  92.285.839  -39.407.632  -29.9   -phải thu khách hàng  52.884.805  52.426.521  -458.284  -0.9   -trả trước người bán  5.999.876  5.925.804  -74.071  -1.2   - các khoản phải thu khác  3.237.331  599.510  -2.637.820  -81.5   3.Hàng tồn kho  211.048.971  373.620.846  162.571.874  77.0   4.Tài sản lưu động khác  18.222.620  22.912.965  4.690.345  25.7   B.Tài sản cố định  450.821.036  503.493.944  52.672.907  11.7   1.Tài sản cố định  394.844.721  374.210.351  -20.634.369  -5.2   -tài sản cố định HH  364.990.666  347.476.149  -17.514.516  -4.8   + nguyên giá  395.847.512  410.603.290  14.755.777  3.7   +Giá trị hao mòn lũy kế  -30.856.846  63.127.140  -32.270.294  104.6   2.Tài sản cố định khác  55.171.886  129.283.592  74.111.706  134.3   Cộng tài sản  819.557.254  1.010.741.644  191.184.389  23.3   (Nguồn: Phòng tài chính-kế toán công ty cổ phần LILAMA 10) BẢNG 2: BẢNG KẾT CẤU NGUỒN VỐN Đơn vị tính : nghìn đồng Chỉ tiêu  Năm 2008  Năm 2009  Chênh lệch      Số tiền  %   A.Nợ phải trả  805.680.098  878.314.623  72.634.524  90   I.Nợ ngắn hạn  443.833.832  413.616.569  -30.217.263  -6.8   1.Phải trả người bán  109.348.094  72.141.772  -37.206.322  -34.0   2.người mua trả tiền trước  75.439.226  89.659.081  14.219.855  18.8   3.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước  72.384  0  -72.384  -100.0   4.Phải trả công nhân viên  5.362.165  4.000.088  -1.362.076  -25.4   5.Phải trả nội bộ  1.624.968  0  -1/624.968  -100.0   6.Các khoản phải trả nội bộ khác  4.016.966  10.602.407  6.585.441  163.9   II.Nợ dài hạn  361.846.266  464.698.054  102.851.788  28.4   B.Vốn chủ sở hữu  13.877.155  132.427.020  118.549.864  854.3   1. Vốn chủ sở hữu  13.857.730  132.473.576  118.615.845  856.0   2.Nguồn kinh phí,quỹ khác  19.425  (46.55.710)  -65.981.352  -339.7   Cộng nguồn vốn  819.557.254  1.010.741.644  191.184.389  23.3   (Nguồn :Phòng tài chính- kế toán công ty cổ phần LILAMA 10) BẢNG 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính : Nghìn đồng Chỉ tiêu  Năm 2008  Năm 2009  Chênh lệch      Số tiền  %   1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  292.448.753  450.552.559  158.103.806  54.1   2.Giá vốn hàng bán  256.895.248  419.173.431  162.278.182  63.2   3.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ  25.109.946  28.120.529  3.010.583 
Luận văn liên quan