Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, vì thế công nghệ ngày càng cải tiến và phát triển phù hợp với xu thế thời đại. Trong đó, ngành điện tử và ngành tự động hóa phát triển cao với những vi mạch, vi xử lí, PLC được ứng dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp nhằm tạo ra hàng loạt sản phẩm chất lượng cao đáp ứng ngày một tốt hơn cho người tiêu dùng.
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên việc ứng dụng các ngành khoa học kỹ thuật vào sản xuất là rất cần thiết.
Hiện nay, trong công ty cổ phần Dệt kim Thắng Lợi-Nam Định, một số xưởng đã được ứng dụng tự động hóa nên đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng rất tốt, đã sử dụng một số thiết bị hiện đại của các nước như: Nhật Bản, Hồng Công, Nga vào trong quá trình sản xuất.
Với sự tận tình và sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, trong suốt kỳ thực tập vừa qua, em đã lĩnh hội nhiều kiến thức về chuyên ngành kỹ thuật điện – điện tử và nền khoa học tiên tiến. Và cũng thật may mắn cho em là trong đợt thực tập này, đúng là lúc công ty vừa xây dựng một phân xưởng may lớn. Em đã được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Em đã thấy được sự khác nhau giữa thực tế và lí thuyết đã được học. Được làm quen với máy móc, trang thiết bị mới hiện đại, tiên tiến nhằm mở mang kiến thức nâng cao tay nghề, tích lũy cho mình các kỹ năng, kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế của nghành điện tử và điện.
Trong đợt thực tập vừa qua, cũng là dịp giúp em và các bạn được ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết cụ thể các bài toán thực tế trong nhà máy. Được rèn luyện tác phong công nghiệp của một người công nhân.
Sau lần thực tập cuối khóa tại công ty cổ phần Dệt kim Thắng Lợi-Nam Định với hiểu biết còn hạn chế và không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô giáo, thầy hướng dẫn Nguyễn Quốc Việt chỉ bảo cho em được hiểu biết hơn nữa để bài báo cáo thực tập của em được hoàn thành tốt hơn.
37 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3158 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập cuối khóa tại công ty cổ phần Dệt kim Thắng Lợi-Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, vì thế công nghệ ngày càng cải tiến và phát triển phù hợp với xu thế thời đại. Trong đó, ngành điện tử và ngành tự động hóa phát triển cao với những vi mạch, vi xử lí, PLC được ứng dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp nhằm tạo ra hàng loạt sản phẩm chất lượng cao đáp ứng ngày một tốt hơn cho người tiêu dùng.
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên việc ứng dụng các ngành khoa học kỹ thuật vào sản xuất là rất cần thiết.
Hiện nay, trong công ty cổ phần Dệt kim Thắng Lợi-Nam Định, một số xưởng đã được ứng dụng tự động hóa nên đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng rất tốt, đã sử dụng một số thiết bị hiện đại của các nước như: Nhật Bản, Hồng Công, Nga…vào trong quá trình sản xuất.
Với sự tận tình và sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, trong suốt kỳ thực tập vừa qua, em đã lĩnh hội nhiều kiến thức về chuyên ngành kỹ thuật điện – điện tử và nền khoa học tiên tiến. Và cũng thật may mắn cho em là trong đợt thực tập này, đúng là lúc công ty vừa xây dựng một phân xưởng may lớn. Em đã được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Em đã thấy được sự khác nhau giữa thực tế và lí thuyết đã được học. Được làm quen với máy móc, trang thiết bị mới hiện đại, tiên tiến nhằm mở mang kiến thức nâng cao tay nghề, tích lũy cho mình các kỹ năng, kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế của nghành điện tử và điện.
Trong đợt thực tập vừa qua, cũng là dịp giúp em và các bạn được ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết cụ thể các bài toán thực tế trong nhà máy. Được rèn luyện tác phong công nghiệp của một người công nhân.
Sau lần thực tập cuối khóa tại công ty cổ phần Dệt kim Thắng Lợi-Nam Định với hiểu biết còn hạn chế và không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô giáo, thầy hướng dẫn Nguyễn Quốc Việt chỉ bảo cho em được hiểu biết hơn nữa để bài báo cáo thực tập của em được hoàn thành tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn! Nam Định, ngày tháng năm 2009
Sinh viên
Nhật Kí Thực Tập
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Dệt kim Thắng Lợi-Nam Đinh, dưới sự hướng dẫn tận tình của các bác, các chú và các anh các chị ở tổ điện. Em đã hoàn thành tốt đợt thực tập của mình, và công việc mà em đã được thực hiện trong thời gian thực tập ở công ty là:
- Ngày mùng 5/3: học nội quy về an toàn điện của công ty
- Ngày mùng 6/3: thăm quan quá trình hoạt động của toàn bộ nhà máy
- Ngày mùng 7/3: sửa chữa đấu nối bóng đèn huỳnh quang, và bố trí điện thắp sáng cho hội trường
- Ngày mùng 10/3- 11/3: sửa chữa máy bơm, và xem quá trình vận hành của các động cơ xưởng
- Ngày 12/3: xem và sửa chữa bình nóng lạnh
- Ngày 13/3: xem cách đấu nối và sửa chữa điện trong phân xưởng dệt
- Ngày 16-17/3: tháo rỡ các thiết bị điện :điện thắp sáng, quạt , bàn là và các đường điện chạy trong phân xưởng may
- Từ ngày 18/3 trở đi: lắp ráp toàn bộ mạng lưới điện cho phân xưởng may.
Giới thiệu nội dung
Phần 1:Giới thiệu về nhà máy
Phần 2: Học về nội dung an toàn lao động
Phần 3:Tìm hiểu về phòng ban
Phần 4: Tóm tắt hệ thống điện cung cấp của nhà máy
Phần 5: Tìm hiểu quá trình công nghệ của nhà máy.
Phần 1: Giới thiệu về nhà máy
Công ty cổ phần Dệt Kim Thắng Lợi có trụ sở chính là: 115 đường Văn Cao- Thành Phố Nam Định- Tỉnh Nam Định.
Công ty cổ phần Dêt Kim Thắng Lợi tiền thân là nhà máy Dệt Kim Thắng Lợi được nhà nước cho phép thành lập ngày 16/02/1971 theo Quyết định số 231/QĐUB của UBND tỉnh Nam Hà. Dịa điểm đầu tiên là ổ thị xã Phủ Lý.
Mục đích thành lập của Nhà máy là để giải quyết chính sach hậu phương quân đội, thu hút các đồng chí thương bệnh binh đã hoàn thành nghĩa vụ trở về hậu phương, bộ đội chuyển ngành tiếp tục tham gia sản xuất xây dựng đất nước theo con đường XHCN.
Năm 1975 do yêu cầu nhà máy chuyển địa điểm về Thành Phố Nam Định . Sản phẩm sản xuất chính của nhà máy là áo lót dệt kim phục vụ cho bộ đội và nhân dân tiêu dùng. Do nhà xương lúc này chắp vá tạm bợ, các khâu sản xuất chưa hoàn chỉnh. Nên nhà máy đã huy động quỹ khuyến khích và phát triển sản xuất lắp đặt thêm dây truyên thiết bị kiêm có nấu tẩy để hoàn chỉnh công nghệ sản xuất.
Tháng 5/1993 nhà máy đựoc đổi tên thành Công Ty Dệt Kim Thắng Lợi. Từ đây công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh và được phép xuất nhập khẩu trực tiếp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị ngành dệt may cũng như trực tiếp xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc. Công ty Dệt Kim Thắng Lợi đã mạnh dạn chuyển đổi cho phù hợp với thời kì mở của và hàng hoá công ty chuyển hướng mở rộng thị trường ra các nước như: Hồng Công, Nhật Bản, Hàn Quốc…Mặc dù công ty còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt về vốn và tiêu thụ sản phẩm, máy móc thiết bị cũ kĩ lạc hậu. Trình độ công nhân viên thấp kém, thị trường trong nước và Quốc tế bị hàng ngoại cạnh tranh gay gắt, thị trường xuất nhập khẩu bị thiệt hại nặng nề vì sự tan ra của Liên Xô và các nước Đông Âu. Trước những khó khăn đó, để tồn tại và phát triển công ty đã thực hiện hàng loạt các biện pháp tích cực như bố trí lại bộ máy quản lý cho gọn nhẹ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh dcủa công ty. Mặt khác công ty được ngân hàng cho vay vốn với lãi xuất thấp đã đầu tư vào mua máy móc thiết bị mới hơn, hiện đại hơn của một số nước phát triển như máy dệt SINGER của Hàn Quốc, máy trần, máy xén, máy đính cúc thùa khuy của Nhật Bản…
Năm 1991 Công ty huy động toàn bộ vốn tự có để mua thêm máy dêt cổ, dệt gấu để may các áo thể thao cao cấp.
Năm 1992 Công ty được phép xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của maình sang thi trường EC và Đông Âu.
Để có được sản phẩm chất lượng cao hơn nữa, Công ty đã quyết định đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất, và đội ngũ lãnh đạo của Công ty. Do đó sản phẩm của công ty dần chiếm lĩnh được thị trường, và người tiêu dùng đã nhận thấy được sản phẩm của Công ty là tốt và phù hợp với điều kiện của mình.
Đến 4/1999 trước những nhu cầu ngày càng cao của thị trường Công ty co nhu cầu vốn cao hơn để tao điều kiện nâng cao sản xuất, và có thể mua được nhiều máy móc hiên đai hơn. Ban lãnh đạo đã quyết định cổ phần hoá Công ty, và đổi tên thành Công ty cổ phần Dệt Kim Thắng lợi. Ở giai đoạn này bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty được rút gọn cho phù hợp với tốc độ quay nhanh của thị trường. Đông thời cũng khuyến khích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá trong sản xuất do đó sản phẩm của công ty vẫn đạt chất lương tốt, giá thành hạ nên nên hợp với như cầu ngày càng trở nên thực tế hơn của thị trương hiện nay.
Như vậy, hơn ba mươi năm qua công ty luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và nhà nước đã giao cho, luôn là lá cờ đầu của tỉnh Nam Định. Công ty làm ăn tốt đã tạo điều kiện giải quyết việc làm cho nhiều lao động, và đảm bảo nâng cao mức sống cho người lao động.
Phần 2: Nội dung an toàn lao động, an toàn điện
I. Nội quy an toàn lao động của công ty
1. Thời gian làm việc
- Làm việc theo ca:
+ C1 : 6h – 14h
+ C2 : 14h – 22h
+ C3 :22h - 6h
- Là những công nhân vận hành trông coi máy dệt để sản xuất ra sản phẩm
- Làm theo tầm: từ 7h – 15h là những làm ở nhà máy may và phân xưởng dệt
- Làm giờ hành chính sáng từ 7h – 11h, chiều 13h – 17h
2. Trật tự nơi làm việc
- Nghiêm cấm sử dụng bia, rượu, hút thuốc lá … vào công ty làm việc.
- Trong giờ làm việc phải chấp hành một số cơ bản sau:
+ Nơi làm việc phải gọn gàng sạch sẽ, ngăn lắp
+ Không đưa người không có nhiệm vụ vào nơi làm việc
+ Không mang chất nổ, chất dễ cháy, chất độc hại vào công ty
+ Không uống bia rượu, đánh cờ bạc gây mất trật tự nơi làm việc
II. Học An Toàn Điện
Các nguyên nhân phát sinh tai nạn về điện, mức độ nguy hiểm và các biện pháp đề phòng
1.Các nguyên nhân:
Điện có thể gay tai nạn cho con người theo 2 cách
- Do Có dòng điện chạy trực tiếp qua cơ thể con người
- Do phóng điện qua con người
+ Cách thứ nhất được thể hiện qua trường hợp sau: do trực tiếp chạm vào dây mang điện áp nguy hiểm. Do chạm vào bề mặt kim loại, thiết bị điện bình thường được cách điện nhưng 1 lý do nào đó cách điện bị hỏng khi cham vỏ. Do đứng trong vùng điện áp bước, đứt dây.
+ Cách thứ 2: được thực hiện qua các trường hợp sau:
Do hồ quang điện sinh ra khi thao tác đóng cắt vận hành thiết bị điện sai quy định, sai quy trình hoặc do thiết bị đóng cắt, dây dẫn phụ tải bị chạm chập hoặc do đứng trong vùng điện áp cao khoảng cách nhỏ hơn khoảng cách cho phép hoặc sét đánh.
2.Mức độ nguy hiểm
a. Đối với mạng trung tính nối đất
- Do điện qua người khi chạm phải 1 pha, dòng điện sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người, để hạn chế dòng điện qua người khi bất ngờ xảy ra sự cố ta phải nâng cao các biện pháp an toàn điện như chân đi bằng giày dép cách điện, ủng cách điện, xỏ găng tay cách điện và sử dụng phòng hộ lao động.
- Nếu chạm phải 2 pha dòng điện qua cơ thể gấp 1,7 lần so với 1 pha do vậy cực kì nguy hiểm tới tính mạng của con người.
b. Mạng trung tính không nối đất
- Chạm phải 2 pha mức độ nguy hiểm giống trường hợp trên
- Chạm phải 1 pha thì có thể gây nguy hiểm cho con người do tất cả các chất cách điên không thể lý tưởng
3. Các biện pháp cơ bản về an toàn
Trong công nghiệp dệt người ta đưa ra 6 biện pháp cơ bản về an toàn như sau:
- Biện pháp cách ly
- Dùng tín hiệu âm thanh, ánh sáng
- Dùng các phương tiện bảo vệ dùng điện thế an toàn dưới 36V qua biến áp cách ly cho thiết bị cầm tay.
- Nối đất bảo vệ.
- Dùng khóa liên động.
- Nó được bảo vệ.
+ Mạng trung tính nối đất:
Khi xảy ra sự cố chạm vỏ dòng điện rất lớn( tùy theo công suất của động cơ). Nó sẽ làm nhảy Aptomat hoặc đứt cầu chì để loại động cơ sự cố ra khỏi dòng điện để không gây nguy hiểm cho con người. Vì vậy việc lựa chọn thiết bị rất cần thiết và rất quan trọng.
+ Mạng trung tính không nối đất:
Trong trường hợp sự cố không thể làm cho aptomat tác động. Do đó điện trở nối đất sẽ có tác dụng làm giảm điện áp trên cơ cơ thể con người tới mức độ an toàn nhất.
- Các quy định về vận hành sửa chữa điện
+ Đối với thợ điện nhà máy dệt
Chỉ những người được đào tạo qua trường lớp về điện từ 18 tháng trở lên có sức khỏe tốt không mắc các bệnh như thần kinh, huyết áp. Có xác nhận của cơ quan y tế và đã qua xác hạch kiểm tra an toàn đã được bố trí làm việc.
- Tất cả mọi người phải tuân thủ các quy định sau:
+ Phải sử dụng đầy đủ phòng hộ lao động được cấp phát như quần áo, dầy dép bảo hộ lao động.
+ Khi cần phải sửa chữa một khu vực nào đó phải cắt điện, phải treo biển cấm đóng điện. Trường hợp cấp thiết phải nối đất lưu động. Khi làm xong công việc người treo biển phải tháo biển đóng cấp điện trở lại.
+ Khi vận hành hệ thống điện cần phải đúng quy trình thao tác để an toàn cho người và thiết bị. Khi cắt từ dưới lên khi đóng từ trên xướng.
+ Khi làm việc trên cao bắt buộc phải dùng dây an toàn, dây an toàn phải đảm bảo đã kiểm tra, kiểm định.
+ Khi sử dụng thang phải có 2 người. Nếu 1 người thì phải cố định thang.
+ Chỉ làm những công việc đã được phân công, khi làm việc xong phải dọn dẹp sạch sẽ.
+ Phải sử dụng đầy đủ dụng cụ cách điện như kìm cách điện, bút thử điện, tuavit.
+ Không được hút thuốc trong sản xuất, không sử dụng điện trong việc riêng tư, khi ra về phải đóng cắt điện. Không được trực tiếp nâng vật nặng quá 20kg trở lên.
+ Không được cởi trần, mặc quần đùi, áo may ô trong sản xuất.
+ Không được vi phạm tài sản vật tư của nhà máy.
Phần 3: Tìm hiểu về phòng ban
3.1. Hệ thống tổ chức bộ máy
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
XÍ NGHIỆP MAY
XÍ NGHIÊP DỆT
PHÒNG SẢN XUẤT KINH DOANH
3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
* Quyền han của các cổ đông
Đại hội cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định các công việc của Công ty. Đại hội gồm:
- Đại hội cổ đông thành lập Công ty
- Đai hội cổ đông thường liên
- Đại hội cổ đông bất thường
Đại hội cổ đông do ban cổ phần hoá Công ty Dệt Kim Thắng Lợi triệu tập
* Chức năng nhiệm vụ của hội đồng quản trị (HĐQT)
- HĐQT là cơ quan cao nhất do đại hội cổ đông bầu ra
- HĐQT có từ 5-7 thành viên do hội đồng cổ đông quyết định
-HĐQT gồm có : 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch do các thành viên HĐQT bầu ra với đa số phiếu, thể thức bỏ phiếu kín
* Chức năng nhiệm vụ của ban kiểm soát
- Ban kiểm soát của Công ty do Đại hội cổ đông của Công ty bầu ra và bãi miễn, số lượng thành viên 3 người.
Kiểm soát các hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty.
Giám sát HĐQT và giám đốc trong việc chấp hành điều lệ Công ty
Giám sát việc quản lý tài sản hoàn trả vốn hoặc tài sản cho các chủ nợ, hoặc cổ đông khi giải thể phá sản hoặc nhượng lại.
* Chức năng của Giám đốc
- Giám đốc điều hành do HĐQT cử, bổ nhiệm ..
- Giám đốc co thể là chủ tịch hoặc hội viên HĐQT của Công ty hoặc người ngoài Công ty.
- Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của Công ty theo phép luật, điều lệ Công ty và nghị quyết của Đại hội cổ đông, nghị quyết của HĐQT.
-Giám đốc là người đại diện hợp pháp của Công ty chịu trách nhiệm trước HĐQT, đại hội cổ đông, trước Pháp luật về các giao dịch, quan hệ trong điều hành hoạt động của Công ty.
- Kí kết các văn bản báo cáo, hợp đồng, chứng từ..của Công ty phù hợp với pháp luật và điều lệ của Công ty.
- Chịu trách nhiệm trước HĐQT và đai hội cổ đông về nhưng sai phạm nghiệp vụ gây tổn thất cho Công ty.
* Phòng tổ chức hành chính
- Quản lý nhân sự toàn Công ty, bố trí sắp xếp cho phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thi hành các chế độ chính sách của Nhà nước ban hành và thực hiện công tác xét thưởng kỉ luật cho Công ty.
- Cung cấp tài liệu và lưu trữ hồ sơ.
- Phòng tổ chức quản lý tham mưu cho Giám đốc về công tác nhân sự như đề bạt, tăng lương bố trí công việc.
* Phòng sản xuất kinh doanh
- Dựa vào hợp đồng đã soạn thảo xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn, trung, dài hạn cho Công ty. Từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng, phù hợp với kế hoạch sản xuất của Công ty.
- Hướng dẫnqu trình công nghệ, xây dựng định mức kỹ thuật, kinh tế theo dõi giám sát và áp dụng các đề tài khoa học kỹ thuật, các sáng kiên cải tiến kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
- Trong phòng điều hành sản xuất cần có tổ cơ khí, nhiệm vụ là phục vụ toàn bộ sản xuất, sửa chữa máy móc theo yêu cầu, tổ chức đại tu, cung cấp ánh sáng cho sản xuất.
- Tìm kiếm xây dựng hợp đồng.
* Phòng tài chính kế toán
- Quản lý toàn bộ số vốn của Công ty.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan chức năng, lập kế hoạch tài chính cho quý, năm và lập chế độ báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.
- Cung cấp các thông tin kinh tế về tài chính của Công ty để Giám đốc biết và giả quyết.
- Thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ.
- Lưu trữ toàn bộ chứng từ, sổ sách liên quan đến nghiệp vụ kinh tế của Công ty.
- Xây dựng giá thành sản xuất.
* Xí nghiệp dệt, xí nghiệp may
+ Xí nghiệp dệt:
- Phân xưởng dệt: Sợi mua về và đưa vào dệt thành vải mộc, vải dệt ra từng cuộn co trọng lượng theo quy định của Công ty là 12-13 kg.
Phân xưởng còn bố trí tổ mạng để kiểm tra lại vải, nếu có lỗi thi mạng lại…
- Phân xưởng tẩy : Vải từ phân xưởng dệt được đưa sang và được thực hiện từng công đoạn theo quy trình. Vải mộc được tẩy hoặc in hoa sẽ trở thành vải thành phẩm.
+ Xí nghiệp Cắt may.
Hàng ngày tổ cắt nhận được vải từ kho, vải được phân theo từng loại. Khi cắt song loại nào phải phân ra và để riêng ra từng loại.
3.3 Tổ chức hoạt động kinh doanh, quy trình công nghệ
- Mô hình sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất khép kín từ nguyên vật liệu đầu vào là sợi và sản phẩm đầu ra là sản phẩm quần áo dệt kim.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM
XÍ NGHIỆP DỆT
XÍ NGHIỆP MAY
KHO THÀNH PHẨM
NGUYÊN VẬT LIỆU
TỔ ĐIỆN CƠ KHÍ
Phần 4: Tóm tắt hệ thống điện cung cấp của nhà máy
Hệ thống cung cấp điện
Trạm 1
Trạm 2
Trạm 3
Phân xưởng dệt
Phân xưởng may
Nhà nén khí
Phân xưởng tẩy
Phân xưởng cắt
Bảo vệ
35KW
Biến áp trung gian
6KW
* Trạm 1 cung cấp điện cho phân xưởng dệt gồm có 4 tủ
- Tủ 1 cung cấp điên cho máy dệt loai nhỏ
- Tủ 2 cung cấp điện cho máy dệt Singer loại 120 kim
- Tủ 3 cung cấp điện cho hệ thống chiếu sáng và hệ thống quạt của phân xưởng dệt
- Tủ 4 cung cấp điện cho phòng mạng vải gồm có máy lộn vải, hệ thống chiếu sáng, và hệ thống quạt
* Trạm 2 cung cấp điện cho phân xưởng tẩy và nhà nén khí
- Nhà nén khí có một tủ điện cung cấp cho máy nén khí và chiếu sáng
- Phân xưởng tẩy có 3 tủ
+ Tủ 1 cung cấp điện cho lò nhuộm và dây truyền giặt và vắt, hệ thống chiếu sáng
+ Tủ 2 cung cấp điên cho máy vắt và hệ thống chiếu sáng
+ Tủ 3 cung cấp điện cho máy xấy và máy lộn vải, hệ thống chiếu sáng
* Trạm 3 cung cấp điện cho phân xưởng may, phân xưởng cắt và bảo vệ
- Phân xưởng may có một tủ cung cấp điện cho dây truyền may, hệ thống chiếu sáng, bàn là, và hệ thống quạt
- Phân xưởng cắt có 1 tủ cung cấp điên cho hệ thống chiếu sáng và hệ thống quạt
- Phòng bảo vệ có một tủ
I. Sự cố và xử lí sự cố hệ thống 35KV
* Hệ thống đường dây 35KV đều dùng 2 loại bảo vệ
- Bảo vệ khoảng cách có hướng đạt 3 cấp thời gian
- Bảo vệ thứ tự không có hướng đạt 3 cấp thời gian
- Khi bảo vệ đường dây tác động sẽ cắt hệ thống đường dây ra khỏi nguồn và phát tín hiệu đèn báo
- Bảo vệ cho máy cắt 35KV dùng 2 loại bảo vệ là bảo vệ khoảng cách và bảo vệ thứ tự
- Bảo vệ thanh góp 35KV là bảo vệ sự lệch an toàn thanh góp gồm 2 bộ phận bảo vệ cho 2 phân đoạn 35KV, bảo vệ dự bị đường dây và thanh góp 35KV. Bảo vệ sự cố đường dây
- Hiện tượng các đồng hồ dao động mạnh
- Kích thích các dụng cụ tác động
- Có tín hiệu đèn báo, rơ le tác động
- Đồng hồ dòng điện công suất có đường dây chỉ về 0
- Điện áp máy phát và đồng hồ tần số tăng cao
- Có thể có hiện tượng tác động vào van an toàn
* Xử lí sự cố
- Phục hồi các tín hiệu đèn còi
- Kiểm tra các tín hiệu tác động của đường dây, giữ ổn định các thông số của nhà máy, điều chỉnh tần số 50 Hz
II. Sự cố và xử lí sự cố 6 KV
- Bảo vệ kháng điện và thanh góp
- Bảo vệ hơi của máy biến áp
- Bảo vệ nguồn dự bị
- Bảo vệ đóng nguồn dự bị 6 KV
- Sự cố hiện tượng các đồng hồ của máy dao động mạnh kích thích tác động
- Tín hiệu đèn báo nhấp nháy
- Tín hiệu đèn báo chưa phục hồi
- Đèn xanh máy cắt nhấp nháy, còi kêu
- Đồng hồ công suất dòng chỉ về 0
- Sự cố phụ tải 6 KV máy cắt không cắt vuông góc sự cố trên thanh góp
* Xử lí
- Phục hồi các tín hiệu đèn, còi, chuông
- Kiểm tra tình trạng tác động bảo vệ
- Giữ ổn định thông số các máy
- Kiểm tra tự động đóng cửa nguồn dự bị
- Giảm công suất theo yêu cầu tuabin
- Kiểm tra mức cách điện giữa các pha
- Khi xử lí xong sự cố, đưa về hoạt động bình thường và theo dõi thêm
III.Sự cố và xử lí sự cố 380 V
- Bảo vệ
- Bảo vệ phụ tải công suất nhỏ
- Bảo vệ ngắn mạch (Cầu chì)
- Bảo vệ chống quá tải cho động cơ (rơ le nhiệt). Trang bị khóa điện tử khi mất điện sẽ tự động rời khỏi hệ thống vận hành
- Bảo vệ phụ tải công suất lớn
- Thiết bị bảo vệ khởi động có đặt các bảo vệ cắt nhanh
- Bảo vệ quá dòng dùng máy cắt có thời gian
- Bảo vệ chống chạm đất 1 pha
- Bảo vệ thanh góp, không có bảo vệ riêng mà dùng rơ le bảo vệ các nguồn cấp điện lên thanh góp để bảo vệ thanh góp
- Máy biến áp công tác dùng bảo vệ thứ tự không đặt ở trung tính hạ áp để bảo vệ phần hạ áp và thanh góp
- Bộ tự động đóng nguồn dự bị lấy nguồn từ trạm điện qua máy biến áp cung cấp dự phòng cho phân xưởng
* Sự cố
- Sự cố phụ tải 380V, áp tô mát không cắt
- Nếu có điện áp lưới, việc phòng điện cho lưới trên đường dây phải có lệnh của cấp trên khi chưa nhận được lệnh thấy có điện lưới trên 172V thì được khôi phục bình thường
- Khi chưa có lệnh của cấp trên nếu không có điện lưới thì cấm phóng điện theo đường dây
- Hệ thống 35 KV có hệ thống dự phòng khi có sự cố hay tự sửa máy phát thì dùng nguồn dự phòng
IV. Sơ đồ mạch điện chiếu sáng, một số sự cố và cách khắc phục trong các máy biến áp
1. Sơ đồ mạch điện chiếu sáng
Tính toán chọn thiết bị bảo vệ và công suất tiêu thụ của hệ thống chiếu sáng
Sử dung phương pháp tính gần đúng
- Chiếu sáng nhà kho độ rọi P0 = 7W/m2.
=> Công suất chiếu sáng là: Pcs= P0.S = 7x (50x20) =7000W
Ta chọn bóng đền có công suất 40W có 36 bóng đèn và dùng bóng có đèn máng