Khảo sát địa chất công trình cung cấp các thông tin nhằm:
* Đánh giá mức độ thích hợp của địa điểm và môi trường đối với các công trình dự kiến xây
dựng.
* Thiết kế, lựa chọn giải pháp móng cho công trình dự kiến xây dựng một cách hợp lý và tiết
kiệm.
* Đề xuất biện pháp thi công hữu hiệu nhất, thấy trước và dự đoán được những khó khăn, trở
ngại có thể nảy sinh trong thời gian xây dựng.
* Xác định các biến đổi của môi trường địa chất do hoạt động kinh tế –công trình của con
người, cũng như ảnh hưởng của các biến đổi đó đối với bản thân công trình và công trình lân cận.
* Đánh giá mức độ an toàn của các công trình đang tồn tại, thiết kế cải tạo nâng cấp công trình
hiện có và nghiên cứu những trường hợp đã xảy ra gây hư hỏng công trình.
Kết quả cuối cùng của công tác khoan thăm dò là vẽ được hình trụ hố khoan. Dựa vào hình
trụ hố khoan ta có thể vẽ được mặt cắt địa chất tùy theo yêu cầu.
Dựa vào kết quả thí nghiệm của mẫu đất, ta có tài liệu thiết kế nền móng cho công trình.
Công tác khảo sát địa chất công trình không thể thiếu đối với các công trình quan trọng, vì
thế sinh viên các ngành trong xây dựng như: dân dụng, cầu đường, cảng vàthủy lợi cùng các công
trình khác trong kỹthuật, ta điều phải khoan địa chất ngoài hiện trường.
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3215 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập địa chất công trình tại cơ sở trường đại học mở, 465-Nơ trang long-p.13-q. bình thạnh-tp. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH GVHD: TS. PHAN TRƯỜNG SƠN
BÁO CÁO THỰC HÀNH ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
Mục đích của môn học
Khảo sát địa chất công trình cung cấp các thông tin nhằm:
* Đánh giá mức độ thích hợp của địa điểm và môi trường đối với các công trình dự kiến xây
dựng.
* Thiết kế, lựa chọn giải pháp móng cho công trình dự kiến xây dựng một cách hợp lý và tiết
kiệm.
* Đề xuất biện pháp thi công hữu hiệu nhất, thấy trước và dự đoán được những khó khăn, trở
ngại có thể nảy sinh trong thời gian xây dựng.
* Xác định các biến đổi của môi trường địa chất do hoạt động kinh tế – công trình của con
người, cũng như ảnh hưởng của các biến đổi đó đối với bản thân công trình và công trình lân cận.
* Đánh giá mức độ an toàn của các công trình đang tồn tại, thiết kế cải tạo nâng cấp công trình
hiện có và nghiên cứu những trường hợp đã xảy ra gây hư hỏng công trình.
Kết quả cuối cùng của công tác khoan thăm dò là vẽ được hình trụ hố khoan. Dựa vào hình
trụ hố khoan ta có thể vẽ được mặt cắt địa chất tùy theo yêu cầu.
Dựa vào kết quả thí nghiệm của mẫu đất, ta có tài liệu thiết kế nền móng cho công trình.
Công tác khảo sát địa chất công trình không thể thiếu đối với các công trình quan trọng, vì
thế sinh viên các ngành trong xây dựng như: dân dụng, cầu đường, cảng và thủy lợi cùng các công
trình khác trong kỹ thuật, ta điều phải khoan địa chất ngoài hiện trường.
SVTH: 1
MSSV:
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH GVHD: TS. PHAN TRƯỜNG SƠN
CÔNG TÁC THỰC TẬP
I/ Địa điểm thực tập:
Cơ sở Trường Đại Học Mở, 465-Nơ Trang Long- P.13-Q. Bình Thạnh- TP. Hồ Chí Minh
II/ Thời gian thực tập
Thời gian bắt đầu thực tập:7h30_21/08/2010
Thời gian kết thúc thực tập: 11h30_21/08/2010
III/ Khối lượng công việc dã tiến hành thực tập
- số lượng hố khoan thăm dò địa chất: gồm 1 hố khoan.
- Tổng số chiều dài đã khoan: gồm 16m
- Số lượng mẫu đất:
*Mẫu đất nguyên dạng được lấy từ ống lấy mẫu nguyên dạng: mỗi mẫu đất được tiến
hành trong một lần lấy mẫu, mẫu có chiều dài khoảng 20cm, độ sâu lấy mẫu khoảng 10m
* Mẫu đất xáo trộn được lấy từ ống SPT.
SVTH: 2
MSSV:
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH GVHD: TS. PHAN TRƯỜNG SƠN
Sơ đồ vị trí khoan khảo sát
SVTH: 3
MSSV:
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH GVHD: TS. PHAN TRƯỜNG SƠN
IV/ QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH CÔNG TÁC KHOAN:
1/ Mục đích;
- Thăm dò địa chất trực tiếp tại hiện trường.
- Lấy mẫu phục vụ công tác thí nghiệm trong phòng: các thí nghiệm về tính chất vật lý của
đất như: độ ẩm, các giới hạn chảy-nhão-dẻo, thí nghiệm cách trực tiếp……..
2/ Thiết bị khoan:
1. Giàn khoan
2. Ròng rọc
3. Dây thừng
4. Máy nổ
5. Ống chống
6. Cần khoan
7. Lưỡi khoan
8. Máng chứa dung dịch bentonite
9. Ống dẫn
10. Máy bơm
11. Khóa cần (mỏ lết răng)
Hình ảnh minh họa thực tế:
ống lấy mẫu SPT ống lấy mẫu nguyên dạng
SVTH: 4
MSSV:
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH GVHD: TS. PHAN TRƯỜNG SƠN
Cần khoan và ống chống
Máy bơm nước
Máy hỗ trợ và dây thừng nâng hạ cần khoan
SVTH: 5
MSSV:
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH GVHD: TS. PHAN TRƯỜNG SƠN
3/ Thao tác khoan
Xác định vị trí khoan, điều chỉnh dàn khoan sao cho cần khoan nằm chính giữa ống hố
khoan, đầu cần khoan được nối vào ống nối, ống nối được gắn với dây cáp của ròng rọc, đầu còn
lại gắn mũi khoan lưỡi khoan dập.
Khởi động máy kéo, dây cáp của ròng rọc nối với dây thừng, dây thừng được cuộn 2 vòng
vào rulo của máy nổ.
Mồi nước cho máy bơm nước, khởi động máy bơm nước, lấy nửa thùng phi cắt theo chiều
thẳng đứng, đầu ra của máy bơm nước được dẫn bằng dây vòi cao su tới cần khoan tạo thành áp
lực tại mũi khoan, tia nước được xối đất kèm với các động tác dập của mũi khoan, dùng cà lê mỏ
lét răng xoay và mở cần ống, sau đó kéo đầu dây cuốn với rulô máy kéo, thả ra thao tác cứ như vậy
và lập lại cho đến khi độ sâu của hố khoan gần bằng độ sâu của cần khoan và ta tháo ống nối ra và
lắp thêm cần khoan tiếp vào. Tiếp tục thao tác, quan sát màu nước khi trào ra, để xác định hố
khoan cần lấy mẫu, dùng dây tời để đưa các cần khoan lên sau đó cho ống lấy mẫu nối vào cần
khoan và cho xuống hố khoan.
Hình ảnh thầy hướng dẫn cách vận hành giàn khoan
SVTH: 6
MSSV:
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH GVHD: TS. PHAN TRƯỜNG SƠN
Công tác lắp cần và bơm nước
Công tác tiến hành lấy mẫu:
1/ Thí nghiệm lấy mẫu nguyên dạng:
Sau khi đã khoan tới lớp đất cần thiết để lấy mẫu ta tiến hành như sau:
Công tác tháo cần khoan như trên.
Thay mũi khoan bằng ống lấy mẫu nguyên dạng với đường kính dài 60cm, đường kính lọt
lòng 60cm.
Cho ống vào hố khoan, tiến hành công tác cần khoan như trên.
Khi ống lấy mẫu đã chạm nền đất, ta dùng búa đóng cùng ống dẫn hướng búa đóng để tiến
hành lấy mẫu.
Vạch trên miệng ống hố khoan 1 đoạn bằng chiều dài ống lấy mẫu.
Tiến hành đóng búa sao cho khoảng cách xuống trên miệng ống bằng khoảng cách ống lấy
mẫu.
Lấy mẫu:
Đem ống có mẫu đất đã đóng ở hố khoan lên, rửa sạch bùn đất bên ngoài hố khoan.
Dùng dụng cụ lấy mẫu đất ra khỏi ống lấy mẫu đất, lúc lấy mẫu đất lưu ý không làm mẫu
đất bị biếm dạng không chạm nắn tay vào mẫu đất.
Sau khi lấy ra xong ta chia thành từng mẫu nhỏ dài khoảng 20- 30cm.
SVTH: 7
MSSV:
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH GVHD: TS. PHAN TRƯỜNG SƠN
Đem mẫu cho vào ống bảo quản mẫu, bịt kín ống bảo quản bằng nilong và băng keo.
Đem mẫu về phòng thí nghiêm để bảo quản.
Một số hình ảnh về cách lấy mẫu nguyên dạng
Mẫu đất sau khi lấy ra khỏi hố
khoan Thao tác tháo ống mẫu
Ống mẫu và mẫu đất sau khi đã
Mẫu đất được bảo vệ trong ống lau sạch bùn đất
mẫu
SVTH: 8
MSSV:
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH GVHD: TS. PHAN TRƯỜNG SƠN
2/ Thí nghiệm đóng ống SPT:
công tác tháo lắp như lấy mẫu nguyên dạng
*Quá trình đóng SPT:
Ta vạch 3 vạch mỗi vạch dài 15cm trên cần khoan bắt đầu từ miệng hố khoan.
Lắp búa và đóng SPT:
Ta đếm số nhát búa rơi tương ứng với một đoạn dài 15cm.
Đếm 3 lần tương ứng với 3 đoạn đã vạch trên cần khoan.
Công tấc lấy mẫu:
Đem mẫu ra khỏi hố khoan, tháo mẫu ra rửa sạch bùn đất.
Đem mẫu ra chỗ ráo, dùng mỏ lét răng tháo ống ra, dùng kéo hoặc dao cứng tách ống SPT
ra làm đôi.
Sau khi tách ra ta sẽ có mẫu đất xáo trộn.
Từ mẫu đất dùng tay và kiến thức để nhận biết đó là mẫu đất gì, loại đất và các tính chất
mà ta có thể quan sát và phán đoán trực tiếp.
Phương pháp nhận biết được cấu tạo lớp đất:
Màu sắc của lớp đất biến đổi từ màu nâu, màu trắng đục,màu xám xanh.
Mùi của lớp đất mùi tanh hơi bùn, lớp đầu trên lớp bùn sét nhão màu xám, bùn hữu cơ khi
nắm trong tay bùn chảy ra còn lại những tạp chất nho nhỏ. Lớp thứ 2 bùn sét ở trang thái
nhão màu trắng đục, khi nắm đất ở trong tay có những mẫu đất nhỏ, có độ dẻo. lớp thứ 3,
sét trạng thái ½ cứng màu xám xanh đốm, trắng, khi nắm đất trong tay có những mẫu đá
nhỏ vụn màu xanh đậm.
SVTH: 9
MSSV:
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH GVHD: TS. PHAN TRƯỜNG SƠN
Một số hình ảnh về cách lấy mẫu xáo trộn
(ống SPT)
ống mẫu SPT
Mẫu đất nguyên dạng xáo trộn
Dùng dao nhỏ lấy mẫu
SVTH: 10
MSSV:
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH GVHD: TS. PHAN TRƯỜNG SƠN
Kết quả đóng búa SPT, được ghi ở bảng sau:
Chiều sâu đóng Số búa đóng
15cm đầu tiên 7 búa
15cm tiếp theo 8 búa
15cm tiếp theo 11 búa
Đất dính Đất hạt rời
Trị số N Sức chịu nén Trạng thái Trị số N Đô chặt
đơn ( Kg/cm2)
<2 <0.25 Rất mềm <4 Rất bời rời
2-4 0.25-0.50 Mềm 4-10 Rời
5-8 0.50-1.0 Rất vừa 11-30 Chặt vừa
9-15 Rắn
16-30 1.0-2.0 Rất rắn 31-50 Chặt
>30 >4.00 Cứng >50 Rất chặt
SVTH: 11
MSSV:
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH GVHD: TS. PHAN TRƯỜNG SƠN
HÌNH TRỤ HỐ KHOAN (BORING LOG)
Địa điểm (location):465 NƠ TRANG LONG
Hố khoan(bore hole): HK1 Ngày khoan: 21/08/2010
Độ sâu (elevation): 17m
Máy khoan: máy dầu diegen
Mực nước tĩnh (elevation ground water):
SVTH: 12
MSSV:
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH GVHD: TS. PHAN TRƯỜNG SƠN
Nhận xét về buổi thực tâp:
Nhờ sự hưóng dẫn cụ thể của thầy và sự thực hành nhuần nhuyễn giữa các học viên, cuối
cùng,những mẫu đất đựoc lấy lên rất đạt yêu cầu. Qua quá trình phân tích mẫu trong phòng thí
nghiệm, thầy và các học viên đã có kết luận: Đây là mẫu đất có đầy đủ tính chất của loại sét pha,
nên kết luận mẫu đất lấy được là sét pha.
Kết quả khoan ở độ sâu 17m: có 2 lớp, lớp 1 là bùn với cao độ 10m, lớp 2 sét bùn hữu cơ
có màu xám xanh, có pha lẫn cát vàng.với cao độ 17m, mùi tanh của chất hữu cơ đang phân hủy.
Chú ý khi lấy mẫu đất ta cần tiến hành cẩn thận phải đúng quy trình thì độ chính xác mới
cao được. lấy mẫu xong ta bỏ ngay vào dụng cụ bịt kín lại để giữ được nguyên trạng thái ban đầu
như khi ở dưới đất. đưa về phòng thí nghiệm bảo quản.
Khi đóng SPT phải đánh dấu ở trên miêng hố khoan. Cứ cách 15cm thì đánh một dấu, đánh
3 dấu, tiến hành đóng và đếm xem tương ứng với mỗi 15cm thì đóng bao nhiêu cái, từ đó lấy làm
cở sở để tính toán sức chịu tải của đất.
Sau khi học xong môn thực hành khoan địa chất công trình em đã rút ra được những kinh
nghiệm quý báu của công tác khoan và khảo sát địa chất. Nắm rõ từng quy trình lắp đặt, vận
hành,… cũng như những khó khăn gặp phải khi ta khoan địa chất.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy Phan Trường Sơn. Thầy đã
chỉ bảo chúng em tận tình không ngại khó khăn, bản thân em và các bạn trong lớp thấy cảm kích
vô cùng.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy cùng các bạn đã giúp đỡ chúng em. Cuối cùng em
cũng chúc Thầy và gia đình có một sức khỏe dồi dào.
SVTH: 13
MSSV: