BÀI THỰC TẬP ĐO LƯỜNG ÁP SUẤT
I. TÌM HIỂU CẤU TẠO MỘT SỐ ÁP KẾ ĐO ÁP SUẤT:
- Áp suất được định nghĩa là lực tác động trên một đơn vị diện tích .Nếu biểu diễn dưới dạng công thức thì áp suất bằng độ lớn của lực chia cho diện tích bề mặt chịu lực : Áp suất = Lực/diện tích
- Đơn vị đo áp suất trước kia là Newton trên mét vuông (N/m2) nhưng sau này thì đơn vị trong hệ SI của áp suất là Pascal (Pa) với định nghĩa 1Pa=1 N/m2= 1kg/(m.s2). Các đơn vị khác:
+ Hệ SI: atm, Pa, kgf/cm2, mmH2O, mmHg
+ Hệ inch: Ksi ( kilopoud lực trên inch vuông ), Psi ( pound lực trên inch vuông ), Psi ( pound lực trên inch vuông )
29 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 3684 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập: “Đo lường và cảm biến”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO THỰC TẬP:
“ ĐO LƯỜNG VÀ CẢM BIẾN”
SVTT : Châu Khánh Đạt
Lớp : DH14CD
MSSV : 14153011
BÀI THỰC TẬP ĐO LƯỜNG ÁP SUẤT
I. TÌM HIỂU CẤU TẠO MỘT SỐ ÁP KẾ ĐO ÁP SUẤT:
Áp suất được định nghĩa là lực tác động trên một đơn vị diện tích .Nếu biểu diễn dưới dạng công thức thì áp suất bằng độ lớn của lực chia cho diện tích bề mặt chịu lực : Áp suất = Lực/diện tích
Đơn vị đo áp suất trước kia là Newton trên mét vuông (N/m2) nhưng sau này thì đơn vị trong hệ SI của áp suất là Pascal (Pa) với định nghĩa 1Pa=1 N/m2= 1kg/(m.s2). Các đơn vị khác:
+ Hệ SI: atm, Pa, kgf/cm2, mmH2O, mmHg
+ Hệ inch: Ksi ( kilopoud lực trên inch vuông ), Psi ( pound lực trên inch vuông ), Psi ( pound lực trên inch vuông )
Chuyển đổi đơn vị đo áp suất:
pascal
(Pa)
bar
(bar)
átmốtphe kỹ thuật
(at)
átmốtphe
(atm)
torr
(Torr)
pound lực trên inch vuông
(psi)
1 Pa
1 N/m2
10−5
1.0197×10−5
9.8692×10−6
7.5006×10−3
145,04×10−6
1 bar
100000
106 dyne/cm2
1,0197
0,98692
750,06
14,504
1 at
98.066,5
0,980665
1 kgf/cm2
0,96784
735,56
14,223
1 atm
101.325
1,01325
1,0332
1 atm
760
14,696
1 torr
133,322
1,3332×10−3
1,3595×10−3
1,3158×10−3
1 Torr; ≈ 1 mmHg
19,337×10−3
1 psi
6.894,7
68,948×10−3
70,307×10−3
68,046×10−3
51,715
≡ 1 lbf/in2
Áp suất không khí : Không khí cũng có khối lượng của nó và trong từ trường trái đất thì khối lượng này sẽ tạo ra một trọng lượng. Chính trọng lượng này của không khí trong bầu khí quyển trái đất sẽ tác động một áp suất lên mọi vật. Áp suất này được gọi là áp suất không khí thay đổi theo nhiều yếu tố khác nhau
Áp suất tuyệt đối , áp suất tương đối : Áp suất tuyệt đối được định nghĩa là áp suất so với áp suất chân không , trong khi áp suất tương đối được định nghĩa là áp suất so với áp suất không khí
VI ÁP KẾ (MANOMETER):
VI ÁP KẾ THEO PHƯƠNG PHÁP THỦY TĨNH
Áp kế (hay còn gọi là đồng hồ đo áp suất).Trong đời sống hằng ngày chúng ta rất thường hay bắt gặp các thiết bị có sử dụng đồng hồ đo áp suất . Bình nén khí ở các tiệm rửa xe,đầu bơm xe,thiết bị đo huyết áp của các bác sỹ. Có lẽ vì nó có bề ngoài trông giống đồng hồ chỉ thời gian nhưng dùng để đo áp suất nên nó được gọi là đồng hồ đo áp suất ( press gauge).Có nhiều kiểu đồng hồ đo áp suất nhưng 2 kiểu hay dùng phổ biến nhất đó là kiểu cơ khí và kiểu điện tử.
Đồng hồ đo áp suất kiểu cơ khí : Đối với đồng hồ đo áp suất kiểu cơ khí , cấu tạo chính của nó gồm một ống đồng dẹt được uống cong hình dấu hỏi , một đầu được bịt kín , một đầu được nối với lưu thể cần đo áp suất (khí , chất lỏng) . Đầu bịt kín được liên kết mềm với một đầu của cặp bánh răng .Trên trục của bánh răng còn lại có gắn lò xo đàn hồi và kim đồng hồ. Kim quay trên mặt đồng hồ có chia độ
Vi áp kế là thiết bị dùng để đo áp suất khí quyển. Nó có thể đo được áp suất gây ra bởi khí quyển bằng cách dùng nước, khí, hoặc thủy ngân . Xu hướng thay đổi của áp suất có thể dự báo ngắn hạn trong dự báo thời tiết. Nhiều đo đạc của áp suất khí quyển được dùng trong phân tích thời tiết bề mặt để tìm ra các rãnh, vùng áp cao.
Áp kế chất lỏng : Áp kế chất lỏng là một thiết bị có thiết kế đơn giản và có độ chính xác cho nên được dùng trong công nghiệp và cả trong phòng thí nghiệm. Áp kế chất lỏng là thiết bị thường được dùng trong cả 2 lĩnh vực vừa là thiết bị đo áp suất vừa là thiết bị tiêu chuẩn để hiệu chuẩn các thiết bị khác.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật , xuất hiện trên thị trường nhiều loại áp kế với độ chính xác cao , đa dạng về mẫu mã cũng như nguyên lý hoạt động nhưng áp kế chất lỏng vẫn giành cho mình một vị trí nào đó với sự đơn giản và giá thành hợp lý.
Một và kiểu áp kế chất lỏng:
Áp kế chữ U: được đổ chất lỏng đầy nửa ống (thường là dầu, nước hoặc thuỷ ngân) trong đó áp suất đo được cấp vào một bên ống và áp suất tham khảo (có thể là áp suất khí quyển) được cấp vào bên còn lại. Sự chênh lệch giữa các mức chất lỏng biểu diễn áp suất tham khảo.
Nguyên tắc hoạt động của áp kế như sau :
Dạng đơn giản nhất của áp kế là một ống hình chữ U với chất lỏng được đổ khoảng một nửa ống. Hai đầu ống hở, chiều cao của chất lỏng ở mỗi bên bằng nhau.
Khi áp suất dương được cấp vào một bên ống, chất lỏng sẽ giảm xuống ở bên đó và tăng lên ở bên kia ống. Sự chênh lệch độ cao, “h” là tổng những thông số trên và dưới 0, cho thấy mức áp suất.
Chân không được cấp vào một bên ống, chất lỏng tăng lên ở bên đó và giảm xuống ở bên kia ống. Sự chênh lệch độ cao, “h” là tổng những thông số trên và dưới 0, cho thấy độ chân không.
Áp kế giếng:
Nguyên tắc làm việc cũng như áp kế chữ U,đó là một trong những dạng biến thể của dạng áp kế chữ U nhưng được thiết kế với kiểu dáng khác nhằm mục đích đáp ứng các yêu cầu khác nhau.
Chất lỏng bên cột là thay đổi đáng kể khi đo áp suất,còn phía bên bồn chứa thay đổi không nhiều . Vì vậy việc xác định độ cao cột chất lỏng dễ dàng hơn là ta chỉ cần quan sát 1 cột chất lỏng chứ không phải quan sát 2 cột chất lỏng như áp kế chất lỏng chữ U . Vì lý do này áp kế dạng này sử dụng để đọc áp suất trực tiếp . Áp suất cao luôn được kết nối tới buồn chứa , áp suất thấp hơn sẽ được kết nối với ống nhỏ , với kiểu này có thể đọc được độ chênh lệch áp suất giữa áp suất cao và áp suất thấp trên
Nhưng thực tế độ cao mực chất lỏng tương ứng với áp suất được tính theo khoảng cách 2 mực chấ lỏng, vì vậy cần phải hiệu chỉnh khoảng cách các vạch chia để giá trị đọc ở mực chất lỏng theo vạch chia là chính xác nhất
Áp kế ống nghiêng
Hoạt động giống như áp kế chữ U và áp kế chất lỏng dạng bồn . Ưu điểm áp kế dạng này là có độ chính xác tốt hơn .Do ống làm thước đo áp suất được đặt nghiêng nên độ phân giải thước đo sẽ tốt hơn.
Khi sử dụng thiệt bị này chú ý để thước nằm ngang (bong bóng nước phải nằm ở giữa ống màu xanh lá ) để đọc giá trị đo áp suất chính xác nhất
Đầu có dấu + là để vào đo áp suất lớn hơn đầu còn lại (dấu -)
Chất lỏng sử dụng trong dụng cụ đo áp suất này thường là nước, dầu đổ,thủy ngân .Trong đó nước là chất lỏng tốt nhất để đo áp suất khí với chiều dài ống thủy tinh hợp lý .Để giảm thiểu sự đóng băng hoặc bay hơi người ta sử dụng dầu hoặc dung dịch chống đông.Thủy ngân được dùng trong áp kế đặt nơi xa, với màu người sử dụng dễ quan sát
VI ÁP KẾ THEO NGUYÊN TẮC ĐIỆN TỬ :
Tính năng:
Chức năng bù nhiệt độ.
LCD đèn nền hiển thị cho dễ đọc.
Dữ liệu giữ chức năng.
Khác biệt giữa các chế độ và chế độ ghi.
Cổng USB giúp xuất dữ liệu của bạn để máy tính của bạn.
Hồ sơ dữ liệu và chức năng điều chỉnh.
Đa lựa chọn đơn vị.
Dấu hiệu cho thấy pin thấp và tự động tắt nguồn.
Thông số kỹ thuật:
Phạm vi đo: 10 kpa, độ phân giải: 0,01 kPa, tối đa. áp lực: 50 kpa
Độ chính xác:& Plusmn; 0.3% FSO( 25 c)
Lặp lại:& Plusmn; 0.2%( tối đa& Plusmn; 0.5% FSO)
Tuyến tính/lag:& Plusmn; 0.29% FSO
Thời gian đáp ứng: điển hình 0,5 giây
Đặc điểm chung:
Nhiệt độ làm việc: 0~50 c
Nhiệt độ bảo quản:- 10~60 c
Điện: 4x1.5V aaa pin
CẤU TẠO CÔNG DỤNG CỦA ỐNG PITOT ĐO ÁP SUẤT:
Khi dòng chảy va đập vuông góc với một mặt phẳng, áp suất động chuyển thành áp suất tĩnh, áp suất tác dụng lên mặt phẳng là áp suất tổng. Do vậy, áp suất động được đo thông qua đo chênh lệch giữa áp suất tổng và áp suất tĩnh. Thông thường việc đo hiệu (p - pt) thực hiện nhờ hai cảm biến nối với hai đầu ra của một ống Pitot, trong đó cảm biến (1) đo áp suất tổng còn cảm biến (2) đo áp suất tĩnh.
Đo áp suất động bằng ống Pitot Có thể đo áp suất động bằng cách đặt áp suất tổng lên mặt trước và áp suất tĩnh lên mặt sau của một màng đo, như vậy tín hiệu do cảm biến cung cấp chính là chênh lệch giữa áp suất tổng và áp suất tĩnh.
1_Màng đo
2_ Phần tử áp điện
CÁC DỤNG CỤ ĐO ÁP SUẤT CAO: PRESSURE GAUGE
Áp kế BOURDON:
Đồng hồ áp suất Bourdon sử dụng các nguyên tắc mà một ống dẹt có xu hướng để thẳng hoặc lấy lại hình dạng tròn của nó trong mặt cắt ngang khi chịu áp lực. Mặc dù sự thay đổi này trong mặt cắt ngang có thể hầu như không đáng, và do đó liên quan đến co giãn vừa phải trong phạm vi đàn hồi của vật liệu dễ dàng hoàn toàn khả thi, sự co giãn của vật liệu ống được phóng đại bằng cách gắn ống vào một hình dạng C hoặc thậm chí là một chuỗi xoắn, chẳng hạn rằng toàn bộ ống có xu hướng thẳng ra hoặc tháo dây đã cuốn, đàn hồi, vì nó được áp lực.
Trong thực tế, ống đóng được kết nối vào cuối rỗng vào một đường ống cố định chứa áp suất chất lỏng để đo được. Khi tăng áp lực, những động thái đầu kín trong một vòng cung, và chuyển động này được chuyển đổi thành chuyển động quay của một (phân đoạn của một) bánh bằng một liên kết kết nối đó là thường có thể điều chỉnh. Một bánh răng bánh răng nhỏ có đường kính là trên trục con trỏ, vì vậy các chuyển động được phóng đại hơn nữa bằng tỷ số. Các vị trí của thẻ chỉ số phía sau con trỏ, vị trí con trỏ trục ban đầu, độ dài liên kết và vị trí ban đầu, tất cả cung cấp phương tiện để xác định kích cỡ con trỏ để chỉ ra phạm vi mong muốn của áp lực cho các biến thể trong các hành vi của ống Bourdon chính nó. Áp lực khác nhau có thể được đo bằng đồng hồ đo có chứa hai ống Bourdon khác nhau, với các mối liên kết nối.
Đồng hồ áp suất Bourdon liên quan đến môi trường xung quanh áp suất khí quyển, như trái ngược với áp suất tuyệt đối; chân không được cảm nhận như là một chuyển động ngược lại. Một số phong vũ biểu bằng sắt dùng ống Bourdon đóng cửa ở cả hai đầu (nhưng hầu hết màng sử dụng hoặc viên nang). Khi áp suất đo được nhanh chóng đập, chẳng hạn như khi đo là gần một bơm piston, một hạn chế lỗ trong đường ống kết nối thường được sử dụng để tránh mặc không cần thiết trên các bánh răng và cung cấp một đọc trung bình; khi cả đánh giá là chịu rung động cơ học, toàn bộ vụ việc bao gồm các con trỏ và chỉ số thẻ có thể được lấp đầy với dầu hoặc glycerin. Khai thác trên khuôn mặt của đo không được khuyến khích vì nó sẽ có xu hướng để làm sai lệch đo thực tế ban đầu được trình bày bằng máy đo. Các ống Bourdon là tách biệt với khuôn mặt của đo và do đó không ảnh hưởng đến việc đọc thực tế áp lực. Điển hình chất lượng cao đồng hồ đo hiện đại cung cấp độ chính xác ± 2% của nhịp, và một thước đo chính xác cao đặc biệt có thể được chính xác như 0,1% quy mô đầy đủ.
Cấu tạo pressure regulator (van điều chỉnh áp suất):
Van điều khiển áp suất thường dùng là van điều áp cơ ( bằng tay ) , ngày nay công nghệ phát triển van điều khiển áp suất bằng cơ được thay thế bằng van điều khiển áp suất tự động . Van dieu khien ap suat tự động được lắp đặt bởi một van điều khiển tuyến tính và một cảm biến áp suất phía sau van feedback về van điều khiển . Van điều khiển áp suất ( van điều áp tự động ) có thể sử dụng van điều khiển khí nén hoặc van điều khiển bằng điện .
Ưu điểm của van điều khiển áp suất tự động ( van điều áp tự động ) :
Giá thành không cao hơn van điều áp bằng cơ mà chỉ tương đương
Thời gian đáp ứng của van điều khiển áp suất rất nhanh
Van điều khiển áp suất cài đặt áp suất cần điều khiển từ bộ điều khiển mà không cần vặn tay như van điều khiển bằng cơ nên rất thuận tiện , tiết kiệm thời gian . Chúng ta có thể ngồi tại phòng điều khiển – giám sát qua Scadar và điều chỉnh từ xa từ Scadar .
Nhiệt độ chịu đựng của van điều khiển áp suất có thể đạt tới 350oC
Van điều khiển áp suất bằng khí nén KFM – Germany
Van điều khiển áp suất bằng khí nén có thời gian đáp ứng nhanh từ 5-10s cho một hành trình đóng mở nên được sử dụng khá rộng rãi . Nhượt điểm của van điều khiển áp suất bằng khí nén là cần phải có nguồn khí nén cấp vào van khí nén , một số nhà máy do đặc thù công việc mà không thể cấp khí nén đến khu vực lắp van . Do đó phải dùng van điều khiển áp suất bằng điện .
Van điều khiển áp suất bằng điện KFM – Germany
Van điều khiển áp suất bằng điện có thời gian đóng mở một hành trình khá chậm từ 60-180s nên chỉ thích hợp cho khu vực có áp suất cố định hoặc ít thay đổi về áp suất .Van điều khiển áp suât bằng điện có ưu điểm là chỉ cần cấp nguồn 220V hoặc 24V vào cùng với tín hiệu 4-20mA từ cảm biến qua bộ điều khiển đưa vào là có thể hoạt động .
Ngày ngay giá thành của van điều khiển áp suất tự động đã ngang bằng với van điều áp bằng cơ nên có nhiều nhà máy đã thay đổi chuyển qua tự động để dể giám sát & điều khiển .
THỰC HÀNH ĐO ÁP SUẤT:
Thực hành lắp dụng cụ đo áp suất:
Đo áp suất tạo ra trên quạt ly tâm bằng áp kế chữ U: (đơn vị: mmH20)
Lần đo
Áp suất tổng
Áp suất tĩnh
Áp suất động
Áp suất chân không đường hút
1
64
12
52
54
2
60
10
50
52
3
62
10
52
50
Đo áp suất tạo ra trên máy nén khí: Đo bằng áp kế BOURDON (đơn vị: kg/cm2)
Lần đo
Áp suất dư
Áp suất tương đối
Áp suất tuyệt đối
Áp suất chân không đường hút
1
0,86
2,8
1,8
1,8
2
1
3
2
2
II. ĐIỀU CHỈNH - ĐIỀU KHIỂN ÁP SUẤT:
Rơle áp suất (Pressure Switch):
Pressure transducer: PRESSURE SENSOR ETP
Van điều áp (pressure regulator):
Van tràn tác động trực tiếp (Direct – operated relief valves)
Kết cấu van tràn tác động trực tiếp bao gồm: con trượt, thân van, lò xo, đĩa đặt lò xo và vít điều chỉnh .
Nguyên lý làm việc của van tràn dựa trên sự cân bằng tác dụng của những lực ngược chiều nhau tác dụng lên nút van hoặc con trượt: lực đàn hồi của lò xo và áp suất chất lỏng.
Khi áp suất đường dầu vào nhỏ hơn áp suất tràn của van (áp suất tràn của van được thiết lập bằng cách điều chỉnh lực đàn hồi của lò xo thông qua núm điều chỉnh (5)) thì con trượt ở vị trí đóng hoàn toàn, dầu không chảy qua van. Khi áp suất trong đường dầu vào lớn hơn áp suất tràn thì con trượt bắt đầu dịch chuyển và van tràn bắt đầu được mở, dầu được xả qua van cho tới khi áp suất trong đường dầu vào hạ xuống trở về mức áp suất tràn của van.
1 – con trượt (spool); 2 – thân van (housing); 3 – lò xo; 4 – spring seat; 5 – núm điều chỉnh
a - Nguyên lý cấu tạo; b - Ký hiệu; c – Van tràn tác động trực tiếp của hãng Festo
- Đặc tính tĩnh của van tràn tác động trực tiếp biểu diễn sự phụ thuộc của lưu lượng tràn qua van vào áp suất dầu vào van. Áp suất P tương ứng với lưu lượng Qr.
Pv ≤ Pr : Q = 0
Pr < Pv ≤ P : Q tăng từ 0 ÷ Qr
P < Pv : Q = Qr
(ở đây Pv là áp suất đường dầu vào van)
Đường đặc tính Q(P) phụ thuộc vào hệ số tỷ lệ K. Đường đặc tính của van tràn càng gần với phương thẳng đứng thì chất lượng của van tràn càng tốt. Bởi vì khi đó van tràn sẽ hoạt động càng nhạy và ổn định áp suất dầu trong hệ thống về mức thiết lập càng nhanh.
Đặc tính tĩnh của van tràn tác động trực tiếp
Để đường đặc tính Q(P) gần với phương thẳng đứng thì hệ số K phải rất lớn, điều này đạt được khi b và Ap lớn tức là kích thước của van lớn, đồng thời độ cứng của lò xo k phải nhỏ. Tuy nhiên đàn hồi của lò xo phải đủ lớn để cân bằng được với lực gây bởi áp suất tràn. Điều đó là mâu thuẫn, do đó đối với những hệ thống cần van tràn có áp suất tràn lớn thì phải dùng tới van tran tác động gián tiếp.
+ Van tràn tác động gián tiếp (Pilot – operated relief valves)
Van tràn tác động trực tiếp không sử dụng được trong các hệ thống thuỷ lực có áp suất cao, vì kích thước của van và nút van sẽ lớn, lực lò xo phải tăng quá mức cho phép. Để giảm lực lò xo ở điều kiện áp suất và lưu lượng lớn, đồng thời tăng độ nhạy và độ ổn định áp suất trong van, người ta sử dụng van tràn tác động gián tiếp.
Về cấu tạo, van tràn tác động gián tiếp gồm: van chính có con trượt có đường kính lớn và lò xo có độ cứng nhỏ C1, van phụ có con trượt có đường kính nhỏ và lò xo có độ cứng lớn C2.
Nguyên lý hoạt động: dựa trên sự cân bằng tác dụng của những lực ngược chiều nhau tác dụng lên nút van (con trượt): lực đàn hồi của lò xo và lực do áp suất chất lỏng trong khoang van chính (được thiết lập bởi van phụ trợ) với áp suất chất lỏng đầu vào.
Van tràn tác động gián tiếp hoạt động như sau:
+ Ban đầu khi áp suất đầu vào P nhỏ hơn áp suất tràn Pr1 của van phụ thì van phụ đóng và van chính cũng đóng và áp suất trong khoang van chính bằng áp suất vào van phụ.
+ Khi áp suất P tăng thì áp suất trong khoang van chính cũng tăng, khi áp suất này lớn hơn áp suất tràn Pr1 của van phụ thì van phụ mở cho dầu về bể, áp suất trong khoang van chính bằng áp suất tràn Pr1
+ Nếu áp suất P tiếp tục tăng thì hiệu áp suất (P - Pr1) cũng tăng cho đến khi lực tác động của hiệu áp suất này thắng lực đàn hồi của lò xo của van chính thì van chính mở cho dầu qua van chính về bể.
Van tràn tác động gián tiếp
a – cấu tạo; b - ký hiệu; c – van tràn tác động gián tiếp của hãng Festo
- Đặc tính tĩnh của van tràn tác động gián tiếp:
Ta thấy đường đặc tính của van tràn tác động gián tiếp gần như thẳng đứng, do đó van tràn tác động gián tiếp hoạt động nhạy hơn và áp suất trong van ổn định hơn.
So sánh đặc tính tĩnh của van tràn tác động trực tiếp và tác động gián tiếp
Van tràn tác động bằng điện từ (Solenoid-operated relief valves )
- Cấu tạo:
Về kết cấu, van tràn tác động bằng điện từ gồm: van chính có con trượt có đường kính lớn và lò xo có độ cứng nhỏ C1, van phụ có con trượt có đường kính nhỏ và lò xo có độ cứng lớn C2, van đảo chiều điện từ, để điều khiển van tràn tác động bằng điện từ làm việc ở các mức áp suất khác nhau.
- Hoạt động:
Van tràn tác động bằng điện từ có nguyên lý hoạt động tương tự như van tràn tác động gián tiếp, chỉ khác là trong van tràn tác động bằng điện từ, bằng cách sử dụng van điện từ, van chính có thể sử dụng các van phụ với các mức áp suất khác nhau. Ví dụ trong hình dưới là van tràn tác động gián tiếp sử dụng van đảo chiều điện từ để điều khiển mức áp suất làm việc của hệ thống.
Van tràn điều khiển gián tiếp (qua van phụ trợ tác động bằng van điện từ)
a - Ký hiệu; b – Cấu tạo và nguyên lý làm việc; c – hình dáng ngoài
Hình trên trình bày ví dụ về van tràn tác động bằng điện từ. Bằng cách sử dụng van đảo chiều điện từ, van tràn tác động bằng điện từ này có thể làm việc ở nhiều mức áp suất khác nhau, tương ứng với các vị trí làm việc của van đảo chiều điện từ. Ở vị trí làm việc của van điện từ, con trượt van chính sẽ mở khi áp suất dầu đầu vào (áp suất trong hệ thống) gây ra một lực thắng lực đàn hồi lò xo của van chính và lực gây ra bởi áp suất thiết lập bởi van phụ lên nòng van chính. Khi van điện từ ở vị trí còn lại thì con trượt van chính sẽ mở ra khi áp suất dầu ở đầu vào gây ra một lực thắng lực đàn hồi lò xo của van chính (vì trong trường hợp này áp suất thiết lập bởi van phụ bằng không).
BÀI THỰC TẬP ĐO LƯỜNG LƯU LƯỢNG
TÌM HIỂU CẤU TẠO MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO LƯU LƯỢNG
Tìm hiểu, khảo sát Các dụng cụ đo lưu lượng theo sự chênh lệch áp suất :
VENTURI:
Cấu tạo:
Ống venturi có thể được coi là thiết bị chính xác nhất trong số các phương pháp đo lưu lượng thông qua chênh lệch áp suất . Bộ phận chính trong ống Venturi gồm hình nón hội tụ gianmr tiết diện , có ống , và ống phóng phục hồi áp suất . Trong cấu tạo ống Venturi không có bộ phận lồi vào trong lưu chất , không có góc cạnh hay đường viền gấp khúc , và đặc biệt là có phần phục hồi áp suất nên tổn hao áp suất trong ống Venturi là thấp nhất so với các phương pháp chênh lệch áp suất khác
ORIFICE:
Cấu tạo:
Các tấm “orifice” có thể có các lỗ hở có hình dáng và vị trí khác nhau tùy theo đặc tính của chất lỏng:
Dòng chất lỏng chứa bọt khí hoặc chứa chất khí, tấm “orifice” sẽ có một lỗ thông để cho phép các bọt khí đi qua đó mà không qua lỗ hở đo lường.
Dòng chảy quá trình là chất khí có thể bị ngưng tụ, tấm “orifice” sẽ có một lỗ thông để cho phép chất lỏng đi qua mà không phải đi qua lỗ chính gây sai lệch kết quả đo.
NOZZLE :
Cấu tạo:
Nguyên lý đo lưu lượng:
KIỂU PHAO (drag effects): còn được gọi là lưu lượng kê tiết diện thay đổi do tiết diện phần ống đo phảo thay đổi tuân theo định luật dòng chảy Bernouli để lưu lượng chỉ phụ thuộc tuyến tính vào vị trí phao.
Loại lưu lượng kế này hoạt động dựa trên nguyên lý cân bằng giữa trọng lực của phao ( hướng xuống ) với lực đẩy của lưu chất tác động lên phao ( hướng lên ) . Chính vì nguyên lý này mà chiều cao của dòng chảy trong lưu lượng kế luôn có chiều thẳng đứng hướng từ dưới lên trên và lưu chất được sủ dụng phải sạch , không có cặn bẩn . Để cho phao luôn