Báo cáo Thực tập Giám sát chất lượng không khí khu vực nam Sông Hương

Không khí đô thị khu vực Nam sông Hương Đối tượng chính:  Tuyến đường giao thông: - Các trục đường có lưu lượng xe lớn - Các trục đường có lưu lượng xe trung bình - Các trục đường có lưu lượng xe nhỏ - Các trục đường có lưu lượng xe thuộc cửa ngõ  Gần khu chung cư, trường học  Điểm nền

doc35 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2517 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập Giám sát chất lượng không khí khu vực nam Sông Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ KHOA MÔI TRƯỜNG Báo cáo thực tập chuyên môn Khóa: 2008 – 2012 Chuyên nghành: Quản lý Môi trường GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC NAM SÔNG HƯƠNG GV hướng dẫn: Nguyễn Bắc Giang Sinh viên thực hiện: Trương Minh Đến Nguyễn Thị Mai Trang Phan Thị Bé Na Đinh Thị Loan Huế, 12/2011 MỤC ĐÍCH Cung cấp thông tin về hiện trạng và diễn biến chất lượng không khí đô thị Nam sông Hương. Dự đoán xu hướng biến đổi chất lượng không khí đô thị Nam sông Hương. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ Đối tượng Không khí đô thị khu vực Nam sông Hương Đối tượng chính: Tuyến đường giao thông: Các trục đường có lưu lượng xe lớn Các trục đường có lưu lượng xe trung bình Các trục đường có lưu lượng xe nhỏ Các trục đường có lưu lượng xe thuộc cửa ngõ Gần khu chung cư, trường học Điểm nền Các thông số đánh giá chất lượng môi trường không khí: Vi khí hậu: Nhiệt độ (0C), độ ẩm (%), Áp suất khí quyển (HBA), Tốc độ gió(m/s) Tiếng ồn tương đương. Bụi (mg/m3) Phương pháp thực hiện: a/ Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập thông tin, tìm tài liệu liên quan đến chất lượng không khí đô thị và chương trình giám sát chất lượng không khí trong những năm gần đây. b/ Khảo sát thực địa: Khảo sát các tuyến đường đủ tiêu chuẩn theo các đối tượng trên. Lựa chọn các điểm lấy mẫu trên các tuyến đường, các điểm được lựa chọn phải phản ánh đúng nhất chất lượng môi trường không khí của đối tượng đó, đánh dấu các điểm lấy mẫu trên bản đồ. Xác định vị trí đặt các thiết bị đo, vị trí đứng đếm xe. c/ Quan trắc tại hiện trường: Sử dụng máy định vị để định vị vị trí đo đạc. Sử dụng các thiết bị đo: tiếng ồn, không khí (CO, NOx, SO2), bụi, vi khí hậu để thực hiện việc đo đạc. Tiến hành đếm các loại xe đối với các điểm trên các trục đường giao thông: Chúng tôi phân thành 4 nhóm xe chính bao gồm: xe máy, ô tô nhỏ (từ 4 đến 12 chổ), ô tô lớn (trên 12 chổ) và xe tải. d/ Xử lý số liệu Dựa trên các số liệu đo được sử dụng các phương pháp như: thống kê môi trường, dùng excel để tính toán và xử lý. f/ Phương pháp đánh giá Sử dụng các quy chuẩn: - QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng không khí xung quanh. - QCVN 26:2010/BTNMT xác định tiếng ồn môi trường xung quanh. Thiết bị và dụng cụ: Thiết bị: - Máy đo bụi - Máy đo tiếng ồn - Máy đo vi khí hậu Dụng cụ : Bản đồ đánh dấu các điểm đo, giá đỡ, ... Vị trí quan trắc Bảng 2.1 : Mô tả các điểm quan trắc Tên điểm Kí hiệu điểm Tọa độ Mô tả Cơ sở lấy mẫu Đàn Nam Giao M1 16026’’17,5’’N 107034’’56,4’’E Nằm Phía trong, cách cổng …m Điểm nền, không chịu ảnh hưởng của các vùng gây ô nhiễm Lê Ngô Cát M2 16026’’19,5’’N 107034’’53,5’’E Nằm trước đàn Nam Giao, đối diện với điểm sinh hoạt văn hóa khu vực 4 – phường Trường An -Cửa ngõ từ các huyện vùng núi về thành phố -Lưu lượng xe trung bình An Dương Vương M3 16026’’35,3’’N 107037’’2,4’’E Cách cầu vượt 200 m về phía Nam, đối diện quán cafe Kiều My -Điểm cửa ngõ từ các tỉnh phía Nam ra Huế và ngược lại. -Lưu lượng xe lớn Phạm Văn Đồng M4 Phía trước nhà thi đấu, đối diện với dịch vụ Minh Tám, cách trạm biến áp khoảng 30m -Cửa ngõ từ thành phố Huế ra huyện vùng biển và ngược lại -Lưu lượng xe lớn Cầu Phú Xuân M5 Cách đèn đỏ ở cầu Phú Xuân 21m về phía bên phải -Cửa ngõ từ bờ Bắc qua bờ Nam -Lưu lượng xe lớn Đống Đa M6 16027’’38’’N 107035’’32’’E Trước cổng trường -Gần trường học -Lưu lượng xe trung bình Hùng Vương M7 16027’’37,8’’N 107035’’53,6’’E Trước cổng TTVH, Đối diện công an tỉnh Thừa Thiên Huế Đường có lưu lượng xe lớn Hình 1.1 Vị trí các điểm quan trắc Thời gian thực hiện Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2011, chia thành nhiều khoảng thời gian khác nhau trong ngày bao gồm: Hành chính, cao điểm và nghĩ ngơi hay các ngày đi làm và ngày nghỉ. Và tại mỗi đường tiến hành đo trong 10 phút. Với tất cả 7 đợt được tiếng hành cụ thể thời gian như sau: Đợt 1: Ngày 28 tháng 10 Đợt 2: Ngày 11 tháng 11 Đợt 3: Ngày 12 tháng 11 Đợt 4: Ngày 13 tháng 11 Đợt 5: Ngày 17 tháng 11 Đợt 6: Ngày 18 tháng 11 Đợt 7: Ngày 4 tháng 12 Kết quả và thảo luận Kết quả tiếng ồn và nồng độ bụi tại mỗi tuyến đường giao thông : QCVN 26:2010/BTNMT (khu vực thông thường, từ 6h đến 21h): 70 dBA QCVN 05 : 2009/BTNMT (Trung bình 24h): 0.2 mg/m3 Tiếng ồn (dBA) Bụi (mg/m3) Sau thời gian hai tháng tiến hành tại 7 địa điểm khác nhau, trong đó có 6 tuyến giao thông và một điểm nền (Đàn Nam Giao) chúng tôi đưa ra kết quả như sau: Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện tiếng ồn và nồng độ bụi tại đường An Dương Vương Tiếng ồn (dBA) Bụi (mg/m3) Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện tiếng ồn và nồng độ bụi tại đường Hùng Vương Tiếng ồn (dBA) Bụi (mg/m3) Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện tiếng ồn và nồng độ bụi tại đường Phạm Văn Đồng Tiếng ồn (dBA) Bụi (mg/m3) Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện tiếng ồn và nồng độ bụi tại cầu Phú Xuân Tiếng ồn (dBA) Bụi (mg/m3) Bụi (mg/m3) Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện tiếng ồn và nồng độ bụi tại đường Lê Ngô Cát Tiếng ồn (dBA) Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện tiếng ồn và nồng độ bụi tại đường Đống Đa Nhận Xét Qua các biểu đồ trên cho ta kết luận rằng: Nồng độ bụi giữa các ngày tại mỗi điểm luôn khác nhau, trong thời điểm một ngày thì nồng độ bụi có xu hướng tăng vào cuối ngày, do sự tích tụ bụi trong cả ngày hoạt động. Và nồng độ bụi cao nhất vào các giờ cao điểm tức là các giờ bắt đầu đi làm về vào buổi chiều (từ 16h45 đến 17h40). Ngược lại nống độ bụi tại các giờ nghĩ ngơi trong ngày lại thấp hơn ở tất cả các điểm như 12h tại đường An Dương Vương nồng độ chỉ có 0.07 mg/m3 hay tại đường Đống Đa vào lúc 14h nồng độ chỉ đạt 0.095mg/m3. Nồng độ bụi tại các ngày nghỉ có xu hướng ổn định hơn so với các ngày đi làm tại mỗi điểm quan trắc. Theo QCVN 05 : 2009/BTNMT quy định về nồng độ bụi cho phép tính trong 24h là 0.2 mg/m3 thì ta thấy rằng tại các tuyến An Dương Vương, Hùng Vương và Phạm Văn Đồng đều có nồng độ vượt quá quy chuẩn vào ngày chủ nhật. Tuy nhiên các ngày đi làm lại thấp hơn. Ngược lại tại các tuyến Lê Ngô Cát hay Phú Xuân thời điểm vượt giới hạn quy chuẩn lại xảy ra chủ yếu vào ngày đi làm. Điều này chứng tỏ rằng nồng độ bụi vào các ngày nghỉ và đi làm không tương quan nhau giữa các tuyến đường, điều này phụ thuộc vào hoạt động sinh hoạt tại mỗi vùng hay điều kiện vi khí hậu khác nhau. Tiếng ồn tại mỗi tuyến đường chủ yếu là từ các phương tiện giao thông, có xu hướng tăng cao vào những giờ bắt đầu đi làm và thấp dần vào các giờ nghĩ ngơi như: Vào ngày thứ sáu tại cầu Phú Xuân tiếng ồn đạt 127.2 dBA lúc 7h và giảm xuống còn 73.5 dBA vào lúc 12h5. Theo QCVN 26:2010/BTNMT quy định giới hạn cho phép tiếng ồn trong không khí xung quanh là 70dBA tại các khu vực thông thường từ lúc 6h đến 21h. Và ta quan sát trên tất cả các điểm quan trắc thì cho dù ở giờ cao điểm hay hành chính, ngày nghỉ hay đi làm thì đều vượt giới hạn hay gần xấp xĩ cho phép trong quy chuẩn. Tiếng ồn Bụi So sánh tiếng ồn và nồng độ bụi tại tất cả các điểm quan trắc QCVN 26:2010/BTNMT (khu vực thông thường, từ 6h đến 21h): 70 dBA QCVN 05 : 2009/BTNMT (Trung bình năm): 0.14 mg/m3 Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện tiếng ồn và nồng độ bụi tại tất cả các điểm quan trắc Nhận xét: Qua biểu đồ trên cho ta thấy rằng tiếng ồn và nồng độ bụi tại Cầu Phú Xuân là cao nhất. Điều này phù hợp với thực tế vì tại điểm này lưu lượng xe qua lại rất nhiều. Mặt khác đây là tuyến nối giữa bờ Nam và Bắc của Thành Phố Huế. Nồng độ bụi cũng như tiếng ồn tại điểm nền Đàn Nam Giao đều thấp hơn so với các điểm còn lại, do ở đây cách xa khu dân cư, đường giao thông và có nhiều cây xanh. Giữa nồng độ bụi và tiếng ồn tại mỗi điểm quan trắc biến đổi không theo một quy tắc nhất định, điều này chứng tỏ rằng giữa chúng không có mối tương quan với nhau. Tại 7 điểm quan trắc thì có 5 điểm quan trắc (trừ Đàn Nam Giao và Đống Đa) vượt giới hạn cho phép về nồng độ bụi trong QCVN 05 : 2009/BTNMT tính trung bình trong năm là 0.14 mg/m3. Và có tới 6 điểm (trừ Đàn Nam Giao) vượt từ 1.1 đến 1.3 lần so với QCVN 26:2010/BTNMT quy định giới hạn cho phép chỉ 70 dBA tại khu vực thông thường từ lúc 6h sáng đến 21h. Tại điểm nền Đàn Nam Giao có nồng độ bụi và tiếng ồn đều thấp hơn giới hạn các quy chuẩn. Cụ thể nồng độ bụi thấp hơn 1.3 lần và tiếng ồn là 1.2 lần. Điều này cho ta thấy chất lượng môi trường không khí tại điểm nền của Thành phố Huế vẫn còn khá tốt. So sánh tiếng ồn và nồng độ bụi vào ngày nghỉ và ngày đi làm Để so sánh nồng độ bụi cũng như tiếng ồn vào ngày hành chính và ngày nghỉ chúng tôi tính trung bình tất cả các ngày quan trắc được trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 bao gồm tất cả 7 đợt. Và kết quả như sau: Bảng 3.1 Kết quả quan trắc nồng độ bụi và tiếng ồn vào ngày nghĩ và hành chính Ngày nghĩ Ngày Hành chính Quy chuẩn Việt Nam Bụi (mg/m3) 0.17 0.15 0.14 Tiếng ồn (dBA) 77 104 70 Từ kết quả của bảng trên cho ta thấy rằng giữa ngày hành chính và ngày nghỉ thì tiếng ồn cũng như nồng độ bụi khác nhau. Trong đó nồng độ bụi ngày hành chính thấp hơn so với ngày nghỉ, ngược lại tiếng ồn ngày hành chính cao hơn so với ngày nghỉ. So với quy chuẩn Việt Nam quy định về giới hạn cho phép về nồng độ bụi và tiếng ồn thì cả hai ngày nghỉ và hành chính đều cao hơn. Ảnh hưởng của giao thông đến nồng độ bụi tại mỗi điểm quan trắc Tại mỗi điểm quan trắc khác nhau sẽ có lưu lượng xe khác nhau và ở mỗi thời điểm trong ngày đều có một lưu lượng xe khác biệt. Qua quá trình quan trắc chúng tôi nhận thấy rằng lưu lượng xe cũng ảnh hưởng khá rõ nét đến nồng độ bụi. Cụ thể: Bụi Lưu lượng xe Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện lưu lượng xe và nồng độ bụi tại đường An Dương Vương Lưu lượng xe Bụi Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện lưu lượng xe và nồng độ bụi tại đường Hùng Vương Hình 3.10 Biểu đồ thể hiện lưu lượng xe và nồng độ bụi tại đường Phạm Văn Đồng Hình 3.11 Biểu đồ thể hiện lưu lượng xe và nồng độ bụi tại cầu Phú Xuân Hình 3.12 Biểu đồ thể hiện lưu lượng xe và nồng độ bụi tại đường Lê Ngô Cát Hình 3.13 Biểu đồ thể hiện lưu lượng xe và nồng độ bụi tại đường Đống Đa Nhận xét: Tại mỗi điểm quan trắc vào các thời điểm khác nhau trong ngày thì hầu hết khi lưu lượng xe càng lớn thì nồng độ bụi càng tăng.Ngược lại khi lưu lượng xe giảm thì nồng độ cũng giảm theo. Tuy nhiên có những trường hợp khi xe giảm nhưng nồng độ vẫn cao hơn như tại Cầu Phú Xuân vào ngày thứ 6 lưu lượng xe giảm từ 1169 xuống còn 675 nhưng nồng độ bụi lại tăng từ 0.12 đến 0.19 mg/m3 trường hợp này có thể do điều kiện vi khí hậu ảnh hưởng đến nồng độ bụi hay do sự tích tụ bụi trong thời gian dài hơn. Lưu lượng xe nhiều hay ít giữa các ngày sẽ không đồng nghĩa với nồng độ bụi sẽ biến thiên theo lưu lượng xe các ngày. Ví dụ tại đường Hùng Vương lúc 15h35 ngày thứ bảy có lưu lượng xe 919, nồng độ bụi 0.17 mg/m3 nhưng ngày chủ nhật vào lúc 15h có lưu lượng xe là 632 mà nồng đọ lại đạt 0.21 mg/m3.Điều này nói lên rằng lưu lượng xe không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến nồng độ bụi mà còn có các yếu tố khác như: vi khí hậu, thời điểm trong ngày, đặc điểm lòng đường,... Cụ thể về sự không tương xứng giữa lưu lượng xe và nồng độ bụi tại các điểm quan trắc được thể hiện bằng biểu đồ phía dưới (Hình 2.14). Bụi Lưu lượng xe Hình 2.14 Biểu đồ thể hiện lưu lượng xe và nồng độ tại các điểm quan trắc Trong hình 2.14 ta thấy được lưu lượng xe và nồng độ tại Cầu Phú Xuân là lớn nhất, tuy nhiên giữa lưu lượng xe và nồng độ bụi không biến thiên theo tỷ lệ thuận đối với tất cả các điểm quan trắc. Cụ thể tại đường Phạm Văn Đồng lưu lượng xe 413, nồng độ 0.17 nhưng tại đường Hùng Vương lưu lượng đạt 834 (gấp đôi tại đường Phạm Văn Đồng) nhưng nồng độ chỉ có 0.14 mg/m3. Kết luận Nồng độ bụi tại 5/7 điểm quan trắc ( Đống Đa và Đàn Nam Giao) đều vượt giới hạn cho phép trong QCVN 05 : 2009/BTNMT và tiếng ồn thì có 6/7 điểm quan trắc (Đàn Nam Giao) vượt QCVN 26:2010/BTNMT từ 1.1 đến 1.3 lần, từ đấy cho thấy chất lượng Môi trường không khí Thành Phố Huế khu vực Nam Sông Hương đang bị ô nhiễm; Nồng độ bụi cũng như tiếng ồn thay đổi vào các thời điểm khác nhau trong ngày, có xu hướng tăng vào các thời điểm đi làm hay kết thúc ngày làm (7h, 10h40, 16h50, 17h15); Tiếng ồn tại ngày hành chính cao hơn so với ngày nghỉ, nồng độ bụi và tiếng ồn đều vượt so với QCVN 05 : 2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT; Giữa lưu lượng xe và nồng độ bụi không có sự biến thiên theo một quy tắc nhất định. Nồng độ bụi, tiếng ồn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố :lưu lượng xe; thời điểm khác nhau trong ngày; các điểu kiện vi khí hậu. Ngoài ra chúng còn phụ thuộc vào đặc điểm tuyến đường (bề rộng, đất cát trên đường); hệ thống cây xanh. Bụi cũng như tiếng ồn đều gây ra những tác động không tốt đến sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội. Vì vậy để bảo vệ chất lượng môi trường không khí đô thị, trước hết cần nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt thành phố cần ưu tiên, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới các đường giao thông đô thị nhằm giảm áp lực của các phương tiện giao thông, đồng thời xây dựng một số đường hoặc khu vực dành riêng cho xe đạp hoặc cho người đi bộ, để giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn. Ðặc biệt là khu vực trường học, bệnh viện, nơi nghỉ ngơi, giải trí của người già và trẻ em, danh lam thắng cảnh... MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG Hình 1. Quan trắc tiếng ồn Hình 2. Quan trắc tại điểm nền (Đàn Nam Giao) Hình 4. Quan trắc trước Trường Đại học Khoa học (Cổng Đống Đa) Hình 3. Quan trắc tại Cầu Phú Xuân Hình 3. Quan trắc tại đường Lê Ngô Cát PHỤ LỤC Bảng ghi số liệu quan trắc chất lượng khí Nam Sông Hương Bảng ghi số liệu vi khí hậu Vị trí Thời gian Vi khí hậu Nhiệt độ Áp suất Tốc độ gió Độ ẩm Đợt 1: Ngày 28 tháng 10 AN DƯƠNG VƯƠNG 2h10 28.7 1010.9 0.8 – 1.5 80.2 PVĐ 2h45 28 1006 0.4 – 1.2 75.8 HÙNG VƯƠNG 3h10 28 1011.2 0.6 – 3 77.6 LÊ NGÔ CÁT 4h10 27.3 1009.3 1.4 – 3.2 79 ĐỐNG ĐA 4h50 27.4 1011.3 0.4 – 1.8 79.5 Đợt 2: Ngày 11 tháng 11 CẦU PHÚ XUÂN 11h3 25.6 1013.6 0.4 – 1.6 69.1 15h30 25.9 1011.1 0.6 – 3 67.9 17h15 24.7 1011.3 0.4 – 1.2 71.4 LÊ NGÔ CÁT 11h30 26.4 1011.1 0.4 – 2.2 67.3 16h50 24.6 1009.1 0.4 – 0.8 70.5 ĐỐNG ĐA 15h5 27.6 1011.3 0.4 – 1.6 62.4 Đợt 3: Ngày 12 tháng 11 AN DƯƠNG VƯƠNG 12h00 29 1014.4 1.4-2.9 66.7 14h30 26.5 1012.6 0.7-3.0 69.6 17h40 25.1 1013.2 0.3-1.8 77.4 HÙNG VƯƠNG 12h25 29.8 1013.3 0-1.6 58.4 15h35 28 1012.5 0.7-3.0 61.4 17h20 25.2 1013 0-0.9 72.3 PHẠM VĂN ĐỒNG 12h40 26.5 1013.4 1.2-3.2 67.9 15h50 25.4 1012.4 0.9-3.6 79.5 16h55 25.2 1012.8 0.5-1.6 77.1 Đợt 3: Ngày 13 tháng 11 Đợt 4: Ngày 13 tháng 11 CẦU PHÚ XUÂN 12h50 26.7 1013.3 0.4 – 0.7 74 15h20 24.6 1011.9 0.1 – 1.3 74.1 17h15 24.3 1012.6 0 – 1.3 80.9 LÊ NGÔ CÁT 13h10 27.9 1010.8 0.7 - 2.0 73.4 15h50 24.7 1010.1 0.5 - 2.5 75.6 ĐỐNG ĐA 14h 27.6 1012.4 0.4 - 2.1 63.5 15h 25.9 1012.2 0 - 1.7 69.5 ĐÀN NAM GIAO 6h20 24.2 1012.6 0.7 - 1.6 80.9 Đợt 5: Ngày 17 tháng 11 AN DƯƠNG VƯƠNG 13h30 27.3 1008.4 2.8 -5.1 79.5 14h 27.6 1007.6 1.7 - 4 78.5 17h 25.9 1008.4 2.3 - 4.1 83.6 HÙNG VƯƠNG 12h50 28.3 1008.9 0.5 -1.8 74.5 14h20 28.2 1008 0.5 - 1.8 74.1 16h45 26.8 1007.8 0 - 0.9 79.6 PHẠM VĂN ĐỒNG 13h05 27.1 1008.4 1.7 - 4.6 81.3 14h55 27.2 1006.9 2.3 -5.8 80.7 17h25 25.8 1008.6 0.9 - 2.2 84.2 Đợt 6: Ngày 18 tháng 11 CẦU PHÚ XUÂN 7h00 25.4 1008.7 0-0.4 86.3 8h30 26 1009.2 0.5-0.9 79.9 12h05 29.4 1007.8 0.3-1.8 65.9 LÊ NGÔ CÁT 9h 26.1 1007.5 0.5-1.8 74.5 11h5 29.6 1006.5 0.5-1.3 56.4 11h50 28.9 1006.1 0.4-1.3 60.2 ĐỐNG ĐA 9h50 22.9 1009.8 0.3-1 62.6 10h40 34.6 1009 0.2-1 51.4 ĐÀN NAM GIAO 9h25 26.2 1007.2 0.4-1 72.9 Đợt 7: Ngày 4 tháng 12 năm 2011 AN DƯƠNG VƯƠNG 11h00 23.1 1014.7 0.7 - 1.7 80.1 13h45 25.7 1012.3 0.3 - 1.2 67.1 15h40 24.3 1011.8 0.4 - 0.9 65.5 HÙNG VƯƠNG 10h35 24.4 1014.9 0 - 0.9 75.4 13h00 24.3 1013.2 0 - 1.1 72.1 15h00 24.7 1012.6 0 - 0.7 66.6 PHẠM VĂN ĐỒNG 10h10 22.3 1015.2 0.4 - 1.1 83.4 13h15 26.1 1012.8 0 - 0.9 64.6 15h20 26.8 1011.9 0 - 0.8 63 Bảng ghi số liệu Quan trắc xe Vị trí Thời gian xe Xe khách Ô tô con Xe tải Xe máy Đợt 1: Ngày 28 tháng 10 AN DƯƠNG VƯƠNG 2h10 5 14 10 253 PHẠM VĂN ĐỒNG 2h45 2 16 19 312 HÙNG VƯƠNG 3h10 9 56 22 799 CẦU PHÚ XUÂN 3h30 9 57 27 1149 LÊ NGÔ CÁT 4h10 5 11 7 344 ĐỐNG ĐA 4h50 2 28 2 820 Đợt 2: Ngày 11 tháng 11 CẦU PHÚ XUÂN 11h3 14 116 11 1569 15h30 17 70 28 1093 17h15 22 78 16 2156 LÊ NGÔ CÁT 11h30 16h50 8 14 2 494 ĐỐNG ĐA 15h5 1 36 4 455 Đợt 3: Ngày 12 tháng 11 AN DƯƠNG VƯƠNG 12h00 15 24 18 254 14h30 16 2 37 452 17h40 20 39 21 554 HÙNG VƯƠNG 12h25 3 25 5 405 15h35 9 44 16 850 17h20 6 24 4 1230 PHẠM VĂN ĐỒNG 12h40 0 10 6 446 15h50 6 19 15 450 16h55 3 29 6 492 Đợt 3: Ngày 13 tháng 11 Đợt 4: Ngày 13 tháng 11 CẦU PHÚ XUÂN 12h50 15 67 4 691 15h20 17 62 25 1043 17h15 27 75 10 1399 LÊ NGÔ CÁT 13h10 6 10 1 167 15h50 4 17 3 303 ĐỐNG ĐA 14h 5 6 6 295 15h 5 18 5 320 ĐÀN NAM GIAO 6h20 Đợt 5: Ngày 17 tháng 11 AN DƯƠNG VƯƠNG 13h30 14 44 44 491 14h 40 50 17 388 17h 10 24 14 759 HÙNG VƯƠNG 12h50 12 32 4 704 14h20 13 56 35 618 16h45 10 32 9 1147 PHẠM VĂN ĐỒNG 13h05 2 9 9 244 14h55 1 8 17 343 17h25 4 21 5 429 Đợt 6: Ngày 18 tháng 11 CẦU PHÚ XUÂN 7h00 12 88 4 2157 8h30 14 84 33 1038 12h05 13 54 9 599 LÊ NGÔ CÁT 9h 7 19 29 229 11h5 1 16 10 625 11h50 5 15 2 219 ĐỐNG ĐA 9h50 0 21 3 551 10h40 1 16 10 335 ĐÀN NAM GIAO 9h25 Đợt 7: Ngày 4 tháng 12 năm 2011 AN DƯƠNG VƯƠNG 11h00 23 21 5 455 13h45 39 19 11 469 15h40 35 19 20 558 HÙNG VƯƠNG 10h35 41 21 3 863 13h00 35 4 13 598 15h00 35 19 20 558 PHẠM VĂN ĐỒNG 10h10 12 17 2 286 13h15 12 11 1 279 15h20 15 19 3 489 Bảng ghi số liệu quan trắc chất lượng không khí (Bụi và tiếng ồn) Đợt 1: Ngày 28 tháng 10 năm 2011 TT ĐỊA ĐIỂM BỤI TIẾNG ỒN Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6 Lần 7 Lần 8 Lần 9 Lần 10 Leq Max Min 1 An Dương Vương 0.12 0.11 0.11 0.12 0.12 0.11 0.13 0.12 0.12 0.11 71.4 93.7 59.3 2 Phạm Văn Đồng 0.11 0.11 0.1 0.1 0.11 0.11 0.09 0.11 0.11 0.11 72.2 87.2 57.5 3 Hùng Vương 0.09 0.09 0.09 0.1 0.1 0.09 0.09 0.09 0.1 0.1 61.6 72 52.8 4 Cầu Phú Xuân 0.1 0.1 0.1 0.09 0.09 0.1 0.1 0.1 0.1 0.08 76.3 90.3 66.4 5 Lê Ngô Cát 0.08 0.08 0.07 0.07 0.06 0.07 0.07 0.07 0.05 0.03 73.1 88.1 57.8 6 Đàn Nam Giao 0.07 (đo một lần) 56.3 70.5 48.4 7 Đống Đa 0.05 0.05 0.06 0.05 0.06 0.06 0.06 0.07 0.07 0.07 75.3 87.3 66.5 Đợt 2: Ngày 11 tháng 11 năm 2011 STT Địa điểm Thời gian Tiếng ồn Bụi trung bình Leq Max Min lần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 Cầu Phú Xuân 11h03 75.4 94.2 64.2 0.12 0.13 0.13 0.14 0.13 0.12 0.11 0.07 0.11 0.12 0.11 0.1 0.11 0.11 0.1 0.11 2 Lê Ngô Cát 11h30 máy hư máy hết pin 3 Đống Đa 15h05 0.12 0.12 0.13 0.13 0.12 0.12 0.11 0.12 0.13 0.12 0.12 0.13 0.14 0.12 0.13 0.13 4 Cầu Phú Xuân 15h30 0.9 0.74 0.49 máy hết pin 0.71 5 Lê Ngô Cát 16h50 0.15 0.18 0.14 0.16 0.15 0.45 0.3 0,29 0.25 0.43 0.25 6 Cầu Phú Xuân 17h15 0.15 0.15 0.2 0.5 0.22 0.5 0.42 0.98 0.39 Đợt 3: Ngày 12 tháng 11 năm 2011 vị trí thời gian Bụi (mg/l) lần 1 lần 2 lần 3 lần 4 lần 5 lần 6 lần 7 lần 8 lần 9 lần 10 TB AN DƯƠNG VƯƠNG 12h00 0.11 0.05 0.09 0.09 0.06 0.01 0.05 0.08 0.1 0.08 0.072 HÙNG VƯƠNG 12h25 0.08 0.19 0.11 0.08 0.13 0.11 0.11 0.12 0.13 0.12 0.118 PHẠM VĂN ĐỒNG 12h40 0.16 0.16 0.16 0.17 0.17 0.18 0.19 0.23 0.22 0.18 0.182 AN DƯƠNG VƯƠNG 14h30 0.12 0.13 0.11 0.13 0.03 0.3 0.03 0.1 0.27 0.22 0.144 HÙNG VƯƠNG 15h3
Luận văn liên quan