Nước ta là nước nông nghiệp, 70-80% dân số sống bằng nghề nông. Tuy nhiên,
với việc đô thị hóa ngày càng nhanh, đất nông nghiệp dành cho canh tác nông nghiệp
bị thu hẹp khá nhiều, dẫn đến tình trạng thất nghiệp cho một bộ phận lớn người dân.
Trước tình hình đó, việc đưa ra một giải pháp cấp bách để khắc phục được những tình
trạng trên là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, việc đưa nghề trồng nấm vào sản xuất đại
trà được xem là giải pháp hợp lý. Nghề nấm có ưu điểm là có thể tận dụng được một
lượng nhân công lớn với nhiều thành phần từ trẻ em đến người già, vốn đầu tư ít, tăng
hiệu quả sử dụng đất, quay được nguồn vốn nhanh
Về tính khoa học, nấm là một loại thực phẩm và dược phẩm có giá trị dinh
dưỡng và dược liệu cao lại tuyệt đối an toàn cho sức khỏe con người. Bởi vì, trong
quá trình hình thành và phát triển của các quả thể nấm sử dụng các loại hợp chất bên
trong cơ thể thực vật mà không sử dụng bất kỳ một hóa chất hóa học nào, nếu có
chăng cũng chỉ là những loại muối khoáng ở một hàm lượng rất nhỏ không đáng kể.
Theo một số công bố gần đây cho thấy, người ta đã phân tích trong thành phần một số
loại nấm có những hợp chất hết sức quan trọng trong điều trị một số bệnh ung thư
như các Steroid, Nucleosid, Lectin trong nấm Linh chi, hoặc một số thành phần
khác trong nấm bào ngư có khả năng chữa trị bệnh đái tháo đường ở người Và đã
tìm thấy một số hợp chất acid amin không thay thế trong một số loại nấm khác.
Trong thời gian vừa qua chúng em được Nhà trường và Khoa Công nghệ gửi đi
thực tập tại Hợp tác xã giống và dịch vụ nuôi trông Nấm An Hải Đông, địa chỉ tại
Phường An Hải Đông, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng. Tại đây, chúng em được
tiếp xúc thực tế với một số mô hình sản xuất và hầu hết các công đoạn của nuôi trồng
sản xuất nấm Linh chi, nấm sò, nấm rơm. Từ đó, chúng em đã rút ra được những bài
học kinh nghiệm và tay nghề thành thạo hơn.
Qua bài báo cáo thực tập này em xin chân thành cảm ơn các Thầy cô Khoa
công nghệ trường Cao đẳng Lương thực thực phẩm đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
thực tập tại đơn vị Hợp tác xã nấm An Hải Đông.
Đồng thời, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cô Vũ Thị Mùi - chủ nhiệm
hợp tác xã nấm An Hải Đông cùng các cô chú tại đơn, đã cho em được thực tập và
cũng đã hướng dẫn hết sức tận tình để chúng em được hoàn thành nh ững công viêc
trong thời gian thực tập. Em xin gởi đến cô Mùi cùng các cô chú tại đơn vị một lời
chúc sức khoẻ và chúc đơn vị sắp tới gặt hái được nhiều thành công.
32 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8114 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Mô hình sản xuất nấm linh chi, nấm sò, nấm rơm tại Hợp tác xã giống và dịch vụ nuôi trồng nấm An Hải Đông A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
1
MỞ ĐẦU
Nước ta là nước nông nghiệp, 70-80% dân số sống bằng nghề nông. Tuy nhiên,
với việc đô thị hóa ngày càng nhanh, đất nông nghiệp dành cho canh tác nông nghiệp
bị thu hẹp khá nhiều, dẫn đến tình trạng thất nghiệp cho một bộ phận lớn người dân.
Trước tình hình đó, việc đưa ra một giải pháp cấp bách để khắc phục được những tình
trạng trên là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, việc đưa nghề trồng nấm vào sản xuất đại
trà được xem là giải pháp hợp lý. Nghề nấm có ưu điểm là có thể tận dụng được một
lượng nhân công lớn với nhiều thành phần từ trẻ em đến người già, vốn đầu tư ít, tăng
hiệu quả sử dụng đất, quay được nguồn vốn nhanh…
Về tính khoa học, nấm là một loại thực phẩm và dược phẩm có giá trị dinh
dưỡng và dược liệu cao lại tuyệt đối an toàn cho sức khỏe con người. Bởi vì, trong
quá trình hình thành và phát triển của các quả thể nấm sử dụng các loại hợp chất bên
trong cơ thể thực vật mà không sử dụng bất kỳ một hóa chất hóa học nào, nếu có
chăng cũng chỉ là những loại muối khoáng ở một hàm lượng rất nhỏ không đáng kể.
Theo một số công bố gần đây cho thấy, người ta đã phân tích trong thành phần một số
loại nấm có những hợp chất hết sức quan trọng trong điều trị một số bệnh ung thư
như các Steroid, Nucleosid, Lectin … trong nấm Linh chi, hoặc một số thành phần
khác trong nấm bào ngư có khả năng chữa trị bệnh đái tháo đường ở người… Và đã
tìm thấy một số hợp chất acid amin không thay thế trong một số loại nấm khác.
Trong thời gian vừa qua chúng em được Nhà trường và Khoa Công nghệ gửi đi
thực tập tại Hợp tác xã giống và dịch vụ nuôi trông Nấm An Hải Đông, địa chỉ tại
Phường An Hải Đông, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng. Tại đây, chúng em được
tiếp xúc thực tế với một số mô hình sản xuất và hầu hết các công đoạn của nuôi trồng
sản xuất nấm Linh chi, nấm sò, nấm rơm. Từ đó, chúng em đã rút ra được những bài
học kinh nghiệm và tay nghề thành thạo hơn.
Qua bài báo cáo thực tập này em xin chân thành cảm ơn các Thầy cô Khoa
công nghệ trường Cao đẳng Lương thực thực phẩm đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
thực tập tại đơn vị Hợp tác xã nấm An Hải Đông.
Đồng thời, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cô Vũ Thị Mùi - chủ nhiệm
hợp tác xã nấm An Hải Đông cùng các cô chú tại đơn, đã cho em được thực tập và
cũng đã hướng dẫn hết sức tận tình để chúng em được hoàn thành những công viêc
trong thời gian thực tập. Em xin gởi đến cô Mùi cùng các cô chú tại đơn vị một lời
chúc sức khoẻ và chúc đơn vị sắp tới gặt hái được nhiều thành công.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
2
Phần 1: MÔ HÌNH ĐƠN VỊ TRỒNG NẤM – CÁCH BỐ TRÍ MẶT BẰNG
VÀ TRANG THIẾT BỊ
1.1. Khái quát về HTX sản xuất giống và nuôi trồng nấm An Hải Đông
Để biết được quá trình hình thành HTX sản xuất giống và nuôi trồng nấm An
Hải Đông ta cần phải đi vào tìm hiểu những yếu tố dẫn đến việc hình thành cơ sở này
ở địa phương. Trước hết, An Hải Đông là một phường nghèo ở Quận Sơn Trà cách
đây chừng 10 năm, không có sông biển để chài lưới, không có đất để trồng trọt và
không có các cơ sở công nghiệp để thu hút lao động dư thừa tại địa phương. Chính vì
vậy vào năm 1999 chính quyền địa phương đã mạnh dạng đầu tư kinh phí cho
phường để hình thành và phát triển nghành trồng nấm tại địa phương dưới sự hướng
dẫn kỹ thuật của các cán bộ trung tâm Công nghệ sinh học Thực vật Hà Nội.
Lúc đầu chỉ thu hút được 10 xã viên tham gia, và bước đầu thực hiện người ta
thấy quả thật nghề trồng nấm có thể tận dụng được diện tích nhà vườn, tận dụng được
nhân lực và thời gian nhàn rỗi của các thành viên trong gia đình… Đến năm 200 số
viên HTX đã tăng thêm lên con số 20 người.
Và đến năm 2001 đã hình thành tổ thực nghiệm sản xuất nấm (7 thành viên),
đây là tiền thân của HTX nấm An Hải Đông sau này. Họ bắt đầu trồng thử nghiệm
trên 4 đối tượng là nấm sò, nấm linh chi, nấm mèo và nấm rơm. Trong đó, trồng nấm
rơm chỉ thuận lợi trong mùa nắng, còn các loại nấm còn lại thì có thể triển khai được
quanh năm. Trước sự phát triển đi lên của tổ thực nghiệm trồng nấm và việc kết nộp
thêm nhiều thành viên, đến tháng 1/2003 Tổ thực nghiệm chính thức trở thành Hợp
tác xã sản xuất giống và dịch vụ nuôi trồng nấm An Hải Đông với tổng cộng có 34 xã
viên.
Đến năm 2003 hợp tác xã tham gia hội chợ xuân của thành phố Đà Nẵng, qua
hội chợ hợp tác xã đã quảng cáo rộng rãi các sản phẩm đầu tay của hợp tác xã đến
người tiêu dung từ đó đã tạo được tiếng vang nhất định trong và ngoài thành phố.
Tháng 5 năm 2003 UBND hỗ trợ cho hợp tác xã phòng nhân giống và đầy đủ
trang thiết bị có thể sản xuất giống tại chỗ để nuôi trồng và cung cấp giống cho các
hộ trong và ngoài thành phố, tạo điều kiện để nghề trồng nấm phát triển cơ bản và ổn
định cho đến nay.
Hợp tác xã ra đời có nhiệm vụ:
* Sản xuất và cung cấp các loại giống nấm
* Nuôi trồng và bao tiêu các loại nấm
* Cung cấp nguyên liệu sản xuất nấm
* Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nấm
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
3
1.2. Sơ đồ mặt bằng HTX
Chú thích:
1) Phòng xử lí thóc làm giống 11) Nhà ủ nguyên liệu
2) Xưởng chế biến nấm 12) Kho chứa nguyên liệu
3) Văn phòng 13) Nhà trồng nấm sò
4) Phòng ươm giống 14) Kho chứa bông
5) Phòng nhân giống 15) Nhà trồng linh chi
6) Nhà ươm sợi 16) Phòng cấy giống
7) Nhà cấy giống 17) Nhà trồng nấm sò
8) Nhà ươm sợi 18) Sân phơi
9) Nơi đóng bịch 19) Hố ủ phân vi sinh
10) Lò hấp 20) Khu thí nghiệm phân vi sinh
9
10
1
12
14
13
20
Sân Phơi
(18)
17
19
15 16
2 3 4 5 6 7 8
Cổng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
4
1.3 Các trang thiết bị trong quá trình sản xuất
1. Một lò hơi : Dùng để đun nước sinh hơi cho lò hấp khử trùng môi trường
nhân giống. Nó được cấu tạo là một hình trụ, cao và có ống thông khí lên đến trần
nhà. Có hệ thống ống dẫn hơi đi đến nồi hấp và lò luộc thóc.
2. Một lò hấp tuyệt trùng : Dùng để khử trùng môi trường nhân giống. Nó có
cấu tạo là một hình trụ đứng, cao khoảng 1.5 m, đường kính khoảng 75 cm, có 2 sàng
chứa nguyên liệu khử trùng. Phía trên là nắp hình chóp tròn và được cố định với thân
bắng các đinh vít. Hơi khử trùng được cung cấp bởi các ống dẫn từ lò hơi.
3. Một nồi luộc: Dùng để luộc hạt thóc làm môi trường nhân giống. Nó có cấu
tạo là một hình bán cầu, có đường kính khoảng 50cm, được cố định bằng giá giá đỡ ở
dưới. Được điều chỉnh tháo nguyên liệu bởi hệ thống cần xoay ở phía trước. Mỗi nồi
như vậy luộc được chừng 50 kg thóc khô.
4. Tủ cấy vô trùng: Được bố trí trong nhà nhân giống. Dùng để cấy chuyền
giống các cấp. Mỗi tủ có đèn tia cực tím để vô trùng tủ trước khi cấy, đèn chiếu sáng,
hệ thống gió vô trùng nhờ được lọc và đốt nóng, tủ cấy có 2 cửa để cấy.
5. Dàn giá sách để thâu: Được làm bằng sắt, có chiều cao chừng 30cm.
6. Tủ bảo ôn Tủ bảo ôn, tủ lạnh: Dùng để bảo quản giống và sản phẩm sau
khi thu hoạch.
7. Máy kít, máy đóng bao, máy hút chân không: dùng để hoàn thành các
khâu cuối cùng trước khi được đưa ra thị trường để tiêu thụ.
8. Hai bốc cấy bằng thuỷ tinh: Khác với các tủ cấy vô trùng, ở đây các bốc
cấy này được làm bằng kính dùng để cấy giống linh chi.
9. Các dàn ƣơm: Dùng để bố trí các bịch nấm vừa mới cấy sang thưòi kỳ nuôi
ủ. Nó được làm nhiều tầng, khoảng cách giữa các tầng 40–50 cm để vừa đủ sự thông
thoáng cho nuôi sợi.
10. Lò hấp thủ công: Dùng để hấp khử trùng môi trường nuôi trồng. Có hình
trụ, đường kính ngoài 1.4m, đường kính bên trong 1.2m, có chiều cao khoảng 3m,
được xây bằng gạch có độ dầy 30cm. Giữa hai lớp gạch là một lớp cát dùng để cách
nhiệt thoát ra bên ngaòi trong quá trình hấp. Có cửa rộng 0.5m cao 1.2m xung quanh
có các vít để đậy lò lại. Phía dưới có chảo làm bằng gang để đựng nước, ở phía trên
chảo là một giá để bằng tre dùng để bố trí các bịch môi trường, ở phía dưới chảo là
một lò than, lò than có một đường ray đẩy để đẩy ra đẩy vào dễ dàng, lò thang này có
thể chứa được 40 viên than. Công suất của mỗi lò như vậy vào khoảng 500 bịch/mẻ.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
5
11. Kệ ủ: Dùng để ủ rơm và ủ bông. Kệ có thể được làm từ các vật liệu rẻ tiền
nhằm tiết kiệm vốn đầu tư, không nhất thiết phải làm kệ kiên cố và tốn kém lắm. Kệ ủ
là một giàn băng tre hoặc bằng gỗ đưc gát lên nhau, kệ phải được đặt cách mặt đất
0.2m. Ngoài ra, ta còn phải chuẩn bị thêm một cây thông gió bằng tre dùng để ủ rơm.
12. Khuôn đóng mô nấm rơm: Có thể làm ở nhiều kích thước khác nhau tuỳ
thuộc vào yêu cầu của việc đóng mô nấm rơm. Thông thường khi đóng khuôn, ngườI
ta thường đóng phần đáy lớn hơn phần trên khuôn mô để dể lấy khuôn ra khi đóng
xong. Các kích thước khuôn mô đóng nấm thường dùng là: 0,4x0,4x1,1x1,2x0,5 và
20x20x35.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động của HTX cũng không thể thiếu các vật
dùng như: Xe bò, xe cảI tiến … dùng để vận chuyển các bịch môi trường từ nơi nầy
sang nơi khác. Xẳng, bồ cào dùng để xúc và đảo môi trường cũng là những vật dụng
thường xuyên dùng trong quá trình làm nấm.
Hình 1: Lò Hấp
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
6
Phần 2: QUY TRÌNH NUÔI TRỒNG MỘT SỐ LOẠI NẤM
2.1. Quy trình nuôi trồng nấm sò trên rơm
2.1.1. Nguyên vật liệu và dụng cụ
2.1.1.1. Nguyên vật liệu và hóa chất
Nguyên liệu dùng để trồng nấm sò trên rơm là các loại rơm như: Rơm ruộng
mặn, ruộng phèn và rơm ruộng màu. Tuy nhiên, trong số các loại rơm trên thì rơm
trên ruộng màu là tốt hơn cả. Và thường người ta thu nhận rơm làm nấm vào vụ mùa
xuân hè ( tháng 3), bởi vào mùa này trời khô ráo và ít mưa. Rơm trước khi sử dụng
phải đạt các chỉ tiêu sau:
+ Rơm có màu vàng, mới
+ Rơm không bị ẩm ướt, không có màu sắc lạ, không bị nhiểm mốc…
Nguyên liệu tiếp theo rất cần thiết là giống nấm. Các yếu tố được cho là loại
giống đạt yêu cầu được sử dụng trong làm nấm là:
+ Các bịch giống nấm có sự đồng nhất về màu, tơ nấm ăn trắng đều cả bịch
giống.
+ Sợi tơ khỏe, không có hiện tượng bị tạp nhiểm.
Ngoài ra, còn có các nguyên liệu và hóa chất khác là:
+ Vôi bột
+ Nước
2.1.1.2. Dụng cụ và thiết bị
- Thùng nhựa hoặc các bể ximăng dùng để ngâm rơm
- Cân
- Kệ gỗ dùng để ủ đống rơm: Có chiều cao cách mặt đất khoảng 20 cm, có tác
dụng tạo độ thông thoáng bên dưới đống ủ nhằm giúp không khí được đối lưu trong
quá trình ủ rơm.
- Bạt nilon: Có tác dụng giữ ẩm và giữ nhiệt cho đống ủ.
- Túi nilon (PE): Với hai loại kích thước 25X35cm và 30X40cm. Tùy mục đích
sử dụng mà ta nên dùng loại bao có kích thước cho phù hợp, với loại bao 25X35 thì ta
sử dụng cho quy trình nuôi trồng nấm sò trên rơm qua hâp khử trùng. Còn đối với
laọi bao 30X40cm thì ta sử dụng cho nuôi trồng nấm sò trên rơm không qua khử
trùng.
- Dây thun
- Dao, thớt: dùng để băm rơm
- Lò hấp khử trùng.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
7
2.1.2. Quy trình nuôi trồng
2.1.2.1. Xử lý nguyên liệu
a. Quy trình xủ lý:
b. Cách tiến hành:
Trước khi bước vào xử lý nguyên liệu ta cân vôi và hòa tan vôi vào nước
theo tỷ lệ tương ứng 1% (Hoặc có thể dao động từ 0,8 – 1,2%). Sở dĩ lượng vôi
bị dao động là do nó phụ thuộc vào pH của nước. Nếu pH cao hơn 7 thì ta giảm
lượng vôi xuống, còn nếu pH thấp hơn 7 thì ta tăng thêm lượng vôi lên.
- Bước 1: Làm ƣớt
+ Rơm sau khi cân được cho vào trong thùng nước vôi có nồng độ (1%)
+ Sau đó được giẩm đạp cho đến khi thấy rơm chuyển màu vàng sáng và mùi
nồng của rơm
+ Vớt rơm ra và xếp lên kệ để ủ đống
- Bước 2: Ủ đống
+ Xếp rơm đã được làm ướt lên kệ, hết
lớp này đến lớp khác, vừa xếp vừa có người lên
giẫm đạp.
+ Giữa đống ủ có cắm một cột tre, có tác
dụng thông khí cho đống ủ. Đống ủ được xếp
theo thể tích 1,5X1,5X1,5m; tác dụng của nó là
làm cho đống ủ tỏa được đủ lượng nhiệt cần
thiết. Nếu chúng ta làm chiều cao thấp quá còn
chiều rộng lớn thì làm cho lượng nhiệt tỏa ra không đủ để làm chín khối ủ.
+ Do trời mùa này khí hậu hơi lạnh nên công đoạn giẫm đuợc thực hiện khá kỹ
và lâu nhằm nén chặt đống ủ để sinh nhiệt cao.
Rơm rạ làm ướt
trong nước vôi
Ủ đống
Đảo trộn
Băm nguyên liệu
Cơ chất trồng
nấm
3 ngày
3 ngày
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
8
+ Sau khi chất hết rơm lên kệ và nén chặt thì dùng bạt phủ kín đống ủ.
+ Thông thường khi chúng ta tiến hành ủ rơm dưới một bóng cây lớn thì tốt
hơn, tuy nhiên khi bố trí đống ủ ở bên dưới một tán cây thì phải che thêm bạt lên cây
thông gió để che mưa và che sương. Bởi vào mỗi buổi sáng sớm thường có sương,
sương đó sẽ ngưng tụ thành nước rồi theo các tán lá đi vào đống ủ thống qua cột
thông gió.
- Bước 3: Đảo trộn
Sau khi ủ 3 ngày thì mở nilon ra, đảo trộn rơm. Công đoạn đảo này rất
quan trọng bởi nó quyết định độ chín đều của khối ủ. Trong quá trình đảo phải
trải qua các công đoạn sau:
+ Trước hết ta tháo dỡ tấm bạt phủ ra, sau đó chuyển toàn bộ khối rơm ra
một tấm bạt khác. Trong khi chuyển ra ta phải phân loại các phần rơm, các khối
rơm nằm bên trong chuyển ra một khu còn các khối rơm ở phía bên ngoài
chuyển ra một khu.
+ Tiến hành kiểm tra độ ẩm và nhiệt độ của khối rơm. Đối với độ ẩm ta
tiến hành lấy vài cọng rơm sau đó dùng hai tay vắt, nếu thấy nước nhỏ từ từ ra
khoảng vài giọt thì được xem là đảm bảo yêu cầu, còn nếu khô quá thì ta tiến
hành bổ sung thêm nước cho đủ độ ẩm cần thiết, trong trường hợp ẩm quá thì ta
tiến hành canh ra để bốc bớt hơi nước.
+ Sau khi kiểm tra rơm sẽ được xếp lại lên kệ, các khối ủ lúc trước nằm bên
ngoài được chuyển vào giữa khối ủ. Còn các khối ủ lúc trước nằm bên trong được
chuyển ra bên ngoài nhằm giúp cho đống rơm được chín đều.
Trong quá trình xử lý nguyên liệu thì chưa bổ sung phụ gia và chất dinh dưỡng.
- Bước 4: Đảo lần 2
Công đoạn này chỉ làm khi mà các chỉ tiêu như độ ẩm và nhiệt độ vẫn chưa đạt
yêu cầu. Trong trường hợp thấy các chỉ tiêu đạt độ ẩm khoảng 70% và nhiệt độ đống
ủ đạt khoảng trên 700C thì ta tiến hành lấy rơm ra để tiến hành băm rơm luôn.
- Bước 5: Băm nguyên liệu
Sau khi đã ủ rơm xong ta tiến hành đổ rơm ra bạt để băm. Dùng dao băm các
khối rơm ra từng đoạn có chiều dài khoảng 10cm.
2.1.2.2. Quy trình nuôi trồng
Ở đây đối với công nghệ nuôi trồng nấm sò trên rơm có hai loại là có qua công
đoạn hấp và không qua công đoạn hấp. So sánh hai hình thức nuôi trồng ta thấy:
Sự giống nhau của hai công thức nuôi trồng là việc sử dụng cùng một cơ chất
nuôi trồng và cách chăm sóc thu hái nấm. Tuy nhiên, sự khác nhau là:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
9
Đặc điểm Không hấp khử trùng Hấp khử trùng
* Sự vô trùng
* Thời gian làm
* Số lƣợng giống
* Năng lƣợng
- Ít đảm bảo vô trùng hơn
- Nhanh và ít tốn công
- Lượng dùng nhiều hơn
- Không tốn
- Đảm bảo sự vô trùng
- Mất nhiều công và thời gian
- Tiết kiệm được giống
- Tiêu tốn năng lượng
2.1.2.2.1. Quy trình nuôi trồng nấm sò không qua hấp khử trùng
a. Quy trình:
b. Cách tiến hành
- Bước 1: Đóng bịch và cấy giống
Rơm sau khi được băm được cho vào túi nilon 30X40cm, mỗi một bao như vậy
được chia thành 3 lớp rơm và 3 lớp giống. Bề dày của mỗi lớp sẽ khác nhau tùy thuộc
vào cách chia của chúng ta. Vì mỗi bao như vậy ta có thể bỏ rơm lên đến khoảng 30
cm, nên chúng ta có thể chia theo bề dày của 3 lớp như sau:
+ Lớp dưới cùng ta cho vào khoảng 7-8 cm, bởi vì ở lớp cuối cùng này ta chỉ
cho giống ở ven viền nên thời gian ăn phủ hết xuống tận đáy sẽ lâu hơn, nên chúng ta
chỉ cho phần này mỏng hơn.
+ Ở lớp thứ hai khoảng 10-11 cm, bởi ở lớp này tơ nấm có thể ăn từ viền bên
trên xuống và viền ở dưới lên, nên thời gian để tơ ăn hết phần rơm là nhanh.
+ Ở lớp trên cùng do ta có phủ một lớp giống lên trên đều bề mặt bịch nên ở
lớp này ta cho lượng rơm nhiều, với bề dày vào khoảng 12-13 cm.
* Lưu ý: - Khi cấy giống, ta dùng tay nắm một nắm giống và rê quanh thành
bao với lượng giống vừa phải.
- Sau mỗi lần cho rơm vào thì tiến hành nắn chặc.
Rơm đã băm
Đóng bịch và cấy giống
Nuôi ủ
Chăm sóc và thu hái nấm
Rạch bịch
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
10
Sau khi rắc đều giống trên khắp bề mặt bịch, ta tiến hành nhắt một cục bông
vào giữa bịch sau đó dùng dây thun buộc lại.
Bước 2: Nuôi ủ
Sau khi vào bịch xong ta tiến hành chuyển các bịch này vào bên trong nhà ủ để
nuôi tơ. Thời gian nuôi ủ tơ vào khoảng 25 ngày vào mùa nắng và 30 ngày vào mùa
lạnh.
Bước 3: Rạch bịch
Sau một thời gian nuôi ủ tơ, khi thấy tơ ăn đều khắp bề mặt bịch nấm, ta
chuyển các bịch nấm đó qua nhà trồng. Dùng tay tháo dây thun để lấy cục bồng ra,
sau đó buộc dây thun lại. Các bịch đó được trên lên dây, với phần đầu được treo chốc
xuống đất. Mục đích của của việc xoay ngược như vậy là để khi ta tưới nấm lượng
nước không bị đọng ở bên dưới bịch.
Mỗi hàng treo khoảng 6 dây hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào chiều dài phòng,
dây được làm từ 6-8 sợi dây đơn và thắt đầu lại. Sau đó, cột sợi dây đó lên trên thanh
tre trên trần nhà. Một dây như vậy ta treo khoảng 7-9 bịch. Khoảng cách dây với dây
chừng 25-30 cm, hàng cách hàng 40-50 cm.
Mỗi bịch như vậy ta tiến hành rạch từ 6-8 vết rạch, chiều dài khoảng 2-3 cm,
sâu từ 1-1,5cm.
Bước 4: Chăm sóc và thu hái nấm
Chúng ta chỉ tiến hành tưới nấm sau khi rạch bịch được 4-5 ngày. Lượng nước
tưới phụ thuộc vào số lượng bịch nhiều hay ít, độ ẩm thấp hay cao mà ta có thể điều
chỉnh hàm lượng nước tưới cho phù hợp. Trung bình ngày tưới khoảng 3-4 lần, bởi
trong giai đoạn nấm đang rất cần nước.
Thu hái nấm, nấm sò thường phát triển từng cụm nên khi thu hái ta cần hái cả
cụm nấm và lầm sạch gốc.
Hình 3: Các bịch nấm được nuôi ủ bởi quy trình không hấp khử trùng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
11
1.2.3. Quy trình nuôi trồng nấm có qua khử trùng.
a. Quy trình:
b. Cách tiến hành
- Bước 1: Đóng bịch
Rơm sau khi được băm nhỏ được cho vào trong các túi nilon 25X35cm, nén
chặt. Mỗi lần ta chỉ cho một số rơm vừa phải, sau đó dùng các ngón tay nén chặt
quanh viền và ở giữa bịch. Các thao tác nén cần hết sức cẩn thận bởi bịch khá mỏng
rất dễ bị rách bịch. Đến khi thấy bịch đã đầy rơm rồi thì dùng hai lòng bàn tay áp sát
vào trên đầu bịch nén chặt một lần nữa. Sau đó, dùng dây thun cột các bịch môi
trường lại.
- Bước 2: Hấp khử trùng
Các bịch môi trường sau khi đóng xong được chuyển vào bên trong lò hấp khử
trùng. Các bịch được xếp xen kẻ với nhau sao cho hơi co thể đi từ dưới lến trên đỉnh
nồi được. Kiểm tra lượng nước bên trong chảo, nếu thiếu thì bổ sunng thêm vào.
Sau khi xếp các bịch xong ta tiến hành đóng cửa lò hấp và tiến hành quạt than
để nấu nước. Một nồi hấp khử trùng với công suất khoảng 500 bịch/ nồi thì ta sử
dụng khoảng 40 cục than tổ ong. hấp cho đến khi hết than thì thôi. Thông thường
thờigian hấp khử trùng kéo dài khoảng từ 18-20 giờ.
- Bước 3: Để nguội
Sau khi thời gian hấp khử trùng đã hết ta chuyển các bịch môi trường sang nhà
cấy giống, sắp xếp khoảng 2-3 lớp để nguội bịch.
Rơm đã băm
Đóng bịch
Hấp khử trùng
Để nguội
Cấy giống
Nuôi ủ
Rạch bịch
Chăm sóc và
thu hái nấm
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp 05S2
SVTH: Huỳnh Phạm Bảo Triều GVHD: Trần Thị Lệ Hằng
Phạm Thị Kim Cúc
12
Mục