Báo cáo Thực tập nhà máy phân đạm Phú Mỹ

Nhà máy Ðạm Phú Mỹ trực thuộc Công ty Cổ phần Phân Ðạm và Hoá chất Dầu khí, được đặt tại khu công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nhà máy có vốn đầu tư 450 triệu USD, có diện tích 63ha, là nhà máy đạm đầu tiên trong nước được xây dựng theo dây chuyền công nghệ tiên tiến, đồng thời cũng là một trong những nhà máy hoá chất có dây chuyền công nghệ và tự động hoá tân tiến nhất ở nước ta hiện nay. Cung cấp 40% nhu cầu phân urê trong nước, Ðạm Phú Mỹ có vai trò rất lớn trong việc tự chủ nguồn phân bón trong một nước nông nghiệp như Việt Nam. Trước đây, số ngoại tệ phải bỏ ra để nhập phân bón từ nước ngoài về là rất lớn trong khi nguyên liệu để sản xuất phân Urê là nguồn khí đồng hành (Associated Gas) đang phải đốt bỏ ở các giàn khoan và nguồn khí thiên nhiên (Natural Gas) được phát hiện rất nhiều ở phía Nam. Sản phẩm của nhà máy Ðạm Phú Mỹ hiện đang được tiêu thụ rộng khắp trên thị trường trong nước, đặc biệt tại vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long. Nhà máy được khởi công xây dựng theo hợp dồng EPCC (Chìa khóa trao tay) giữa Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và tổ hợp nhà thầu Technip/Samsung, hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất Amôniắc với Haldoe Topsoe (công suất 1.350 tấn/ngày) và công nghệ sản xuất Urê với Snamprogetti (công suất 2.200 tấn/ngày). • Khởi công xây dựng nhà máy:03/2001. • Ngày nhận khí vào nhà máy: 24/12/2003 • Ngày ra sản phẩm amonia đầu tiên: 04/2004. • Ngày ra sản phẩm ure đầu tiên: 04/06/04. • Ngày bàn giao sản xuất cho chủ đầu tư: 21/09/2004. • Ngày khánh thành nhà máy: 15/12/2004.

doc85 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 10135 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập nhà máy phân đạm Phú Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ 1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Nhà máy Ðạm Phú Mỹ trực thuộc Công ty Cổ phần Phân Ðạm và Hoá chất Dầu khí, được đặt tại khu công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nhà máy có vốn đầu tư 450 triệu USD, có diện tích 63ha, là nhà máy đạm đầu tiên trong nước được xây dựng theo dây chuyền công nghệ tiên tiến, đồng thời cũng là một trong những nhà máy hoá chất có dây chuyền công nghệ và tự động hoá tân tiến nhất ở nước ta hiện nay. Cung cấp 40% nhu cầu phân urê trong nước, Ðạm Phú Mỹ có vai trò rất lớn trong việc tự chủ nguồn phân bón trong một nước nông nghiệp như Việt Nam. Trước đây, số ngoại tệ phải bỏ ra để nhập phân bón từ nước ngoài về là rất lớn trong khi nguyên liệu để sản xuất phân Urê là nguồn khí đồng hành (Associated Gas) đang phải đốt bỏ ở các giàn khoan và nguồn khí thiên nhiên (Natural Gas) được phát hiện rất nhiều ở phía Nam. Sản phẩm của nhà máy Ðạm Phú Mỹ hiện đang được tiêu thụ rộng khắp trên thị trường trong nước, đặc biệt tại vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long. Nhà máy được khởi công xây dựng theo hợp dồng EPCC (Chìa khóa trao tay) giữa Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và tổ hợp nhà thầu Technip/Samsung, hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất Amôniắc với Haldoe Topsoe (công suất 1.350 tấn/ngày) và công nghệ sản xuất Urê với Snamprogetti (công suất 2.200 tấn/ngày). Khởi công xây dựng nhà máy:03/2001. Ngày nhận khí vào nhà máy: 24/12/2003 Ngày ra sản phẩm amonia đầu tiên: 04/2004. Ngày ra sản phẩm ure đầu tiên: 04/06/04. Ngày bàn giao sản xuất cho chủ đầu tư: 21/09/2004. Ngày khánh thành nhà máy: 15/12/2004. 1.2 CÁC PHÂN XƯỞNG CHÍNH CỦA NHÀ MÁY: 1.2.1 Phân xưởng tổng hợp Amôniắc Có chức năng tổng hợp Amôniắc và sản xuất CO2 từ khí thiên nhiên và hơi nước. Sau khi tổng hợp, Amôniắc và CO2 sẽ được chuyển sang phân xưởng urê. Hình 1.1: Xưởng sản xuất Amoni 1.2.2 Phân xưởng tổng hợp urê Có chức năng tổng hợp Amôniắc và CO2 thành dung dịch urê. Dung dịch urê sau khi đã được cô đặc trong chân không sẽ được đưa đi tạo hạt. Quá trình tạo hạt được thực hiện bằng phương pháp đối lưu tự nhiên trong tháp tạo hạt cao 105m. Phân xưởng urê có thể đạt công suất tối đa 2.385tấn/ngày. Hình 1.2: Xưởng sản xuất URÊ 1.2.3 Phân xưởng phụ trợ Có chức năng cung cấp nước làm lạnh, nước khử khoáng, nước sinh hoạt, cung cấp khí điều khiển, nitơ và xử lý nước thải cho toàn nhà máy, có nồi hơi nhiệt thừa, nồi hơi phụ trợ và 1 tuabin khí phát điện công suất 21 MWh, có bồn chứa Amôniắc 35.000 m3 tương đương 20.000 tấn, dùng để chứa Amôniắc dư và cấp Amôniắc cho phân xưởng urê khi công đoạn tổng hợp của xưởng Amôniắc ngừng máy. Hình 1.3: Xưởng Phụ Trợ 1.2.4 Xưởng sản phẩm Sau khi được tổng hợp, hạt urê được lưu trữ trong kho chứa urê rời. Kho urê rời có diện tích 36.000m2, có thể chứa tối đa 150.000 tấn. Trong kho có hệ thống điều hoà không khí luôn giữ cho độ ẩm không vượt quá 70%, đảm bảo urê không bị đóng bánh. Ngoài ra, còn có kho đóng bao urê, sức chứa 10.000 tấn, có 6 chuyền đóng bao, công suất 40 tấn/giờ/chuyền. Hình 1.4: Xưởng Sản Phẩm 1.3 ĐỊA ĐIỂM, MẶT BẰNG XÂY DỰNG NHÀ MÁY Nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ được xây dựng trong khu công nghiệp Phú Mỹ I huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với diện tích quy hoạch 63 ha. Hình 1.5 Sơ đồ nhà máy Đạm Phú Mỹ trong khu công nghiệp. 1.4 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC, BỐ TRÍ NHÂN SỰ Hình I.6: Địa điểm xây dựng-Mặt Bằng Nhà máy CÁC CHI NHÁNH PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ TIỀN LÝÕNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÓ TGĐ THƯƠNG MẠI PHÒNG THƯƠNG MẠI VẬT TÝ PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU PHÓ TGĐ ĐẦU TƯ TÝ XÂY DỰNG BAN QUẢN LÝ ĐTXD HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TGĐ KỸ THUẬT PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KINH TẾ KẾ HOẠCH GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY NHÀ MÁY ĐẠM 1.5. AN TOÀN LAO ĐỘNG Do đặc thù nhà máy là nguy cơ cháy nổ cao nên vấn đề an toàn cháy nổ được nhà máy rất quan tâm. 1.5.1 Các tiêu chuẩn áp dụng trong phòng cháy và chống cháy TCVN-2622(1995): Phòng cháy và chống cháy cho nhà và công trình-Yêu cầu chung. TCVN-3254(1989):An toàn cháy- Yêu cầu chung. TCVN-3255(1986):An toàn nổ -Yêu cầu chung. TCVN-5760(1993):Hệ thống chữa cháy –Yêu cầu chung cho thiết kế, lắp đặt sử dụng. TCVN-6101(1996):Thiết bị chữa cháy-Yêu cầu về thiết kế và lắp đặt hệ thống CO2. TCVN-6379(1998): Thiết bị chữa cháy-Yêu cầu kĩ thuật đối với trụ mức chữa cháy. Tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam phần III, chương 11- Chữa cháy Hiệp hội phòng cháy chữa cháy quốc gia Mỹ(NFPA): NFPA10(1998): Bình chữa cháy mang vác được. NFPA12(2000): Hệ thống chữa cháy bằng CO2. NFPA13(1999): Quy trình lắp đặt hệ thống sprinkle. Hiệp hội phòng cháy chữa cháy quốc gia Mỹ (NFPA). NFPS 10 (1998) Bình chữa cháy mang vác được. NFPA 12 (2000) Hệ thống chữa cháy bằng CO2. NFPA 13 (1999) Quy trình lắp đặt hệ thống sprinkle. NFPA 15 (1996) Hệ thống phun nước cố định. NFPA 20 (1999) Quy trình lắp đặt bơm ly tâm chữa cháy. NFPA 2001 (2000) Hệ thống chữa cháy bằng các chất sạch. NFPA 72 (1999) Nguyên tắc tác động hỏa hoạn. Bảng1.2 : Các Chất có thể gây cháy nổ trong nhà máy 1.5.2 Các chất có thể gây cháy nổ Hợp chất hóa học Cấp độ cháy nổ (NFPA) Giới hạn cháy nổ (C) (khí) Nhiêt độ bốc cháy (C ) (khí) Điểm bốc cháy (C) (lỏng) Phương pháp cứu hỏa (NFPA) Phương pháp cứu hỏa (NFPA) Amonia 1 15/28 651 Gas - 33 6 Metan 4 5/15 537 Gas -162 6 Hydro 4 4/75 500 Gas -252 6 MDEA 1 - - 127 240 2 Dầu nhờn, mỡ 1 - 260.371 149.232 360 2 Dầu diezen 2 - - 38-54 - - Cấp độ cháy nổ Cấp 1: Gồm các chất cần phải được đốt nóng trước khi có thể cháy. Phương pháp chữa cháy: Sử dụng nước dưới dạng sương Cấp 2: Gồm các chất cần phải được gia nhiệt sơ bộ trước khi có thể cháy Phương pháp chữa cháy: dùng vòi phun nước Cấp 3: Gồm các chất khí dễ cháy, chất lỏng tự bốc cháy Phương pháp chữa cháy: ngăn chặn dòng chảy hoặc ngăn không cho tiếp xúc với không khí. 1.5.3 Hệ thống phòng cháy chữa cháy Hệ thống nước chữa cháy. Bồn chứa nước lấy từ nước máy thành phố từ ngoài hàng rào. Thể tích nước dành riêng cho PCCC là 6000 m3. Dựa trên yêu cầu công suất nước tối đa dùng để chữa cháy là 900 m3/h thì sẽ đáp ứng được hơn 6 giờ. Có ba bơm nước chữa cháy li tâm chính 30 P4001 A/B/C. Một bơm dùng động cơ điện, hai bơm sử dụng động cơ diezen. Công suất 500 m3/h. Áp suất xả của bơm là 9 bar. Đường ống nước chữa cháy được đặt theo kiểu một vòng kín, với các van cách ly được đặt tại các vị trí chiến lược cứu hỏa. Các hệ thống dập lửa kiểu xả khí tràn. Các hệ thống dập lửa kiểu xả khí tràn khí CO2. Lắp đặt để bảo vệ các trạm điện. Thiết kế và lắp đặt theo tiêu chuẩn NFPA12 và ISO – 6183. Được kích hoạt tự động bởi các thiết bị dò khói gắn với bảng điều khiển chữa cháy nội bộ. Các hệ thống dập lửa kiểu xả khí tràn bằng hoạt chất sạch (FM200). Được thiết kế theo tiêu chuẩn NFPA std.2001. Kích hoạt tự động nhờ các thiết bị dò liên quan. 1.5.4 Hệ thống phát hiện lửa và khí 1.5.4.1 Phát hiện lửa Các tín hiệu phát hiện lửa được khởi tạo bởi con người hay tự động bởi các đầu dò. 1.5.4.2 Các nút nhấn báo động Được phân nhóm theo từng cụm công nghệ hoặc theo các khu vực địa lý và tín hiệu được nối tới CMFGAP trong phòng điều khiển. 1.5.4.3 Các bộ phát hiện khói Được lắp đặt tại các trạm điện, nhà điều khiển và tòa nhà hành chính. 1.5.4.4 Các bộ phát hiện nhiệt Được lắp đặt tại : Khu công nghệ, các khu vực máy nén. Bên trong trạm điện, nhà điều khiển, các tòa nhà. 1.5.4.5 Hệ thống phát hiện khí độc và khí dễ cháy Được thiết kế và lắp đặt với khả năng theo dõi tự động và liên tục về sự hiện diện của khí độc và dễ cháy trong các khu vực được xác định. 1.5.4.6 Hệ thống phát hiện lửa và khí gồm Bảng phòng cháy nội bộ với hệ thống hoạt chất sạch FM200 và CO2. Bảng báo lửa và khí chính trung tâm (CMFGAP). Được lắp đặt nhằm mục đính hiển thị hệ thống lửa và khí cũng như khởi động các hệ thống thiết bị liên quan. 1.5.5 Giám sát và kiểm tra các thiết bị phòng cháy chữa cháy Việc giám sát kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị PCCC theo định kỳ sẽ được tiến hành bởi chủ đầu tư trong suốt quá trình vận hành của nhà máy để đảm bảo hệ thống phòng cháy chữa cháy hoạt động tốt. 1.6. XỬ LÝ NƯỚC THẢI, VỆ SINH CÔNG NGHIỆP Hệ thống nước trong nhà máy sau khi sử dụng cần được sử lý trước khi thải ra hệ thống thoát nước khu công nghiệp bao gồm nước chảy tràn cho sự cố, nước mưa và khu vực có dầu, nước chữa cháy, nước thải vệ sinh. Hệ thống này được thiết kế ba cụm Cụm xử lý nước nhiễm dầu gồm bể tách sơ cấp, bể bơm tràn, bể chứa tạm có dung tích chưa được lượng hóa tối đa chảy từ khu vực nhà máy trong vòng 20 phút. Cụm xử lý nước thải vệ sinh gồm hố thu, bể sục khí. Cụm xử lý nước thải nhiễm Amoniac trong quá trình sản xuất urê. CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ URÊ 2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN Urê được Hilaire Rouelle phát hiện từ nước tiểu vào năm 1773 và được Friedrich Woehler tổng hợp lần đầu tiên từ ammonium sulfate (NH4)2SO4 và potassium cyanate KOCN vào năm 1828. Đây là quá trình tổng hợp lần đầu một hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ và nó đã giải quyết được một vấn đề quan trọng của một học thuyết sức sống. Năm 1870, urê đã được sản xuất bằng cách đốt nóng cácbamat amôn trong một ống bịt kín. Điều này là nền tảng cho công nghệ sản xuất urê công nghiệp sau này. Cho tới những năm đầu thế kỷ 20 thì urê mới được sản xuất trên quy mô công nghiệp nhưng ở mức sản lượng rất nhỏ. Sau đại chiến thế giới thứ II, nhiều nước và hãng đã đi sâu cải tiến quy trình công nghệ để sản xuất urê. Những hãng đứng đầu về cung cấp chuyển giao công nghệ sản xuất urê trên thế giới như: Stamicarbon (Hà Lan), Snamprogetti (Italia), TEC (Nhật Bản)…Các hãng này đưa ra công nghệ sản xuất urê tiên tiến, mức tiêu phí năng lượng cho một tấn sản phẩm urê rất thấp. 2.2. TÍNH CHẤT 2.2.1. Tính chất vật lý Urê có công thức phân tử là CON2H4 hoặc (NH2)2CO. Tên quốc tế là Diaminomethanal. Ngoài ra urê còn được biết với tên gọi là carbamide , carbonyl diamide. Urê có màu trắng, dễ hòa tan trong nước, ở trạng thái tinh khiết nhất urê không mùi mặc dù hầu hết các mẫu urê có độ tinh khiết cao đều có mùi khai. Bảng 2.1: Thành phần đặc tính của urê Tên thành phần Giá trị Tỉ trọng d, g/ cm3 13,230 Dạng tinh thể và dạng bề ngoài Dạng kim, lăng trụ, tứ giác Điểm nóng chảy, 0C 132,7 Chỉ số khúc xạ 1,484; 1,602 Năng lượng hình thành tự do ở 250C, J/mol -197,15 Nhiệt nóng chảy, J/g 251 Nhiệt hòa tan trong nước, J/g 243 Nhiệt kết tinh, dịch ure nước 70%, J/g 460 Độ ẩm tương đối 81% (200C) 73% (300C) Nhiệt riêng, J/Kg.K 1439 1,661 1,887 2,10 ở 00C 500C 1000C 1500C Hàm lượng Nito 46,6% N Tính chất hút ẩm, kết tảng của Urê Urê là chất dể hút ẩm từ môi trường xung quanh tại một nhiệt độ nhất định ứng với áp suất riêng phần của hơi nước trong môi trường lớn hơn áp suất hơi nước trên bề mặt urê. Urê sẽ hút ẩm khi độ ẩm môi trường xung quanh lớn hơn 70%, nhiệt độ 10-400C. Urê thường bị hút ẩm do hàm ẩm trong không khí cao, đặc biệt vào ngày hè, tiết trời ẩm thấp. Để hạn chế việc hút ẩm, urê thường được đóng trong các bao PP, PE hoặc trong bao giấy nhiều lớp. Qua nghiên cứu và thực tế, người ta đã xác định các nguyên nhân chủ yếu gây kết tảng urê sản phẩm: Hàm ẩm trong dung dịch Urê đi tạo hạt còn cao. Hạt urê xốp, rỗng, dễ vỡ, cường độ cơ giới thấp. Bảo quản urê ở nơi có độ ẩm không khí cao, urê bị hút ẩm. Sản phẩm urê có kích cỡ không đồng đều, nhiều bụi và mảnh vỡ tạo cho các hạt urê có mối liên kết hàn bền vững do bụi và mảnh vỡ điền vào không gian giữa các hạt urê. Để chống kết tảng hạt urê, ngày nay người ta áp dụng một số biện pháp sau: Bọc urê bởi một lớp paraffin mỏng ngăn chặn hút ẩm. Sử dụng bột trợ dung đưa vào dung dịch urê trước khi tạo hạt, tăng cường lực cơ giới của hạt và hạn chế hút ẩm. Tiêm fomanđêhyt hoặc urê fomanđêhyt vào dòng dung dịch urê trước hoặc sau hệ thống cô đặc. Tạo urê hạt to trên một hệ thống tạo hạt tầng sôi thùng quay, làm giảm bề mặt riêng tiếp xúc không khí của hạt urê, độ bền vững cơ giới cao. 2.2.2. Tính chất hóa học Hòa tan trong nước, nó thủy phân rất chậm để tạo thành cacbamat amôn (1) cuối cùng phân hủy thành amoniac và điôxit cacbon. Phản ứng này là cơ sở để sử dụng urê làm phân bón. Trong môi trường đất ẩm : (NH2)2CO + 3H2O CO2 + 2NH4OH Trong không khí ẩm: 2NO + (NH2)2CO + ½O2 = 2N2+ H2O + CO2 Về mặt thương mại, urê được sản xuất ra bằng cách loại nước trực tiếp cacbamat amôn NH2COONH4 ở mức áp suất và nhiệt độ nâng. Người ta thu được cacbamat amôn bằng cách cho phản ứng trực tiếp NH3 với CO2. Hai phản ứng được tiến hành liên tục trong tháp tổng hợp cao áp. Ở điều kiện áp suất thường và tại điểm nóng chảy của nó, urê phân hủy thành amoniac, biuret(1), acid cyanuric (qv) (2), ammelide (3) và triuret (4). Biuret là sản phẩm phụ bất đắc dĩ chủ yếu có trong urê. Nếu trong sản phẩm đạm Urê cấp phân bón mà hàm lượng biuret vượt quá 2% trọng lượng sẽ gây độc hại đối với cây trồng. Urê đóng vai trò như một chất cơ sở đơn và tạo ra các muối có các acid. Cùng với acid nitric nó tạo ra nitrat urê CO(NH2)2.HNO3 và phân hủy nổ khi bị đốt nóng. Urê cứng ổn định ở nhiệt độ phòng và ở điều kiện thường áp. Đốt nóng ở điều kiện chân không và tại điểm nóng chảy thì nó sẽ thăng hoa mà không hề thay đổi. Trong môi trường chân không ở nhiệt độ 180-1900C, urê sẽ thăng hoa và chuyển hóa thành xianua amôn NH4OCN (5). Khi urê cứng được đốt nóng nhanh trong dòng khí amoniac ở mức nhiệt độ nâng và tăng khoảng vài trăm kPa (vài at.) thì nó sẽ thăng hoa hoàn toàn và phân hủy từng phần thành acid cyanic HNCO và xianua amôn. Urê cứng hòa tan trong NH3 lỏng và hình thành hợp chất urê-amoniac hỗn hợp không ổn định CO(NH2)2NH3 phân hủy ở 450C. Urê-Amoniac tạo ra các muối với các chất kim loại kiềm như NH2COHNM hoặc CO(NHM)2. Việc chuyển hóa urê thành biuret được xúc tiến ở điều kiện nhiệt độ thấp, áp suất cao và gia nhiệt kéo dài. Ở điều kiện áp suất thấp 10-20 MPa (100-200 atm), khi đốt nóng cùng với NH3 biuret sẽ tạo thành urê. Urê phản ứng với nitrat bạc AgNO3 với sự có mặt của hydroxid natri NaOH, sẽ tạo thành chất dẫn xuất (5) màu vàng nhạt. Hydroxid natri xúc tiến làm thay đổi urê sang dạng imit (6). Sau đó phản ứng với nitrat bạc. Các tác nhân oxi hóa với sự có mặt của natri hydroxidsẽ chuyển hóa urê thành nitơ và dioxid cacbon. Chất sau tức là CO2 phản ứng với hydroxid natri để tạo thành cacbonat natri (8): Phản ứng urê với các loại rượu sinh ra các chất este acidcacbamic thường được gọi là urêthan: Urê phản ứng với foocmandêhyd và tạo thành các hợp chất như monomethylolurea công thức: NH2CONHCH2OH, dimethylolurea HOCH2NHCONHCH2OH và các hợp chất khác phụ thuộc vào tỷ lệ mol của fomanđêhyt đối với urê và dựa vào độ pH của dung dịch. Peroxyd hydro và urê là loại sản phẩm dạng bột tinh thể màu trắng. Peroxyd urê CO(NH)2.H2O2 được người ta biết đến với tên gọi thương phẩm là Hypersol đây là chất tác nhân oxi hóa. Urê và acid malonic phản ứng cho ra đời chất acid barbituric (7), một hợp chất chủ yếu trong ngành hóa dược 2.3. ỨNG DỤNG 2.3.1 Trong công nghiệp Urê được dùng làm phân bón, kích thích sinh trưởng, giúp cây phát triển mạnh, thích hợp với ruộng nước, cây , rau xanh, lúa… Urê cứng có chứa 0,8 đến 2,0% trọng lượng biuret ban đầu được bón trực tiếp cho đất dưới dạng nitơ. Các loại dịch urê loãng hàm lượng biuret thấp (tối đa khoảng 0,3% biuret) được dùng bón cho cây trồng dưới dạng phân bón lá. Trộn lẫn với các chất phụ gia khác urê sẽ được dùng trong nhiều loại phân bón rắn có các dạng công thức khác nhau như photphat urê amôn (UAP); sunphat amôn urê (UAS) và urê phophat (urê + acid photyphoric), các dung dịch urê nồng độ thuộc nitrat amôn urê (UAN) (80-85%) có hàm lượng nitơ cao nhưng điểm kết tinh lại thấp phù hợp cho việc vận chuyển lưu thông phân phối bằng hệ thống ống dẫn hay phun bón trực tiếp. Là chất bổ sung vào thức ăn cho động vật, nó cung cấp một nguồn đạm cố định tương đối rẻ tiền để giúp cho sự tăng trưởng. Urê được dùng để sản xuất lisin, một acid amino được dùng thông dụng trong ngành chăn nuôi gia cầm. Các loại nhựa urê được polyme hóa từng phần để dùng cho ngành công nghiệp dệt có tác dụng làm phân bố đều các thành phần ép của các chất sợi Nguyên liệu cho sản xuất chất dẻo, đặc biệt là nhựa urê-fomanđêhyt. Urê (cùng với Amoniac) phân hủy ở nhiệt độ và áp suất cao để sản xuất các loại nhựa melamin. Là chất thay thế cho muối (NaCl) trong việc loại bỏ băng hay sương muối của lòng đường hay đường băng sân bay. Nó không gây ra hiện tượng ăn mòn kim loại như muối. Là một thành phần bổ sung trong thuốc lá, nó được thêm vào để tăng hương vị. Đôi khi được sử dụng như là chất tạo màu nâu vàng trong các xí nghiệp sản xuất bánh quy. Được dùng trong một số ngành sản xuất thuốc trừ sâu. Là một thành phần của một số dầu dưỡng tóc, sữa rửa mặt, dầu tắm và nước thơm. Nó cũng được sử dụng như là chất phản ứng trong một số gạc lạnh sử dụng để sơ cứu, do phản ứng thu nhiệt tạo ra khi trộn nó với nước. Thành phần hoạt hóa để xử lý khói thải từ động cơ diesel. 2.3.2 Sử dụng trong phòng thí nghiệm Urê là một chất biến tính prôtêin mạnh. Thuộc tính này có thể khai thác để làm tăng độ hòa tan của một số prôtêin. Vì tính chất này, nó được sử dụng trong các dung dịch đặc tới 10M. 2.3.3 Sử dụng y học 2.3.3.1 Thuốc: Urê được sử dụng trong các sản phẩm da liễu cục bộ để giúp cho quá trình tái hiđrat hóa của da. 2.3.3.2 Chẩn đoán sinh lý học Do urê được sản xuất và bài tiết khỏi cơ thể với một tốc độ gần như không đổi, nồng độ urê cao trong máu chỉ ra vấn đề với sự bài tiết nó hoặc trong một số trường hợp nào đó là sự sản xuất quá nhiều urê trong cơ thể. Nồng độ urê cũng có thể tăng trong một số rối loạn máu ác tính (ví dụ bệnh bạch cầu và bệnh Kahler). Nồng độ cao của urê (uremia )có thể sinh ra các rối loạn thần kinh (bệnh não). Thời gian dài bị uremia có thể làm đổi màu da sang màu xám. 2.3.4 Sử dụng trong chẩn đoán khác Các loại urê chứa cacbon 14 - đồng vị phóng xạ, hay cacbon 13 - đồng vị ổn định được sử dụng trong xét nghiệm thở urê, được sử dụng để phát hiện sự tồn tại của Helicobacter pylori (H. pylori, một loại vi khuẩn) trong dạ dày và tá tràng người. Xét nghiệm này phát hiện enzym urease đặc trưng, được H. pylori sản xuất ra theo phản ứng để tạo ra amôniắc từ urê để làm giảm độ pH của môi trường trong dạ dày xung quanh vi khuẩn. Các loài vi khuẩn tương tự như H. pylori cũng có thể được xác định bằng cùng một phương pháp xét nghiệm đối với động vật (khỉ, chó, mèo - bao gồm cả các loại "mèo lớn" như hổ, báo, sư tử v.v). 2.3.5 Cathrat (Hợp chất mắt lưới) Urê có đặc tính tuyệt vời trong việc hình thành các chất phức hợp kết tinh hay các sản phẩm cộng với các hợp chất hữu cơ dãy thẳng. Các chất phức hợp kết tinh này gồm có một máng rỗng được hình thành bởi các phân tử urê đã được kết tinh trong đó hydrôcacbon được bịt kín hoàn toàn. Các chất như vậy được gọi là Cathrat. Loại hydrocacbon được bịt kín, trên cơ sở chiều dài dãy của nó được quyết định bằng nhiệt độ khi hình thành Cathrat. Đặc tính này của cathrat urê được áp dụng thông thường trong ngành lọc dầu để sản xuất nhiên liệu dùng trong ngành hàng không (xem Aviation and other gas-turbin Fuels)và dùng để khử xáp các loại dầu bôi trơn (xem Petroleum Refinery Processes). Các chất cathrat dễ vỡ khi ta đem hòa tan urê trong nước hay trong rượu. 2.4. Những nét nổi bật về phân urê Trong số các sản phẩm hoá học được sử dụng phổ biến làm nguồn cung cấp phân đạm cho cây trồng như: Sulphur Ammonium (SA), Nitrat Ammonium (NH4NO3), urê… thì urê được sử dụng nhiều hơn cả vì những đặc tính vượt trội của nó về mọi phương diện. Bằng chứng là sản lượng tiêu thụ urê (trên toàn thế giới) Năm 1973 1997 2003 2007 Tiêu thụ (Triệu tấn) 8,3 37,6 50 116,7 2.4.1 Ưu điểm của Urê Urê có thể được dùng bón cho cây trồng dưới dạng rắn, dạng lỏng tưới gốc hoặc sử dụng như phân phun qua lá đối với một số loại cây trồng. Khi sử dụng urê không gây hiện tượng cháy nổ nguy hiểm cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbctt.doc
  • dwgPHUONG.dwg