Trong quá trình học tập tại nhà trường, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chúng em có kiến thức thực tế và để củng cố lại những kiến thức đã học, bộ môn tự động hóa đã tạo điền kiện cho chúng em có cơ hội đi thực tập nhận thực tại nhà máy nhiệt điện phả lại.
Đây là một trong những nhà máy sản xuất điện hiện đại nhất hiện nay của Việt Nam, với những dây chuyền và công nghệ tiên tiến, cùng với 1 hệ thống điều khiển tự động hiện đại.
Chúng em đã được chứng kiến tận mắt quá trình sản xuất điện cho tới khâu phân phối điện hoàn chỉnh, được vào phòng điều khiển trung tâm của nhà máy máy, được các cán bộ của nhà máy giảng giải tận tình về các công nghệ của nhà máy.
Trong bản báo cáo này, em xin trình bày những gì mình đúc kết được qua chuyến đi. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn hẹp nên bản báo cáo còn nhiều thiếu xót, mong các thầy trong bộ môn giúp đỡ và bổ xung để bản báo cáo hoàn thiện hơn.
46 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4276 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập nhận thức nhà máy nhiệt điện Phả Lại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mở đầu………………………………………………………………………3
phần một: tổng quan về nhà máy……………………...………………….4
1. Nhà máy nhiệt điện Phả lại
1.1 vị trí địa lý……………………………………………………………...4
1.2 quy mô nhà máy………………………………………………………..4
1.3 nhiên liệu……………………………………………………………….5
1.4 các giai đoạn phát triển………………………………….…….………6
1.5 sản lượng điện các năm gần đây………………………..……………..7
2. quy trình công nghệ và xử lý……………….……………..…………...10
2.1 quy trình công nghệ…………………………………………………….10
2.2 quy trình xử lý………………………………………………………….12
Phần hai: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát điện TB-120-2T3
I.Máy phát điện TB-120-2T3………………………………………………….14
1.Khái niệm…………………………………………………………………
2.Thông số kĩ thuật …………………………………………………………..17
3. Hệ thống kích thích của máy phát điện…………………..….……………..13
a. máy kích chính…………………………………….……
b. máy kích chính phụ……………………………….…..
c. máy kích thích dự phòng………………..………..….
4. Điều chỉnh điện áp của máy phát điệ……………………..……14
5. Hệ thống làm mát của máy…………………………..……..….15
II. Máy biến áp lực…………………………………………….…………19
III. Bảo vệ khối máy phát- máy biến áp 1 và 2…………………………..24
IV. Bảo vệ khối máy phát 3 & 4…………………………….……………29
V. Bảo vệ các máy biến thế dự phòng…………………………………...33
VI. Bảo vệ các máy biến thế tự dùng làm việc…………………………..34
VII. Bảo vệ máy biến áp tự dùng làm việc & dự phòng phía 6/0,4KV….34
VII. Các chế đọ làm việc của máy biến thế………………………………..34
IX . Máy cắt…………………………………………………………………35
X . Tự dùng của công ty nhiệt điện phả lại…………..…………………..39
XI. Hệ thống cung cáp điện một chiều…………………………………...40
XII. Sơ đồ nối điện chính của cồng ty nhiệt điện phả lại………………...40
Kết luận……………………..……………………………………….........44
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình học tập tại nhà trường, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chúng em có kiến thức thực tế và để củng cố lại những kiến thức đã học, bộ môn tự động hóa đã tạo điền kiện cho chúng em có cơ hội đi thực tập nhận thực tại nhà máy nhiệt điện phả lại.
Đây là một trong những nhà máy sản xuất điện hiện đại nhất hiện nay của Việt Nam, với những dây chuyền và công nghệ tiên tiến, cùng với 1 hệ thống điều khiển tự động hiện đại.
Chúng em đã được chứng kiến tận mắt quá trình sản xuất điện cho tới khâu phân phối điện hoàn chỉnh, được vào phòng điều khiển trung tâm của nhà máy máy, được các cán bộ của nhà máy giảng giải tận tình về các công nghệ của nhà máy.
Trong bản báo cáo này, em xin trình bày những gì mình đúc kết được qua chuyến đi. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn hẹp nên bản báo cáo còn nhiều thiếu xót, mong các thầy trong bộ môn giúp đỡ và bổ xung để bản báo cáo hoàn thiện hơn.
Phần một : Tổng quan về nhà máy
1.1/ Vị trí địa lý:
- Nhà máy nhiệt điện Phả Lại( nay là công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại) thuộc địa phận Chí Linh, tỉnh Hải Dương, bên bờ sông Thái Bình, chỗ tiếp giáp của 6 con sông lớn.
- Cách thủ đô Hà Nội 56km về phía Đông Bắc, đường 18 và tả ngạn sông Thái Bình.
1.2/ Quy mô nhà máy:
Tổng diện tích đất chiếm khoảng 322 ha. Trong đó, diện tích phần đất công nghiệp của nhà máy là 128 ha,còn 194 ha là mặt bằng xây dựng.
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại
1.3/ Nhiên liệu:
- Than : than công ty sử dụng là hỗn hợp than của mỏ than Vàng Danh, Yên Tử, Cẩm Phả, Mạo Khê, Hồng Gai. Có thành phần chủ yếu như sau:
+Độ tro trung bình: 28%
+Lưu huỳnh: 0,5-0,6%
+Khả năng toả nhiệt của than: 5.000-5.500Kcal/Kg
Than được chở bằng đường thuỷ (70% nhu cầu nhiên liệu) và đường sắt(30%).
- Dầu FO: Nhà máy nhiệt điện Phả Lại sử dụng dầu nặng FO để khởi động lò hơi và để đốt kèm khi lò hơi bị sự cố.
1.4/Các giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn 1(dây chuyền 1): Nhà máy nhiệt điện được khởi công xây dựng ngày 17/5/1980 và đi vào hoạt động từ năm 1983, do Liên Xô thiết kế lắp đặt, có công suất thiết kế 440MW.Dây chuyền 1 gồm 4 tổ máy, 1 tổ máy gồm:2 lò hơi cao áp, 1 tua bin, 1 máy phát điện, 1 máy biến áp, công suất mỗi tổ máy 110MW.Tám lò hơi đều được lắp đặt thiết bị lọc bụi tĩnh điện. Khí thải sau khi qua lọc bụi tĩnh điện được tập trung và thải qua 1 ống khói cao 200m với đường kính miệng thải 7,2m.
Thiết bị của dây chuyền 1 thuộc thế hệ những thập niên 70-80 nên năng suất nhiên liệu chưa cao.
Từ khi đưa vào vận hành đến hết năm 2005, dây chuyền 1 đã phát được trên 3,95 tỷ KWh, phục phu đắc lực cho việc phát triển công nghiệp và dân dụng của cả nước.
Công việc đại tu, sửa chữa các thiết bị được đảm bảo đúng chu kỳ quy định, đặc biệt là hệ thống lò- máy và hệ thống lọc bui tĩnh điện nhằm đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Giai đoạn 2(dây chuyền 2): Đi vào hoạt động năm 2002.Gồm 2 tổ máy,mỗi tổ máy công suất 300MW:có 1 lò hơi, 1 tua bin, 1 máy biến áp, 1 máy phát điện. Hai lò hơi đều được lắp đặt thiết bị lọc bụi tĩnh điện và thiết bị khử SO2.Khí thải sau khi qua thiết bị khử lưu huỳnh được tập trung và thải ra ống thải riêng biệt, ống khói cao 200m, đường kính miệng thải 4,2m.Năm 2005 dây chuyền 2 đã vận hành và phát lên lưới 4,5 tỷ KWh.
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2
1.5/ Sản lượng điện các năm gần đây:
Năm 2002 đạt 3,635 tỷ KWh
Năm2003 đạt 5,810 tỷ KWh
Năm 2005 đạt 6,760 tỷ KWh
Tổng số công nhân viên chức của công ty hiện tại là 2200 người. Cho đến hiện nay chưa phát hiện bệnh nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên chức của công ty.
Sơ đồ hoạt động :
2/ Quy trình công nghệ và xử lý :
2.1/ Quy trình công nghệ:
+Vận chuyển và tập kết nhiên liệu:
Cảng bốc dỡ than trên sông Thái Bình được bố trí 4 cần cẩu, có khả năng bốc dỡ 3000 tấn/ngày đêm và có khả năng tiếp nhận 4-5 đoàn xà lan/ngày đêm.Cảng bốc dỡ than bằng đường sắt hiện nay thường tiếp nhận 2 đoàn xe với công suất 2.000 tấn/ngày đêm.
Than bốc dỡ bằng cẩu than lên 4 máng than và sau đó đựoc vận chuyển bằng băng tải tới kho chứa than và lò hơi, băng tải than được bố trí trong hệ thống máng kín.
Ngoài kho chứa than, nhà máy còn có kho với 3 bể chứa dầu FO,tổng lượng dầu có thể chứa là 9.000 tấn. Dầu FO chủ yếu được vận chuyển tới nhà máy bằng đường sông.
+ Hệ thống nghiền than cám : Than đựoc nghiền trong hệ thống nghiền kiểu kín. Nhà máy có 8 máy nghiền, công suất mỗi máy 33,5 tấn/giờ.Sau khi được nghiền mịn, than mịn được trộn vào bunke than bột trung gian và sau đó được đưa vào buồng đốt lò hơi do phòng điều hành trung tâm điều khiển.
+ Lò hơi và tổ hợp phát điện
Hơi nước quá áp từ các lò hơi được dùng để chạy các tuabin phát điện . Để khởi động được lò hơi và đảm bảo áp lực hơi chạy tuabin, dầu FO được cung cấp vào lò hơi theo đường ống dẫn riêng
Để đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất của các tổ máy, có bố trí hệ thống tín hiệu bằng ánh sáng báo sự cố, có hệ thống bơm dầu bôi trơn và bơm dầu sự cố của tuabin…
+ Cung cấp nước làm mát và xử lý nước kỹ thuật:
Nước làm mát cho các động cơ và bình ngưng tụ hơi nước của tuabin được lấy trực tiếp từ sông Thái Bình với nhu cầu 20,8m3/s.Nhiệt đọ nước sau các bình ngưng tụ tăng lên 7-80C, nước nòng được thải ra dẫn theo kênh hở ra sông Thái Bình.
Nước mềm cung cấp cho lò hơi được xử lý bằng phèn, lọc cơ học và sau đó lọc bằng nhựa trao đổi ion. Nước đã được làm mềm và đưa vào 3 bể chứa, mỗi bẻ có dung tích 2.000m3.
+ Lọc bụi của khói thải: Do sử dụng than cám mịn làm nhiên liệu đốt lò hơi,trong hệ thống dây chuyền của nhà máy có bố trí các bộ lọc tĩnh điện trên tuyến dẫn khói từ lò hơi tới ống khói.
+Trạm biến áp và phân phối tải điện:Các trạm biến áp được bố trí nhằm hoà mạng điện phát ra từ nhà máy lên lưới điện qua các trạm phân phối 110kV và 220kV.
+Thải tro xỉ của lò hơi: Nhà máy nhiệt điện Phả Lại bố trí hệ thống thải tro xỉ của lò hơi theo nguyên tắc cuốn bằng nước (tỉ lệ xỉ:nước=1:9) tới hồ chứa xỉ Khe Lăng, Bình Giang.
2.2/ Quy trình xử lý :
Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải
+ Công nghệ xử lý khí lẫn bụi: Dùng phương pháp lọc tĩnh điện, ta thu được bụi và khí riêng. Bụi sau khi thu sẽ được phun nước để chuyển thành dòng thải chứa bụi xỉ.Còn khí sau khi lọc tĩnh điện là khí sạch bụi sẽ được đưa vào tháp hầp thụ(CaCO3) rồi chuyển ra ống khói.
+ Công nghệ xử lý chất thải rắn: CTR bao gồm xỉ than và tro, được vận chuyển bằng hệ thống thuỷ lực về 2 trạm bơm thải xỉ.Sau khi pha loãng với nước đạt tỷ lệ 1/9,hỗn hợp được bơm than xỉ công suất 1.250m3/h đẩy qua đường ống lên hồ xỉ Bình Giang, tạo xỉ khô đem bán làm phụ gia xi măng, đóng gạch...Còn để xử lý bụi thì biện pháp đơn giản nhất là trồng nhiều cây xanh một cách hợp lý. Còn đối với than rơi vãi thì phải nạo vét định kỳ.
+ Công nghệ xử lý nước thải: Có một số vấn đề như Dòng nước thải có chứa dầu thì ta phải làm lắng dòng nước thải này lại rồi vớt váng dầu, đây là biện pháp rẻ tiền mà lại nhanh nhất cũng như có hiệu quả tốt.
Nước lắng trong hồ xỉ Bình Giang được thu hồi vào bể chứa và bơm ngược về công ty sử dụng cho việc vận tải tro xỉ.
Nước làm mát cho các bình ngưng được lấy từ 2 trạm bơm tuần hoàn cạnh bờ sông gần công ty được thải ra 2 bên kênh hở chảy ra thưọng và hạ lưu sông Thái Bình, 1 phần nước được tuần hoàn quay trở lại, phần còn lại tưới cho các cánh đồng lúa phía Nam của huyện Chí Linh bằng kênh Phao Tân-An Bài.
Phần hai: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát điện
TB( - 120 - 3T
:
I . Khái niệm :
Máy phát điện đồng bộ kiểu TB( - 120 - 3T, dùng để phát điện lâu dài trong những chế độ làm việc bình thường khi nối trực tiếp với tuabin và được đặt trong nhà có mái che. Máy phát đã được nhiệt đới hoá ( T) và làm việc theo các điều kiện sau đây :
Lắp ở độ cao không lớn hơn 1000m so với mặt biển
Nhiệt độ môi trưòng trong giới hạn : +5 0C ( 45 0C
Trong khu vực không có chất gây nổ
a - Stator:
Vỏ Stator : Được chế tạo liền khối không thấm khí, có độ bền cơ học đủ để stator có thể không bị hỏng bởi biến dạng khi H2 nổ, vỏ được đặt trực tiếp lên bệ máy bắt bu lông.
Lõi thép Stator : Lõi được cấu tạo từ các lá thép kĩ thuật có độ dày 0,5mm. Trên bề mặt các lá thép này được quét một lớp sơn cách điện và dọc theo trục có các rãnh thông gió. Lõi thép của stato được ép bằng các vòng ép bằng thép khong từ tính, vòng răng của những lá thép ngoài được ép chặt bằng những tấm ép có từ tính đặt ở giữa lõi thép và vòng ép.
Cuộn dây của stator kiểu 3 pha 2 lớp, cách điện giữa các cuộn dây dùng cách điện loại B sơ đồ đấu nối sao kép gồm 9 đầu ra.
b - Rotor: Rèn liền khối bằng thép đặc biệt để đảm bảo rotor có độ bền cơ học trong mọi chế độ làm việc của máy phát. Cuộn dây của rotor có cách điện loại B. Lõi được khoan xuyên tâm để đặt các dây nối các cuộn rotor đến các chổi than. Các vòng dây rotor quấn trên các gờ rãnh, các rãnh này tạo nên các khe thông gió.
c- Bộ chèn trục: Để giữ Hiđrô không thoát ra ngoài theo dọc trục, có kết cấu đảm bảo nén chặt bạc và babít vào gờ chặn của trục rôto nhờ áp lực dầu nén đã được điều chỉnh và đảm bảo tự động dịch chuyển dọc theo trục khi có sự di trục. áp lực dầu chèn luôn lớn hơn áp lực H2 ( từ 0.5 đến 0.7 kg/cm2) được đưa vào hộp áp lực và từ đây qua các lỗ ở vòng bạc sẽ đi qua các rãnh vào babít và tản ra 2 phía. ở những rãnh tròn này khi máy quay sẽ quay theo và tạo ra một màn dày đặc ngăn chặn sự dò khí H2 từ trong vỏ máy phát điện ra ngoài. áp lực dầu chèn định mức là 2,5 kg/cm2.
d- Bộ làm mát: Gồm 6 bộ làm mát khí H2 bố trí bao bọc phần trên và dọc theo thân máy phát.
e - Thông gió: Thông gió cho máy phát điện theo chu trình tuần hoàn kín kín cùng với việc làm mát khí H2 bằng các bộ làm mát đặt trong vỏ stator, căn cứ vào yêu cầu làm mát khối khí H2 nhà chế tạo đặt 2 quạt ở hai đầu trục của rotor máy phát điện. Khi máy phát làm việc cấm không dùng không khí để làm mát.
2. Các thông số kĩ thuật của máy phát điện:
- Công suất toàn phần : S = 141.200KVA
- Công suất tác dụng : P = 120.000KW
- Điện áp định mức : U = 10.500 ( 525V
- Dòng điện stator : IStator = 7760A
- Dòng điện rotor : IRoto = 1830A
- Tốc độ quay định mức : n = 3000v/p
- Hệ số công suất : cos( = 0,85
- Hiệu suất : (% = 98,4%
- Cường độ quá tải tĩnh : a = 1,7
- Tốc độ quay tới hạn : nth = 1500v/p
- Mômen bánh đà : 13 T/m2
- Mômen cực đại khi có ngắn mạch ở cuộn dây stator : 6 lần
- Môi chất làm mát máy phát : Khí Hyđrô
- Đầu nối pha cuộn dây Stator hình sao kép
- Số đầu cực ra của dây stator : 9
3. Hệ thống kích thích của máy phát điện
Hệ thống kích thích của tổ máy gồm một máy kích thích chính cung cấp dòng kích thích cho máy phát và một máy kích thích phụ cung cấp dòng kích thích cho máy kích thích chính. Máy kích thích chính và phụ nối đồng trục với Roto máy phát. Ngoài ra Công ty còn có hệ thống kích thích dự phòng dùng chung cho cả bốn tổ máy.
a. Máy kích thích chính :
Kiểu ((Д- 490- 3000T3 là máy phát điện cảm ứng tần số cao, bên trong máy đặt bộ chỉnh lưu. Rôto máy kích thích được nối trên cùng một trục rôto máy phát điện , máy kích thích có các gối đỡ trượt được bôi trơn cưỡng bức từ hệ thống dầu chung. Thông số kỹ thuật:
- Công suất hữu công lâu dài P = 600 KW
- Điện áp lâu dài U =310V
- Điện áp ngắn hạn U =560V
- Dòng điện cho phép lâu dài I = 1930A
- Dòng điện ngắn mạch cho phép I = 3500A
- Tốc độ quay n = 3000v/p
- Tần số ` f = 500 Hz.
- Làm mát bằng không khí theo chu trình kín.
- Bội số kích thích cường hành theo điện áp và dòng điện ứng với các thông số định mức kích thích của máy phát điện là 2.
- Thời gian cho phép máy kích thích và rotor máy phát điện có dòng điện tăng gấp 2 lần dòng điện kích thích định mức là 20s.
- Tốc độ tăng điện áp kích thích trong chế độ cường hành không nhỏ hơn 0,2s.
Thông số cường hành kích thích cho phép của kích thích chính.
Thời gian cho phép (s)
Dòng điện (A)
Điện áp (V)
20
3500
560
b. Máy kích thích phụ :
Kiểu (ДM -30- 400 T3
P = 30KW
U = 400/230V
I = 54/93 A
n = 3000v/p
f = 400Hz
Rotor máy kích thích phụ làm bằng nam châm vĩnh cửu.
c. Máy kích kích thích dự phòng :
Máy kích thích dự phòng được dùng khi hệ thống kích chính bị hư hỏng hoặc đã được vào sửa chữa, nó dự phòng cho cả 4 máy kích thích chính. Máy kích thích dự phòng là máy phát điện một chiều kéo bằng động cơ không đồng bộ 3 pha
Máy phát điện một chiều kiểu: ((C -900 - 1000T4 có thông số kỹ thuật:
P = 550 kW
U = 300 V
I = 1850 A
Động cơ kiểu : A - 1612-6 T3 có thông số kỹ thuật:
P = 800 KW
U = 6 KV
I = 93 A
Khi chuyển sang kích thích dự phòng điện áp được điều chỉnh bằng tay. Tuy nhiên ở chế độ này việc cường hành kích thích vẫn được đảm bảo.
4. Điều chỉnh điện áp của máy phát điện:
Bộ tự động điều chỉnh điện áp của máy phát điện hoạt động theo nguyên lý sau:
Tín hiệu được lấy từ TU và TI ở đầu cực máy phát đưa vào bộ APB (bộ tự động điều chỉnh kích từ). Tín hiệu sau khi sử lý được đưa vào 2 cuộn dây OB1 và OB2 (cũng có thể điều chỉnh bằng tay).
Hai cuộn dây OB1 và OB2 tạo nên hiệu ứng corrector thuận và nghịch cho việc điều chỉnh điện áp của máy phát. Ngoài ra có thêm cuộn thứ 3 (OB3) mắc nối tiếp với mạch kích thích chính có nhiệm vụ tăng tốc cho những tín hiệu điều khiển (dòng kích thích).
+ OB3 : Cuộn dây nối tiếp kích thích được đấu nối tiếp với cuộn dây roto máy phát OB, do đó làm tăng độ nhạy của hệ thống kích thích khi phụ tải đột ngột thay đổi.
+ OB1 : Cuộn dây nối tiếp kích thích độc lập tạo nên xung lực, lực tác động nhanh theo xung lực của cuộn dây OB3 và đảm bảo tăng điện áp của máy phát cao tần và do đó tăng dòng điện kích thích máy phát
+ OB2 : Cuộn dây kích thích độc lập tạo nên xung lực ngược với xung lực cuộn dây OB3 và dùng để tăng quá trình giảm kích thích máy phát cao tầnkhi phụ tải máy phát giảm đột ngột.
Dòng kích thích của máy phát kích thích chính (xoay chiều tần số cao) sẽ được đưa qua bộ chỉnh lưu bởi các điot. Sau đó mạch được mắc nối tiếp với một bộ lọc nhiễu gồm các tụ và điện trở (nhằm san bằng dòng điện) rồi được đưa vào mạch kích thích.
Trong mạch kích thích còn có aptomat dập từ. Khi máy phát bị cắt đột ngột, aptomat dập từ sẽ đóng mạch kích thích vào một điện trở dập từ.
Mạch kích thích dự phòng khi cần thiết sẽ được đóng trực tiếp vào cuộn dây kích thích mà không qua bộ APB. Do đó khi dùng kích thích dự phòng sẽ không tự động điều chỉnh điện áp được.
5. Hệ thống làm mát của máy phát điện:
Máy phát điện có môi chất làm mát là khí H2 .Cuộn dây Stator được làm mát gián tiếp bằng H2.Cuộn dây Rotor, Rotor, lõi Stator được làm mát trực tiếp bằng H2.
Nhiệt độ định mức của khí H2: t0 = 350C ( 370C. Nhiệt độ cho phép nhỏ nhất của H2 ở đầu vào máy phát điện là 200C. áp lực định mức của H2 : 2,5 Kg/cm2. áp lực cho phép lớn nhất là 3,7 Kg/cm2
Khí H2 được làm mát bằng nước. Có 6 bộ làm mát khí H2 được lắp dọc theo thân máy. Khi cắt 1 bộ làm mát thì phụ tải của máy phát nhỏ hơn 80% phụ tải định mức.
- Nhiệt độ định mức của nước làm mát : t0 = 23OC
- áp lực định mức của nước làm mát : P = 3kg/cm2
- Lưu lượng nước làm mát qua một bình : Q = 400m3/ giờ
II. Máy biến áp lực:
1. Máy biến áp lực tự ngẫu AT1 & AT2
- Loại ATДЩTH-250.000/220/110TT ;
- S = 250/250/125 MVAr
- U = 230/121/10,5 kV
- I = 628/1193/6870A ; ICH =720A ;
- U k% = 11% ; 32% ; 25% ;
- Tổ nối dây : (/(-(-11;
- U Đ/C = ( 6 ( 2% ;
- Máy biến áp tự ngẫu được trang bị thiết bị ((( (điều áp dưới tải), việc điều chỉnh điện áp thực hiện ở phía cuộn trung áp (CH), đã được nhiệt đới hoá.
- Hệ thống làm mát ДЩ (làm mát bằng dầu tuần hoàn cưỡng bức và có quạt gió thổi vào bề mặt của các bộ làm mát).
Chế độ làm mát của máy biến áp tự ngẫu:
Mỗi máy có 10 bộ làm mát, có tủ điều khiển tự động thực hiện chức năng :
+ Tự động đóng hoặc cắt các bộ làm mát dầu đồng thời với việc đóng hoặc cắt máy biến áp tự ngẫu.
+ Tự động đóng các bộ làm mát vào làm việc khi máy biến áp làm việc không tải.
+ Tự động đóng thêm các bộ làm mát khi tăng phụ tải máy biến áp, khi phụ tải đạt 40% phụ tải định mức thì toàn bộ các bộ làm mát làm việc được đưa vào làm việc.
+ Tự động đưa bộ làm mát dự phòng vào làm việc khi một trong số các bộ làm mát làm việc bị hỏng hoặc khi nhiệt độ dầu làm mát tăng đến 750C.
Máy biến áp AT1
2. Máy biến áp lực T3 & T4 : (Máy 3 pha 2 cuộn dây)
- Loại TДЩ-125.000/220- 73T1 ;
- S = 125.000KVA ;
- U = 242/10,5 KV ;
- I = 299/6870A ;
- U k% = 11,5%;
- Tổ nối dây : (0/(-11;
- U Đ/C = ( 2 ( 2,5% ;
Máy biến áp lực trang bị thiết bị ((( ( TB. điều chỉnh bằng tay)để điều chỉnh điện áp, muốn thay đổi điện áp máy biến áp thì cần phải cắt máy biến áp ra khỏi lưới và thực hiện điều áp phía cao áp
Hệ thống làm mát ДЩ với sự tuần hoàn cưỡng bức dầu qua các bộ làm mát bằng không khí nhờ quạt gió. ( 4 bộ làm mát, mỗi bộ gồm 1 bơm dầu và 2 quạt gió)
Máy biến áp T4
3. Máy biến áp lực tự dùng dự phòng chung (TD10) :
- Máy biến thế tự dùng dự phòng (TD10) được nối từ thanh cái 110 kV qua máy cắt 130, dự phòng tự dùng cho các khối, có thể thay thế 01trong 0 4 máy biến thế tự dùng làm việc mỗi khi đưa các máy biến thế tự dùng ra sửa chữa.
* Các thông số kỹ thuật :
- Loại TPДHC- 32000/110;
- S = 32000/16000/16000 KVA;
- U = 115/6,3 KV;
- I = 160,7/1466 A;
- UK%= : BH- HH = 10,4%; HH1- HH2 = 16%;
- Tổ nối dây : (0/(/(11-11;
- UĐ/C = ( 9 ( 1,78% ;
- Là máy biến thế lực 3 pha, hệ thống làm mát (làm mát bằng dầu tuần hoàn tự nhiên có dùng quạt thổi vào các bộ làm mát), có điều áp dưới tải (((() đặt tại cuộn cao áp (((), đã được nhiệt đới hoá. Cuộn hạ áp (HH) được tách rời cấp điện cho phụ tải tự dùng của Công ty.
4. Máy biến thế tự dùng làm việc của Công ty :
Công ty có 4 máy biến thế tự dùng làm việc đặt tại 4 khối (TD91(TD94)