Báo cáo thực tập sư phạm Trường Cao đẳng nghề Long Biên

Nghề giáo viên là một trong những nghề cao quý, đòi hỏi phải có kiến thức cơ bản và được đào tạo bài bản. Vì vậy, theo ngành nhà giáo là chúng tôi đã xác định được trách nhiệm lớn lao của mình và xác định được mình phải làm gì và rèn luyện như thế nào để có kiến thức, kỹ năng và phương pháp đào tạo lớp học sinh sau này. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đòi hỏi con người phải luôn học hỏi để tránh sự tụt hậu, công tác đào tạo nghề cũng cần giáo viên phải luôn tự học tập về cả chuyên môn lẫn phương pháp giảng dạy để truyền đạt có hiệu quả.

docx95 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 5920 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập sư phạm Trường Cao đẳng nghề Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP SƯ PHẠM LỜI NÓI ĐẦU Nghề giáo viên là một trong những nghề cao quý, đòi hỏi phải có kiến thức cơ bản và được đào tạo bài bản. Vì vậy, theo ngành nhà giáo là chúng tôi đã xác định được trách nhiệm lớn lao của mình và xác định được mình phải làm gì và rèn luyện như thế nào để có kiến thức, kỹ năng và phương pháp đào tạo lớp học sinh sau này. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đòi hỏi con người phải luôn học hỏi để tránh sự tụt hậu, công tác đào tạo nghề cũng cần giáo viên phải luôn tự học tập về cả chuyên môn lẫn phương pháp giảng dạy để truyền đạt có hiệu quả. Tâm lý xã hội còn thiên về hình thức, nặng về bằng cấp, điều này đã làm cho xã hội có nhiều người tốt nghiệp đại học nhưng số lượng thợ lành nghề ra trường lại thiếu trầm trọng. Việc thừa “thầy” thiếu thợ đã làm cho sự phân công lao động cũng như việc sản xuất và phát triển chung của xã hội gặp nhiều khó khăn. Đứng trước thực trạng đó Đảng và Nhà nước ta đã và đang tập trung đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề, khuyến khích xã hội hóa các cơ sở dạy nghề, nghệ nhân có tay nghề giỏi tham gia dạy nghề,... nhằm bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần thực hiện phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông; tạo điều kiện phổ cập nghề cho thanh niên và đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động; đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài đồng thời giảm bớt gánh nặng trong công tác tổ chức thi tuyển và đào tạo lao động trình độ cao. Hơn lúc nào hết ngành sư phạm dạy nghề cần được phát triển và đổi mới; phát triển về đội ngũ giáo viên đủ tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề và có tâm huyết; đổi mới về nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề; đầu tư trang thiết bị, mở về quy mô và cơ sở hạ tầng giảng dạy tại các trường nghề; phổ biến rộng rải tầm quan trọng của việc học nghề cũng như việc làm sau khi tốt nghiệp từ trường dạy nghề. LỜI CÁM ƠN Để có thể hoàn thành tốt báo cáo thực tập này tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất chân thành từ Trường Cao đẳng nghề Long Biên, Khoa sư phạm dạy nghề. Chân thành cảm ơn thầy Bùi Văn Công trưởng phòng Đào tạo, người đã có nhiều góp ý trong cách xây dựng giáo án và soạn đề cương giảng dạy trong thời gian tham gia thực tập tại trường Cao đẳng nghề Long Biên. Chân thành cám ơn Ban giám hiệu – Trường Cao đẳng nghề Long Biên, Khoa Sư phạm dạy nghề và tập thể quý thầy cô của trường, đặc biệt là thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp Sư phạm dạy nghề khóa 1 tại trường đã ân cần giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm. Chính những kiến thức quý báu mà thầy cô đã truyền đạt là nguồn tư liệu quý báu để tôi hoàn thành tốt quá trình thực tập này; và là nguồn nhiệt huyết để trở thành người giáo viện dạy nghề của tôi. Trân trọng ./. MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN 3 PHẦN GIỚI THIỆU 5 MỤC TIÊU VÀ KỸ NĂNG CỦA ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM 5 Mục tiêu 5 Kỹ năng 5 NỘI QUI THỰC TẬP SƯ PHẠM 8 NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC 9 Nội dung 9 3.2 Hình thức dạy học 3.2.1 Hình thức tập trung: 10 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG THỰC TẬP SƯ PHẠM 11 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LONG BIÊN: 11 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA NHÀ TRƯỜNG 13 Hội đồng trường 14 Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng 14 Các Hội đồng tư vấn 14 Các Phòng - Ban chức năng: 14 Các khoa và đơn vị tương đương 14 Các cơ sở phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học 15 * Sơ đồ tổ chức 15 4.3.1. Qui mô đào tạo. 16 4.4. Chương trình môn học và mô – đun nghề đang tham gia thực tập sư phạm 18 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: KHÍ CỤ ĐIỆN 18 Có thể áp dụng hình thức kiểm tra viết hoặc kiểm tra trắc nghiệm. Các nội dung trọng tâm cần kiểm tra là: 25 PHẦN NỘI DUNG 24 KẾ HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM 25 TÀI LIỆU GIẢNG DẠY 25 Giáo án 25 Công tác chủ nhiệm 87 PHẦN KẾT LUẬN 94 NỘI DUNG PHẦN GIỚI THIỆU MỤC TIÊU VÀ KỸ NĂNG CỦA ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM Mục tiêu: Mục tiêu chung Củng cố và vận dụng những kiến thức, kỹ năng về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Rèn luyện để hình thành và hoàn thiện kỹ năng dạy học. Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống sư phạm cụ thể. Mục tiêu cụ thể. Phân tích được các mặt hoạt động dạy học. Phân tích được chương trình môn học sẽ thực hành giảng dạy. Chuẩn bị và thực hiện được các bài giảng được phân công Nhận xét và đánh giá bài giảng Thực hiện được nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm. Tham gia và biết tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện. Củng cố và vận dụng những kiến thức, kỹ năng về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Tiếp tục rèn luyện để hình thành và hoàn thiện những kỹ năng dạy học. Góp phần hình thành và phát triển lòng yêu nghề. Kỹ năng: Kỹ năng phân tích chương trình đào tạo. Kỹ năng phân tích chương trình đào tạo ngành, nghề mà mình sẽ tiến hành dạy học; chương trình môn học, từ phân tích chương trình các môn học mà có kỹ năng xác định nội dung dạy học cho một bài học. Kỹ năng nghiên cứu tài liệu giảng dạy các môn học. Giáo sinh biết nghiên cứu giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo xác định các nội dung dạy học cho mỗi chương, mỗi phần, mục... và được cụ thể hoá ở mỗi bài học, tiết học. Kỹ năng soạn bài và chuẩn bị cho lên lớp. Giáo sinh thực hiện quy trình soạn giáo án lý thuyết cũng như thực hành nghề. Với sự hướng dẫn nhất định của giáo viên, giáo sinh soạn giáo án theo mẫu, viết đề cương bài giảng và chuẩn bị phương tiện, thiết bị cùng các điều kiện khác cho quá trình lên lớp. Trong quá trình thực tập sư phạm, giáo sinh sẽ nhận thấy rằng bài soạn không phải là giáo trình, sách giáo khoa mà bài soạn phải xác định được từng hoạt động, thao tác mà người dạy cũng như người học cần thực hiện để khám phá, lĩnh hội khái niệm. Bài soạn với những nội dung khoa học về chuyên môn đã được xử lý về mặt sư phạm để dựa theo đó, giáo viên tiến hành tổ chức quá trình dạy học. Kỹ năng viết, vẽ trên bảng. Đây là kỹ năng mà giáo sinh dành nhiều thời gian luyện tập để giáo án bảng được trình bày một cách khoa học và thể hiện rõ nội dung cơ bản của bài dạy. Những hạn chế của giáo sinh sư phạm kỹ thuật là viết chữ xấu trong đó có việc viết bảng rất khó đọc nhất là với các công thức, ký hiệu. Trong quá trình thực tập sư phạm, kỹ năng này được luyện tập và tiến triển có tốt hơn. Kỹ năng thể hiện thao tác đi - đứng, ra vào lớp, đi lại trong lớp học. Giáo viên có kỹ năng thể hiện thao tác đi - đứng ra vào lớp, đi lại trong lớp học cho phù hợp, tránh những động tác thừa trong giờ dạy. Trong dạy học thực hành, giáo sinh có điều kiện vận dụng những hiểu biết để biết tổ chức dạy một bài thực hành cơ bản cũng như nâng cao, đảm bảo an toàn cho học sinh khi thao tác trên các thiết bị. Kỹ năng chuẩn bị, sử dụng được các phương tiện, thiết bị dạy học. Kỹ năng sử dụng được các phương tiện dạy học phổ biến như dùng các mô hình, bản vẽ, phim và máy chiếu Overhead, máy chiếu đa năng, máy tính và các thiết bị kết nối máy tính. Giáo sinh phải biết cách rèn luyện những cách thức khác nhau để sử dụng được phương tiện dạy học hiện đại sao cho trở nên thiết thực, đảm bảo tính sáng tạo. Đối với các bài dạy thực hành, giáo sinh có cơ hội thử nghiệm kỹ năng nghề với vị thế là người dạy nghề cho người khác. Qua thực tập sư phạm một số giáo sinh dạy thực hành nghề trong thao tác mẫu cũng như quan sát, uốn nắn học sinh thao tác, cùng với thời gian luyện tập, kỹ năng của họ cũng vững vàng hơn. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và viết. Dù phương tiện thiết bị dạy học có hiện đại và hợp lý đến đâu thì giáo viên vẫn phải sử dụng ngôn ngữ trong việc tổ chức, thiết kế và thi công bài học. Trong thực tập sư phạm, giáo sinh rèn luyện để biểu đạt rõ ràng và mạch lạc ý nghĩ và tình cảm của mình bằng ngôn ngữ chính xác, trong sáng, giàu hình ảnh và dễ hiểu, biết trình bày một nội dung sâu sắc bằng những hình thức giản dị, rõ ràng. Kỹ năng dự giờ, rút kinh nghiệm. Biết nhận xét đánh giá bài dạy để tự hoàn thiện bản thân đồng thời trao đổi, học tập kinh nghiệm với đồng nghiệp. Qua dự giờ, giáo sinh cũng rèn luyện khả năng quan sát học sinh, theo dõi mọi diễn biến trong nhận thức và tình cảm. Kỹ năng kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả bài học. Qua soạn các bài kiểm tra, tổ chức và đánh giá kết quả kiểm tra mà giáo sinh sẽ rèn luyện được kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Cũng thông qua công việc này, giáo sinh biết nhìn nhận lại chính bản thân mình để có cố gắng nhiều hơn. Những năng lực giáo dục được hình thành và phát triển trong quá trình thực tập sư phạm. Thực tập sư phạm không chỉ là điều kiện rèn luyện các kỹ năng dạy học mà còn là môi trường thuận lợi để giáo sinh vận dụng những hiểu biết về tâm lý học, giáo dục học vào tổ chức hoạt động giáo dục. Qua đó mà giáo sinh sẽ rèn luyện được các kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp và tổ chức các hoạt động giáo dục. Trong quá trình thực tập sư phạm, giáo sinh được trực tiếp làm công tác chủ nhiệm cũng như đứng ra tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giáo dục khác. Vì vậy, họ sẽ có cơ hội và điều kiện để rèn luyện các kỹ năng sư phạm cần thiết như mô tả dưới đây: Kỹ năng hiểu học sinh trong quá trình giáo dục như hiểu được đặc điểm nhận thức, tình cảm cũng như các đặc điểm tâm lý khác của học sinh. Kỹ năng xây dựng kế hoạch cho các hoạt động sư phạm. Biết tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục, đưa ra kế hoạch để đảm bảo sự thống nhất của các tác động tới học sinh. Kỹ năng hình dung được hiệu quả của các tác động giáo dục. Kỹ năng hình dung được hiệu quả của các tác động giáo dục để tổ chức và biến tập thể học sinh vững mạnh, xây dựng tập thể học sinh thành môi trường và phương tiện quan trọng để giáo dục học sinh. Các kỹ năng làm công tác chủ nhiệm. Biết cách phối hợp hoạt động với giáo viên bộ môn để tiến hành các hoạt động giảng dạy. Biết cách theo dõi thường xuyên quá trình học tập của tập thể và của từng cá nhân để uốn nắn các sai lệch của học sinh trong quá trình học tập. Bằng thực tiễn công tác chủ nhiệm cũng như tổ chức các hoạt động, giáo sinh sẽ chọn được cách vận dụng lý luận giáo dục như nội dung, các hình thức, phương pháp và nguyên tắc giáo dục để không những hoàn thành công việc được giao mà còn củng cố, bổ sung những tri thức đã lĩnh hội ở giảng đường trường sư phạm. Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện. Kỹ năng tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng cho tập thể học sinh bằng các cuộc thi đua học tập và tu dưỡng, bằng các buổi sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, tham quan du lịch để đưa học sinh vào guồng máy tích cực. Trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ thực tập sư phạm, giáo sinh sẽ được phát triển năng lực quản lý, đào tạo nghề nghiệp như biết lấy thông tin, kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo – chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá. Năng lực lập kế hoạch. Biết lập các kế hoạch cho hoạt động dạy học cũng như giáo dục. Biết xây dựng được lịch trình dạy học cũng như các loại kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp và kế hoạch chủ nhiệm lớp. Năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo như biết phân phối và tổ chức các nguồn lực tiền, của, con người để thực hiện các hoạt động sư phạm. Năng lực chỉ đạo, điều hành. Giáo sinh tập làm quen với việc điều hành công việc trong nhóm thực tập, trong hoạt động của tập thể học sinh. Năng lực kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện. NỘI QUI THỰC TẬP SƯ PHẠM tập. 1/ Đảm bảo thời gian thực tập sư phạm theo kế hoạch. 2/ Hiểu biết được các mặt tổ chức, hoạt động dạy học và giáo dục của trường thực 3/ Thực hiện được một số hoạt động của người giáo viên ở trường thực tập. 4/ Soạn giáo án và đề cương bài dạy đầy đủ trước khi lên lớp. 5/ Nắm được tình hình học sinh của lới thực tập và dự kiến tình huống sư phạm có thể xảy ra. 6/ Lựa chọn phương tiện dạy học phù hợp. 7/ Biết phối hợp sử dụng tất cả các kỹ năng sư phạm khi lên lớp. 8/ Làm chủ được giờ dạy, thể hiện trọn vẹn nội dung bài dạy. 9/ Tham gia dự giờ, đánh giá được quá trình và kết quả giảng dạy của đồng nghiệp. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC Nội dung : Nội dung dạy học luôn được hiện thực hóa trong tòan bộ hệ thống các nhiệm vụ dạy học. Nội dung này quy định hàm lượng các đơn vị tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà học học sinh phải nắm vững nhằm tạo ra được những tiền đề tâm lý cần thiết cho việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, phẩm chất và năng lực trong nhân cách học sinh. Toàn bộ những tri thức kỹ thuật, công nghệ học, tổ chức sản xuất cũng như phương thức tư duy kỹ thuật, kinh nghiệm cùng kỹ năng, thái độ thực hiện các nhiệm vụ của các hoạt động và giao tiếp kỹ thuật nghề nghiệp đã được nhà sư phạm kỹ thuật xây dựng thành nội dung dạy học. Việc xây dựng nội dung dạy học phải tuân thủ được những nguyên tắc sư phạm học cơ bản như: Nội dung dạy học phải hòan toàn phù hợp với yêu cầu của mục tiêu là đào tạo ta thế hệ những con người gì? Ở họ phải có những phẩm chất nhân cách như thế nào để sẵn sàng làm được những việc gì trong cuộc sống thực cũng như biết thực thi đúng đắn những mối quan hệ xã hội nào? Phải đảm bảo được tính thống nhất, toàn vẹn và cân đối của quá trình dạy học nhưng phải coi trọng công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức trong hoạt động đào tạo. Nội dung dạy học phải đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc nhưng vấn phải đảm bảo sao cho những nội dung đã được xác định đó hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, điều kiện, trang thiết bị, kỹ thuật, cơ sở vật chất hiện có của nhà trường; Phải đảm bảo hình thành vững chắc được ở học sinh hệ thống những tri thức kỹ thuật chung, cơ bản, hiện đại, năng lực tư duy kỹ thuật sáng tạo, kỹ xảo, kỹ năng kỹ thuật khái quát tương ứng với mỗi một đơn vị tri thức đó, phương thức xử thế kiểu người, những thái độ tích cực đối với các đối tượng kỹ thuật nghề nghiệp cũng như với quan hệ người - người - máy - môi trường. Phải đảm bảo sự thống nhất của những khối tri thức cơ sở, cơ bản và chuyên ngành cũng như phải kết hợp chặt chẽ giữa tính khái quát, kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp - dạy nghề khi xác định nội dung cho mỗi một đơn vị tri thức. Khi tiến hành nội dung dạy học, phải đảm bảo được nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất và giáo dục của nhà trường gắn chặt với giáo dục của xã hội cũng như của cơ sở sản xuất. Cần đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa việc thực hiện nhiệm vụ dạy học của thầy - trò với hoạt động chính trị - xã hội cũng như thực nghiệm khoa học, nội khóa và ngoại khóa với nhau. Phải đảm bảo được sự liên thông tri thức giữa các môn học và việc thường xuyên cập nhật hóa thông tin để tiến hành hiện đại hóa nội dung của chúng trong khi dạy mỗi một đơn vị tri thức kỹ thuật nghề nghiệp. Hình thức dạy học Hình thức tập trung: Mang tính chất thông báo, phổ biến kiến thức hàng loạt. Đối với hình thức dạy học này, người dạy có điều kiện truyền đạt hết những nội dung của bài dạy cho tất cả học sinh, có thời gian quan sát cả lớp, tạo điều kiện để học sinh sinh hoat trong môi trường tập thể, phát huy được năng lực và kinh nghiệm của người học. Nhưng hạn chế là người học thiên về ghi nhớ, người học thụ động ít chịu suy nghĩ. Khi áp dụng phương pháp này người dạy nên dạy theo phương pháp tích cực, sử dụng phương pháp đàm thoại, đặc câu hỏi để khuyến khích người học tham gia tích cực vào bài học, trong quá trình đàm thoại người học sẽ chủ động suy nghĩ, phân tích, thảo luận từ đó sẽ nhớ bài kỹ hơn. Hình thức phân nhóm : Là hình thức phân người học theo nhóm từ 3 đến 5 người, thường áp dụng cho phương pháp thảo luận, làm thí nghiệm, quan sát vật mẫu, phân tích bảng số liệu,. Thông qua đó học sinh vừa tự lực nắm các tri thức, kỹ năng mới đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học, được tập dượt phương pháp nghiên cứu. Học theo nhóm học sinh sẽ mạnh dạn bộc lộ hết tiềm năng của mình, qua đó giáo viên sẽ phát hiện những cá nhân nổi bậc trong nhóm và vận dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học sinh để xây dựng bài học phù hợp. Hình thức cá nhân : Theo hình thức này, người học được đặt vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy - học, xem cá nhân người học - với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người - vừa là chủ thể vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập với sự trợ giúp của các phương tiện thiết bị hiện đại, để cho tiềm năng của mỗi học sinh được phát triển tối ưu, góp phần có hiệu quả vào việc xây dựng cuộc sống có chất lượng cho cá nhân, gia đình và xã hội. Vai trò chủ động tích cực của người học được phát huy nhưng vai trò của người dạy không hề bị xem nhẹ, bị hạ thấp. Trái lại, giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu, có trình độ sư phạm lành nghề, có đầu óc sáng tạo và nhạy cảm cái mới có thể đóng vai trò là người gợi mở, xúc tác, trợ giúp, hướng dẫn, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động độc lập của học sinh, đánh thức năng lực tiềm năng trong mỗi học sinh, chuẩn bị tốt cho học sinh tham gia phát triển cộng đồng. Định hướng cách dạy học như trên không mâu thuẫn với quan niệm truyền thống về vị trí chủ đạo, vai trò quyết định của giáo viên đối với chất lượng, hiệu quả dạy học. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG THỰC TẬP SƯ PHẠM GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LONG BIÊN: Trường Cao Đẳng Nghề Long Biên được thành lập theo quyết định số 192/QĐ BLĐ – TB & XH ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội.Tên giao dịch quốc tế: Long Biên Vocational Training College. Tiền thân của đơn vị có tên là trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ long biên. Trường Cao đẳng nghề Long Biên là cơ sở dạy nghề công lập, có nhiệm vụ : Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trưc tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh, thành phố; Liên kết với các trường Sư phạm đào tạo giáo viên dạy nghề trình độ Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật, cung cấp đội ngũ giáo viên dạy nghề cho các Trung tâm dạy nghề và các trường phổ thông trên địa bàn Khánh Hòa và khu vực; - Liên kết với các trường Đại học, Học viện, các cơ sở nghiên cứu trong nước để đào tạo Đại học và trên Đại học; Bồi dưỡng, chuẩn hóa nâng cao tay nghề, đào tạo lao động kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhu cầu xuất khẩu lao động; - Thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ sản xuất và tham gia thực hiện chương trình phân luồng, liên thông đào tạo trong hệ thống đào tạo nghề và hệ thống giáo dục quốc dân; Hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với nước ngoài theo quy định của Chính phủ. * Cơ sở vật chất: Trong những năm vừa được sự đầu tư của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia đã phát huy có hiệu quả trong công tác đào tạo nghề của trường. Các thiết bị trang bị cho trường đáp ứng kịp thời cho công tác đào tạo tại trường. Là trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên đào tạo ở 3 cấp trình độ. Hiện nay trường đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đầu tư 26 tỷ đồng nâng cấp về cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập và nguồn vốn từ dự án KFW của Đức là 20 tỷ đồng. Trường hiện có 4 cơ sở đào tạo, tổng diện tích mặt bằng sử dụng 230.000 m2; trên 80 phòng học lý thuyết; 10 khu xưởng thực hành nghề. Hệ thống máy móc thiết bị, phương tiện giảng dạy hiện đại được đầu tư và phát triển hàng năm, có Ký túc xá HS-SV Cơ sở chính trường Cao đẳng nghề Long Biên Địa chỉ: 32 đường Nguyễn Văn Linh - Phường Long Biên - Tp Hà Nội. - Điện thoại: 058. 3881138 – 3881139; Fax : 058. 3881138 – 3881139 Diện tích đang sử dụng: 10.268,35 m2 trong đó: + Diện tích phục vụ công tác nghiệp vụ văn phòng :1.456,3 m2 + Diện tích phục cho học tập ( LT + TH ) : 6.929,85 m2 + Diện tích xưởng thực hành: 4347 m2 trung b×nh: 2,3 m2/1 học sinh + Diện tích phục vụ ký túc xá : 1.882,2 m2 * Trung tâm đào tạo lái xe cơ giới: Trung tâm đào tạo lái xe ô tô-cơ giới là Trung tâm đào tạo nghề tổ chức đào tạo, nâng bậc lái xe ôtô – cơ giới các loại theo quy định của Cục đường bộ Việt Nam trực thuộc trường Cao đẳng Nghề Long biên, chịu sự quản lý toàn diện của trường Cao đẳng Nghề Long Biên. * Trung tâm dạy