Báo cáo Thực tập tại cảng Hải Phòng

Nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc,Cảng Hải Phòng luôn luôn đóng vai trò là cửa khẩu giao lưu quan trọng nhất của đất nước.Hàng hoá xuất nhập khẩu của 17 tỉnh phía Bắc và hàng hoá quá cảnh của Bắc Lào và Nam Trung Quốc thông qua Cảng đã đến với thị trường các nước và ngược lại. Trước Cách mạng tháng tám và trong kháng chiến chống thực dân Pháp,Cảng từng là đầu mối giao thông liên lạc,vận chuyển tài liệu và đưa đón các đồng chí lãnh đạo Đảng ta ra nước ngoài và từ nước ngoài về hoạt động cách mạng. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ,cán bộ đảng viên và công nhân Cảng là một trong những lực lượng chủ lực phá thế bao vâyphong toả cảng,đảm nhiệm bốc xếp,vận chuyển khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu to lớn phục vụ cho sự nghiệp chi viện giải phóng miền Nam. Sau ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955),Cảng Hải Phòng và nhân dân thành phố bước vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.Được sự giúp đỡ của bộ hàng hải Liên Xô từ cuối những năm 60,hệ thống cẩu Cảng đã được xây dựng lại để đón nhận các loại tàu có trọng tải 10.000DWT được trang bị hệ thống cần trục chân đế có sức nâng từ 5 đến 16 tấn,cần cẩu nổi với sức nâng 90 tấn và hàng trăm xe vận chuyển các loại,hàng nghìn tấn sà lan biển cùng các cơ xưởng tương đối hiện đại đáp ứng kịp thời yêu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá giữa nước ta với nước ngoài. Sau sự biến động của Đông Âu làm mất đi thị trường truyền thống,cơ cấu hàng hoá thay đổi lớn,lượng tàu hàng của Liên Xô chiếm 64%(1989) giảm còn 10,3%(1993).Khối lượng hàng xuất tăng từ 135 lên 53%.Trước đây hàng qua kho lên tới 80% thì nay hàng hoá chủ yếu được các chủ hàng tiếp nhận đi thẳng. Hơn nữa,trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đòi hỏi sự phấn đấu nỗ lực rất cao của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và công nhân Cảng.

doc20 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6135 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại cảng Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan