Báo cáo thực tập tại chi nhánh ngân hàng BIDV Hà Nội

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt nam đã có những chuyển biến tích cực, phù hợp với sự phát triển của thế giới. Tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế đã có những bước đi mới mạnh dạn, táo báo hơn và cũng đã đạt được những thành công nhất định. Trong các lĩnh vực đi đầu cho những thay đổi tích cực đó phải nói đến lĩnh vực Ngân hàng. Hàng năm, hệ thống Ngân hàng đóng góp một phần lớn vào sự phát triển của ngành dịch vụ nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung. Khoảng vài năm trở lại đây, thị trường tài chính Việt nam trở nên ngày càng sôi động, đặc biệt sau sự kiện Việt nam tham gia tổ chức kinh tế thế giới WTO, giao lưu thương mại, trao đổi hàng hóa giữa Việt nam và các quốc gia được thúc đẩy làm phát sinh các nhu cầu giao dịch, kéo theo sự phát triển của hệ thống các Ngân hàng. Với tư cách là một trong những ngân hàng lớn mạnh của Việt nam, BIDV Việt nam cùng với hệ thống các Chi nhánh rộng khắp của mình trong đó có Chi nhánh BIDV Hà nội đã nỗ lực tham gia như những người tiên phong. Sau một thời gian được thực tập tại Chi nhánh BIDV Hà nội, em ngày càng hiểu hơn về tổ chức tài chính này. Trong khuôn khổ bài báo cáo thực tập tổng hợp này, em xin giới thiệu một cách khái quát những hiểu biết của mình về Chi nhánh BIDV Hà nội. Bài báo cáo, ngoài Lời mở đầu và Kết luận, được chia thành 5 phần: Phần 1: Giới thiệu chung về Chi nhánh BIDV Hà Nội. Phần 2: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh BIDV Hà nội. Phần 3: Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây của Chi nhánh BIDV Hà nội. Phần 4: Những khó khăn, thuận lợi của Chi nhánh. Phần 5: Phương hướng phát triển của Chi nhánh trong giai đoạn tới.

doc51 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 14266 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại chi nhánh ngân hàng BIDV Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh mục bảng biểu Bảng 3.1: Nguồn vốn huy động qua các năm Bảng 3.2: Lượng tiền huy động năm 2005. Bảng 3.3: Lượng tiền huy động năm 2006. Bảng 3.4: Lượng tiền huy động năm 2007. Bảng 3.5: Lượng tiền huy động năm 2008. Bảng 3.6: Lượng tiền cho vay qua các năm. Bảng 3.7: Lượng tiền cho vay năm 2005. Bảng 3.8: Lượng tiền cho vay năm 2006. Bảng 3.9: Lượng tiền cho vay năm 2007. Bảng 3.10: Lượng tiền cho vay năm 2008. Bảng 3.11: Lợi nhuận trước thuế qua các năm. Bảng 3.12: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh qua các năm. Danh mục biểu đồ Biểu đồ 3.1: Lượng tiền huy động qua các năm. Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn huy động năm 2005. Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nguồn huy động năm 2006. Biểu đồ 3.4: Cơ cấu nguồn huy động năm 2007. Biểu đồ 3.5: Cơ cấu nguồn huy động năm 2008. Biểu đồ 3.6: Lượng tiền cho vay qua các năm. Biểu đồ 3.7: Cơ cấu các khoản cho vay năm 2005. Biểu đồ 3.8: Cơ cấu các khoản cho vay năm 2006. Biểu đồ 3.9: Cơ cấu các khoản cho vay năm 2007. Biểu đồ 3.10: Cơ cấu các khoản cho vay năm 2008. Biểu đồ 3.11: Lợi nhuận trước thuế qua các năm. Biểu đồ 3.12: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh qua các năm. Lời mở đầu Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt nam đã có những chuyển biến tích cực, phù hợp với sự phát triển của thế giới. Tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế đã có những bước đi mới mạnh dạn, táo báo hơn và cũng đã đạt được những thành công nhất định. Trong các lĩnh vực đi đầu cho những thay đổi tích cực đó phải nói đến lĩnh vực Ngân hàng. Hàng năm, hệ thống Ngân hàng đóng góp một phần lớn vào sự phát triển của ngành dịch vụ nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung. Khoảng vài năm trở lại đây, thị trường tài chính Việt nam trở nên ngày càng sôi động, đặc biệt sau sự kiện Việt nam tham gia tổ chức kinh tế thế giới WTO, giao lưu thương mại, trao đổi hàng hóa giữa Việt nam và các quốc gia được thúc đẩy làm phát sinh các nhu cầu giao dịch, kéo theo sự phát triển của hệ thống các Ngân hàng. Với tư cách là một trong những ngân hàng lớn mạnh của Việt nam, BIDV Việt nam cùng với hệ thống các Chi nhánh rộng khắp của mình trong đó có Chi nhánh BIDV Hà nội đã nỗ lực tham gia như những người tiên phong. Sau một thời gian được thực tập tại Chi nhánh BIDV Hà nội, em ngày càng hiểu hơn về tổ chức tài chính này. Trong khuôn khổ bài báo cáo thực tập tổng hợp này, em xin giới thiệu một cách khái quát những hiểu biết của mình về Chi nhánh BIDV Hà nội. Bài báo cáo, ngoài Lời mở đầu và Kết luận, được chia thành 5 phần: Phần 1: Giới thiệu chung về Chi nhánh BIDV Hà Nội. Phần 2: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh BIDV Hà nội. Phần 3: Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây của Chi nhánh BIDV Hà nội. Phần 4: Những khó khăn, thuận lợi của Chi nhánh. Phần 5: Phương hướng phát triển của Chi nhánh trong giai đoạn tới. Phần 1: Giới thiệu chung về Chi nhánh BIDV Hà Nội. 1. Quá trình hình thành và phát triển. Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Hà nội là một trong các chi nhánh nằm trong hệ thống của Ngân hàng ĐT&PT Việt nam do đó lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng ĐT&PT Hà nội gắn liền với từng bước phát triển của hệ thống Ngân hàng ĐT&PT Việt nam. Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam tiền thân là Ngân hàng kiến thiết Việt Nam được thành lập vào ngày 26/4/1957 trực thuộc Bộ Tài chính theo nghị định số 117/TTG của Thủ tướng Chính phủ. Qui mô ban đầu gồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết lúc bấy giờ là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội Ngày 27/5/1957, Chi nhánh Kiến thiết Hà nội (tiền thân của Ngân hàng ĐT&PT Thành phố Hà Nội ngày nay) nằm trong hệ thống Ngân hàng kiến thiết Việt Nam được thành lập. Nhiệm vụ của ngân hàng là nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Năm 1982, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam tách khỏi Bộ Tài Chính, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ, trong đó nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước. Cùng với việc đổi tên của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam Chi nhánh Kiến thiết Hà nội đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà nội thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành 2 Pháp lệnh về Ngân hàng: - Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính Việc ban hành này nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống Ngân hàng cho phù hợp với cơ chế thị trường. Hai pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 1/10/1990, theo đó hệ thống Ngân hàng bao gồm: - Ngân hàng Trung ương là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng ĐT&PT, Cty Tài chính, HTX Tín dụng. Theo quy định của pháp lệnh, Việt Nam chỉ được thành lập Ngân hàng ĐT&PT quốc doanh. Ngày 26/11/1990, Ngân hàng ĐT&XD Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam theo quyết định số 401 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và có trụ sở đóng tại 194 Trần Quang Khải - Hà nội với số vốn điều lệ 1100 tỷ đồng và có các Chi nhánh trực thuộc tại tỉnh, Thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương. Theo đó, Ngân hàng ĐT&XD Hà nội đổi tên thành Ngân hàng ĐT&PT Thành phố Hà nội. Từ khi thành lập cho đến năm 1995, chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội trải qua 3 giai đoạn phát triển: + Giai đoạn 1957-1960: phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh chống Pháp và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. + Giai đoạn 1965-1975: phục vụ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ leo thang ra đánh phá Miền Bắc và đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất tổ quốc. + Giai đoạn 1975-1995: phục vụ công cuộc phục hồi, phát triển kinh tế trong cả nước. Ngày 1/1/1995, bộ phận cấp phát vốn ngân sách tách khỏi Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam thành Tổng cục đầu tư và phát triển trực thuộc Bộ Tài Chính. Như vậy, từ khi thành lập cho tới 01/01/1995, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam không hoàn toàn là một Ngân hàng thương mại mà chỉ là một Ngân hàng Quốc doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước và tiến hành cấp phát cho vay trong lĩnh vực Đầu tư xây dựng cơ bản. Và từ ngày 01/01/1995 Ngân hàng ĐT&PT Việt nam nói chung, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thành phố Hà nội nói riêng thực sự hoạt động như một Ngân hàng thương mại. Chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng ĐT&PT Thành phố Hà nội có nhiệm vụ huy động các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức Tín dụng, các doanh nghiệp, dân cư, các Tổ chức nước ngoài bằng VND và USD để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư. 2. Các ngành nghề kinh doanh. Với tư cách hoạt động như 1 Ngân hàng thương mại, hiện nay Ngân hàng ĐT&PT Hà nội thực hiện kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực, bao gồm: + Huy động vốn bằng đồng Việt nam và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức. + Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt nam và ngoại tệ. + Đaị lý uỷ thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của chính phủ, các nước và các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài đối với các DN hoạt động tại Việt nam. + Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế, TCTD trong và ngoài nước. + Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng vi tính và thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT. + Thực hiện thanh toán giữa Việt nam với Lào. + Đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế: Visa, Mastercard, JCB card, cung cấp séc du lịch, ATM. + Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ: Thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu thanh toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà. + Kinh doanh ngoại tệ. + Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh. + Thực hiện các dịch vụ về tư vấn đầu tư. Trong đó, với mục tiêu đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng đến từng khách hàng, Ngân hàng ĐT&PT Hà nội chia đối tượng khách hàng của mình ra từng nhóm riêng rẽ để có chính sách quan hệ khách hàng cho phù hợp với đặc điểm của từng nhóm. Hiện nay, tại Ngân hàng ĐT&PT Hà nội, khách hàng được chia thành 4 nhóm: khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức tín dụng và kinh doanh tiền tệ. Với mỗi nhóm khách hàng, Ngân hàng có qui định cụ thể về các lĩnh lực hoạt động, cụ thể như sau: - Khách hàng doanh nghiệp: + Dịch vụ tài khoản + Gửi một nơi, rút nhiều nơi + Trả lương tự động, hoa hồng đại lý, chi hộ khác + Thu tiền đại lý + Dịch vụ quản lý vốn + Thanh toán hóa đơn + Chuyển tiền trong nước + Thanh toán xuất nhập khẩu + Tín dụng doanh nghiệp + Bảo lãnh - Khách hàng cá nhân: + Dịch vụ tài khoản + Dịch vụ kì phiếu + Dịch vụ thẻ + Phát hành giấy tờ có giá dài hạn + Tiền gửi tiết kiệm + Tiết kiệm dự thưởng + Tiết kiệm bậc thang + Gửi một nơi, rút nhiều nơi + Thanh toán định kì theo yêu cầu + Thanh toán hóa đơn + Tín dụng cá nhân + Chuyển tiền trong nước + Chuyển tiền Quốc tế + Chuyển tiền Kiều hối + Ngân hàng điện tử - Khách hàng tổ chức tín dụng: + Dự án tài chính nông thôn I + Dự án tài chính nông thôn II - Kinh doanh tiền tệ: + Mua bán ngoại tệ + Quản lý tài sản và phát sinh tài chính + Giao dịch hàng hóa tương lai + Kinh doanh trái phiếu + Bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp Phần 2: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh BIDV Hà nội. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh BIDV Hà nội được thể hiện qua sơ đồ sau  2.1. Chức năng chung của các phòng: tất cả các phòng đều có chung 5 chức năng sau: Thứ nhất, các phòng đều có chung chức năng là đề xuất, tham mưu giúp Giám đốc chi nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác đồng thời tìm các giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng được giao, các văn bản hướng dẫn thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao. Thứ hai, các phòng chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao, trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao theo đúng quy chế, thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ góp phần hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn Chi nhánh. Các phòng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, trung thực và đảm bảo tính an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của các phòng được giao. Thứ ba, các phòng tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin, tổng hợp và lập các báo cáo trong phạm vi nhiệm vụ, nghiệp vụ của phòng để phục vụ công tác quản trị điều hành của Chi nhánh. Thứ tư, thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, rèn luyện, đào tạo cán bộ về năng lực, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường, giữ uy tín, hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp về Chi nhánh. Nghiên cứu, đề xuất ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ mà phòng được giao quản lý. Cuối cùng, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh theo qui trình nghiệp vụ. Bên cạnh đó, luôn có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh, tích cực tham gia các phong trào thi đua. Thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ để góp phần phát triển nguồn nhân lực của Chi nhánh. 2.2. Chức năng, nhiệm vụ riêng của từng phòng ban. 2.2.1. Phòng quan hệ khách hàng: Tại Chi nhánh Hà nội, phòng quan hệ khách hàng được chia thành 2 loại: phòng quan hệ khách hàng là các doanh nghiệp lớn (bao gồm phòng quan hệ 1,2,3) và phòng quan hệ khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân (phòng quan hệ khách hàng 4). Chức năng của các phòng này là hoàn toàn giống nhau đối với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp. Riêng đối với phòng quan hệ khách hàng 4, ngoài nhiệm vụ đối với các khách hàng là doanh nghiệp còn có nhiệm vụ đối với các nhóm khách hàng là cá nhân. 2.2.1.1. Đối với khách hàng là doanh nghiệp: phòng Quan hệ khách hàng có những chức năng nhiệm vụ sau. - Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng + Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng. + Trực tiếp tiếp thị và bán các sản phẩm: sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, dịch vụ... + Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu, mở rộng nền khách hàng, đàm phán mở rộng các lĩnh vực hợp tác với khách hàng, chăm sóc toàn diện khách hàng, đảm bảo khách hàng được phục vụ đầy đủ với chất lượng ngày càng cao. - Công tác tín dụng: + Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích, thẩm định đánh giá dự án và đối chiếu với các điều kiện tín dụng, đánh giá tài sản đảm bảo. + Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi. Đề xuất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí đến khi tất toán hợp đồng tín dụng. Xử lý khi khách hàng không đáp ứng được các điều kiện tín dụng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý. + Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo qui định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. + Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi và chuyển phòng quản lí rủi ro xử lý tiếp. + Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng của khách hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng. + Chịu trách nhiệm đầy đủ về tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng khi cung cấp, báo cáo để phục vụ cho việc xét, cấp tín dụng cho khách hàng, cũng như tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấp tín dụng. 2.2.1.2. Đối với khách hàng là cá nhân: phòng Quan hệ khách hàng có những nhiệm vụ sau. - Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng: + Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân. + Xây dựng và tổ chức các chương trình marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm. + Tiếp cận và triển khai các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng là cá nhân. Phối hợp với các đơn vị liên quan đề nghị ngân hàng tổ chức quảng bá, giới thiệu với các khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, những tiện ích và những lợi ích mà khách hàng sẽ được hưởng. - Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ: + Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân. + Tư vấn cho khách hàng lựa chọn, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về qui trình sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng với tính chuyên nghiệp cao. + Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng. + Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối đa hóa doanh thu nhằm mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng. - Công tác tín dụng: + Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và tiếp nhận hồ sơ vay vốn. + Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, lập báo cáo thẩm định. + Đối chiếu các điều kiện tín dụng và các qui định về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro: giới hạn, hạn mức, mức độ chấp nhận rủi ro… + Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết đinh cấp tín dụng, chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá theo qui định và qui trình nghiệp vụ của ngân hàng. + Soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng liên quan để trình lãnh đạo kí. + Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh đạo. Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài liệu liên quan đến khoản vay sang phòng quản trị tín dụng. + Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi. Đề xuất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí đến khi tất toán hợp đồng tín dụng. Xử lý khi khách hàng không đáp ứng được các điều kiện tín dụng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý. + Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng. + Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi và chuyển phòng quản lí rủi ro xử lý tiếp. + Chịu trách nhiệm đầy đủ về tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng khi cung cấp, báo cáo để phục vụ cho việc xét, cấp tín dụng cho khách hàng, cũng như tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấp tín dụng. -Các nhiệm vụ khác: + Quản lý thông tin + Phối hợp với các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lí nghiệp vụ. Tham gia các vấn đề chung của cả chi nhánh. + Cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý liên quan đến nhiệm vụ của phòng. + Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh. 2.2.2. Phòng Quản lý rủi ro: phòng Quản lý rủi ro có nghĩa vụ thực hiện các chức năng sau. - Công tác quản lý tín dụng: + Tham mưu, đề xuất các chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. + Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh. Duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục. + Đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm, từng đối tượng khách hàng. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm. + Đề xuất kế hoạch giảm nợ xấu của chi nhánh, của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản vay của khách hàng theo qui định. + Giám sát việc phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro. + Thực hiện việc xử lý nợ xấu, phương án thu hồi nợ xấu,nợ ngoại bảng, xem xét việc giảm lãi, miễn lãi… - Công tác quản lý rủi ro tín dụng: + Đề xuất xây dựng các qui định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. + Trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng + Phối hợp, hỗ trợ các phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề. + Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng trong phạm vi, nhiệm vụ được giao. Đảm bảo mọikhoanr tín dụng được cấp tuân thủ đúng qui định về quản lý rủi ro và trong mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng. - Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp: + Phổ biến các văn bản qui định, quy trình về rủi ro tác nghiệp và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai đê phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp. + Hướng dẫn các phòng trong chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng. + Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp và đề xuất các biện pháp để giải quyết các rủi ro đã được phát hiện. + Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin. - Công tác phòng chống rửa tiền: + Tiếp thu, phổ biến các văn bản về phòng chống rửa tiền + Hướng dẫn, kiểm tra công tác thực hiện phòng chống rửa tiền. - Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO: + Xây dựng các chương trình cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. + Xây dựng kế hoạch và phối hợp thực hiện triển khai, kiểm tra, đánh giá, duy trì hệ thống quản lý chất lượng tại các đơn vị trong Chi nhánh. + Đánh giá hệ thống chất lượng của Chi nhánh - Công tác kiểm tra nội bộ: + Phối hợp với các đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tại Chi nhánh theo qui định. + Tiếp nhận, xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh tại đơn vị liên quan. + Thực hiện các báo cáo, thống kê liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, tội phạm theo quy định. 2.2.3. Phòng
Luận văn liên quan