Sau thời gian học tập tại trường sắp kết thúc khóa học ,chúng em đã được học xong lý thuyết môn xây dựng Cầu.Căn cứ vào quy chế tổ chức và hoat động của trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải,căn cứ vào kế hoạch đào tạo quyết định lớp 60CĐB12 chuyên ngành xây dựng cầu đường về thực tập tại công trình cầu Ba La-An Lão-Hải Phòng do C.TY TNHH Hải Ánh thi công,và dưới sự hướng dẫn của thầy Lê Ngọc Lý.
Đợt thực tập kéo dài 6 tuần(6/12/2011 – 13/01/20112).Mục đính của đợt thực tập là tạo điều kiện cho chúng em hệ thống lại các kiến thức lý thuyết đã được học tập trong nhà trường,vận dụng vào các công việc thực tế ngoài công trường,đồng thời rèn luyện tác phong công tác của người công nhân và của người cán bộ kĩ thuật thi công cầu:
Thông qua việc trực tiếp lao động ở ngoài công trường chúng em đã có điều kiện rèn luyện kĩ năng thực hánh tay nghề của người công nhân kĩ thuật thi công cầu.
Thông qua sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ kĩ thuật ,của thầy giáo Lê Ngọc Lý, em đã tìm hiểu công tác ,các nghệ thi công và tổ chức thi công từng hạng mục công trình,được rèn luyện kĩ năng tác nghiệp ,tìm hiểu công tác nội nghiệp của người cán bộ kĩ thuật hiện trường.
Chóng em xin chân thành cảm ơn sự ân cần chỉ bảo hướng dẫn của thầy giáo Lê Ngọc Lý và các chú các anh trong đơn vị thi công đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập này !
42 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công trình cầu Ba La-An Lão-Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VÂN TẢI
…….&…….
Khoa công trình
Tổ bộ môn cầu
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG CẦU
Công trình: Cầu Ba La
Địa điểm: huyện An Lão,TP Hải Phòng
Đơn vị thi công: Công ty TNHH Hải Ánh
Giáo viên hướng dẫn: Lê Ngọc Lý
Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Phong
Lớp:60CDB12
Nhóm:I
Hà Nội, Ngày…Tháng…Năm…
LỜI NÓI ĐẦU
Sau thời gian học tập tại trường sắp kết thúc khóa học ,chúng em đã được học xong lý thuyết môn xây dựng Cầu.Căn cứ vào quy chế tổ chức và hoat động của trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải,căn cứ vào kế hoạch đào tạo quyết định lớp 60CĐB12 chuyên ngành xây dựng cầu đường về thực tập tại công trình cầu Ba La-An Lão-Hải Phòng do C.TY TNHH Hải Ánh thi công,và dưới sự hướng dẫn của thầy Lê Ngọc Lý.
Đợt thực tập kéo dài 6 tuần(6/12/2011 – 13/01/20112).Mục đính của đợt thực tập là tạo điều kiện cho chúng em hệ thống lại các kiến thức lý thuyết đã được học tập trong nhà trường,vận dụng vào các công việc thực tế ngoài công trường,đồng thời rèn luyện tác phong công tác của người công nhân và của người cán bộ kĩ thuật thi công cầu:
Thông qua việc trực tiếp lao động ở ngoài công trường chúng em đã có điều kiện rèn luyện kĩ năng thực hánh tay nghề của người công nhân kĩ thuật thi công cầu.
Thông qua sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ kĩ thuật ,của thầy giáo Lê Ngọc Lý, em đã tìm hiểu công tác ,các nghệ thi công và tổ chức thi công từng hạng mục công trình,được rèn luyện kĩ năng tác nghiệp ,tìm hiểu công tác nội nghiệp của người cán bộ kĩ thuật hiện trường.
Chóng em xin chân thành cảm ơn sự ân cần chỉ bảo hướng dẫn của thầy giáo Lê Ngọc Lý và các chú các anh trong đơn vị thi công đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập này !
Chúng em xin chân thành cám ơn!
MỤC LỤC
Chương 1.TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRONG XÂY DỰNG CẦU
Cơ cấu tổ chức và chúc năng của các phòng ban
Các tổ chức quản lý trong xây dựng cầu
Chủ đầu tư - Ban quản lý dự án
Nhà thầu thi công
Tư vấn thiết kế
Tư vấn giám sát
Chương 2.MÁY MÓC THIẾT BỊ PHỤC VỤ THI CÔNG
2.1 Máy làm đất
2.2 Máy đóng cọc
2.3 Thiết bị căng kéo cáp dự ứng lực
2.4 Máy móc,thiết bị lao lắp kêt cấu nhịp cầu
Chương 3.QUẢN LÝ TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG
3.1 Công tác bố trí mặt bằng thi công
3.2 Công tác giám sát
3.3 Công tác nghiệm thu
3.4 Công tác quán lý vật tư, máy móc thiết bị
Chương 4. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH,HỒ SƠ TRONG XÂY DỰNG CẦU
4.1. Kế hoạch trong xây dựng
4.2. Công tác hồ sơ
Chương 1.Tổ chức quản lý trong xây dựng cầu
1.1. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban
a. Phòng kỹ thuật
Chức năng:
+Đảm nhiệm về công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng trong việc thi công các hạng mục của công trình.
+ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các đơn vị thi công .
+ Thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, nghiệm thu các hạng mục của công trình .
+ Tổ chức xử lý kỹ thuật và kiểm tra phát sinh đối với các hạng mục phức tạp, khối lượng phát sinh lớn, kéo dài thời gian thi công.
+ Trực tiếp xử lý kỹ thuật đối với các hạng mục công việc khi được ủy quyền.
+Trực tiếp giải trình các vấn đề về kỹ thuật, khối lượng, chất lượng công trình cho các đoàn kiểm tra, thanh tra.
+Thực hiện các công tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, sáng kiến cải tiến của phòngThống kê, báo cáo thực hiện nhiệm vụ của phòng.
b. Phòng vật tư thiết bị
Chức năng :
+Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý, mua sắm và cung cấp các vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác xây dưng,thí nghiệm .
+Theo dõi công tác an toàn lao động và quản lý vật tư trang thiết bị của nhà thầu theo quy định . Lập kế hoạch dự trù vật liệu và trang thiết bị, liên hệ mua sắm vật tư, trang thiết bị (xi măng, cát, đa, sắt thép,máy cẩu, máy xúc…), các thiết bị phục vụ cho công tác thí nghiêm theo quy định. Nhập kho, sắp xếp kho tàng, bảo quản đảm bảo chất lượng, an toàn theo đúng chế độ chuyên môn và quy chế của Nhà nước. +Phối hợp với các tổ, đội thi công trong định mức vật tư, thiết bị cho các nội dung thực tập về việc đáp ứng và chi phí. Duyệt dự trù và cấp phát đúng nhu cầu của các đơn vị sản xuất và thi theo quy định . Lập sổ sách theo dõi vật tư theo đúng nguyên tắc và chế độ nhà nước quy định, thanh quyết toán kịp thời về sử dụng các vật tư. Kiểm kê định kỳ và đề xuất thanh xử lý theo quy định.
+ Thực hiện quyết toán vật tư tiêu hao; lập báo cáo tình hình thực hiện định mức tiêu hao của máy móc và vật tư.Thảo luận ký kết hợp đồng, lập phương án phân phối trình Ban giám đốc duyệt, tổ chức tiếp nhận thiết bị. hành, đào tạo, bàn giao, lập hồ sơ và nội quy sử dụng thiết bị.
+Thực hiện thu hồi thành phẩm thực tập và nghiên cứu theo chế độ hiện hành. Định kỳ kết hợp với kiểm kê, tổ chức kiểm tra kỹ thuật thiết bị đề xuất thanh xử lý tài sản cố định hư hỏng, không sử dụng đến hoặc không còn sử dụng được.
+Theo dõi đôn đốc kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý vật tư và máy móc thiết bị của các đơn vị sản xuất . Quản lý thiết bị, theo dõi, trình duyệt và tổ chức sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì thiết bị.
+Tham gia theo dõi công tác an toàn lao động và phòng chống cháy nổ chung của toàn bộ công trường. Đảm bảo qui chế sử dụng các thiết bị áp lực.
c. Phòng kinh tế kế hoạch
Chức năng :
+Giúp Ban giám đốc Công trường lên kế hoạch sản xuất, thi công và theo dõi thực hiện kế hoạch sản xuất, thi công của các đơn vị thi công trong công trường.
+Tổ chức mua sắm thiết bị, phương tiện, vật liệu cần thiết. Xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn của công trường. Tham khảo ý kiến của các phòng có liên quan để phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và các kế hoạch khác của Công ty trình Giám đốc.
+Dự báo thường xuyên về tình hình cung cầu, sự biến động giá cả hàng hóa thị trường theo lĩnh vực hoạt động của công ty trong phạm vi cả nước nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+Tổ chức quản lý hệ thống thông tin kinh tế, tập hợp văn bản thống kê trong toàn bộ công ty để làm tổng hợp báo cáo thường xuyên theo định kỳ lên Giám đốc hoặc báo cáo đột xuất khi Giám đốc yêu cầu và báo cáo lên cấp trên theo quy định. Bảo đảm bí mật các thông tin kinh tế đối với những người không có trách nhiệm để tránh thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+Làm báo cáo sơ kết giữa kỳ, tổng kết 6 tháng và hàng năm của công ty.
+Thực hiện công tác đầu tư, mua sắm hàng hóa, trang thiết bị cho công ty.
+Đối với các dự án đầu tư do công ty làm chủ đầu tư: tiến hành thành lập tổ chuyên gia đấu thầu, tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu các đơn vị vào tham gia cung cấp và thi công.
+Đối với các dự án đầu tư do công ty làm đơn vị cung cấp, thi công: xây dựng các hồ sơ năng lực, Hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu để tham gia dự thầu.
+Xây dựng hệ thống định mức, đơn giá nội bộ cho công ty khi tổ chức giao khoán nội bộ hoặc giao khoán với các đơn vị đối tác. Lập, thẩm tra dự án, dự toán, báo giá, chào hàng… các công trình, hạng mục công trình, mua sắm thiết bị. Phối hợp với Phòng kỹ thuật để hoàn thiện công tác thanh quyết toán các dự án, công trình đầu tư xây dựng. Triển khai các dự án, các hợp đồng kinh tế của công ty đã và đang tiến hành ký kết với các đối tác. Phối hợp với các bộ phận chuyên môn trong Công ty hoàn thành nhiệm vụ được Ban giám đốc giao theo đúng chức năng nhiệm vụ.
d. Phòng tổ chức
Chức năng :
+Thực hiện các phương án sắp xếp, cải tiến tổ chức sản xuất, kinh doanh.
+Công tác cán bộ, đào tạo, bồ dưỡng, tuyển dụng, quản lý và điều phối sử dụng nhân lực.
+Công tác báo cáo thống kê nhân lực.
+Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động đáp ứng mục tiêu ổn định, thống nhất và sự phát triển bền vững của Công ty. Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên.
+Công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động.
+Tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến các công tác: hội họp tổ chức sắp xếp công tác và giao dịch của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các cán bộ kỹ thuật, công nhân viên Các công tác khác về tổ chức Công ty.
+Lập kế hoạch sản xuất trong phạm vi trách nhiệm của phòng theo quy định.
+Lập báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất trong phạm vi trách nhiệm được giao định kỳ hàng tuần, tháng, quý, năm theo quy định và yêu cầu của lãnh đạo công ty.
e. Phòng hành chính
Chức năng :
+Tổ chức xây dựng và đề xuất thực hiện các phương án sắp xếp, cải tiến tổ chức quản lý sản xuất từ các phòng ban đến các đơn vị trực thuộc.
+Đôn đốc thực hiện chế độ chức trách và mối liên hệ giữa các đơn vị trực thuộc theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty.
+Đề xuất các giải pháp về thu hút nhân lực, tuyển dụng, Hợp đồng lao động luân chuyển cán bộ; nâng cao năng lực tay nghề, bổ xung cán bộ, công nhân có trình độ đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển sản xuất của Công ty.
+Quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân, điều phối hợp lý phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng chính sách của Nhà nước và pháp luật.
+Lập kế hoạch cân đối nhân lực, theo quý, năm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty và báo cáo kết quả thực hiện.
+Phối hợp cùng Phòng Tài vụ xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương, thưởng cùng các chế độ quy định khác theo đúng Quy chế lương và đảm bảo hoạt động của Công ty; Tham mưu, trình Giám đốc mức lương, hệ số ngạch, bậc của các cán bộ, nhân viên Công ty và các đơn vị trực thuộc. Quản lý lao động, tiền lương cán bộ, công nhân viên.
+Phối hợp với các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghề cho cán bộ nhân viên và công nhân toàn công ty theo kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo quý, năm đáp ứng nhu cầu phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Đề xuất việc lập kế hoạch quy hoạch cán bộ kế cận theo Quy định của Công ty.
+Căn cứ đề xuất của các đơn vị, lập kế hoạch tuyển dụng, bố trí phân công công việc đối với cán bộ; Tham mưu, trình Giám đốc về công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển các bộ căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và năng lực, trình độ của cán bộ; Xác định nhu cầu nhân sự và trình độ nhân sự để tham mưu giúp Ban Giám đốc trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ trong từng lĩnh vực chuyên môn.
+Quản lý hồ sơ lý lịch nhân viên toàn công ty, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ hưu; là thành viên thường trực của Hội đồng thi đua và Hội đồng kỷ luật của công ty.
+Tổ chức, theo dõi, thực hiện các chế độ, chính sách nhân sự, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với toàn thể nhân viên của công ty. Ghi biên bản các cuộc họp Ban Giám đốc công ty. Soạn thảo các văn bản, nội quy, quy chế, quy định và các văn bản khác của công ty theo lệnh của Giám đốc công ty.
+Trình Giám đốc ban hành quy định về thể thức văn bản, công tác văn thư, lưu trữ của Công ty. Kiểm tra, thẩm định nội dung và chịu trách nhiệm về thủ tục hành chính các văn bản do Công ty ban hành.
+Tiếp nhận, lưu giữ và phân phối thông tin quản trị, điều hành của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát và các văn bản, quy định của các cơ quan ban ngành, đối tác có liên quan.
+Chịu trách nhiệm quản lý và lưu giữ các hồ sơ gốc của Công ty theo quy định: Giấy phép đăng ký kinh doanh, Đăng ký mã số thuế, đăng ký mẫu dấu, Báo cáo kiểm toán, Hợp đồng kinh tế, Tài liệu liên quan đấu thầu, thanh toán, nghiệm thu.
+Thực hiện kiểm tra các tài liệu, hồ sơ lưu trữ có liên quan theo quy định về công tác bảo mật, an toàn và cung cấp thông tin theo quy định của Công ty.
+Tổng hợp các yêu cầu, kiến nghị của đơn vị để trình Giám đốc và các phòng ban liên quan giải quyết kịp thời.
+Soạn thảo, trình duyệt, ban hành, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc báo cáo việc thực hiện các Văn bản có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng.
+Đóng dấu tài liệu, công văn theo đúng quy định của Nhà nước và Quy định của Công ty.
+Phân loại, lưu trữ các công văn, tài liệu, hồ sơ theo thời gian, công trình, thư mục gọn gàng, ngăn nắp để thuận tiện tra cứu, tìm kiếm khi cần thiết, đảm bảo được an toàn bí mật.
+Cung cấp các tài liệu cho các phòng ban và đơn vị liên quan phục vụ công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị.
+Đảm bảo công tác an ninh, bảo vệ, tham gia xây dựng các phương án phòng chống cháy nổ, lụt bão và an toàn vệ sinh lao động. Thực hiện lệnh Nghĩa vụ quân sự và các chính sách xã hội tại địa phương nơi đơn vị đăng ký hoạt động.
+Giải quyết tốt công tác đối ngoại, giúp lãnh đạo và cán bộ công nhân viên làm việc với cơ quan bên ngoài và địa phương được thuận lợi.
f. Phòng tài vụ
+Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong côngtác quản lý tài chính, tài sản đúng quy định của công ty như lập dự toán thu,chi ngân sách công ty; các khoản thu, chi phí, lệ phí và các khoản thu kháctheo quy định của Pháp luật; kinh phí đầu tư xây dựng; lập Báo cáo tài chínhtheo quy định. Hàng năm lập dự tóan thu, chi Ngân sách; thu, chi phí; các khoản thu, chi khác theo quy định của công ty.
+Quản lý tổng hợp kế hoạch tiền lương, các khoản phải thu, phải nộp theo lương, các khoản phải trả cho nhân viên, phải trả cho công nhân theo quy định.
+ Quản lý thu chi vốn Đầu tư xây dựng. Giám sát việc thu, chi theo đúng quy định của công ty và Quy chế chi tiêu nội bộ của, giám sát thu, chi các quỹ của công ty hiệu quả, tiết kiệm, công khai.
+Lập báo cáo tài chính, báo cáo tài sản cố định đúng thời gian, đúng quy định công ty. Quản lý, lưu trữ các loại hồ sơ, chứng từ sổ sách kế toán.
i. Ban chỉ huy công trường
Chức năng :
+Đốc thúc tiến độ thi công phần công việc trong phạm vi quản lý. - Họp với chủ đầu tư, tư vấn giám sát và các bên liên quan công trình. - Đưa ra tiến độ thi công hàng tháng (nếu có yêu cầu cụ thể phải đưa ra tiến độ thực thi hang tuần). Kiểm soát các nhà thầu phụ (nếu có) theo tiến độ. - Báo cáo cấp trên về tiến độ thi công theo định kỳ (kiểm tra báo cáo cán bộ cấp dưới lập trước khi gửi) - Kiểm soát cán bộ kỹ thuật thực thi công tác thông qua họp nội bộ định kỳ hoặc bất thường. - Họp các tổ đội thi công trực tiếp và cán bộ kỹ thuật để giải quyết ngay các vướng mắc trên công trường khi có phát sinh. - Họp cán bộ toàn công trường khi cần thông báo thông tin mới. Nên có họp định kỳ về tiến độ, phương thức triển khai thi công. - Kiểm tra, ký khối lượng thanh toán công nhân và khối lượng thanh toán với chủ đầu tư. - Bàn bạc về biện pháp thi công đặc biệt hoặc chủ trương thanh toán với cán bộ kỹ thuật hiện trường và cán bộ thanh toán - Tổ chức đời sống và sinh hoạt cho toàn bộ cán bộ trên công trường. - Liên lạc với chính quyền, an ninh địa phương, công tác dân vận trong quá trình thi công tại địa bàn. - Nắm được bản vẽ phê duyệt dùng thi công.
- Đưa ra biện pháp thi công cụ thể. Với các công tác và hạng mục khó yêu cầu bàn bạc với chỉ huy trưởng. - Chủ động kế hoạch vật tư cho từng giai đoạn để chủ động và tránh lãng phí trong thi công.
- Tự liên lạc với các bên cung cấp vật tư thi công phần công tác của mình để nắm được tình hình một cách chủ động. - Chủ động làm biên bản nghiệm thu công tác công việc cần nghiệm thu. - Lưu trữ thay đổi thiết kế đã được duyệt trong quá trình thi công. - Đưa ra tiến độ sơ bộ tuần và tháng cho công việc trực tiếp quản lý thi công. - Họp với các tổ đội thi công trực tiếp nếu cần thiết. - Trao đổi trực tiếp với chỉ huy phần việc liên quan ngoài khả năng của mình. - Làm khối lượng thanh toán tổ đội theo tháng và theo yêu cầu của chỉ huy.
j. Ban điều hành
Chức năng :
+Tham mưu cùng ban giám đốc điều hành hoạt động của công trường, lien hệ và làm việc trực tiếp với các phòng ban đôn đốc các phồng ban làm việc đúng tiến độ. Đồng thời đề suất các ý kiến, kiến nghị để đẩy nhanh tiến độ của công trình.
k. Xưởng sản xuất, Đội thi công, Đội xe
Chức năng :
+ Nhận nhiệm vụ trực tiếp từ phòng kỹ thuật, trực tiếp tham gia vào quá trình thi công tại công trường. Lắm vững cơ bản công việc mà tổ, đội mình làm, thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật trong quá trình thi công
1.2.Cơ cấu tổ chức quản lý trong xây dựng cầu
-Chủ đầu tư dự án: Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam- VIDIFI
-Nhà thầu thi công: Tổng công ty Xây dựng và kỹ thuật GS (GS E&C - Hàn Quốc)
- Đơn vị thi công: Công ty TNHH Hải Ánh
-Tư vấn giám sát: Liên danh tư vấn Meinhardt internatinal Pte Ltd và Công ty TNHH Tư vấn Nhật Việt (Tư vấn MI-VJEC)
CHƯƠNG 2 : MÁY MÓC, THIẾT BỊ PHỤC VỤ THI CÔNG
Máy làm đất
2.1.1 Công dụng và phân loại máy làm đất:
a. Công dụng: +Đào phá đất là việc tách khỏi khối đất nguyên thổ, là 1 nguyên công chủ yếu của quá trình gia công đất. Gần 80% khối lượng đào và vận chuyển đất được thực hiện nhờ tác động trực tiếp của các bộ phận công tác của máy làm đất với đất.*MLĐ vừa làm nhiệm vụ đào phá đất, vừa làm nhiệm vụ di chuyển đất. Việc san và đầm lèn đất để giảm thể tích và tăng khối lượng riêng của đất thường sử dụng máy chuyên dùng và phần nhờ vào chính trọng lượng bản thân máy đào chuyển đất trong quá trình làm việcb. Phân loại:- Theo chế độ làm việc: liên tục, chu kì.- Theo mức độ cơ động: loại tự hành, kéo theo.- Theo công dụng:+ Máy đào chuyển đất: là máy đào đất rồi gom lại thành đống hay chuyển đi và san ra thành từng lớp+ Máy đầm đất: đung để lèn chặt đất.
b. Máy ủi
+Máy ủi là loại máy thi công công tác san đất. Nó có thể đào đất và đắp đất với độ sâu đào và chiều cao đắp khoảng 1 ÷ 1,5 m, nhưng không quá 2 m. Đồng thời nó có thể vận chuyển đất đi với khoảng cách tối đa khoảng 100 ÷ 180 m, thuộc vào loại máy san có cự ly vận chuyển trung bình. Cự ly vận chuyển đất thích hợp và hiệu quả nhất là khoảng 25 ÷ 100 m. Máy ủi thích hợp công tác với các loại đất cấp I, II, III. Còn nếu phải công tác đất cấp IV thì cần phải làm tơi trước bằng các loại máy đào khác, trong trường hợp này chủ yếu máy ủi làm nhiệm vụ vận chuyển và đắp đất. Khi vận chuyển đất máy ủi có thể leo dốc với độ dốc nhỏ khoảng 10-20 % (máy ủi không nên leo dốc có độ dốc quá 30 %).
Sơ đồ vận hành
+Máy ủi có thể vận hành khi thi công công tác đất theo một trong hai sơ đồ:
• Tiến lùi: Máy ủi chạy thẳng vừa đào vừa vận chuyển đất từ vùng đào sang vùng đắp. Sau khi rải đất vào vùng đắp xong nó chạy lùi về hướng vùng đào tới nơi đào mới gần vị trí đào trước đó, theo dường zích zắc. Sơ đồ này thích hợp áp dụng cho cự ly san khoảng 10 ÷ 50 m.
• Tiến quay: Máy ủi chạy theo đường xoắn lò xo, vừa chạy vừa quay trong lúc đào vận chuyển và rải đất. Cự ly áp dụng hợp lý là khoảng cự ly xa hơn sơ đồ trên
2.2 Máy thi công cọc
2.2.1 Các kiểu máy khoan cọc nhồi
+Máy khoan cọc nhồi kiểu mũi khoan cánh xoắn (guồng xoắn): khi khoan vào trong đất các lưỡi khoan, làm việc giống như các mũi khoan khoan gỗ hay thép, đẩy đất lên qua cánh xoắn. Cũng có loại máy khoan guồng xoắn gồm nhiều mũi khoan, lồng cánh xoắn vào nhau và xếp thành hàng (3 mũi), dùng để khoan tạo thành cọc barrette và tường vây (tường vây tạo bằng thiết bị này có dạng một hàng mặt cắt hình tròn trồng lấn và nối tiếp nhau).
2.2.1.1Máy khoan cọc nhồi kiểu thùng đào:
+Khi làm việc, thùng đào xoay tròn theo cần khoan, cắt đất, nhồi đầy vào thùng đào, sau đó đất trong thùng đào được đưa lên cùng với thùng đào nhờ việc rút cần khoan lên.
Cấu tạo
+Máy khoan cọc nhồi kiểu thùng đào bao gồm hệ thống cần (trục) khoan và đầu mũi khoan (gầu khoan). Toàn bộ hệ thống này thường được lắp vào cần trục bánh xích nặng khoảng 30 đến 80 T, chủ yếu sử dụng động cơ thuỷ lực. Cần khoan làm bằng thép gồm 3 đến 5 đoạn lồng vào nhau như cột ăng ten, chiều dài cần từ 12 m đến 18 m. Khi khoan các đoạn phía trong tự thò ra cho đến khi ra hết cả 5 đoạn, chiều sâu khoan từ 30 m cho đến 64 m. Gầu khoan hình thùng phuy có đường kính các loại từ 600 mm đến 2.000 mm. Các loại máy khoan cọc nhồi dùng tại Việt Nam chủ yết là của các hãng HITACHI, NIPON, SUMITOMO v.v. do Nhật Bản sản xuất.
+Với điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay. Nếu dùng máy khoan nguyên chiếc nhập từ nước ngoài về thì quả là khó khăn đối với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy đã có một số đơn