Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên

Trong khung cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, khi mà nền kinh tế thị trường là hướng đi và mục đích nhằm tới của các nước thì không một nền kinh tế nào tự bó gọn mình trong phạm vi một quốc gia. Đối với Việt Nam cũng vậy, sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã ngày càng trở nên năng động, mở rộng hội nhập quốc tế. Không chỉ có các doanh nghiệp trong nước mà còn có cả các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Điều đó đã đặt ra môi trường cạnh tranh không ngừng và ngày càng khắc nghiệt hơn giữa các doanh nghiệp. Do đó, với mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng trong từng bước đi của mình, không ngừng nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu sâu rộng thị trường, tổ chức tốt công tác quản lý sản xuất cũng như công tác kế toán. Để có thể đuổi kịp với sự phát triển của nền kinh tế chúng ta cần phải đào tạo ra nhiều cán bộ quản lý kinh tế có trình độ có chuyên môn, có đầu óc nhanh nhạy và sáng tạo, ý thức được điều này mọi sinh viên chúng ta ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần cố gắng rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ kinh tế. Ngoài ra những kiến thức cơ bản được học trên ghế nhà trường chúng ta cần phải xem xét tìm hiểu thực tế để bổ sung và trau dồi vốn kiến thức thực tế của mình. Thực tế là bước khởi đầu của sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tế với phương châm “Học đi đôi với hành” và “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn”. Trong thời gian này sinh viên có thể tự mình áp dụng kiến thức đã học và thực tế công ty thực tập để khẳng định khả năng của mình trước khi đi làm, nhà trường đã tạo cho sinh viên cơ hội trực tiếp để sinh viên tiếp xúc thực tế từ đó giúp sinh viên áp dụng và nắm vững hơn những kiến thức trên nhà trường Qua liên hệ, được sự đồng ý của nhà trường và lãnh đạo của công ty cổ phần kết cấu théo Thái Nguyên em đã có 4 tuần thực tập môn học tại công ty. Tại đây em đã được tiếp xúc và làm quen với công tác quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. Biết được quá trình hình thành và phát triển của công ty, hiểu được tình hình sản xuất, tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý hành chính, marketing. Qua thời gian thực tế tại công ty em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của anh chị cán bộ công nhân viên các phòng tổ chức – hành chính, phòng kế hoạch thị trường, phòng kế hoạch kĩ thuật, trong công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ngô Thị Hương Giang, em đã hoàn thành thời gian đi thực tế của mình với bài báo cáo thực tế theo các nội dung chính sau: Phần I: Giới thiệu chung về công ty, cơ cấu tổ chức, quá trình lập kế hoạch và chiến lược phát triển của công ty. Phần II: Phân tích công tác nhân sự của công ty Phần III: Hoạt động marketing của doanh nghiệp Phần IV: Nội dung về quản trị sản xuất và cung ứng dịch vụ Phần V: Đánh giá chung và đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

doc64 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4087 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC VIẾT TẮT GVHD: Giảng viên hướng dẫn SVTH: Sinh viên thực hiện HĐQT: Hội đồng quản trị CP: Cổ phần GT: Giá trị TLBQ: Tiền lương bình quân TB: Trung bình KH: Kế hoạch ĐVT: Đơn vị tính CBCNV: Cán bộ công nhân viên Trđ: Triệu đồng Lđ: Lao động IRR: (internal rate of return) Tỷ suất thu lợi nội bộ NPV: (Net present value) giá trị hiện tại thuần B/C: Tỷ số lợi ích chi phí ISO: Tiêu chuẩn chất lượng ISO SXKD: Sản xuất kinh doanh MMTB: máy móc thiết bị ATLĐ: An toàn lao động ATVSLĐ: An toàn vệ sinh lao động PCCC: Phòng cháy chữa cháy QLNN: Quản lý nhà nước HC: Hành chính DS: Danh sách BC: Báo cáo ĐT: Đào tạo QT: Qui trình đ/c: Đồng chí KCN: Khu công nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong khung cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, khi mà nền kinh tế thị trường là hướng đi và mục đích nhằm tới của các nước thì không một nền kinh tế nào tự bó gọn mình trong phạm vi một quốc gia. Đối với Việt Nam cũng vậy, sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã ngày càng trở nên năng động, mở rộng hội nhập quốc tế. Không chỉ có các doanh nghiệp trong nước mà còn có cả các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Điều đó đã đặt ra môi trường cạnh tranh không ngừng và ngày càng khắc nghiệt hơn giữa các doanh nghiệp. Do đó, với mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng trong từng bước đi của mình, không ngừng nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu sâu rộng thị trường, tổ chức tốt công tác quản lý sản xuất cũng như công tác kế toán. Để có thể đuổi kịp với sự phát triển của nền kinh tế chúng ta cần phải đào tạo ra nhiều cán bộ quản lý kinh tế có trình độ có chuyên môn, có đầu óc nhanh nhạy và sáng tạo, ý thức được điều này mọi sinh viên chúng ta ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần cố gắng rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ kinh tế. Ngoài ra những kiến thức cơ bản được học trên ghế nhà trường chúng ta cần phải xem xét tìm hiểu thực tế để bổ sung và trau dồi vốn kiến thức thực tế của mình. Thực tế là bước khởi đầu của sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tế với phương châm “Học đi đôi với hành” và “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn”. Trong thời gian này sinh viên có thể tự mình áp dụng kiến thức đã học và thực tế công ty thực tập để khẳng định khả năng của mình trước khi đi làm, nhà trường đã tạo cho sinh viên cơ hội trực tiếp để sinh viên tiếp xúc thực tế từ đó giúp sinh viên áp dụng và nắm vững hơn những kiến thức trên nhà trường Qua liên hệ, được sự đồng ý của nhà trường và lãnh đạo của công ty cổ phần kết cấu théo Thái Nguyên em đã có 4 tuần thực tập môn học tại công ty. Tại đây em đã được tiếp xúc và làm quen với công tác quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. Biết được quá trình hình thành và phát triển của công ty, hiểu được tình hình sản xuất, tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý hành chính, marketing. Qua thời gian thực tế tại công ty em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của anh chị cán bộ công nhân viên các phòng tổ chức – hành chính, phòng kế hoạch thị trường, phòng kế hoạch kĩ thuật,… trong công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ngô Thị Hương Giang, em đã hoàn thành thời gian đi thực tế của mình với bài báo cáo thực tế theo các nội dung chính sau: Phần I: Giới thiệu chung về công ty, cơ cấu tổ chức, quá trình lập kế hoạch và chiến lược phát triển của công ty. Phần II: Phân tích công tác nhân sự của công ty Phần III: Hoạt động marketing của doanh nghiệp Phần IV: Nội dung về quản trị sản xuất và cung ứng dịch vụ Phần V: Đánh giá chung và đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hiểu biết có hạn nên bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, quý cơ quan để em có thể hoàn thành tốt yêu cầu và mục đích đề ra của đợt thực tế. Em xin trân thành cảm ơn. CHƯƠNG I: NỘI DUNG VỀ QUẢN TRỊ HỌC Hệ thống kế hoạch của Công ty CP Kết cấu thép Thái Nguyên Đặc điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch và kết quả thực hiện kế hoạch của công ty năm 2010 Tổng quan về hoạt động của Công ty năm 2010 Thuận lợi: Công tác thị trường vào đầu quý II đã khai thác và mở rộng hơn được nhiều thị trường mới, các lĩnh vực mặt hàng mới có sản lượng lớn đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên. Năng lực sản xuất được đầu tư đáng kể về thiết bị máy móc và con người. Khó khăn: Trên thị trường, giá vật tư sắt thép luôn luôn không ổn định, có xu hướng tăng cao làm cho xuất hiện nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới thua lỗ cho các nhà sản xuất kinh doanh. Các vật tư nguyên liệu đầu vào tăng cao đẩy giá thành gia công sản phẩm tăng theo. Khi vật tư có xu hướng tăng thì các nhà cung cấp cũng thắt chặt hơn vấn đề thanh toán làm cho khâu vật tư luôn bị động về tài chính. Mặt khác do đầu tư thiết bị mang giá trị cao nên khấu hao máy móc đẩy giá trị trên 1kg sản phẩm lên cao. Khách hàng chậm thanh toán, chiếm dụng vốn làm cho tình hình tài chính của đơn vị gặp nhiều khó khăn dẫn đến chậm quay vòng đồng vốn để sinh lời, và không có khả năng dự trữ vốn. Các nhà sản xuất cung cấp kết cấu trong nước ngày một nhiều, dẫn đến sự cạnh trạnh ngày càng khốc liệt và khó khăn. Điện năng phục vụ cho sản xuất năm nay rất thất thường không đáp ứng kịp thời cho tiến độ thi công. Tuy vậy, với quyết tâm lãnh đạo của Đảng ủy, HĐQT Giám đốc công ty cùng toàn thể CBCNV phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu chủ yếu, đảm bảo sản xuất ổn định, đời sống người lao động được cải thiện một bước. Giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Các giải pháp thực hiện: Đứng trước những thách thức và vận hội mới, thị trường khách hàng ngày càng khó tính, cạnh tranh về giá thành, đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, quản lý chất lượng của nhà sản xuất, tiến độ thi công nhanh. Để đảm bảo một số chỉ tiêu cho thị trường tới, HĐQT đề ra những giải pháp sau: - Đầu tư thiết bị: 1.267 trđ để nâng cao năng lực sản xuất ( máy hàn điện, máy nén khí, tủ điện, cầu trục 5 tấn). - Tăng cường phát triển các nguồn lực đặc biệt là chiến lược con người cho trước mắt và lâu dài. - Tăng cường công tác quyết toán, thu hồi công nợ đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh. - Tăng cường tìm kiếm thị trường đảm bảo nhiều việc làm để công ty phát Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh năm 2010 Các chỉ tiêu  ĐVT  KH năm 2010  Thực hiện năm 2010  Tỷ lệ % thực hiện   GT tổng sản lượng  Trđ  64.405  69.345  107,7   Tổng doanh thu  Trđ  58.550  59.633  101,8   Nộp ngân sách  Trđ  740  937  121,1   Lợi nhuận trước thuế  Trđ  1.032  1.135  109,5   Lợi nhuận sau thuế  Trđ  774  851,25  110   TL BQ/ người/ tháng  Trđ  3.3  3.39  102,7   Tỷ lệ chia cổ tức (% lợi nhuận sau thuế)  %  14  15  107   (Nguồn: Phòng kế hoạch- thị trường) Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010 Nhận xét chung: Năm 2010 tình hình kinh tế thế giới vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta nói chung, gây bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống cán bộ công nhân viên của công ty nói riêng. Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành sản xuất Kết cấu thép, công ty cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với những lợi thế nhất định, sự chuẩn bị chu đáo và sự nỗ lực vượt bậc, công ty CP Kết cấu thép Thái Nguyên vẫn tiếp tục duy tri sự tăng trưởng và hoàn thành tốt kế hoạch đề ra và tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý, mở rộng sản xuất kinh doanh. Cụ thể, tổng doanh thu trong năm 2010 đạt 59.633 trđ đạt 101,8 % so vơi kế hoạch năm 2010; lợi nhuận sau thuế đạt 851,25 trđ vượt mức kế hoạch 10% so với năm 2010 và các chỉ tiêu khác cũng đều vượt mức kế hoạch đề ra. Đạt được kết quả như vậy là nhờ công ty có một tập thể HĐQT, ban điều hành và cán bộ công nhân viên đoàn kết, một lòng phấn đấu và cống hiến vì sự phát triển của công ty, sự ủng hộ và tin yêu của đông đảo cổ đông, của các quỹ đầu tư và đặc biệt là của khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Kết quả đạt được trên các mặt hoạt động năm 2010 Công tác thị trường: Tuy phải cạnh tranh gay gắt với thị trường nhưng đơn vị vẫn tổ chức khai thác thị trường tốt và đã ký được nhiều hợp đồng mang về nhiều việc làm thu nhập ổn định cho người lao động. Năm 2010 thực hiện 42 hợp đồng, trong đó hợp đồng ký với công ty Kết cấu thép xây dựng 1 hợp đồng, còn lại là ký với các đơn vị khách hàng ngoài công ty. Với đặc thù chuyên ngành sản xuất kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn. Trong những năm qua đơn vị sản xuất kết cấu kiện khung nhà thép tiền chế đã đạt được những thành công, tạ niềm tin cho bạn hàng. Tuy nhiên các mặt hàng truyền thống hiện đang gặp sự cạnh tranh lớn, công ty cần phải có những tư duy khai thác mới các mặt hàng khác có tính đột phá, nâng cao trình đọ chuyên môn tay nghề, từ chỗ sản xuất các mặt hàng kết cấu khung nhà thông dụng công ty cần tiến tới sản xuất các mặt hàng thiết bị phi tiêu chuẩn, mang tính chuyên nghiệp cao. Đây là một thi trường còn nhiều tiềm năng phát triển, giá trị nhân công với các mặt hàng này cao hơn mặt hàng truyền thống, tạo thu nhập cho người lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao. Công tác quản lý và điều hành sản xuất: Bước vào đầu năm 2010 đã tiến hành rà soát và sửa đổi quy chế của đơn vị. Bố trí tăng cường lực lượng cho cả ba khu vực, thiết kế kỹ thuật, sản xuất kết cấu, thi công công trình, song nhân lực lắp ráp mặc dù đã được bổ sung nhưng vẫn có lúc chưa đảm đương kịp thời yêu cầu nhiệm vụ. Khâu điều hành sản xuất đã được cải tiến dùng các biên bản, phiếu giao nhiệm vụ… Mệnh lệnh sản xuất có lúc có nơi chưa được thi hành kịp thời, đầy đủ, tác phong làm việc của một số bộ phận trong công ty còn mang tính vừa làm vừa trông chờ, thụ động trong công việc. Công ty cần kiên quyết thực hiện đúng theo quy chế, đánh giá con người hoàn thành nhiệm vụ một cách chính xác, kịp thời khuyến khích khả năng làm việc của từng bộ phân. Với một số bộ phận làm việc không hiệu quả cần có những thay đổi để mang tính thực tiễn hơn. Công tác nghiệm thu bàn giao thanh toán công trình mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chưa kịp thời. Dẫn đến công tác thu hồi vốn chậm trễ gây khó khăn về tài chính cho SXKD. Công tác tài chính kế toán: Công tác tài chính có nhiều cố gắng nhằm đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng quy định kế toán của nhà nước và công ty. Tồn tại: Thu đòi công nợ với khách hàng đạt thấp, từ đó có số dư nọ phải thu, phải trả lớn. Vòng quay của đồng vốn thấp thiếu vốn cho sản xuât kinh doanh, từ đó dẫn tới tiến độ thi công một số công trình kéo dài. Không nghiệm thu, thanh quyết toán bàn giao cho bên A đúng tiến độ. Công tác sản xuất và thi công: Xác định được sản xuất kết cấu là mặt hàng chiến lược của đơn vị nên đã đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng sân bãi. Sản phẩm của đơn vị chính là sản phẩm kết cấu nên phân xưởng cơ khí vẫn là bộ phận chính của đơn vị, đội ngũ công nhân là lực lượng trê khỏe có tay nghề cao và đồng đều cùng với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ cộng với sự yêu nghề, yêu đơn vị là động lực thúc đẩy sản xuất. Trong năm qua phân xưởng cơ khí đã có sự cố gắng, nhiều xông trình đòi hỏi mặt bằng thiết bị chuyên dụng lớn nhưng phân xưởng cơ khí đã tìm ra được những biên pháp thi công hợp lý thực hiện tốt quá trình sản xuất, đảm bảo tiến độ không để tai nạn lao động xảy ra. Đội lắp ráp năm qua đã đáp ứng được yêu cầu của công ty đảm bảo chất lượng, mỹ quan công trình và an toàn lao động. Làm tăng uy tín cho đơn vị, đặc biệt mặc dù gặp nhiều những công trình rất khó khăn về điều kiện thi công nhưng đội lắp ráp đã thể hiên một sự cố gắng hết mình vì chất lượng công trình, vì một tập thể phát triển hoàn thành công trình một cách xuất sắc, được chủ đầu tư đánh giá cao. Phòng kỹ thuật đã triển khai kịp thời ý kiến của giám đốc từ khâu thiết kế, bóc tách bản vẽ… Tuy nhiên khả năng làm việc độc lập của từng nhân viên trong phòng vẫn chưa cao, chưa mang tính chuyên nghiệp, năng lực còn yếu. Xác định khoa học là then chốt và luôn đi trước một bước lãnh đạo công ty đã có những đầu tư đi trước một bước lãnh đạo công ty đã có những đầu tư về thiết bị, con người để tăng khả năng làm việc mang tính hiệu quả cao. Trong năm qua phòng đã tiếp nhận những cán bộ trẻ nhiệt huyết gắn bó lâu dài với với đơn vị, có khả năng năng lực và trình độ chuyên môn đại học chính quy. Với lực lượng trẻ này lãnh đạo đơn vị đã xác định là lực lượng chủ chốt trong những năm tới để kế thừa và phát triển đơn vị đi lên. Tồn tại: Những gì đạt được còn khiêm tốn so với sự đầu tư mới về năng lực thiết bị và nhân lực. Chất lượng sản phẩm hàng hóa chưa cao, chưa đẹp. Trách nhiệm của cơ quan quản lý và người lao động còn hạn chế, chưa thực hiện đúng và đầy đủ quy chế đã đề ra. Người lao động chưa phát huy hết trách nhiện của mình trong khâu này. Một số công trình thi công còn kéo dài tiến độ so với hợp đồng ký kết do nhiều lý do chủ quan và khách quan mang lại. Công tác an toàn và vệ sinh môi trường: Vệ sinh an toàn lao động đã được quan tâm, trang thiết bị phòng hộ lao động được trang cấp kịp thời, chấp hành đầy đủ quy trình quy phạm trong sản xuất thi công. Chăm lo cho sức khỏe người lao động đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV. Về thiết bị máy móc được bảo dưỡng kiểm tra độ an toàn. Tuy vậy, công tác vệ sinh môi trường chưa được các đơn vị coi trọng thường xuyên, duy trì thành nề nếp. Vẫn còn nguy cơ mất an toàn trong thi công sản xuất. Đặc biệt công tác an toàn tại các công trường thi công luôn tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn về lao động. Nếu không thường xuyên quán triệt sẽ xảy ra những tai nạn khó lường. Công tác đầu tư: Công tác đầu tư cơ bản chúng ta đã giải quyết trong năm 2010, các thiết bị tương đối đồng bộ cả về thiết bị sản xuất và thiết bị văn phòng, cần phát huy hiệu quả các chi phí đầu tư trên để đảm bảo thu hồi vốn hiệu quả. Các hoạt động phong trào khác Năm qua công ty đã phá huy tính dân chủ trong doanh nghiệp, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, chỉ đạo của giám đốc. Các tổ chức như công đoàn, đoàn thanh niên hoạt động sôi nổi, ngoài sản xuất được quan tâm đúng mức góp phần vào thành tích chung của đơn vị, động viên phong trào thi đua hồ hởi phấn khởi trong lao động sản xuất, đẩy nhanh tiến độ công trình tăng năng suất trong lao động. Vậy năm 2010, đạt được kết quả như vậy là một sự cố gắng lớn của lãnh đạo và tập thể CBCNV toàn đơn vị, vượt qua khó khăn thách thức dành thắng lợi rất đáng phấn khởi, cổ vũ động viên chúng ta vươn lên vững tin tiến lên dành nhiều thắng lợi to lớn hơn và đây cũng là nền tảng để giúp doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ của năm tới 2011. Kế hoạch và quy trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp năm 2011 Khái niệm chung về kế hoạch và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch Khái niệm chung về kế hoạch kinh doanh Kế hoạch kinh doanh là một văn bản nêu rõ hoạt động kinh doanh, xác định sứ mệnh, mục đích, mục tiêu, chiến lược, chiến thuật kinh doanh của doanh nghiệp và được sử dụng như một bản lý lịch về doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, xử lý các tình huống bất chắc và ra các quyết định kinh doanh một cách hiệu quả. Kế hoạch kinh doanh cung cấp những thông tin cụ thể và có tổ chức về doanh nghiệp và hoạt động mà doanh nghiệp sẽ tiến hành trong tương lai. Một kế hoạch kinh doanh tốt là một phần thiết yếu của bất kỳ đơn xin vay nào. Bên cạnh đó, kế hoạch kinh doanh có thể được sử dụng làm công cụ để thông báo cho nhân viên kinh doanh, nhà cung cấp, và các đối tượng liên quan khác về hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp. Giá trị lớn nhất mà bản kế hoạch kinh doanh đó là nó phác ra được một bức tranh trong đó đánh giá tất cả sự vững mạnh kinh tế của doanh nghiệp bao gồm việc mô tả và phân tích các viễn cảnh tương lai kinh doanh của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng mà bất cứ một nhà doanh nghiệp cẩn trọng nào cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanh nghiệp ở mức độ nào vì: Thứ nhất, lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp quyết định có nên tiến hành hoạt động kinh doanh hay không. Thứ hai, lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp biết cách điều chỉnh mô hình, mục tiêu kinh doanh. Lập kế hoạch kinh doanh cho phép chủ doanh nghiệp đánh giá những tácđộng của các yếu tố khác nhau đối với lợi nhuận hoặc dòng tiền của doanh nghiệp. Thứ ba, lập kế hoạch kinh doanh giúp cải thiện xác suất thành công. Khởi sự hoặc mở rộng một doanh nghiệp phát sinh rủi ro cho chủ doanh nghiệp, các bên cho vay, và nhà đầu tư. Việc trả lời các câu hỏi, thay đổi suy nghĩ và giải quyết các vấn đề trên giấy tờ thường dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn so với việc đã thực hiện mà phải sửa đổi. Thứ tư,lập kế hoạch kinh doanh giúp huy động vốn. Hầu hết các bên cho vay và nhà đầu tư yêu cầu kế hoạc kinh doanh bằng văn bản trước khi chính thức xem xét đơn xin vay. Các bên cho vay và nhà đầu tư muốn biết chủ doanh nghiệp có nghiêm túc đối với hoạt động kinh doanh không. Một kế hoạch kinh doanh phản ánh sự hiểu biết của ban quản lý doanh nghiệp đối với họa động kinh doanh và những rủi ro liên quan Các bước của quy trình lập kế hoạch Nguồn: Phòngkế hoạch – thị trường Sơ đồ 2: Quy trình lập kế hoạch Bước 1: Nghiên cứu và dự báo nhu cầu: Đây là bước đầu tiên của quá trình lập kế hoạch, người quản lý cần phải nhận thức được doanh nghiệp mình đang đứng trước những cơ hội nào về sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội… tác động đến doanh nghiệp như thế nào. Nghiên cứu thu thập thông tin về khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh. Sử dụng phương pháp định tính, định lượng để dự báo nhu cầu khách hàng. Bước 2: Thiết lập các mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu và dự báo nhu cầu doanh nghiệp phải thiết lập các mục tiêu kế hoạch chỉ ra điểm kết thúc quá trình thực hiện kế hoạch doanh nghiệp sẽ đi đến đâu, đạt đến trình độ phát triển với những chỉ tiêu đặc trưng cho trình độ phát triển ấy như: doanh thu, tổng giá trị sản lượng, lợi nhuận trước và sau thuế, chia cổ tức, vốn, số lượng lao động… Bước 3: Phân tích các tiền đề: Các tiền đề lập kế hoạch chính là các dự báo về nhu cầu thị trường, về môi trường doanh nghiệp cùng với những đánh giá về trình độ hiện tại của doanh nghiệp, năng lực sản xuất, tiền vốn, các khoản dự trữ về vât tư… phân tích đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp. Bước 4: Xây dựng các phương án: Dựa vào các mục tiêu và các điều kiện tiền đề để xây dựng các phương án đạt được mục tiêu đó: Có thể có nhiều con đường khác nhau để đi đến mục tiêu nên cần xây dựng nhiều phương án tối ưu tùy vào các điều kiện cụ thể khác nhau. Tuy nhiên công ty cũng không nên xây dựng quá nhiều phương án vì tốn kém nguồn lực, thời gian xây dựng đánh giá kéo dài và có thể bị mất cơ hội. Bước 5: Đánh giá các phương án: Các phương án mà công ty xây dựng đều nhằm mục đích giữ uy tín với bạn hàng và mở rộng thị trường sản phẩm, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng.Với các tiêu chuẩn để đánh giá các phương án như: Tiết kiệm chi phí Bảo vệ môi trường Tạo được nhiều công ăn việc làm cho nhân viên Lợi nhuận thu được Mối quan hệ với đối tác, địa phương Bước 6: Lựa chọn phương án và ra quyết định: Dựa vào kết quả đánh giá quản lý sẽ đưa ra quyết định loại bỏ những phương án bất lợi không hiệu quả hoặc hiệu quả không cao và đưa ra quyết định lựa chọn những phương án tiết kiệm được chi phi nhiều nhất, có hiệu quả nhất và lợi nhuận tối ưu… Công ty dựa vào việc đánh giá các phương án lựa chọn ra các dự án tốt nhất dựa vào việc đánh giá một số chỉ tiêu phân tích dự án như: IRR, NPV, B/C… Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch của công ty năm 2011 Chỉ tiêu chủ yếu: Các chỉ tiêu  ĐVT  KH năm 2011   Giá trị tổng sản lượng  Trđ  88.118
Luận văn liên quan