Kiến thức thực tế là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên sau khi đã hoàn thành các môn học lý thuyết ở trường. Kiến thức thực tế mà sinh viên có được chủ yếu thông qua quá trình thực tập tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh và dịch vụ cụ thể.
Thực tập bổ sung những kiến thức còn thiếu, hoàn thiện những kiến thức chưa đầy đủ, rõ ràng trong khi học ở trường. Thực tập là cơ hội để sinh viên đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực tế, làm quen với công việc của mình sau này, làm giảm khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế, giữa nhà trường và xã hội.
Thực tập giúp sinh viên có thêm các kỹ năng mới như: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng “làm việc với con người”, kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng dự báo
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội cá nhân em cũng được vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị về xây dựng, triển khai và quản lý HTTT doanh nghiệp. Quá trình thực tập này sẽ giúp cho bản thân em phát triển khả năng phát hiện vấn đề từ thực tế hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu đề xuất nội dung viết khóa luận tốt nghiệp, khảo sát thực tế chuyên sâu để phục vụ viết báo cáo thực tập tổng hợp và khóa luận tốt nghiệp theo hướng đề xuất.
23 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8156 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần nhựa Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
-------&-------
Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Cù Nguyên Giáp
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Lớp : K46S3
Mã sinh viên : 10D190124
HÀ NỘI - 2014
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập:
CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HÀ NỘI
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HTTT
: Hệ thống thông tin.
CNTT
: Công nghệ thông tin.
HĐQT
: Hội đồng quản trị.
UBND
: Ủy Ban Nhân Dân.
TP
: Thành phố.
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn.
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa.
TNDN
: Thu nhập doanh nghiệp.
TCHC
: Tổ chức hành chính.
KCS
: Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
KHSX
: Kế hoạch sản xuất.
ĐKKD
: Đăng kí kinh doanh.
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam.
SXKD
: Sản xuất kinh doanh.
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.5: Báo cáo kết quả HĐSXKD năm 2010 4
Sơ đồ 1.5: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội 7
MỞ ĐẦU
Kiến thức thực tế là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên sau khi đã hoàn thành các môn học lý thuyết ở trường. Kiến thức thực tế mà sinh viên có được chủ yếu thông qua quá trình thực tập tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh và dịch vụ cụ thể.
Thực tập bổ sung những kiến thức còn thiếu, hoàn thiện những kiến thức chưa đầy đủ, rõ ràng trong khi học ở trường. Thực tập là cơ hội để sinh viên đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực tế, làm quen với công việc của mình sau này, làm giảm khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế, giữa nhà trường và xã hội.
Thực tập giúp sinh viên có thêm các kỹ năng mới như: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng “làm việc với con người”, kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng dự báo…
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội cá nhân em cũng được vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị về xây dựng, triển khai và quản lý HTTT doanh nghiệp. Quá trình thực tập này sẽ giúp cho bản thân em phát triển khả năng phát hiện vấn đề từ thực tế hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu đề xuất nội dung viết khóa luận tốt nghiệp, khảo sát thực tế chuyên sâu để phục vụ viết báo cáo thực tập tổng hợp và khóa luận tốt nghiệp theo hướng đề xuất.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành tốt nhất bản báo cáo, tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm nên trong báo cáo còn nhiều thiếu xót. Do vậy kính mong quý thầy cô xem xét, góp ý để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HÀ NỘI
Thông tin chung và lịch sử phát triển của công ty.
Thông tin chung
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Nhựa Hà Nội.
Tên giao dịch: HANOI PLASTICS COMPANY.
Tên viết tắt: HPC.
Loại hình doanh nghiệp: nhà nước địa phương.
Vốn điều lệ: 65.000.000.000 VNĐ.
Giấy phép ĐKKD số: 0104000230 của Sở kế hoach và đầu tư Hà Nội cấp ngày 2/7/2005.
Địa chỉ: Phường Phúc Lợi, Quận Long Biên, Hà Nội, Việt Nam.
Tel: (84-4) 38756885.
Fax: (84-4) 38756884.
E-mail: hpc1@hn.vnn.vn.
Website:
Chủ tịch HĐQT: Mr. Phạm Quốc Trung.
Tổng giám đốc: Mr. Bùi Thanh Nam.
Nhân viên: 1050 Người.
Diện tích: 46.000 m2 (Nhà máy No.1: 23.000m2 + Nhà máy No.2: 23.000m2).
Lịch sử phát triển
Công ty cổ phần Nhựa Hà Nội trực thuôc UBND Thành phố Hà Nội. Công ty có trụ sở đặt tại phường Phúc Lợi – Long Biên – Hà Nội. tiền thân của công ty là Xí nghiệp nhựa Lợi Thành, được thành lập tháng 10 năm 1959. Ngày 24/1/1972, xí nghiệp được đổi tên thành Xí nghiệp Nhựa Hà Nội theo quy định số 126/UB-CN của UBND TP Hà Nội.
Ngày 10/08/1993, thực hiện theo quyết định số 2977/QĐ - UB, Xí nghiệp Nhựa Hà Nội được đổi tên thành Công ty Nhựa Hà Nội.
Công ty chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội từ 31/10/2008 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103027615. Công ty có tư cách pháp nhân, hoạch toán độc lập, tự chủ, có con dấu riêng, có tài khoản riêng tại Ngân hàng.
Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh nghiệp.
Nhà máy Nhựa cao cấp của Công ty Nhựa Hà Nội đang hoạt động tại phường Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội với trang bị hoàn chỉnh, đồng bộ các hệ thống máy, thiết bị chọn nhập qua đấu thầu từ Mỹ, các nước Tây Âu, Nhật Bản và một số nước công nghiệp mới có trình độ cơ giới hoá và tự động hoá tương đối cao. Đây là nhà máy nhựa vào loại tiên tiến, hiện đại hàng đầu của Việt Nam, là đầu tàu của Hà Nội và miền Bắc nước ta về công nghệ sản xuất các loại sản phẩm nhựa kỹ thuật công nghiệp đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Các ngành nghê kinh doanh của công ty bao gồm:
Sản xuất sản phẩm nhựa công nghiệp.
Các chi tiết phụ tùng xe máy, ôtô.
Nội địa hóa và xuất khẩu của các liên doanh nước ngoài ở Việt nam.
Các chi tiết phụ tùng đường ống PVC xuất khẩu sang Nhật bản.
Các thiết bị vệ sinh và nội thất phòng tắm bằng nhựa thông dụng và cao cấp.
Các phụ tùng bàn ghế văn phòng, dụng cụ văn phòng.
Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Chức năng chính: Công ty cổ phần nhựa Hà Nội có chức năng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhựa công nghiệp và gia dụng với công nghệ chính là công nghệ ép phun.
Nhiệm vụ của công ty: Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của Công ty là sản xuất, kinh doanh khuôn mẫu, thiết bị chuyên dụng phục vụ công nghệ sản xuất sản phẩm. Sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhựa công nghiệp phụ kiện trong công nghiệp xây dựng, các chi tiết nhựa trong công nghiệp điện tử viễn thông, công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy, …
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Bảng 1.5: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2010
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyết minh
Năm 2010
Năm 2009
Chênh lệch
Số tuyệt đối
Số tương đối
1
2
3
4
5
6=4-5
7=6/5 (%)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
VI.25
374 814 321 998
277 491 016 567
97 323 305 431
35.07%
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
02
VI.26
4 184 884 341
12 338 800
4 172 545 541
33816.461%
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
10
VI.27
370 629 437 657
277 478 677 767
93 150 759 890
33.570%
4. Giá vốn hàng bán
11
VI.28
277 953 681 846
196 120 613 434
81 833 068 412
41.726%
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
20
92 675 755 811
81 358 064 333
11 317 691 478
13.911%
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI.29
2 385 230 815
3 346 924 319
- 961 693 504
-28.734%
Trong đó: Cổ tức được chia
799 958 070
- 799 958 070
-100.000%
7. Chi phí hoạt động tài chính
22
VI.30
1 712 758 389
3 081 438 595
- 1 368 680 206
-44.417%
Trong đó: Chi phí lãi vay
23
284 541 265
1 277 566 278
- 993 025 013
-77.728%
8. Chi phí bán hàng
24
13 893 037 482
7 706 224 475
6 186 813 007
80.283%
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
11 756 291 555
8 574 346 403
3 181 945 152
37.110%
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
30
67 698 899 200
65 342 979 179
2 355 920 021
3.605%
11. Thu nhập khác
31
187 564 241
888 169 294
- 700 605 053
-78.882%
12. Chi phí khác
32
57 048 678
56 944 444
104 234
0.183%
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
40
130 515 563
831 224 850
- 700 709 287
-84.298%
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
50
67 829 414 763
66 174 204 029
1 655 210 734
2.501%
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
VI.31
16 974 342 116
16 343 561 490
630 780 626
3.860%
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
VI.32
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
(60 = 50 - 51 - 52)
60
50 855 072 647
49 830 642 539
1 024 430 108
2.056%
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)
70
19. Số lao động
925
867
58
6.69%
20. Thu nhập bình quân
3 880 000
2 985 000
895 000
29.98%
Qua bảng số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta nhận thấy trong 2 năm 2009 và 2010 doanh thu thuần về bán hàngvà cung cấp dịch vụ, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên đáng kể. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 đạt 374.814.321.998 đồng, tăng so với năm 2009 là 97.323.305.431 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 35,07%.
Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2010 đạt 50.855.072.647 đồng, tăng 1.024.430.108 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 2,056% so với năm 2009.
Năm 2010, thu nhập bình quân theo đầu người là 5.880.000 đồng, tăng so với năm 2009 là 895.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 29,98%...
Không những công ty đã khẳng định được chỗ đừng của mình trên thị trường mà công ty còn hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và số tiền đóng vào ngân sách nhà nước ngày càng tăng, năm 2010, tiền thuế TNDN của công ty nộp vào ngân sách là 16.974.342.116 đồng so với năm 2009 tăng 630.780.626 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,860%.
Có được kết quả này là do công ty đã nắm bắt được nhu cầu kinh tế trong nước mấy năm gần đây tăng, nên công ty đã mở rộng thị trượng kinh doanh và tiêu thụ. Bên cạnh đó, bộ máy quản lý của công ty hoạt động ngày càng hiệu quả, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công nhân viện toàn công ty.
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội.
Sơ đồ 1.5: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỐNG GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KINH DOANH
Phòng TCHC
Phòng KCS
Phòng KT Thiết kế
Phòng KT Công nghệ
Phòng KHSX
Phòng KT Cơ điện
Phòng bảo vệ
Phòng Tài vụ
Phân xưởng cơ khí
Phân xưởng xử lý nguyên liệu
Phân xưởng công nghệ
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận.
Đại hội cổ đông là cơ quan có quyền quyết định các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của Công ty.
Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân dân công ty.
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thực hiện giám sát Hội đồng quản trị trong việc điều hành công ty.
Tổng Giám đốc là người điều hành công việc hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.
Phó Tổng Giám đốc: hỗ trợ cho Tổng Giám đốc điều hành một hay nhiều lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Tổng Giám Đốc.
Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ:
Phòng Kế hoạch sản xuất: Cung ứng các loại vật tư cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, giao và điều độ kế hoạch sản xuất tới các đơn vị sản xuất.
Phòng Tài vụ: Theo dõi tình hình hoạt động tài chính, tham mưu cho Tổng Giám đốc công ty quyết định sản xuất hiệu quả.
Phòng Kỹ thuật cơ điện: Có chức năng quản lý, kiểm tra định ký toàn bộ thiết bị, phương tiện và dụng cụ liên quan đến quá trình sản xuất.
Phòng Kỹ thuật thiết kế: Tổ chức, triển khai, chế tạo, sữa chữa khuôn mẫu và kiểm tra chất lượng khuôn trước khi đưa vào sản xuất.
Phòng Kỹ thuật công nghệ: Đảm bảo chất lượng sản phẩm tại phân xưởng công nghệ, đề ra và quản lý các văn bản kỹ. Nghiên cứu và tạo ra nguyên liệu, màu sắc theo yêu cầu của khách hàng.
Phòng KCS: Có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm theo hệ thống. Báo cáo những sai hỏng, phương án khắc phục.
Phòng Tổ chức hành chính: Có chức năng thanh toán tiền lương của người lao động. Quản lý tài liệu, hồ sơ cá nhân người lao động vào của công ty.
Phòng Bảo vệ: Có chức năng bảo vệ toán bộ tài sản của công ty, duy trì an ninh trật tự phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn công ty.
Phân xưởng Cơ khí: Có chức năng gia công chế tạo khuôn theo mẫu thiết kế của phòng Kỹ thuật thiết kế và sửa chữa khuôn mẫu khi có sự cố.
Phân xưởng công nghệ: Có chức năng sản xuất các sản phẩm và các bán phẩm nhựa theo kế hoạch của phòng kế hoạch sản xuất.
Phân xưởng xử lý nguyên liệu: Thực hiện công nghệ sản xuất cắt tạo hạt nguyên liệu, đảm bảo thời gian, màu và chất lượng sản phẩm.
Giới thiệu website của công ty.
Tên miền:
Đây là loại hình website quảng bá. Với các tính năng như : giới thiệu các thông tin sơ lược về công ty, cập nhật những tin tức mới, những thông tin về sản phẩm phần khuôn nhựa, thông tin về trang thiết bị, thông tin về tuyển dụng các vị trí mà công ty đang cần, địa chỉ và số điện thoại liên hệ công ty khi khách hàng cần …
Hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Tích cực đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh của công ty và sản phẩm đến người tiêu dùng bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể ban lãnh đạo và nhân viên.
Giữ vững và phát huy được xu hướng phát triển hiện nay của công ty cả về doanh số và nhân lực.
Tăng cường đào tạo, phát huy tính sáng tạo trong đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm ngày càng tăng cường được hàm lượng công nghệ trong công việc, cải thiện được năng suất và hiệu quả công việc ngày càng tốt hơn.
Củng cố và hoàn thiện thêm hệ thống các văn phòng, đại lý để ngày càng mang lại cho khách hàng sự phục vụ chu đáo hơn.
PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HTTT VÀ NHỮNG VẤN ĐẾ VỀ CHIẾN LƯỢC, QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HÀ NỘI.
Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp
Trang thiết bị phần cứng
Số máy chủ : 5.
Số máy trạm: 94.
Mạng: LAN, Internet, Wifi.
Hệ thống phần mềm
- Cơ sở dữ liệu: MS Word, MS Excel, MS Access.
- Các phần mềm ứng dụng:
Phần mềm quản lý nhân sự.
Phầm mềm tính lương.
Phần mềm quản lý chấm công.
Phần mềm kế toán.
Phầm mềm quản lý bán hàng
Những vấn đề về thông tin và HTTT
Quá trình thu thập thông tin.
Việc quản trị thông tin là vần đề khá quan trọng trong chiến lược kinh doanh, do đó các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội nói riêng cần phải xây dựng hệ thống thu thập xử lý thông tin. Công ty cũng đã có sự phân luồng các nguồn thông tin theo từng mảng và thu thập chúng một cách nhanh chóng hiệu quả.
Thông tin tài nguyên, nhân lực. Thông tin này nhằm cung cấp cho nhà quản lý những tiềm năng về: Tài nguyên, nhân lực, những chi phí, khả năng khai thác tiềm năng phục vụ cho những chiến lược khác nhau, thông tin sản xuất.
Phân tích địa điểm: Bao gồm thông tin chi phí nhân công, chuyên chở, chi phí tổng quát, những hoàn cảnh chính trị văn hoá và những yếu tố khác có thể làm cho địa điểm này tốt hơn địa điểm khác.
Chất lượng sản phẩm: Tiềm năng sản phẩm, chi phí để thay đổi chất lượng, thể thức kiểm soát chất lượng ...
Khả năng phương tiện: khả năng tiềm tàng, khả năng thật sự có thể huy động được trong thời gian nhất định.
Những dữ kiện về nguyên nhiên vật liệu.
Thông tin marketing: Là nguồn thông tin giữ vai trò quan trọng sống còn trong việc cung cấp thông tin cho các cấp quản lý. Từ những thông tin này nhà quản lý đề ra những phân tích đối thủ, phân tích sản phẩm, thị trường và những chính sách chiến lược thích hợp. Các thông tin từ nguồn này có thể là: khối lượng bán hàng, chỉ tiêu quảng cáo, thị phần, kích thước và độ hấp dẫn thị trường, cường độ cạnh tranh, tính chất cạnh tranh, giá cả, hiệu quả doanh số, chất lượng sản phẩm,... Ngoài ra còn có các thông tin bán hàng, thử nghiệm thị trường, điều tra thái độ tiêu dùng ...
Thông tin về tài chính: Thông tin tài chính là những chính sách tài chính của đối thủ, của ngành, và của nhà nước. Đây là loại thông tin được bảo mật chặt chẽ, chỉ có những quản trị cấp cao có trách nhiệm mới được sử dụng thông tin này.
Thông tin văn hoá của tổ chức: Những thông tin này cung cấp cho các nhà quản trị thái độ của nhân viên, tinh thần làm việc nhằm giúp các nhà quản trị xác định các phương thức quản trị hữu hiệu nhất.
Phương thức xử lý, lưu trữ, truyền nhận thông tin trong doanh nghiệp
Phương thức xử lý :
Thông tin sau khi được thu thập sẽ được xử lý bởi những chuyên viên phân tích. Bằng các kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp cùng với các phần mềm nghiệp vụ như SPSS, Microsoft office… các chuyên viên chọn lọc, xử lý những thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động của công ty.
Lưu trữ thông tin :
Để thuận tiện cho việc sử dụng, thông tin cần được lưu trữ tại nơi mà những nhân viên có quyền có thể truy cập. Tại công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội, thông tin được lưu trữ qua các tài liệu, hồ sơ giấy, qua các máy tính nội bộ, đĩa từ.
Truyền nhận thông tin :
Việc truyền thông tin trong công ty được thực hiện qua mạng nội bộ của công ty. Công ty thực hiện phân quyền người dùng, nhân viên có quyền hành khác nhau sẽ được nhận thông tin khác nhau thông qua tên đăng nhập và mật khẩu.
Tình hình an toàn bảo mật thông tin của doanh nghiệp.
Bảo mật là vấn đề quan trọng và đặc biệt được quan tâm tại bất cứ doanh nghiệp nào. Đối với HPC cũng vậy, công ty có một bộ phận riêng chịu trách nhiệm về việc an toàn, bảo mật. Hiện nay, công ty đã và đang sử dụng rất nhiều giải pháp an toàn bảo mật như tường lửa, mã hoá mạng wifi, các phần mềm diệt virus, sử dụng tên đăng nhập và mật khẩu, phân quyền người dùng.
Tuy nhiên, những giải pháp bảo mật này vẫn còn một số thiếu sót, việc mã hoá mạng wifi có thể bị tin tặc tấn công bằng cách bẻ khoá, thông tin trong mạng nội bộ có thể bị bên ngoài đánh cắp.
Một số vấn đề về quản trị HTTT trong công ty.
Hầu hết các hoạt động truyền thông tin từ Hội đồng quản trị xuống các Giám đốc và Phó Giám Đốc trong các phòng đều thông qua văn bản, chính vì vậy mà thông tin đảm bảo được truyền đạt một cách chính xác, không gây hiểu nhầm, hiểu sai. Các văn bản được lưu trữ làm cơ sở đối chiếu.
Văn phòng áp dụng tốt các ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý và lưu trữ thông tin, điều này giúp văn phòng quản lý thông tin một cách hiệu quả hơn, tiết kiệm được thời gian tìm kiếm thông tin đã lưu trữ, bên cạnh đó còn tiết kiệm được diện tích văn phòng vì không cần phải tốn nhiều diện tích để chứa đựng quá nhiều hồ sơ.
Những thông tin hàng ngày được truyền đạt bằng miệng và bảng thông báo, vì thế nguồn thông tin luôn được tiếp nhận và xử lý kịp thời.
Đội ngũ nhân viên có trình độ và nhiều kinh nghiệm, năng động, có tinh thần trách nhiệm cao.
Hoạt động trong văn phòng được phân chia cho từng bộ phận, từng người giúp cho việc quản lý dữ liệu trong công ty cụ thể và rõ ràng hơn.
Mọi thông tin về hoạt động kinh doanh của văn phòng được quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt và chấp hành đúng trong quá trình thu thập thông tin cũng như theo yêu cầu của khách hàng.
Một số vấn đề ứng dụng CNTT trong marketing.
Trong thời đại bùng nổ internet như hiện nay, việc thực hiện Marketing thông qua các ứng dụng của công nghệ thông tin không những mang lại hiệu quả cao hơn so với các phương tiện quảng bá truyền thống như Báo chí hay Tivi…mà còn giúp giảm thiểu được chi phí quảng bá cũng như khắc phục được nhiều hạn chế của các phương tiện hay công cụ quảng cáo truyền thống. HPC cũng tận dụng tác dụng đó để quảng bá, xây dựng hình ảnh trên mạng, tăng cường mối quan hệ với công chúng. Công ty cũng đã sử dụng một số phương thức ứng dụng công nghệ thông tin để giới thiệu về sản phẩm đến các doanh nghiệp và cá nhân tiêu dùng. Một số phương thức mà công ty đã sử dụng như:
Email marketing:
Ngoài việc giúp nhận và gửi thư, email cũng là một kênh truyền thông rất hiệu quả. Công ty có thể dễ dàng gửi hàng loạt thông tin quảng bá tới những email khách hàng đã chọn. Đây vừa là phương pháp tiếp thị trực tiếp nhằm giới thiệu sản phẩm dịch vụ của công ty, vừa hỗ trợ tìm kiếm khách hàng tiềm năng với chi phí hợp lý.
Quảng cáo trực tuyến:
Trong phương thức này, công ty mua không gian quảng cáo trên trang web được sở hữu bởi các công ty khác. Quảng cáo trực tuyến có ý nghĩa rất đặc biệt trong hoạt động marketing. Công ty trả tiền cho một khoảng không nhất định, họ cố gắng thu hút được người sử dụng và giới thiệu về sản phẩm và những chương trình khuyến mại của họ. Công ty lựa chọn mua quảng cáo được đặt trong thư điện tử được gửi bởi những công ty khác, đặt những banner quảng cáo trong các bản tin được gửi đi từ các website.
PHẦN III. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VỀ HTTT VÀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HÀ NỘI.
Những năm qua, hoạt động ứng dụng CNTT trong công ty đã đạt được những kết quả quan trọng. Qua kết quả điều tra khảo sát cho thấy, công ty đã có những đầu tư ban đầu về hạ tầng thiết bị CNTT như máy tính và máy in, máy scanner. Nhìn chung công ty đã có sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng phần cứng cho nhân viên.
Cùng với hạ tầng phần cứng, việc đầu tư hạ tầng mạng có thể giúp công ty cắt giảm chi phí đầu tư thiết bị, đặc biệt là thiết bị máy tính và máy in nhờ tính năng chia sẻ thông tin và dữ liệu, chia sẻ máy in qua mạng. Công ty cũng đã sử dụng mạng nội bộ (LAN) và kết nối mạng Inter