Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần Za Hung

Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước nói chung và sự phát triển của các ngành công nghiệp nói riêng thì sản xuất điện năng giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Điện năng được dùng để duy trì hoạt động cho các nhà máy xí nghiệp, đảm bảo an ninh quốc phòng và nâng cao đời sống dân sinh. Và để thực hiện tốt vai trò của mình, Nhà nước không ngừng khuyến khích khối kinh tế tư nhân tham gia xây dựng các Nhà máy điện, đặc biệt là các Nhà máy thủy điện có công suất vừa và nhỏ. Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo Công ty CP Za Hung và các Thầy cô khoa Điện trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng, nhóm sinh viên chuyên ngành Điện Công Nghiệp đã được vinh dự về thực tập tốt nghiệp tại NMTĐ Za Hung. Đây là Nhà máy thủy điện do Công ty CP Za Hung làm chủ đầu tư có công suất phát điện bé, mới đưa vào vận hành từ năm 2009. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại và được vận hành bởi đội ngũ nhân viên có trình độ nên hiểu quả kinh tế của nhà máy cao, hằng năm đóng góp cho lưới điện quốc gia một sản lượng điện không nhỏ, góp phần giảm thiểu thiếu hụt điện năng cho lưới điện Quốc gia. Sau thời gian thực tập tốt nghiệp gần 1,5 tháng, dưới sự hướng dẫn tận tình của các Thầy giáo và Cán bộ Công nhân Nhà máy em đã hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp do Nhà trường đề ra. Kiến thức thu được trong đợt thực tập được em trình bày ngắn ngọn trong quyển báo cáo này. Nội dung báo cáo được chia làm 4 phần: - Tổng quan về Nhà máy thủy điện Za Hung. - Phần cơ khí thủy lực Nhà máy thủy điện Za Hung. - Phần điện Nhà máy thủy điện Za Hung. - Thực tập vận hành Nhà máy thủy điện Za Hung.

pdf85 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 2113 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần Za Hung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG KHOA ĐIỆN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Đà nẵng, ngày tháng năm 2016. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1. Số lượng sinh viên thực tập tại nhà máy: 7 sinh viên. 2. Địa điểm thực tập: Thủy điện Za Hung - Xã Zà Hung – Huyện Đông Giang – Tỉnh Quảng Nam. 3. Thời gian thực tập tại nhà máy: 1,5 tháng 4. Nội dung thực tập: Trình bày dưới phần báo cáo. NHẬN XÉT BÊN NHÀ MÁY (Ký đóng dấu) GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ThS. Nguyễn Hồ Sĩ Hùng SINH VIÊN THỰC TẬP SV. PHẠM HỒNG TUẤN MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ZA HUNG.................................... 3 1.1. Giới thiệu về Nhà máy........................................................................................... 3 1.2. Sơ đồ tổ chức Nhà máy.......................................................................................... 3 1.3. Các thông số kỹ thuật cơ bản của Nhà máy........................................................... 4 1.4. Các hệ thống thiết bị trong Nhà máy..................................................................... 6 Chương 2 PHẦN CƠ KHÍ THỦY LỰC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ZA HUNG................... 9 2.1. Tuabin nước ........................................................................................................... 9 2.2. Hệ thống điều tốc................................................................................................. 12 2.3. Hệ thống nén khí.................................................................................................. 17 2.4. Hệ thống nước kỹ thuật ....................................................................................... 21 2.5. Hệ thống dầu tổ máy............................................................................................ 22 Chương 3 PHẦN ĐIỆN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ZA HUNG .......................................... 24 3.1. Sơ đồ nối điện chính Nhà máy ............................................................................ 24 3.2. Thông số kỹ thuật của máy phát. ......................................................................... 24 3.3. Các thiết bị gian 10,5 kV ..................................................................................... 25 3.4. Trạm biến áp 110 kV ........................................................................................... 27 3.5. Hệ thống kích từ LH-WLT01 .............................................................................. 36 3.6. Hệ thống tự dùng xoay chiều AC ........................................................................ 40 3.7. Hệ thống tự dùng một chiều DC.......................................................................... 46 3.8. Hệ thống bảo vệ rơ le........................................................................................... 49 3.9. Hệ thống điều khiển giảm sát .............................................................................. 52 Chương 4 THỰC TẬP VẬN HÀNH NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ZA HUNG...................... 56 4.1. Thủ tục dao nhận ca............................................................................................. 56 4.2. Vận hành tổ máy.................................................................................................. 59 4.3. Cac sự cố đã xảy ra và biện pháp xử lý. .............................................................. 79 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 83 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Sinh viên thực hiện: Phạm Hồng Tuấn : Lớp 11D1 – ĐCN – Khoa Điện. 1 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước nói chung và sự phát triển của các ngành công nghiệp nói riêng thì sản xuất điện năng giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Điện năng được dùng để duy trì hoạt động cho các nhà máy xí nghiệp, đảm bảo an ninh quốc phòng và nâng cao đời sống dân sinh. Và để thực hiện tốt vai trò của mình, Nhà nước không ngừng khuyến khích khối kinh tế tư nhân tham gia xây dựng các Nhà máy điện, đặc biệt là các Nhà máy thủy điện có công suất vừa và nhỏ. Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo Công ty CP Za Hung và các Thầy cô khoa Điện trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng, nhóm sinh viên chuyên ngành Điện Công Nghiệp đã được vinh dự về thực tập tốt nghiệp tại NMTĐ Za Hung. Đây là Nhà máy thủy điện do Công ty CP Za Hung làm chủ đầu tư có công suất phát điện bé, mới đưa vào vận hành từ năm 2009. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại và được vận hành bởi đội ngũ nhân viên có trình độ nên hiểu quả kinh tế của nhà máy cao, hằng năm đóng góp cho lưới điện quốc gia một sản lượng điện không nhỏ, góp phần giảm thiểu thiếu hụt điện năng cho lưới điện Quốc gia. Sau thời gian thực tập tốt nghiệp gần 1,5 tháng, dưới sự hướng dẫn tận tình của các Thầy giáo và Cán bộ Công nhân Nhà máy em đã hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp do Nhà trường đề ra. Kiến thức thu được trong đợt thực tập được em trình bày ngắn ngọn trong quyển báo cáo này. Nội dung báo cáo được chia làm 4 phần: - Tổng quan về Nhà máy thủy điện Za Hung. - Phần cơ khí thủy lực Nhà máy thủy điện Za Hung. - Phần điện Nhà máy thủy điện Za Hung. - Thực tập vận hành Nhà máy thủy điện Za Hung. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các quý Thầy Cô Nhà trường, các anh chị Cán bộ Công nhân Nhà máy đã giúp em hoàn thành đợt thực tập này. Xin chân thành cảm ơn! Đà nẵng, ngày tháng năm 2016 Sinh viên thực hiện: Phạm Hồng Tuấn BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Sinh viên thực hiện: Phạm Hồng Tuấn : Lớp 11D1 – ĐCN – Khoa Điện. 2 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Sinh viên thực hiện: Phạm Hồng Tuấn : Lớp 11D1 – ĐCN – Khoa Điện. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ZA HUNG 1.1. Giới thiệu về Nhà máy. Công trình thủy điện Za Hung là một công trình khai thác nguồn thủy năng thượng nguồn sông A Vương được thiết kế bao gồm 2 tổ máy có công suất 30MW, điện lượng sản xuất trung bình hằng năm là 124 triệu kWh, xây dựng trên vùng núi cao, thuộc địa bàn hai xã Za Hung và Macôi (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) do Công ty tư vấn thiết kế điện 1 (EVN) thiết kế, công ty cổ phần thủy điện Za Hưng làm chủ đầu tư. Được khởi công vào tháng 5 năm 2007 và hòa lưới điện quốc gia vào tháng 7 năm 2009. 1.2. Sơ đồ tổ chức Nhà máy. GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY PHÓ GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY PHÒNG KTSX (23 người) TRƯỞNG PHÒNG KTSX TỔ SỬA CHỮA (6 người) - 1 Tổ trưởng. - 1 Tổ phó. - 4 Nhân viên. VẬN HÀNH (16 người) Được chia làm 4 kíp, mỗi kíp gồm có: - 1 Trưởng ca. - 1 Trực chính. - 2 Trực phụ. PHÒNG TỔNG HỢP (6 người) - 1 Kế toán. - 2 Bảo vệ. - 2 Cấp dưỡng TRƯỞNG PHÒNG KIÊM LÁI XE Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Nhà máy thủy điện Za Hung BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Sinh viên thực hiện: Phạm Hồng Tuấn : Lớp 11D1 – ĐCN – Khoa Điện. 4 1.3. Các thông số kỹ thuật cơ bản của Nhà máy. STT Đại lượng Đơn vị Giá trị I Hệ thống sông Sông A Vương II Thủy văn 1 Diện tích lưu vực km2 537 2 Lưu lượng bình quân năm m3/s 34,1 3 Lưu lượng đỉnh lũ P=0,2% m3/s 5250 III Hồ chứa 1 Mực nước dâng bình thường (MNDBT) m 450 2 Mực nước chết (MNC) m 445 3 Mực nước lũ kiểm tra m 457,27 4 Dung tích toàn bộ hồ chứa 106m3 1,12 5 Dung tích hữu ích 106m3 0,74 IV Đập tràn tự do 1 Cao trình đỉnh đập m 458,0 2 Cao trình tràn tự do m 450 3 Chiều cao đập lớn nhất m 25,0 4 Số khoang tràn khoang 06 5 Kích thước khoang tràn (rộngxcao) m x m 16,5x7,27 V Cửa van cung xả đáy 1 Số cửa van van 02 2 Kích thước van (rộngxcao) m 6x8 3 Cao trình đỉnh van m 440 4 Cao trình ngưỡng đáy van m 432 5 Cột nước thiết kế van m 32,9 VI Cửa lấy nước 1 Kiểu van Van phẵng nâng hạ/hạ bằng xy lanh thủy lực 2 Số cửa van Cái 01 3 Cao trình ngưỡng đáy m 435,0 4 Kích thước cửa van (rộngxcao) m x m 4,5x4,5 VII Đường ống áp lực BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Sinh viên thực hiện: Phạm Hồng Tuấn : Lớp 11D1 – ĐCN – Khoa Điện. 5 STT Đại lượng Đơn vị Giá trị 1 Kiểu Đường ống thép 2 Đường kính trong m 4,5 3 Số lượng đường ống 01 4 Chiều dài m 42,57 VIII Đường hầm áp lực 1 Kiểu Hình móng ngựa 2 Chiều cao đỉnh m 6 3 Chiều rộng m 6 4 Chiều dài m 1.386,6 5 Kết cấu Xuyên lòng đá - không áo IX Nhà máy thủy điện 1 Kiểu Hở 2 Lưu lượng thiết kế m3/s 53,4 3 Mực nước hạ lưu lớn nhất m 382,5 4 Mực nước hạ lưu nhỏ nhất m 365 5 Cao trình sàn lắp máy m 384,1 6 Cao trình sàn gian máy m 372,7 7 Cao trình đặt tuốc bin m 366,0 8 Kích thước nhà máy (dài x rộng x cao) mxmxm 18,6x21x23,6 9 Cột nước tính toán Htt m 66,5 10 Cột nước lớn nhất Hmax m 84,7 11 Cột nước nhỏ nhất Hmin m 62,5 12 Cột nước trung bình Htb m 76,2 13 Công suất lắp máy MW 30 14 Công suất đảm bảo MW 6,14 15 Kiểu tua bin Francis 16 Số tổ máy 02 17 Tốc độ quay tổ máy Vòng/phút 375,0 18 Điện lượng trung bình hàng năm 106 kWh 122,7 X Cửa xả hạ lưu 1 Số cửa van cái 02 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Sinh viên thực hiện: Phạm Hồng Tuấn : Lớp 11D1 – ĐCN – Khoa Điện. 6 STT Đại lượng Đơn vị Giá trị 3 Cao trình ngưỡng đáy m 361,5 4 Kích thước (rộng x cao) m x m 5,5x2,1 XI Trạm phân phối 1 Kiểu Hở 2 Cao trình trạm m 384,6 3 Kích thước trạm m x m 28x34 4 Sơ đồ điện trạm phân phối Một thanh góp- một xuất tuyến 5 Máy biến áp nâng 02x20 MVA kV 10,5/110 6 Chiều dài đường dây truyền tải km 27,4 1.4. Các hệ thống thiết bị trong Nhà máy. Van vào chính trước tuabin (van bướm): Dùng động cơ bơm dầu công suất 7,5 kW tạo áp lực dầu lớn hơn 10 Bar cung cấp cho Secvomotor thực hiện chức năng mở van để nước từ đường ống áp lực vào buồng xoắn tuabin khi chạy máy phát. Dùng trọng lực quả tạ để đóng van khi dừng bình thường và dừng sự cố (xem sơ đồ thủy lực điều khiển van bướm ở phụ lục 1). Tuabin và buồng xoắn: Buồng xoắn tạo cho dòng nước áp lực phân bố đều xung quanh theo cánh hướng nước làm quay tuabin. Tuabin có công suất 15,544 kW được gắn đồng trục với trục rô to máy phát có nhiệm vụ truyền động làm quay roto máy phát. Máy phát: Gồm 02 máy phát, mỗi máy phát công suất tác dụng đảm bảo từ (6,1415) MW qua trạm nâng áp 10,5/110 kV cung cấp cho điện lưới quốc gia. Hệ thống kích từ: Bao gồm: 02 tủ chỉnh lưu, 02 tủ điều khiển, 02 máy biến áp kích từ. Hệ thống chỉnh lưu biến đổi nguồn AC sang DC cung cấp cho cuộn dây roto để tạo ra từ trường không biến thiên ở cực từ. HTKT được trang bị bộ vi xử lý kích từ kép LH-WLTO2 gồm 2 chế độ làm việc: Chế độ tự động điều chỉnh điện áp AVR và chế độ điều chỉnh dòng kính từ FCR. Hệ thống điều tốc: Hệ thống điều khiển điều tốc được lắp đặt tại cao trình 374,2m bao gồm: Tủ điều khiển bơm dầu áp lực, thùng dầu, bình dầu áp lực, tủ điều khiển điện, động cơ bước và van phân phối. Cao trình 367m (giếng tua bin) lắp đặt 02 Secvermotor cho mỗi tổ máy. Hệ thống dầu áp lực có vai trò khi hệ thống điều tốc làm việc thì cung cấp không gián đoạn áp lực dầu cho Secvermotor. Hệ thống điều tốc TDBWT PLC hoạt động thoả mãn yêu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Sinh viên thực hiện: Phạm Hồng Tuấn : Lớp 11D1 – ĐCN – Khoa Điện. 7 cầu trong từng bước thứ tự chuyển tiếp trạng thái của tổ máy, vận hành phù hợp khi tổ máy khởi động, không tải, hoà lưới, phát, khi dừng bình thường và khi dừng sự cố. Hệ thống khí nén: Bao gồm hệ thống khí nén áp lực cao 04 MPa có vai trò cung cấp khí cho các bình áp lực dầu điều tốc và hệ thống khí nén áp lực thấp 0,8 MPa có vai trò cung cấp khí cho: Hệ thống phanh của tổ máy, bộ chèn kín trục tuốc bin tổ máy khi dừng và phục vụ sửa chữa và bảo dưỡng trong Nhà máy. Hệ thống dầu tổ máy: Cung cấp dầu cho các thiết bị, hệ thống dùng dầu trong nhà máy gồm: Hệ thống dầu điều tốc của 02 tổ máy, dầu bôi trơn các ổ trục của hai tổ máy, dầu điều khiển van bướm của 02 tổ máy. Hệ thống nước kỹ thuật: Nước kỹ thuật của 02 tổ máy được lấy từ 02 đường ống áp lực trước van vào chính tuốc bin qua 02 bộ lọc và 02 van giảm áp, đầu ra áp lực nước từ 1,53bar dùng để cung cấp nước làm mát cho: các bộ làm mát không khí máy phát, dầu ổ hướng trên, ổ đỡ máy phát, dầu ổ hướng dưới máy phát, dầu ổ hướng tuabin, chèn kín trục tuốc bin. Hệ thống máy bơm: Bao gồm: Bơm tiêu cạn tổ máy, bơm rò rỉ nắp tua bin và sau chữa cháy máy phát, bơm phòng lũ, bơm rò rỉ chung, bơm rò rỉ các buồng phòng. bơm rò rỉ khẩn cấp nắp tua bin, bơm nước lẫn dầu sau chữa cháy máy phát và máy biến áp chính. Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Hệ thống phát hiện có cháy thì tự động chữa cháy, các thiết bị phục vụ trong quá trình chữa cháy. Dùng để phát hiện nhanh các mối nguy hiểm do cháy nổ, trong Nhà máy bố trí hệ thống báo cháy địa chỉ được thiết kế theo cấu trúc mạng có thể nhận thông tin hai chiều, từ đó xử lý điều khiển các thiết bị ngoại vi để chữa cháy và báo có cháy. Hệ thống thông gió: Trao đổi không khí trong các buồng thiết bị công nghệ, thiết bị phân phối, gian máy phát, nhằm duy trì nhiệt độ để đảm bảo sự làm việc bình thường của người và thiết bị. Trạm phân phối 110kV: Biến đổi điện áp và dòng điện từ đầu cực máy phát qua MBA nâng áp 10,5/110 kV truyền tải toàn bộ công suất từ 02 tổ máy lên lưới điện quốc gia; ngăn chặn sự cố lan truyền từ lưới điện; biến đổi dòng điện và điện áp phục vụ cho đo lường, bảo vệ, điều khiển; cô lập chuyển đổi thiết bị làm việc phục vụ công tác duy tu bảo dưỡng và sửa chữa khi trạm đang vận hành. Hệ thống tự dùng AC 0,4kV: Hệ thống tự dùng xoay chiều được lấy từ phía hạ của MBA chính, qua máy biến áp tự dùng 10,5/0,4 kV đến giàn thanh cái tự dùng CI và CII cấp điện tự dùng cho toàn nhà máy và khu đầu mối. Nguồn dự phòng cho hệ thống tự dùng xoay chiều được lấy từ máy phát diesel dự phòng của Nhà máy. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Sinh viên thực hiện: Phạm Hồng Tuấn : Lớp 11D1 – ĐCN – Khoa Điện. 8 Hệ thống tự dùng 220V DC: Tủ chỉnh lưu biến đổi điện áp 380V AC thành 220V DC cung cấp cho thanh cái IM và IIM phân phối đến các phụ tải dung nguồn DC toàn nhà máy và dàn ắc qui. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Sinh viên thực hiện: Phạm Hồng Tuấn : Lớp 11D1 – ĐCN – Khoa Điện. 9 Chương 2 PHẦN CƠ KHÍ THỦY LỰC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ZA HUNG 2.1. Tuabin nước. 2.1.1. Các thông số của tuabin. a) Thông số kỹ thuật: STT Đại lượng Đơn vị Giá trị 1 Loại tuabin HLA820-LJ-178 2 Đường kính bánh xe công tác mm 1780 1 Cột nước lớn nhất m 84,7 2 Cột nước bé nhất m 62,9 3 Cột nước định mức m 66.5 4 Công suất định mức KW 15544 5 Lưu lượng định mức m3/s 25,76 7 Tốc độ định mức Vòng/phút 375 8 Tốc độ lồng tốc Vòng/phút 735 b) Hiệu suất tuabin ứng với các cột áp và tải khác nhau: Cột áp (m) Hiệu suất ứng với các tải khác nhau(%) 100% 90% 80% 70% 60% 84.7 93.0 92.0 90.5 87.9 84.5 76.2 94.5 93.5 92.3 90.5 88.0 66.5 92.5 94.5 94.0 92.0 90.2 62.9 86.3 92.5 94.5 92.3 90.5 c) Lưu lượng nước ứng với tải và cột áp khác nhau: Cột áp (m) Lưu lượng ứn với các tải và cột áp kác nhau (m3/s) 100% 90% 80% 70% 60% 84.7 20.2 18.3 16.6 14.9 13.3 66.5 25.9 22.7 20.3 18.2 15.9 62.9 29.3 24.6 21.4 19.1 16.7 d) Đặc tính vận hành cột nước – công suất: Hình 2.1. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Sinh viên thực hiện: Phạm Hồng Tuấn : Lớp 11D1 – ĐCN – Khoa Điện. 10 2.1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động. Tuabin nước Nhà máy thủy điện Za Hung là kiểu tuabin Francis (hình 2.2) gồm các bộ phận chủ yếu sau đây: 1. Buồng dẫn nước: Kiểu buồng xoắn làm bằng kim loại được hàn từ thép tấm có đường kính vào là 2600 mm. 2. Stato tuabin: Kiểu vòng có đường kính lớn nhất là 2800 mm, kết cấu bằng thép bao gồm 24 cánh hướng tĩnh. 3. Bộ phận hướng nước: Bao gồm 24 cánh hướng động và vành điều chỉnh. Khi động cơ secvô hoạt động, vành điều chỉnh sẽ quay và thông qua canh tay đòn, thanh truyền sẽ làm thay đổi đổ mở cánh hướng. 4. Bánh xe công tác: Được làm bằng thép rèn đặc biệt có khả năng chống mài mòn và xâm thực, gồm có 13 cánh. 5. Trục tuabin: Có dạng hình ống được được làm bằng thép rèn đăc biệt có khả năng chịu được mô men xoắn lớn. Hai đầu trục đều có mặt bích: Mặt bích phía trên nối với trục chính còn mặt bích phía dưới nối với bánh xe công tác. Hình 2.1 Đặc tính vận hành cột nước – công suất BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Sinh viên thực hiện: Phạm Hồng Tuấn : Lớp 11D1 – ĐCN – Khoa Điện. 11 H ìn h 2. 2 Tu ab in n ư ớc N hà m áy th u ủy đ iệ n Z a H un g BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Sinh viên thực hiện: Phạm Hồng Tuấn : Lớp 11D1 – ĐCN – Khoa Điện. 12 6. Ổ hướng tuabin: Là loại ổ hướng hình trụ bôi trơn bằng dầu có bạc làm bằng hợp kim babbitt. Ổ hướng được làm mát bằng nước. 7. Ống thoát nước tuabin: Là loại ống hút cong làm bằng thép hàn. Để kiểm tra, sửa chữa ống hút và các chi tiết ở phần dưới bánh công tác, người ta bố trí một cửa thăm côn xả. Ở phía trên ống hút có lắp đặt 2 van phá chân không để tránh hiện tượng xâm thực cho tuabin. 8. Van nước vào tuabin: Là loại van bướm được điều khiển bằng động cơ secvô và hệ thống thủy lực. 9. Van xả cạn buồng xoắn và đường ống áp lực: Có tác dụng tháo cạn buồng xoắn và đường ống áp lực phục vụ duy tu sửa chữa. 10. Thiết bị chèn trục: Gồm 2 phần: Bộ phận chèn trục bằng nước và bộ phận chèn trục bằng khí. Các bộ phận chèn trục có tác dụng không cho nước hạ lưu chảy ngược vào buông tuabin khi chạy máy và khi mức nước hạ lưu lơn hơn cao trình 366 m. Nguyên lý hoạt động của tuabin: Nước từ đường ống áp lực sau khi đi qua van bướm được đưa vào buồng xoắn, qua hệ thống cánh hướng chảy vào bánh xe công tác. Tại đây, năng lượng dòng chảy được biến đối thành cớ năng làm quay bánh xe công tác. Dòng nước sau khi đi qua bánh xe công tác sẽ được xả ra hạ lưu thông qua ống hút cong. Công suất và tốc độ của tuabin được thay đổi bằng cách thay đổi đổ mở cánh hướng. 2.2. Hệ thống điều tốc. 2.2.1. Thông số kỹ thuật của hệ thống điều tốc. STT Đại lượng Đơn vị Giá trị I Phần điện 2 Độ rơi tốc độ % 0 ~10 3 Tần số chết Hz 0,5 4 Nguồn DC cung cấp V 220 5 Nguồn AC cung cấp V 380/220 6 Điện áp tín hiệu tần số lưới VAC 0,5 ÷ 200 7 Điện áp tín hiệu tần số máy phát VAC 0,5 ÷200 8 Tín hiệu cột áp mA 4 ÷ 20 9 Tín hiệu công suất P mA 4 ÷ 20 II Phần cơ thủy lực 1 Bơm dầu 1.1 Số lượng bơm 02 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Sinh viên thực hiện: Phạm Hồng Tuấn : Lớp 11D1 – ĐCN – Khoa Điện. 13 STT Đại lượng Đơn vị Giá trị 1.2 Ký hiệu vận hành B 1.3 Loại bơm Bơm dầu bánh răng 1.4 Lưu lượng định mức l/s 1,4 1.5 Áp lực làm việc MPa 4,0 1.6 Áp lực khởi động bơm dầu chính MPa 3,7 1.7 Áp lực dừng bơm dầu chính MPa 4,1 1.8 Áp lực khởi động bơm dầu dự phòng MPa 3,6 1.9 Áp lực dừng bơm dầu dự phòng MPa 4,1 2 Động cơ điện 2.2 Điện áp định mức: V 380 2.3 Dòng điện định mức A 40 2.4 Công suất định mức kW 11 3 Thùng dầu 3.1 Dung tích lớn nhất Lít 2.160 3.2 Mức dầu làm việc thấp nhất mm 200 3.3 Mức dầu làm việc cao nhất mm 450 4 Bình dầu tích năng 4.1 Áp lực định mức MPa 4,0 4.2 Dung tích lớn nhất Lít 1.600 4.3 Dung tích hữu ích Lít 560 4.4 Mức dầu làm việc thấp nhất mm 250 4.5 Mức dầu làm việc cao nhất mm 650 5 Van an toàn 5.1 Áp lực mở van MPa ≥4,08 5.2 Áp lực tới hạn MPa ≤4,64 5.3 Áp lực khoá MPa ≤3,7 2.2.2. Cấu tạo, chức năng và nguyên lý làm việc của hệ thống điều tốc. a) Cầu tạo: Hệ thống điều tốc Nhà máy thủy điện Za Hung là hệ thống điều tốc PLC TDBWT được dùng để điều chỉnh tuabin thủy lực. Hệ thống điều tốc này gồm 2 phần: Phần điện và phần cơ thủy lực. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Sinh viên thực hiện: Phạm Hồng Tuấn : Lớp 11D1 – ĐCN – Khoa Điện. 14 Phần điện của hệ thống điều tốc bao gồm các thiết bị chính: - PLC được lập trình sẵn dùng để giám sát, điều khiển và giao tiếp với các hệ thống điều khiển, giám sát khác trong nhà máy. PLC nhận tín hiệu tần số lưới, tần số máy phát, công suất, đổ mở cánh hướng từ đó xử lý rồi gửi tín hiểu đi điều chỉnh động cơ bước. - Đông cơ bước nhận tín hiệu từ PLC để điều chỉnh van phân phối chính, từ đó điều chỉnh trục của động cơ secvô làm thay đổi đổ mở cánh hướng . - Màn hình GOT thực hiện chức năng giao tiếp giữa người và máy. Các thông số của hệ thống điều tốc có thể được kiểm tra, giám sát dễ