Báo cáo Thực tập Tại Công ty CP thương mại Xi Măng

Trong những năm gần đây,đất nước ta đổi mới và phát triển rất mạnh mẽ. Đất nước đang trong thời kì Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa, thể hiện qua kiến trúc hạ tầng đô thị thay đổi từng ngày. Trong bối cảnh đó thì nhu cầu xây dựng nổi lên là vấn đề cấp thiết,do đó nhu cầu về xi măng và các thiết bị xây dựng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó ngày 12/02/1993 Bộ xây dựng ra quyết định số 023A thành lập Xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp Xi măng Việt Nam (nay đổi thành Tổng công ty xi măng Việt Nam). Ngày 30/09/1993 Bộ xây dựng ra quyết định số 445/BXD-TCLD đổi tên Xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng thành Công ty vật tư kỹ thật xi măng, trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam. Ngày 10/07/1995, theo Quyết định số 833/TCT-HĐQL của Chủ tịch hội đồng quản lý Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công ty được giao nhiệm vụ lưu thông, kinh doanh – tiêu thụ xi măng trên địa bàn Hà Nội theo phương thức kinh doanh làm Tổng đại lý cho hai công ty là Công ty xi măng Hoàng Thạch và Công ty xi măng Bỉm Sơn, đồng thời chuyển giao tổ chức chức năng nhiệm vụ, tài sản và lưu lượng cán bộ công nhân viên của hai chi nhánh này tại Hà Nội cho Công ty vật tư kỹ thuật xi măng. Sau gần 3 năm thực hiện kinh doanh theo phương thức Tổng đại lý, đến ngày 1/6/1998 công ty chuyển phương thức mua đứt bán đoạn với các công ty sản xuất xi măng để đảm bảo yêu cầu công tác cải tiến hình thức kinh doanh tiêu thụ xi măng. Đồng thời về tổ chức, đã tiếp nhận các chi nhánh Công ty xi măng Bỉm Sơn tại Hà Tây, Hòa Bình và đổi tên các chi nhánh đó thành: -Chi nhánh Công ty vật tư kỹ thuật xi măng Hà Tây -Chi nhánh Công ty vật tư kỹ thuật xi măng Hòa Bình Ngày 21/3/2000 theo quyết định số 97/XMVN-HĐQT Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công ty vật tư kỹ thuật xi măng nhận thêm các chi nhánh của Công ty vật tư vận tải xi măng tại địa bàn các tỉnh : Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Vĩnh Phúc kể từ ngày 1/4/2000 và chính thức quản lý. Ngày 27/3/2002 Quyết định số 97/XMVN-HĐQT Tổng công ty xi măng Việt Nam về việc chuyển giao nhiệm vụ từ Công ty vật tư kỹ thuật xi măng sang Công ty xi măng Bỉm Sơn quản lý kể từ ngày 1/4/2003. Như vậy kể từ ngày 1/4/2003 địa bàn kinh doanh tiêu thụ xi măng của công ty vật tư lỹ thuật xi măng bao gồm 15 tỉnh thành miền Bắc : Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang,Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bác Giang. Lạng Sơn.

doc29 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3856 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập Tại Công ty CP thương mại Xi Măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 1. Giới thiệu chung về công ty: 2 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển: 2 1.2. Quy trình hoạt động : 4 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 5 3. Cơ cấu tổ chức: 7 3.1.Sơ đồ các tổ chức: 7 3.2. Chức năng các phòng ban: 9 3.2.1. Ban giám đốc: 9 3.2.2. Các phòng ban của công ty: 10 4. Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây: 14 4.1. Kết quả kinh doanh: 14 4.2. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty : 17 4.2.1. Đánh giá kết quả hoạt động 3 năm trước cổ phần hóa : 17 4.2.2. Đánh giá sơ bộ kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006-2007 : 19 5. Phương hướng chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới: 22 5.1. Mục tiêu : 23 5.2. Các chính sách và giải pháp chủ yếu : 27 5.3. Phương án sản xuất kinh doanh giai đoạn 2008-2009 : 28 5.3.1. Phương án tiêu thụ xi măng : 28 5.3.2. Phương án đa dạng hóa ngành nghề trong kinh doanh : 29 BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG 1. Giới thiệu chung về công ty: 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển: Trong những năm gần đây,đất nước ta đổi mới và phát triển rất mạnh mẽ. Đất nước đang trong thời kì Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa, thể hiện qua kiến trúc hạ tầng đô thị thay đổi từng ngày. Trong bối cảnh đó thì nhu cầu xây dựng nổi lên là vấn đề cấp thiết,do đó nhu cầu về xi măng và các thiết bị xây dựng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó ngày 12/02/1993 Bộ xây dựng ra quyết định số 023A thành lập Xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp Xi măng Việt Nam (nay đổi thành Tổng công ty xi măng Việt Nam). Ngày 30/09/1993 Bộ xây dựng ra quyết định số 445/BXD-TCLD đổi tên Xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng thành Công ty vật tư kỹ thật xi măng, trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam. Ngày 10/07/1995, theo Quyết định số 833/TCT-HĐQL của Chủ tịch hội đồng quản lý Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công ty được giao nhiệm vụ lưu thông, kinh doanh – tiêu thụ xi măng trên địa bàn Hà Nội theo phương thức kinh doanh làm Tổng đại lý cho hai công ty là Công ty xi măng Hoàng Thạch và Công ty xi măng Bỉm Sơn, đồng thời chuyển giao tổ chức chức năng nhiệm vụ, tài sản và lưu lượng cán bộ công nhân viên của hai chi nhánh này tại Hà Nội cho Công ty vật tư kỹ thuật xi măng. Sau gần 3 năm thực hiện kinh doanh theo phương thức Tổng đại lý, đến ngày 1/6/1998 công ty chuyển phương thức mua đứt bán đoạn với các công ty sản xuất xi măng để đảm bảo yêu cầu công tác cải tiến hình thức kinh doanh tiêu thụ xi măng. Đồng thời về tổ chức, đã tiếp nhận các chi nhánh Công ty xi măng Bỉm Sơn tại Hà Tây, Hòa Bình và đổi tên các chi nhánh đó thành: Chi nhánh Công ty vật tư kỹ thuật xi măng Hà Tây Chi nhánh Công ty vật tư kỹ thuật xi măng Hòa Bình Ngày 21/3/2000 theo quyết định số 97/XMVN-HĐQT Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công ty vật tư kỹ thuật xi măng nhận thêm các chi nhánh của Công ty vật tư vận tải xi măng tại địa bàn các tỉnh : Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Vĩnh Phúc kể từ ngày 1/4/2000 và chính thức quản lý. Ngày 27/3/2002 Quyết định số 97/XMVN-HĐQT Tổng công ty xi măng Việt Nam về việc chuyển giao nhiệm vụ từ Công ty vật tư kỹ thuật xi măng sang Công ty xi măng Bỉm Sơn quản lý kể từ ngày 1/4/2003. Như vậy kể từ ngày 1/4/2003 địa bàn kinh doanh tiêu thụ xi măng của công ty vật tư lỹ thuật xi măng bao gồm 15 tỉnh thành miền Bắc : Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang,Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bác Giang. Lạng Sơn. Năm 2007, để đáp ứng yêu cầu chủ động linh hoạt trong công tác sản xuất và tiêu thụ xi măng trong cả nước Bộ xây dựng đã ra quyết định số 1775/QĐ- BXD ngày 25/12/2006 và số 803/QĐ- BXD ngày 28/5/2007 chuyển đổi công ty từ một công ty nhà nước thành công ty cổ phần Nhà nước. Và tháng 7/2007 công ty thực hiện cổ phần hóa thành công, đồng thời đổi tên thành Công ty cổ phần thương mại xi măng với tên giao dịch Tiếng Anh thương mại là Cement trading joint stock company, được viết tắt là Cement.T.,JSC, liên lạc theo số điện thoại : 048643346 – 048642410, fax : 8642586. Vốn điều lệ công ty là 60.000.000.000 VNĐ ( sáu mươi tỷ việt nam đồng). Trong đó, các thành viên bao gồm : Tổng công ty xi măng Việt Nam (đại diện Vũ Văn Hiệp, Dương Công Hoàn, Đinh Xuân Cầm), Phạm Văn Nhặn, Nông Tuấn Dũng, Đinh Xuân Cầm, Dương Công Hoàn. Nhà nước sở hữu với tỉ lệ 59,64%, cổ đông trong và ngoài công ty sở hữu tỉ lệ 40,36%.Công ty được thành lập theo giấy phép với số đăng ký kinh doanh là 0103018236, ngày cấp 02/07/2007 được thay đổi lần cuối vào ngày 04/09/2007. Hiện nay công ty có trụ sở giao dịch tại số 384- Đường Giải Phóng- Quận Thanh Xuân- Hà Nội. Đây là một doanh nghiệp thương mại kinh doanh chủ yếu là mặt hàng xi măng có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập đầy đủ và sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật. 1.2. Quy trình hoạt động : Công ty cổ phần thương mại xi măng là đơn vị trung gian đứng giữa người sản xuất và tiêu dùng xi măng. Phương thức kinh doanh của công ty là mua đứt bán đoạn tức là công ty mua xi măng của các nhà máy sản xuất sau đó bán lại cho các đơn vị và người tiêu dùng. Quá trình phân phối này thể hiện ở sơ đồ sau Mỗi trung tâm phụ trách từ 10-40 cửa hàng, có bộ máy tiêu thụ và bộ máy nghiệp vụ riêng. Bộ máy nghiệp vụ có nhiệm vụ thống kê, tổng hợp các báo cáo nhập, xuất, tồn. Bộ máy tiêu thụ bao gồm các đơn vị sau: Trung tâm 1: đặt tại địa bàn thị trấn Đông Anh, quản lý 19 cửa hàng bao gồm 7 cửa hàng của Công ty và 3 cửa hàng đại lý. Trung tâm 2 : đặt tại địa bàn thị trấn Đức Giang – Gia Lâm, quản lý 10 cửa hàng bao gồm 6 cửa hàng của Công ty và 4 cửa hàng đại lý. Trung tâm 3 : đặt tại địa bàn Giáp Nhị quản lý 39 cửa hàng trên địa bàn huyện Thanh Trì – Thanh Xuân – Đống Đa bao gồm 30 cửa hàng của công ty và 9 cửa hàng đại lý. Trung tâm 4 : Đặt tại Vĩnh Tuy, quản lý 24 cửa hàng trên địa bàn huyện Thanh Trì, quận Hai Bà Trưng và một phần quận Hoàn Kiếm bao gồm 14 cửa hàng công ty và 10 cửa hàng đại lý. Trung tâm 5 : Đặt tại đường Hoàng Quốc Việt, quản lý các cửa hàng trên địa bàn Cầu Giấy, huyện Từ Liêm và quận Ba Đình bao gồm 19 cửa hàng công ty và 7 cửa hàng đại lý. ( Mặt hàng kinh doanh Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là Xi măng, một trong 7 mặt hàng được Nhà nước quản lý trong quá trình sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối và quy định giá do bộ Tài chính và Tổng công ty xi măng Việt Nam quyết định. Xi măng là mặt hàng thuộc vật liệu xây dựng dễ hút ẩm, dễ đông cứng; do đó vấn đề bảo quản dự trữ, vận chuyển, bốc dỡ từ nơi sản xuất đến tiêu dùng cần hết sức kỹ càng và chi phí cao đặc biệt trong mùa mưa bão. (Thị trường kinh doanh Công ty được giao nhiệm vụ tổ chức quản lý và bán Xi măng trên một số địa bàn chủ yếu: Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lào Cai trong số đó thì địa bàn Hà Nội là địa bàn trọng điểm của Công ty. (Điều kiện họat động của công ty Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm trong việc tiêu thụ xi măng, có những bạn hàng truyền thống lâu năm. Những loại xi măng do công ty cung ứng đã được thực tế kiểm nghiệm về chất lượng và người tiêu dùng tín nhiệm. Với địa bàn tiêu thụ xi măng hầu khắp các tỉnh miền Bắc, công ty được sự giúp đỡ, hợp tác của các công ty sản xuất là thành viên của Tổng công ty. Được sự quan tâm của Tổng công ty, hiện nay ngoài các công ty sản xuất xi măng, công ty cổ phần thương mại xi măng là đơn vị duy nhất của Tổng công ty được giao nhiệm vụ tiêu thụ xi măng. Chức năng và nhiệm vụ của công ty: Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại với sản phẩm chính là xi măng. Công ty tổ chức tiêu thụ xi măng trên địa bàn do Tổng công ty xi măng Việt Nam quyết định; đồng thời góp phần bình ổn giá cả thị trường, tổ chức và khai thác tốt tài sản và nguồn lực con người theo đúng quy định của Nhà nước. Công ty thực hiện cung ứng phụ gia xi măng cho các công ty sản xuất xi măng trên cơ sở tận dụng, phát huy và khai thác tiềm năng sẵn có của công ty. Thực hiện mua bán xi măng đóng vai trò đại lý cho các công ty xi măng Hoàng Mai, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hải Phòng. Tổ chức vận chuyển xi măng qua Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lào Cai, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn. Xây dựng chiến lược phát triển. kế hoạch hàng năm phù hợp với nhiệm vụ được Tổng công ty giao và nhu cầu của thị trường. Ký kết và tổ chức các hợp đồng Kinh tế với các đối tác mua và bán hàng hóa. Thực hiện chỉ đạo diều hành nhằm đảm bảo cân đối và bình ổn giá thị trường xi măng tại các địa bàn được giao và thực hiện dự trữ khi cần thiết. Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ lao động. Quản lý các hoạt động về đổi mới hiện đại hóa công nghệ trang thiết bị và phương thức quản lý để mở rộng sản xuất phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty. Thực hiện các quy định của Nhà nước về bào vệ tài nguyên môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia. Thực hiện các báo cáo thống kê, các báo cáo khác theo định kỳ, theo quy định của Nhà nước và Tổng công ty xi măng VIệt Nam, đồng thời chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo. Chịu sự kiểm tra của Tổng công ty xi măng Việt nam: tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động của đơn vị để tổ chức các dịch vụ kinh doanh cung cấp dịch vụ cho nhà máy xi măng đại lý tiêu thụ một số mặt hàng, vật tư vật liệu xây dựng. Công ty có nghĩa vụ thực hiện các chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, về kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán theo quy định của Nhà nước và của Tổng công ty. Cơ cấu tổ chức: 3.1.Sơ đồ các tổ chức: Là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, công ty tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu bộ máy trực tuyến chức năng. Tổng số lao động trực tiếp là 801 người. Trong đó bộ phận gián tiếp là 148 người, bộ phận trực tiếp là 653 người. Cơ cấu trình độ của nguồn nhân lực đại học 20,7%, cao đẳng 10%, trung cấp 60,3% :  Sơ đồ cơ cấu tổ chức : 3.2. Chức năng các phòng ban: 3.2.1. Ban giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu có quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc là người điều hành, người quyết định mọi vấn đề trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các quyết định của mình; quy định nội quy lao động, lề lối làm việc của công ty phù hợp với pháp luật, quyết định các vấn đề về tổ chức cán bộ và đào tạo; được kí kết các hoạt động liên quan hoạt động kinh doanh của cty như mua bán tài sản, thế chấp, vay ngân hàng. Công việc của giám đốc bao gồm: Thực hiện hoạt động liên quan vấn đề hàng ngày của công ty. Xây dựng chiến lược và chọn lựa mặt hàng, thực hiện hoạt động đầu tư, mở rộng. Tuyển chọn, bãi nhiệm đối với CBCNVC không hoàn thành công việc, quy định mức lương thưởng. Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng lạm dụng chức vụ, quyền hạn. Các phó giám đốc là người trợ giúp hỗ trợ giám đốc nhằm hoàn thành tốt công việc. Phó giám đốc được ủy quyền thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng và báo cáo lại công việc khi giám đốc có mặt tại công ty. Phó giám đốc được giao điều hành trực tiếp một số nghiệp vụ và chịu trách nhiệm trước giám đốc trước các quyết định của mình. Các phó giám đốc sẽ chia sẻ với giám đốc trách nhiệm quản lý các phòng ban, đảm bảo phòng ban thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ của mình. Phó giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm điều hành kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, hợp đồng kinh tế, kiểm tra và kiện toàn hàng hóa vật tư, phụ tác nội chính thanh tra. Phó giám đốc kinh doanh sẽ quản lý các hoạt động phân phối, bán lẻ… hình thành bộ phận nghiên cứu thị trường, quản lý hoạt động marketing, nhằm tìm kiếm thị trường, tăng doanh thu bán hàng, ngoài ra hoạt động marketing còn phải có nhiệm vụ tiếp nhận những thông tin phản hồi từ phía khách hàng. Phó giám đốc sẽ trực tiếp quản lý các phòng ban đóng vai trò giúp công ty tiêu thụ nhanh hàng hoá, tăng doanh thu tăng lợi nhuận. Phó giám đốc vận tải - điều độ sẽ phụ trách công tác vận tải, quản lý chất lượng sản phẩm, phụ trách công tác đào tạo, sửa chữa lớn. Kế toán trưởng trợ giúp giám đốc thực hiện các điều lệ của Nhà nước và sắc lệnh kế toán, thống kê hoạt động của công ty. Bộ phận kế toán có nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, chi trả tính lương cho cán bộ công nhân viên, quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng, tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về kế hoạch kế toán, hạch toán theo báo cáo quy định, thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước, chấp hành chế độ báo cáo kiểm tra chuyên đề, thực hiện các nghiệp vụ khác do giám đốc giao. 3.2.2. Các phòng ban của công ty: Phòng tổ chức lao động : xây dựng đơn giá tiền lương, quản lý nhân sự, tổ chức lao động hợp lý và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên; Xây dựng các phương án, đề án, các văn bản quy định về tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của  Công ty và tổ chức thực hiện khi được lãnh đạo Công ty phê duyệt; Quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật của Công ty; theo dõi và đề xuất ý kiến về việc quản lý đội ngũ cán bộ thuộc diện Công ty quản lý (bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách cán bộ, đánh giá nhận xét...). Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước, xây dựng tiêu chuẩn công việc, chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý của Công ty trình lãnh đạo Công ty và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt. Tổ chức thi tuyển nâng bậc lương cho cán bộ, nhân viên và công nhân các đơn vị trực thuộc Công ty theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. Tổ chức thực hiện việc điều động cán bộ viên chức theo phân cấp quản lý của Công ty đối với các đơn vị trực thuộc. Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Công ty đối với cán bộ nhân viên và công nhân thuộc Công ty, bao gồm : chế độ tiền lương (nâng bậc lương hàng năm), chế độ hưu trí, mất sức, kỷ luật, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ... Tổ chức lưu giữ, bảo quản, bổ sung và sử dụng hồ sơ cán bộ thuộc diện Công ty quản lý, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Công ty thực hiện quy chế về quản lý hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý. Tổ chức công tác thống kê về tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức cán bộ của Công ty để phục vụ cho các nhu cầu trong và ngoài Công ty theo quy định của Nhà nước và Tổng Công ty. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch lao động phù hợp với từng thời kỳ phát triển, kế hoạch lao động hàng năm khi được lãnh đạo Công ty phê duyệt. Phối hợp với các Phòng, ban chức năng Công ty xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, báo cáo lãnh đạo Công ty và trình Ban lao động Tổng công ty phê duyệt. Hàng năm xét duyệt định mức lao động chi tiết, định mức lao động tổng hợp, xét duyệt đơn giá tiền lương từng loại sản phẩm của các đơn vị thành viên trực thuộc. Theo dõi, giám sát các đơn vị thực hiện. Quản lý lao động; tính toán tổng hợp quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng của toàn Công ty. Hướng dẫn và theo dõi việc quản lý chi tiêu quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng của các đơn vị thành viên trực thuộc. Phối hợp với Công Đoàn Công ty xây dựng thỏa ước lao động tập thể của  Công ty và tổ chức thực hiện khi được Đại hội Công nhân viên chức Công ty thông qua. Theo dõi, giám sát việc thực hiện Bộ luật Lao động của Nhà nước đối với các đơn vị thành viên trực thuộc Công ty. Phòng tài chính – kế toán : thực hiện công tác tài chính kế toán, thống kê của đơn vị, quản lý tài sản vật tư, lập kế hoạch tài chính và thực hiện công tác phân tích kinh tế. Thu và quản lý các nguồn thu; thanh toán các khoản chi; kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu-chi, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính và các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước cũng như của công ty, đảm bảo việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí của công ty theo đúng quy định, đúng mục đích và có hiệu quả. Thu thập, xử lý thông tin số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của công ty. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. Tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán; giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán theo chế độ quy định. Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính, báo cáo thuế và các báo cáo thống kê khác. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí, vốn, quỹ. Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức quản lý tài sản, vật tư, trang thiết bị của toàn công ty. Tham gia kiểm kê; kiểm tra định kỳ hay bất thường tài sản cố định theo yêu cầu quản lý. Lập dự toán và theo dõi việc sửa chữa, nâng cấp đổi mới tài sản cố định, giá trị hao mòn tài sản cố định, phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định. Tham gia và theo dõi việc thanh lý, điều chuyển tài sản cố định giữa các đơn vị để báo cáo Ban Giám Đốc và cơ quan quản lý cấp trên. Tổ chức triển khai, phổ biến, xây dựng các quy chế, quy định và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, chính sách tài chính theo quy định. Chủ trì hoặc phối hợp, tham gia với các đơn vị liên quan để thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám Đốc. Phòng kinh tế kế hoạch : xây dựng kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Đề ra phương hướng kinh doanh, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của đơn vị. Hàng năm, trên cơ sở nhiệm vụ của Nhà nước giao cho Công ty, xây dựng kế hoạch sản xuất và đăng ký kế hoạch sản xuất kinh doanh. Cân đối kế hoạch để giao cho các đơn vị thành viên. Đảm bảo đúng yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được ghi trong Quyết định thành lập của đơn vị. Lập quyết toán khi công trình, sản phẩm đã được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan để xét duyệt dự toán, quyết toán của các đơn vị thành viên đúng tiến độ. Phòng quản lý thị trường : chịu trách nhiệm về Luật pháp và quản lý thị trường, giúp Giám đốc nắm bắt nhu cầu về xi măng, sự biến động về giá cả mặt hàng xi măng, tình hình cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường. Thực hiện marketing để sản xuất và kinh doanh của Công ty. Phòng tiêu thụ : quyết định về việc tiêu thụ, tổ chức và quản lý hoạt động các cửa hàng đại lý của công ty, đẩy mạnh việc tiêu thụ và mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Phòng Tiêu thụ là đơn vị tham mưu có trách nhiệm chính trong việc giúp Giám đốc Công ty hoạch định chính sách tiêu thụ, tổ chức bán hàng tại công ty và cung ứng cho các nhà phân phối. Phòng Tiêu thụ có trách nhiệm chỉ đạo về mặt nghiệp vụ đối với các nhà phân phối, các đại diện tiêu thụ và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của phòng Thị trường Tổng công ty. Tiếp thị thu nhận xử lý thông tin, dự báo khả năng và năng lực thị trường qua từng thời gian kế hoạch nhằm quản lý, tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất và mở rộng thị phần tiêu thụ. Phòng quản lý điều độ kho : quản lý hệ thống kho tàng, bến bãi, tiếp nhận xi măng từ các công ty sản xuất và đưa hàng hóa về địa bàn tiêu thụ theo kế hoạch, ký kết và thực hiện các hợp đồng, điều phối hàng hóa, dự trữ theo quy định. Phối hợp với các Phòng chức năng khác kiểm kê định kỳ và theo dõi số lượng, chất lượng của hàng hóa đang dự trữ trong các kho. Phòng quản lý dự án và kỹ thuật đầu tư xây dựng : có nhiệm vụ nghiên cứu dự án, mở rộng thị trường, đa dạng hóa các mặt hàng. Ngoài ra còn phụ trách các hoạt động sửa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị. Xí nghiệp vận tải : thực hiện vận chuyển xi măng từ các nhà máy sản xuất và tại ga cảng về kho, cửa hàng và các đại lý công trình. Quản lý các đội xe và xưởng sửa chữa, bảo đảm số đầu xe hoạt động theo kế hoạch được giao, quản lý và bảo quản vật tư phụ tùng sử
Luận văn liên quan