Báo cáo Thực tập tại công ty kho vận và dịch vụ thương mại

Ngày nay các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt với những biến đổi nhanh chóng về khoa học-công nghệ. Để có thể đứng vững trên thị trường thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn vận động, đổi mới công nghệ cũng như đổi mới phương pháp quản lý để phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy biến động. Trong đợt thực tập tốt nghiệp này được sự đồng ý của ban giám đốc công ty và sự giúp đỡ trực tiếp của Cô Cao Tuyết Hằng trưởng phòng kinh doanh I nên em có điều kiện tìm hiểu về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó với thời gian thực tập này sẽ phần nào giúp em củng cố thêm vốn kiến thức đã được học trong nhà trường, từng bước làm quen với thực tế sản xuất kinh doanh, điều này sẽ trang bị cho em một vốn kiến thức đầy đủ hơn (học đi đôi với hành) trong hành trang sau khi tốt nghiệp ra trường. Trong thời gian thực tập tại Công ty và trực tiếp tham gia một số công việc tại phòng kinh doanh bản thân em đã tìm hiểu và thu thập được một số kiến thức trong công tác điều hành, quản lý của công ty, những vấn đề này được trình bày cụ thể trong Báo cáo thực tập tốt nghiệp dưới đây. Kết cấu của báo cáo thực tập này gồm các phần chính sau : - Mở đầu. - Phần 1 Giới thiệu khái quát chung về Công ty kho vận và dịch vụ thương mại - Phần 2 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty - Phần 3 Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp - Kết luận. - Tài liệu tham khảo.

doc60 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4400 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty kho vận và dịch vụ thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu ........................................................................................... 3 Phần 1 Giới thiệu khái quát chung về Công ty kho vận và dịch vụ thương mại 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty .............................. 5 1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh ........................................................ 6 1.3 Công nghệ sản xuất và kết cấu sản xuất ....................................... 7 1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ...................................................... 8 Phần II Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2.1 Phân tích hoạt động Marketing của công ty .................................. 10 2.1.1 Đặc điểm hàng hoá dịch vụ của công ty ..................................... 10 2.1.2 Thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của công ty ...................... 12 2.1.3 Giá cả, phương pháp định giá và mức giá hiện tại của một số mặt hàng của công ty ................................................................................................... 13 2.1.4 Hệ thống phân phối sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của công ty ... 14 2.1.5 Đối thủ cạnh tranh của công ty ................................................... 16 2.1.6 Đánh giá nhận xét tình hình tiêu thụ và công tác Marketing của công ty .................................................................................................................. 17 2.2 Phân tích tình hình lao động, tiền lương ........................................ 17 2.2.1 Cơ cấu lao động của công ty ....................................................... 17 2.2.2 Phương pháp xác định mức thời gian lao động .......................... 19 2.2.3 Tuyển dụng và đào tạo lao động ................................................ 20 2.2.4 Tổng quỹ lương .......................................................................... 21 2.3 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định ................................... 24 2.4 Phân tích chi phí và tính giá thành ................................................ 28 2.4.1 Phân loại chi phí của công ty ..................................................... 28 2.4.1.1 Chi phí Bán hàng ..................................................................... 29 2.4.1.2 Chi phí quản lí doanh nghiệp .................................................. 30 2.4.2 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá vốn hàng bán của công ty 31 2.5 Phân tích tình hình tài chính của công ty ........................................ 33 2.5.1 Các bản báo cáo tài chính ............................................................. 33 2.5.2 Phân tích kết quả kinh doanh ....................................................... 41 2.5.3 Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty ......................... 42 2.5.3.1 Phân tích cơ cấu tài sản ............................................................. 42 2.5.3.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn ...................................................... 44 2.5.4 Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty46 Phần 3 Đánh giá chung và lựa chọn đề tài tốt nghiệp 3.1 Đáng giá và nhận xét chung về tình hình của công ty ...................... 52 3.1.1 Đánh giá chung về tình hình Marketing ........................................ 52 3.1.2 Đánh giá chung về tình hình lao động tiền lương ........................ 52 3.1.3 Đánh giá chung về tình hình sử dụng tài sản cố định .................... 53 3.1.4 Đánh giá chung về chi phí chung và giá vốn hàng bán của công ty 53 3.1.5 Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty ....................... 53 3.2 Các thành công và những hạn chế của công ty ................................ 54 3.2.1 Những thành công và nguyên nhân của thành công ....................... 54 3.2.2 Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại của công ty ......................... 54 3.3 Hướng đề tài tốt nghiệp ..................................................................... 55 Kết luận ................................................................................................... 56 Tài liệu tham khảo ................................................................................... 57 MỞ ĐẦU Ngày nay các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt với những biến đổi nhanh chóng về khoa học-công nghệ. Để có thể đứng vững trên thị trường thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn vận động, đổi mới công nghệ cũng như đổi mới phương pháp quản lý để phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy biến động. Trong đợt thực tập tốt nghiệp này được sự đồng ý của ban giám đốc công ty và sự giúp đỡ trực tiếp của Cô Cao Tuyết Hằng trưởng phòng kinh doanh I nên em có điều kiện tìm hiểu về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó với thời gian thực tập này sẽ phần nào giúp em củng cố thêm vốn kiến thức đã được học trong nhà trường, từng bước làm quen với thực tế sản xuất kinh doanh, điều này sẽ trang bị cho em một vốn kiến thức đầy đủ hơn (học đi đôi với hành) trong hành trang sau khi tốt nghiệp ra trường. Trong thời gian thực tập tại Công ty và trực tiếp tham gia một số công việc tại phòng kinh doanh bản thân em đã tìm hiểu và thu thập được một số kiến thức trong công tác điều hành, quản lý của công ty, những vấn đề này được trình bày cụ thể trong Báo cáo thực tập tốt nghiệp dưới đây. Kết cấu của báo cáo thực tập này gồm các phần chính sau : - Mở đầu. - Phần 1 Giới thiệu khái quát chung về Công ty kho vận và dịch vụ thương mại - Phần 2 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty - Phần 3 Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp - Kết luận. - Tài liệu tham khảo. Trong báo cáo này do hạn chế về thời gian và vốn kiến thức của người viết nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em mong rằng ban Giám đốc Công ty kho vận và dịch vụ thương mại và các thầy cô hết sức giúp đỡ để báo cáo này có thể đầy đủ và hoàn chỉnh hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn. PHẦN 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY KHO VẬN VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại có trụ sở tại 473 Minh Khai-Hà Nội. Công ty là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại. Tiền thân của công ty trong kháng chiến chống Mỹ là Chi cục vận tải khu bốn. Từ năm 1979-1981 công ty được gọi là Cục kho vận, ra đời theo quyết định số 73/NT-QĐ1 ban hành ngày 3/11/1979. Sang năm 1981 công ty đổi tên thành Công ty Kho vận nội thương I theo quyết định số 36/NT-QĐ1, ban hành ngày 5/5/1981. Sau năm 1981,Bộ Nội Thương quyết định sát nhập hai công ty Kho vận I và II để thành Tổng công ty. Tổng công ty được thành lập từ năm 1985 theo quyết định số 212/NT-QĐ1 ban hành ngày 11/11/1985. Đến năm 1995, công ty được đổi tên thành Công ty Kho vận và Dịch vụ thương mại - thuộc Bộ Thương Mại, tên giao dịch là VINATRANCO, theo quyết định số QĐ109/TM-TCTB ban hành ngày 22/2/1995. Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại là một doanh nghiệp nhà nước, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản tại ngân hàng, sử dụng con dấu do nhà nước qui định. Hình thức vốn chủ sở hữu chủ yếu phần lớn là vốn kinh doanh của nhà nước, một phần do quá trình hoạt động. Công ty đã bảo toàn và tăng cường vốn do tiết kiệm trong chi tiêu, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn tự có và khai thác vốn từ nhiều nguồn khác nhau. 1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh Công ty có các chức năng chủ yếu sau: kinh doanh kho, kinh doanh vận tải hàng hoá, đại lý giao nhận vận tải hàng hoá, kinh doanh nông sản vật tư, nguyên liệu máy móc thiết bị phương tiện vận tải, sản xuất gia công giày xuất khẩu, kinh doanh nhập khẩu và bán dầu nhờn, kinh doanh bán lẻ hàng hoá. Bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm các chi nhánh, xí nghiệp, kho, trạm, cửa hàng như sau : + Văn phòng công ty thực hiện đồng thời hai chức năng là chỉ đạo quản lý các đơn vị trực thuộc và kinh doanh trực tiếp các ngành nghề: kinh doanh nhập khẩu và bán dầu nhờn, làm dịch vụ cho thuê kho, uỷ thác xuất nhập khẩu, tiếp nhận vận chuyển hàng hoá trong và ngoài nước. + Chi nhánh Hải Phòng cũng có các hoạt động kinh doanh tương tự như văn phòng công ty. + Chi nhánh Đông Anh có chức năng hoạt động kinh doanh lương thực và các mặt hàng khác, dịch vụ cho thuê kho. + Xí nghiệp giày xuất khẩu Đông Anh thực hiện gia công giày xuất khẩu. + Xí nghiệp vận tải thương mại Hà Nội thực hiện dịch vụ vận tải, kinh doanh thương mại và cho thuê kho. + Cửa hàng dịch vụ thương mại Hà Nội là đơn vị hoạt động kinh doanh bán lẻ hàng hoá, săm lốp ô tô và cho thuê kho. + Chi nhánh công ty kho vận và dịch vụ thương mại thành phố Hồ Chí Minh có chức năng kinh doanh nhập khẩu hàng hoá, kinh doanh thương mại, giao nhận vận tải quốc tế. - Hiện nay Công ty đã có những biện pháp kinh doanh phù hợp với điều kiện thị trường. Công ty luôn cố gắng tận dụng mọi thời cơ, điều kiện, tích cực tìm các đối tác làm ăn mới, khai thác triệt để thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay công ty đang đứng vững và ngày càng phát triển hơn. Trong lĩnh vực kho, vận tải VINATRANCO hiện đang quản lý gần 50000m2 kho bãi, hơn 20 xe chuyên chở container. Là thành viên của Hiệp hội giao nhận vận tải Việt Nam (VIFFAS) trong hệ thống giao nhận vận tải quốc tế (FIATA). VINATRANCO hiện có 1500 lao động, 7 đơn vị thành viên và 1 xí nghiệp liên doanh sản xuất hàng may mặc với nước ngoài. VINATRANCO luôn sẵn sàng đáp ứng kịp thời, hoàn hảo mọi nhu cầu khách hàng trong hoạt động kinh doanh của mình. 1.3 Công nghệ sản xuất và kết cấu sản xuất Ký kết hợp đồng cơ bản với hãng dầu ESSO của SIN, ý nghĩa của việc ký kết này là hãng dầu ESSO công nhận VINATRANCO là nhà phân phối chính thức. Hãng dầu ESSO sẽ có trách nhiệm quảng cáo, khuyến mãi, cung cấp các trang thiết bị cần thiết. Maketing : nhân viên của công ty VINATRANCO đến các nhà máy, xí nghiệp, công ty có nhu cầu về dầu giới thiệu sản phẩm và hợp tác với các cửa hàng sửa chữa, thay dầu, bán xe máy, bán xăng để mở ra các đại lý bán lẻ dầu xe máy. Sau khi đã ký xong các hợp đồng bán dầu tạm thời, nhân viên bộ phận kinh doanh dầu ESSO sẽ thống kê sơ bộ lượng dầu cần mua. VINATRANCO tiến hành đặt hàng với hãng dầu ESSO của SIN. Mở L/C : ngân hàng đứng ra bảo lãnh và hãng đầu ESSO sẽ cho trả chậm tiền hàng trong một khoảng thời gian mà hai bên thoả thuận với nhau theo hợp đồng. Nhập dầu về kho và phân phối dầu đi các nơi theo hợp đồng đã kí từ trước. 1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty phân thành các phòng ban quản lý và phòng ban nghiệp vụ kinh doanh. Đứng đầu công ty là Giám đốc công ty do bộ trưởng bộ Thương mại bổ nhiệm. Giám đốc phụ trách chung còn trưởng các phòng ban chịu trách nhiệm điều hành từng phòng ban của mình. Giúp việc cho Giám đốc là hai phó Giám đốc do Giám đốc công ty lựa chọn và đề nghị nên bộ thương mại xem xét bổ nhiệm. Hai phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những bộ phận chức năng cụ thể như : tổ chức cán bộ, kế toán tài chính, kinh doanh, hành chính văn phòng. Bộ máy quản lý của công ty gồm có 5 phòng chức năng : phòng tổ chức cán bộ tiền lương, phòng kế toán tài chính, phòng hành chính, phòng kinh doanh I, phòng kinh doanh II. Chức năng các phòng ban và bộ phận nghiệp vụ chuyên môn : + Tham mưu tư vấn cho Giám đốc về quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả công tác quản lý nghiệp vụ chuyên môn. + Trực tiếp làm nhiệm vụ chuyên môn và tổ chức quản lý nghiệp vụ được giao. + Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ đối với các đơn vị cơ sở, tổ chức phối hợp công tác nghiệp vụ trong nội bộ công ty. Quan hệ với các cơ quan chuyên ngành cấp trên, các đối tượng ngoài doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước liên quan. - Nhiệm vụ các phòng ban và bộ phận nghiệp vụ chuyên môn : + Lập dự án kế hoạch năm, quý, tháng về công tác nghiệp vụ chuyên môn, giao trình Giám đốc hoặc cấp trên phê duyệt. + Tiến hành thực thi công tác nghiệp vụ chuyên môn cụ thể theo chức năng nhiệm vụ được giao. Tổ chức theo dõi và xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở và toàn công ty thuộc phần việc hoặc bộ phận mình quản lý. + Nghiên cứu và thực hiện chế độ chính sách, luật lệ của nhà nước, các qui định của cấp trên. Tổ chức và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong phòng hoặc bộ phận cơ sở. + Thực hiện đúng các qui định về thủ tục hành chính lưu tài liệu nghiệp vụ. Giữ bí mật về kinh tế kỹ thuật. Cung cấp hồ sơ tài liệu nghiệp vụ cho các cơ quan khác phải được Giám đốc công ty cho phép. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty là cơ cấu trực tuyến chức năng, cơ cấu trực tuyến chức năng tức là trực tuyến : thủ trưởng cấp dưới chỉ phục tùng một thủ trưởng cấp trên, chức năng : giúp việc cho thủ trưởng các cấp là các phòng, ban hoặc nhân viên nghiệp vụ chuyên môn. PHẦN II PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.1 Phân tích hoạt động Marketing của công ty 2.1.1 Đặc điểm hàng hoá dịch vụ của công ty Sự ra đời của nền kinh tế thị trường kéo theo đó là sự xuất hiện nhiều thành phần kinh tế và từ đây diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, các thành phần để tồn tại và phát triển. Trước tình hình đó công ty đã gặp phải không ít khó khăn khi thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, cũng như chính sách pháp luật thương mại luôn thay đổi, đặc biệt là sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút. Ngày nay yêu cầu lựa chọn hàng hoá, dịch vụ ngày càng cao hơn. Do đó để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng và thúc đẩy hơn nữa việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, tạo lập một chỗ đứng vững vàng trên thị trường thì đồi hỏi công ty phải xây dựng được mối quan hệ Marketing cho phù hợp trong kinh doanh trên cơ sở phát huy toàn bộ nội lực của công ty. Đứng trước những khó khăn như vậy công ty ngày càng phải đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh của mình. Ban đầu doanh nghiệp chỉ kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ là bán các loại dầu của hãng dầu ESSO, kinh doanh cho thuê kho, vận tải hàng hoá. Nay công ty đã mở rộng mặt hàng hơn như là cho thuê kho thì nhận làm đại lí bán sản phẩm cho họ luôn. Hay là dịch vụ vận tải hàng hoá thì mở rộng thêm các dịch vụ như là nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, làm thủ tục hải quan, đóng gói hàng hoá. Mặt hàng kinh doanh, dịch vụ của công ty có đặc điểm là phải quan hệ rộng, tiếp xúc nhiều với người nước ngoài, liên quan nhiều đến xuất nhập khẩu . Yêu cầu nhân viên công ty phải trình độ tiếng Anh tốt, sử dụng máy vi tính thành thạo, nắm vững nghiệp vụ xuất nhập khẩu. BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH MỘT SỐ HÀNG HOÁ DỊCH VỤ BÁN RA CỦA CÔNG TY Đơn vị : 1 000 000 đồng Hàng hoá dịch vụ  Năm 2000  Năm 2001    Doanh thu  Doanh thu   - KD dịch vụ -KD vận tải -Doanh thu nhập uỷ thác -Doanh thu vận tải và giao nhận -KD dầu ESSO  2.055 286 6 594 11.720  1.669 266 3 1.789 11.756   Tổng cộng  14.661  15.483   2.1.2 Thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của công ty Thị trường là nhân tố quyết định đến các loại hàng hoá, dịch vụ mà công ty bán ra , nó quyết định đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng công ty ngày càng chú trọng hơn đến việc mở rộng thị trường nhằm nâng cao thị phần, tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Công ty hoạt động trong một thị trường rộng lớn không thể phục vụ và đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng trong thị trường. Để hoạt động có hiệu quả, công ty đã nhận dạng những khách hàng hấp dẫn nhất mà công ty có thể đáp ứng một cách có hiệu quả và có lợi nhuận cao nhất. Công ty đã phân đoạn thị trường ra những đoạn thị trường mục tiêu và tập trung nỗ lực cao nhất cho thị trường mục tiêu. Thị trường trọng điểm của công ty là thị trường ở khu vực nội thành Hà Nội, các đối tác làm ăn từ lâu rồi. Ngoài ra còn ở một số quận huyện ngoại thành như : Huyện Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm. Trên cơ sở số liệu thu được công ty đã tiến hành phân đoạn thị trường trọng điểm thành các đoạn thị trường nhỏ khác nhau. Để từ đó đưa ra các chính sách về sản phẩm, giá cả, khuyếch trương cho phù hợp. Đối với các khách hàng giao dịch thường xuyên thì công ty đã có các chính sách giảm giá và chiết khấu thích hợp nhằm khuyến khích các bạn hàng làm ăn lâu dài. Bên cạnh đó công ty cũng bố trí các lực lượng bán hàng gồm cả người lẫn phương tiện vận chuyển để có thể đáp ứng cung cấp cho khách hàng mọi lúc mọi nơi. 2.1.3 Giá cả, phương pháp định giá và mức giá hiện tại của một số mặt hàng của công ty Đối với công ty Kho vận và dịch vụ thương mại thì chính sách giá cả mà công ty đang áp dụng là định giá theo chi phí bỏ ra cộng với lợi nhuận dự kiến được mô tả qua công thức sau : Giá bán = Giá mua + Tổng các chi phí + Lợi nhuận dự kiến   Nhưng trong khoảng thời gian gần đây thì kỹ thuật định giá của công ty được định giá một cách linh hoạt hơn, công ty định giá dựa trên nhiều căn cứ. Các cắn cứ định giá giúp công ty tiến hành định giá bao gồm : - Định giá căn cứ theo tình hình thị trường : Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một tất yếu cung và cầu thị trường sẽ quyết định giá cả hàng hoá, dịch vụ. Công ty cũng tuân theo quy luật thị trường, công ty quản lí và kiểm soát giá cả dựa trên nhu cầu thị trường. Công ty có thể định giá tăng khi nhu cầu trên thị trường tăng. Ví dụ như dịp giáp tết hàng hóa trên thị trường vận chuyển tăng công ty có thể nâng giá dịch vụ mà công ty cung cấp. - Định giá có sự phân biệt : Công ty thay đổi giá căn bản, đối với những khách hàng tiềm năng lớn có quan hệ làm ăn lâu dài. Công ty giảm giá bán, chiết khấu phần trăm, cho trả chậm. Mục tiêu, chính sách của công ty là giữ vững thị phần đã có và tiếp tục mở rộng tìm kiếm các đối tác làm ăn lâu dài, ổn định. GIÁ BÁN THỰC TẾ CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY ĐV : Đồng Hàng hoá dịch vụ  Đơn vị tính  Giá bán   ESSO 4T POWER 0,7 ESSO 4T POWER 0,8 ESSO 4T POWER 1 ESSO 4T MORTORCYCLE OIL 0,7 ESSO 4T MORTORCYCLE OIL0,8 ESSO 4T MORTORCYCLE OIL 1 ESSO 2T MORTORCYCLE OIL 1  Lít Lít Lít Lít Lít Lít Lít  23.000 24.000 25.500 21.000 22.000 23.500 23.000   2.1.4 Hệ thống phân phối sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của công ty Qua khảo sát thực tế, quá trình phân phối sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của công ty Kho vận và dịch vụ thương mại gồm các yếu tố sau : - Nhà cung cấp ( nhà cung cấp dịch vụ, nhà nhập khẩu, nhà sản xuất ). - Nhà trung gian ( Đại lí, các cửa hàng bán lẻ ). - Kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển. - Dịch vụ mua bán, thông tin thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân phối sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Công ty đã tiến hành thành lập thiết kế các kênh phân phối. Việc xác định các kênh phân phối có ý nghĩa rất quan trọng. Một kênh phân phối hợp lí sẽ giúp cho công ty tiết kiệm rất nhiều chi phí giá trị kênh, vận động hàng hoá thông suốt và liên tục, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường. Cho đến nay công ty đã sử dụng các loại kênh phân phối được mô tả theo sơ đồ sau : Kênh 1 Kênh2 Công ty đã sử dụng 2 loại kênh phân phối. Trong 2 loại kênh phân phối kênh thứ nhất là kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối thứ 2 là kênh gián tiếp mà trung gian là các cửa hàng bán lẻ. Kênh phân phối càng dài qua nhiều khâu trung gian thì phát sinh chi phí càng lớn làm cho giá bán hàng hoá, dịch vụ của công ty tăng lên. Như vậy chọn kênh phân phối hợp lí sẽ làm giảm tối thiểu chi phí kinh doanh luôn là nhiệm vụ quan trọng đối với các cán bộ, nhân viên phòng kinh doanh của công ty. Tuy nhiên việc lựa chọn kênh phân phối còn phụ thuộc vào doanh số hàng hoá, lợi nhuận mà công ty thu lại. Marketing - Mix ( Marrketing hỗn hợp ) là sự phối hợp hay sắp xếp các thành phần của Marketing sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nếu sự sắp xếp, phối hợp này tốt thì sự làm ăn của doanh nghiệp sẽ thành đạt và phát triển. Trong quá trình kinh doa
Luận văn liên quan