Báo cáo Thực tập tại công ty quản lý bến xe Hà Nội

Thực tập tốt nghiệp là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi sinh viên trước khi kết thúc khoá học . Đây là phương pháp thực tế hóa kiến thức giúp cho sinh viên khi ra trường có thể vững vàng, tự tin hơn để đáp ứng được yêu cầu cuả xã hội nói chung và của các công việc nói riêng .Trong thời gian thực tập này sinh viên được tiếp cận với tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như quan sát để học tập phong cách và kinh nghiệm làm việc, học hỏi nhiều nội dung trong thực tế đồng thời để phát hiện ra những kiến thức chưa đầy đủ từ đó bổ sung, bù đắp chúng trước khi ra trường . Với bản thân là một sinh viên chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, mục tiêu đặt ra cho 06 tuần thực tập của em là học hỏi thêm những kinh nghiệm thực tế đồng thời được trực tiếp tìm hiểu những công việc liên quan đến chuyên ngành đã học. Được sự giới thiệu của nhà trường và đồng ý của Công ty quản lý bến xe Hà Nội em đã được thực tập ở đây .Trong quá trình thực tập tổng hợp, em đã tiếp cận được một số nội dung về hoạt động kinh doanh chung của Công ty , và công tác tổ chức lao động tại đơn vị . Vì điều kiện thời gian có hạn với cách tiếp cận , tìm hiểu và phân tích tình hình thực tế còn nhiều hạn chế , nên bản báo cáo này không thể tránh khỏi thiếu sót . Em rất mong được sự đóng góp, bổ sung, sửa chữa của các Thầy, Cô giáo, và toàn thể cán bộ công nhân viên đơn vị thực tập. Xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn : ThS. Trần Thị Hòa , cùng tập thể cán bộ công nhân viên Công ty quản lý bến xe Hà Nội đã nhiệt tình giành thời gian quý báu giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành bài báo cáo thực tập này . Bản báo cáo thực tập của em gồm 2 phần : Phần 1: Thực tập chung Khái quát chung về Công ty quản lý bến xe Hà Nội Phần 2 : Thực tập chuyên sâu Công tác tổ chức lao động tại đơn vị

doc55 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3577 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty quản lý bến xe Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TT  NỘI DUNG  Trang    LỜI MỞ ĐẦU  2   PHẦN I  THỰC TẬP CHUNG  3   1.1  KHÁI QUÁT CHUNG  3   1.1.1  Thông tin về doanh nghiệp  3   1.1.2  Quá trình hình thành và phát triển  5   1.1.3  Chức năng nhiệm vụ của công ty  6   1.1.4  Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban  6   1.1.5  Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của đơn vị  10   1.2  CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG  11   1.2.1  Công tác kế hoạch  11   1.2.2  Công tác tài chính kế toán  16   1.2.3  Công tác tổ chức nhân sự  23   1.2.4  Công tác tổ chức quản lý và điều hành xe  25   1.3  KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  32   1.3.1  Kết quả hoạt động kinh doanh  32   1.3.2  Đánh giá tình hình kinh doanh  33   PHẦN II  THỰC TẬP CHUYÊN SÂU  34   2.1.  THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI ĐƠN VỊ  34   2.1.1.  Lực lượng và cơ cấu lao động  34   2.1.2  Phân công lao động và hợp tác lao động  36   2.1.3  Thực hiện định mức lao động  37   2.1.4  Tổ chức và phục vụ chỗ làm việc  38   2.1.5  Các hình thức kích thích vật chất, tinh thần đối với người lao động  39   2.1.6  Bồi dưỡng và nâng cao trình độ, chuyên môn cho người lao động  40   2.1.7  Điều kiện lao động chế độ làm việc và nghỉ ngơi  41   2.1.8  Tổ chức thi đua trong đơn vị  43   2.1.9  Kỷ luật lao động  48   2.2  ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY QUẢN LÝ BẾN XE HÀ NỘI  52   2.2.1  Những kết quả đạt được.  52   2.2.2  Một số tồn tại  53    KẾT LUẬN  54    TÀI LIỆU THAM KHẢO  55   MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi sinh viên trước khi kết thúc khoá học . Đây là phương pháp thực tế hóa kiến thức giúp cho sinh viên khi ra trường có thể vững vàng, tự tin hơn để đáp ứng được yêu cầu cuả xã hội nói chung và của các công việc nói riêng .Trong thời gian thực tập này sinh viên được tiếp cận với tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như quan sát để học tập phong cách và kinh nghiệm làm việc, học hỏi nhiều nội dung trong thực tế đồng thời để phát hiện ra những kiến thức chưa đầy đủ từ đó bổ sung, bù đắp chúng trước khi ra trường . Với bản thân là một sinh viên chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, mục tiêu đặt ra cho 06 tuần thực tập của em là học hỏi thêm những kinh nghiệm thực tế đồng thời được trực tiếp tìm hiểu những công việc liên quan đến chuyên ngành đã học. Được sự giới thiệu của nhà trường và đồng ý của Công ty quản lý bến xe Hà Nội em đã được thực tập ở đây .Trong quá trình thực tập tổng hợp, em đã tiếp cận được một số nội dung về hoạt động kinh doanh chung của Công ty , và công tác tổ chức lao động tại đơn vị . Vì điều kiện thời gian có hạn với cách tiếp cận , tìm hiểu và phân tích tình hình thực tế còn nhiều hạn chế , nên bản báo cáo này không thể tránh khỏi thiếu sót . Em rất mong được sự đóng góp, bổ sung, sửa chữa của các Thầy, Cô giáo, và toàn thể cán bộ công nhân viên đơn vị thực tập. Xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn : ThS. Trần Thị Hòa , cùng tập thể cán bộ công nhân viên Công ty quản lý bến xe Hà Nội đã nhiệt tình giành thời gian quý báu giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành bài báo cáo thực tập này . Bản báo cáo thực tập của em gồm 2 phần : Phần 1: Thực tập chung Khái quát chung về Công ty quản lý bến xe Hà Nội Phần 2 : Thực tập chuyên sâu Công tác tổ chức lao động tại đơn vị PHẦN 1 THỰC TẬP CHUNG 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG 1.1.1 THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP Tên giao dịch: Công ty quản lý bến xe Hà Nội. Có trụ sở tại: Gác 2 bến xe phía Nam – phường Giáp Bát – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Đơn vị chủ quản : Sở giao thông công chính Thành phố Hà Nội. Có đăng ký kinh doanh số : 111349 ngày 10/10/1996 với số vốn điều lệ 9.800.748.565 đồng. Công ty quản lý bến xe Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước đầu tư vốn ban đầu và quản lý với tư cách là chủ sở hữu. - Công ty quản lý bến xe Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước công bố nagỳ 30/4/1995 và nghị định 56CP ngày 2/10/1996 về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. - Có đầy đủ tư cách pháp nhân , có con dấu riêng, được mở tàI khoản tiền Việt và Ngoại tệ tại ngân hàng theo quy định hiện hành của nhà nước. - Thực hiện hạch toán độc lập. 1.1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Tiền thân của Công ty là xí nghiệp vật tư Giao thông vận tải Hà Nội với chức năng, nhiệm vụ cung ứng vật tư của nghành Giao thông vận tải và được thành lập vào ngày 28/2/1985 với quyết định 632 qd/TCCQ của UBND Thành phố Hà Nội. Trước yêu cầu bức thiết nhằm lập lại trật tự vận tải hành khách đô thị ngày 24/02/1992 của UBND thành phố Hà Nội ra quyết định 343 QD/UB về việc chuyển 2 đoàn xe Kim Liên và Kim Mã sáp nhập bến xe phía nam thành Công ty VTHK phía Nam Hà Nội, đưa công tác phục vụ hành khách theo chu trình khép kín giữa bến và xe, ngăn chặn xe khách vào trong thành phố. Với gần 200 xe hoạt động trên các tuyến phía Nam và phía tây thành phố, Công ty đã chỉ đạo việc kinh doanh có lãi đồng thời thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các bến xe phía Nam và Kim Mã. Với chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước nhằm tách biệt chức năng quản lý nhà nước trên các bến xe và hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải, trên cơ sở đó tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên các bến xe, nhằm phục vụ hành khách cả nước qua lại thủ đô Hà Nội ngày càng tốt hơn. Ngày 25/05/1996 Công ty quản lý Bến xe Hà Nội đã ra đời. Kể từ đây công ty đã được nhà nước giao quyền quản lý các bến xe trong thành phố Hà Nội, gồm các bến: - Bến xe phía Nam Hà Nội (Giáp Bát): Có diện tích 29.631,5 m2 thuộc địa bàn phường Giáp Bát – quận Hai Bà Trưng Hà Nội. Công trình được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 1991, có đầy đủ hệ thống phục vụ như : Nhà chờ, nhà bán vé, sân bãi, đón trả khách,mạng lưới dich vụ đời sống, dịch vụ kỹ thuật, có quy trình hoạt động hợp lý dảm bảo phục vụ hành khách chu đáo an toàn, văn minh, lịch sự.Bến xe phía Nam đã đáp ứng nhu cầu di lại của nhân dân từ Hà Nội đi các tỉnh phía Nam và ngược lại trên 90 tuyến đường. - Bến xe phía Tây Hà Nội ( Kim Mã ): Có diện tích là 3.688,5 m2 thuộc địa bàn phường Kim Mã - Ba Đình -, phục vụ hành khách Từ Hà Nội đi các tỉnh phía Tay và ngựoc lại trên 27 tuyến đường. - Bến xe phía Bắc Hà Nội ( Gia Lâm ): Có diện tích là 11.468,5 m2 thuộc địa bàn phường Ngọc Lâm- Long Biên – Hà Nội. Được đưa vào sử dụng năm 1985, bao gồm cá hạng mục công trình phục vụ hành khách đi lại từ Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc và ngược lại trên 51 tuyến đường. Với quy mô hoạt động trên Công ty quản lý bến xe Hà Nội đã góp phần tích cực trong việc lập lại trật tự kỷ cưong, an toàn giao thông và an ninh xã hội ở thủ đô Hà Nội. 1.1.3 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY a/Chức năng: - Thực hiện chức năng quản lý toàn bộ hệ thống bến xe liên tỉnh Hà Nội. - Quản lý và khai thác các điểm đỗ xe tải do sở giao thông công chinh giao. - Kinh doanh dịch vụ, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước theo quy định . b/Nhiệm Vụ: Theo quy định số 1818/QDUB cảu UBND thành phố Hà Nội quyết định về nhiệm vụ, tính chất của công ty như sau: * Quản lý bến xe ôtô khách liên tỉnh - Tổ chức bán vé, điều vận khách và phương tiện tại bến theo quy định của Chính phủ và Bộ giao thông vận tải. - Quản lý và khai thác các bến xe được giao theo quy định hiện hành của Nhà nước và UBND thành phố. - Chủ động phối hợp với các lực lượng công an, thanh tra Giao thông công chính, chính quyền địa phương để đảm bảo trật tự , an toàn giao thông và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi bến xe. * Kinh doanh dich vụ của công ty - kinh doanh ăn uống, tạp hoá, nghỉ trọ tại các bến xe và địa điểm khác của công ty. - Dịch vụ sữa chữa, bao dưỡng xe. * Liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ của công ty. * Nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ nhiệm vụ được giao của Công ty. Hiện nay nhiệm vụ chủ yếu của công ty là quản lý các bến xê ôtô khách liên tỉnh, còn cá nhiệm vụ khác chỉ mới được khai thác nhưng chưa nhiều. Nhưng theo ban lãnh đạo Công ty những nhiệm vụ khác sẻ được phát triển trong tưong lai không xa Quyết định số 1818 QĐ/UB của UBND thành phố Hà Nội cũng nêu rõ tính chất nhiệm vụ quản lý bến xe của công ty là: - Tài sản của bến xe là tài sản của nàh nước và sẻ được quản lý theo quy chế cộng sản. - Các nguồn thu tại bến xe phải theo quy định của Chính phủ và Bộ giao thông vận tải. - Các bến xe được hạch toán ấy thu bù chi và phải nộp các khoản thu về nhà nước theo quy định hiện hành. 1.1.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC & CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘ PHẬN 1.1.4.1 Cơ cấu tổ chức Để thực hiện nhiệm vụ do UBND thành phố và sở giao thông công chính Hà Nội giao , tổ chức bộ máy quản lý của công ty được hình thành như sau: + Giám đốc + Các phó giám đốc + Phòng kế hoạch đầu tư + Phòng tài vụ + Phòng tổ chức hành chính + Xí nghiệp quản lý bến xe phía Nam + Xí nghiệp quản lý bến xe phía Tây + Xí nghiệp quản lý bến xe phía Bắc  Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty 1.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận. Giám đốc công ty: là người được nhà nước bổ nhiệm giao quyền quản lý điều hành doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng như kết qủa của hoạt động đó. Giám đốc công ty quản lý Bến xe Hà Nội do chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội bổ nhiệm theo đề nghị của giám đốc Sở GTCC. Giám đốc công ty trược tiếp chỉ đạo một số nội dung công tác mang tính chất chiến lược của công ty như: - Quy hoạch đầu tư phát triển trước mắt, lâu dài của công ty. - Tổ chức điều hành bộ máy quản lý của công ty. - Chiến lược thực hiện chức năng quản lý nhà nước, sản xuất kinh doanh và chiến lược tài chính của công ty. Các phó giám đốc : Có 2 phó giám đốc, các phó giám đốc được giám đốc công ty uỷ quyền điều hành một hoăc một số mặt công tác của công ty. Các phó giám đốc phải chịu trách nhiệm các nhân trước giám đốc công ty về các mặt công tác được giao - Một phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động của các bến. - Một phó giám đốc chịu trách nhiệm về hoạt động kế hoạch đầu tư. Các phòng ban quản lý của công ty: * Phòng tổ chức hành chính : Gồm có 11 người - Là phòng có chức năng tham mưu giúp việc cho ban giam đốc công ty về công tác tổ chức và quản lý nhân sự, đảm bảo điều kiện hậu cần phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động , thực hiện pháp luật của nhà nước về trật tự an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông , phòng chống cháy nổ, công tác quân sự, tự vệ của công ty. - Nhiệm vụ của phòng là: Giúp giám đốc công ty trong công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ, tuyển chọn đề bạt, sử dụng, điều động nhằm đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và phát triển lâu dài của công ty. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tiền lương. Nghiên cứu và triển khai thực hiện các chế độ của cán bộ công nhân viên của công ty. Tham mưu giúp giám đốc xây dựng hệ thống quy chế quản lý và phục vụ của công ty. Tổ chức phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện. *Phòng kế hoạch đầu tư: Gồm có 13 người - Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong công việc xây dựng kế hoạch tổng hợp, quy hoạch và thực hiện kế hoạch đầu tư mới các công trình, dự án của công ty. Giúp giám đốc trong công tác liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước. Đồng thời giúp việc cho giám đốc trong công việc quản lý điều hành vận tải hành khách tại các bến xe của công ty. - Nhiêm vụ của phòng kế hoạch đầu tư Tổ chức khảo sát, điều tra, nắm bắt, dự báo tình hình để xây dựng quy hoạch chiến lược phát triển trước mắt và lâu dài của công ty. Giúp giám đốc trong việc tổ chức khai thác , kí kết hợp đồng vận chuyển hành khách và kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng đã ký. Lập kế hoạch bố trí, kiểm tra, theo dõi các luồng tuyến hoạt động biểu đồ hoạt động của các phương tiện vận tải tại các bến của công ty. Tổng hợp phân tích kết quả hoat động kinh doanh trên các bến hàng ngày, hàng tuần, tháng, quý và năm. * Phòng tài vụ: Gồm có 9 người - Có chức năng tham mưu cho giám đóc trong việc tổ chức quản lý toàn bộ hoạt động tài chính. Giúp giam đốc trong việc tổ chức hạch toán kinh doanh tập chung của công ty, đảm bảo tự chủ theo quy định hiện hành của nhà nước. - Nhiệm vụ của phòng là tổ chức hệ thống kế toán hợp lý để thực hiện công tác hạch toán tập trung của công ty và phân cấp hạch toán thu, chi, khoán.. cho các xí nghiệp thành viên. Đề xuất các biện pháp và tổ chức thực hiện việc quản lý sử dụng tài sản, tiền vốn nhằm đảm bảo hiệu qủ sản xuất kinh doanh và quản lý nhà nước, bảo toàn và phát triểnvốn của công ty. Tham mưu trong việc xây dựng các quy chế quản lý tài sản, phương tiện , vật tư, hàng hoá, tiền của công ty. * Các Xí nghiệp thành viên của công ty. Được giám đốc Sở GTCC Hà Nội ra quyết định thành lập , có tư cách pháp nhân không đầy đủ, hạch toán nội bộ trong công ty, thực hiện nhiệm vụ cụ thể do giám đốc công ty giao. - Xí nghiệp quản lý bến xe phía Nam Hà Nội thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại bến xe phía Nam Hà Nội, phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách các tuyến từ tả ngạn sông Hồng đi các tỉnh phía Nam và ngược lại. - Xí nghiệp quản lý bến xe phía Bắc Hà Nội thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại bến xe phía Bắc Hà Nội, phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách các tuyến từ hữu ngạn sông Hồng đi các tỉnh phía Bắc và ngược lại. - Xí nghiệp quản lý bến xe phía Tây Nội thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại bến xe phía TâyNội, phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách các tuyến từ tả ngạn sông Hồng đi các tỉnh phía Tây ngược lại. 1.1.4.3 Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của công ty Với mô hình quản lý trực tuyến chức năng, các chức năng trong công ty được chuyên môn hoá cao. Mỗi phòng ban có nhiệm vụ riêng nhưng không rời rạc mà liên kết thành một hệ thống không thể tách rời. Những quyết định ở các phòng ban chỉ có hiệu lực khi đã thông qua giám đốc hoặc được giám đốc uỷ quyền.Trong những năm gần đây để phù hợp với nền kinh tế thị trường công ty đã liên tục thực hiện công tác tinh giảm, sàng lọc lao động, giảm thiểu lao động gián tiếp, xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh hoạt... 1.1.5 CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ 1. Vận tải khách công cộng 2. Vận tải khách theo tuyến cố định 3. Vận tải khách theo hợp đồng 4. Dịch vụ vận chuyển hàng hoá, hành lý 5. Tổ chức quản lý các Bến xe, bãi xe và các điểm đỗ xe - Quản lý các tuyến xe ngoại tỉnh từ bến xe Mỹ Đình - Quản lý các tuyến xe ngoại tỉnh từ bến xe Giáp Bát - Quản lý các tuyến xe ngoại tỉnh từ bến xe Gia Lâm - Quản lý các tuyến xe buýt từ Mỹ Đình - Quản lý các tuyến xe buýt từ Giáp Bát - Quản lý các tuyến xe buýt từ Gia Lâm 6. Tổ chức các điểm bán vé và đưa đón khách trên địa bàn thành phố 7. Kinh doanh nhà khách, ăn uống, sửa chữa xe, cung ứng vật tư, xăng dầu và các hoạt động kinh doanh khác nhằm khai thác tối đa mặt bằng tại các bến xe,bãi xe, điểm đỗ xe 8. Tổ chức đào tạo lái xe 9. Dịch vụ văn hoá phẩm và gia công cung ứng tole các loại 10. Cho thuê mặt bằng, kiôt, nhà xưởng, kho chứa hàng 1.2 CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG 1.2.1 CÔNG TÁC KẾ HOẠCH 1.2.1.1 Các loại công tác kế hoạch của doanh nghiệp a/ Kế hoạch doanh thu Kế hoạch doanh thu được xây dựng trên cơ sở khảo sát , phân tích môi trường kinh doanh , về các dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp, nhằm đáp ứng tốt với nhu cầu thị trường và đạt mức lợi nhuận mong muốn của doanh nghiệp . Các yếu tố cần chú ý khi xây dựng kế hoạch doanh thu là : Các chủ trương , chính sách của Nhà nước, tổng công ty và địa phương. Chính sách giá cước , lộ trình tự do hóa thị trường , chuyển dịch cơ cấu kinh tế , quy hoạch khu dân cư , khu công nghiệp , khu chế xuất ….. Các điều kiện tự nhiên xã hôi như khí hậu, địa hình , dân số , thành phần dân cư, dân trí …. Thực trạng về nguồn lực : Năng lực mạng lưới , công nghệ , vốn đầu tư , vốn lưu động , số lượng lao động , cơ cấu lao động . Tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh năm trước b/ Kế hoạch quảng cáo Công ty lập các kế hoạch khai thác quảng cáo trên các tuyến xe đơn vị quản lý , các tuyến xe buýt nội đô và các tuyến đường dài . c/ Kế hoạch lao động tiền lương - Kế hoạch lao động Kế hoạch lao động phản ánh số lượng lao động trong năm kế hoạch ( kể cả nhu cầu điều chỉnh tăng ,giảm ) trong đó phản ánh yêu cầu về trình độ, ngành nghề độ tuổi , giới tính cần tuyển dụng cho các bộ phận công tác . Kế hoạch lao động được xây dựng trên cơ sở : định mức lao động , thực trạng lao động hiện có, cơ cấu và chất lượng lao động , mục tiêu dịch chuyển cơ cấu lao động cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh ,phát triển mạng lưới của đơn vị. Kế hoạch tiền lương Kế hoạch tiền lương phản ánh tổng quỹ lương , tiền lương bình quân /người của đơn vị trong năm kế hoạch.Quỹ tiền lương của đơn vị được hình thành trên cơ sở đơn giá tiền lương năm kế hoạch của đơn vị tính trên chỉ tiêu doanh thu. d/ Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản phải được xây dựng trên cơ sở các quy định về quản lý đầu tư & xây dựng của Nhà nước , bộ Kế hoạch và đầu tư , bộ Xây dựng ,tổng công ty. Hàng năm ,Tổng công ty hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản .Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản phản ánh việc tăng cường năng lực tài sản cố định phục vụ cho mục tiêu hoạt động công ích và kinh doanh của đơn vị .Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, phải thể hiện rõ nguồn vốn đầu tư và mục tiêu đầu tư. e/ Kế hoạch phòng chống và giảm nhẹ thiên tai Kế hoạch phòng chống và giảm nhẹ thiên tai phản ánh các hoạt động cần thiết phải chuẩn bị trước để phòng ngừa và khắc phục hậu quả của thiên tai, hoả hoạn hay sự cố bất thường khác và nhu cầu kinh phí cho các hoạt động đó . f/ Kế hoạch sửa chữa tài sản Kế hoạch sửa chữa tài sản cố định phản ảnh danh mục ,thời gian , nội dung sửa chữa và nhu cầu về kinh phí tương ứng đối với mỗi loại tài sản cố định Nguồn chi sửa chữa tài sản cố định, được công ty quy định đối với mỗi bộ phận phòng ban, căn cứ vào nguyên giá tài sản cố định và các tiêu thức khác theo quy định của công ty. Các bộ phận, phòng ban có trách nhiệm sử dụng hiệu quả nguồn chi này đúng mục tiêu , đúng quy định Nhà nước và Tổng công ty về chi sửa chữa tài sản cố định. Kế hoạch sửa chữa tài sản cố định được xây dựng căn cứ vào nhu cầu phục hồi năng lực tài sản cố định đang sử dụng. g/ Kế hoạch tổng hợp thu chi tài chính Kế hoạch tổng hợp thu chi tài chính thể hiện kết quả xuất kinh doanh của công ty và mối quan hệ tài chính với tổng công ty, với Nhà nước. Kế hoạch tổng hợp thu chi tài chính của được xây dựng trên cơ sở kế hoạch doanh thu , chi phí từng hoạt động của công ty , các quy định của Nhà nước về tài chính, thuế và trích lập các quỹ , quy chế tài chính của Tổng công ty . 1.2.1.2 Quy trình lập kế hoạch Khi lập kế hoạch phải căn cứ vào phương hướng ,nhiệm vụ và mục tiêu, các chỉ tiêu hướng dẫn của Tổng công ty , kết hợp với phân tích nhu cầu thị trường , khả năng các nguồn lực và các nhân tố mới có thể nảy sinh trong kỳ kế hoạch để xây dựng các loại kế hoạch. Quy trình lập kế hoạch tại Công ty như sau : Nhận biết cơ hội kinh doanh   Xác định mục tiêu tổng quát   Rà xét các tiền đề căn cứ   Hoạch định các phương án kinh doanh   Đánh giá và so sánh lựa chọn phương án   Xây dựng các phương án kế hoạch hỗ trợ   Lượng hàng hóa bằng phương pháp ngân quỹ   Hình 1.2 Quy trình lập kế hoạch Bước 1 : Nhận biết cơ hội kinh doanh Dựa trên kết quả điều tra thị trường Tình hình kinh tế xã hội Các dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Khả năng và nguồn lực của đơn vị Nhu cầu của khách hàng Bước 2 : Xác định các mục tiêu tổng quát của hoạt động kinh doanh Trong ngắn hạn là mục tiêu về tốc độ tăng trưởng sản xuất Trong dài hạn là đị
Luận văn liên quan