Báo cáo Thực tập tại công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may VINATEXIMEX

Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu dệt may được thành lập trên cơ sở hợp thống nhất công ty thuơng mại số 1 và công ty xuất nhập khẩu dệt may theo quyết định số 87/QD-HDQT của hội đồng quản trị tổng công ty dệt may VIÊT NAM ngày 21 –12 –2006 Tên giao dich quốc tế: THE GARMENT –TEXTILES IN PORT –EXPORRT AN PRODCTION CORPORRATION . Tên viết tắt: VINATEXIMEX Trụ sở công ty đặt tại: Số 20 đường Lĩnh Nam – quận Hoàng Mai – Tp. Hà Nội. Công ty được thành lập với chức năng là đơn vị sản xuất kinh doanh phụ thuộc của Tổng công ty Dệt may Việt Nam (hiện nay đổi thành Tập đoàn dệt may Việt Nam, gọi tắt là tập đoàn dệt may). Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu sự giám sát, chỉ đạo của tập đoàn theo chiến lược phát triển chung vào theo như các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm mà công ty được giao. Trong điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty do hội đồng quản trị tập đoàn quy định, công ty có nhiệm vụ kinh doanh trong các ngành nghề lĩnh vực sau: - Công nghiệp dệt may: kinh doanh nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm và các sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may; sản xuất kinh doanh hàng dệt may gồm các chủng loại xơ sợi vải, hàng may mặc dệt kim chỉ khâu, khăn bông len, thảm đay tơ, tơ tằm. Kinh doanh nguyên liệu bông xơ; kiểm nghiệm chất lượng bông xơ phục vụ cho sản xuất kinh doanh và nghiên cứu khoa học. - Xuất nhập khẩu: Hàng dệt may (gồm các chủng loại bông xơ, sợi, vải, hàng may mặc, dệt kim, chỉ khâu, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm, nguyên liệu), thiết bị phụ tùng ngành dệt may, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm; Hàng công nghệ thực phẩm; Nông, lâm, hải sản; Thủ công mỹ nghệ; Ô tô, xe máy, các mặt hàng tiêu dùng khác; Trang thiết bị văn phòng; Thiết bị tạo mẫu thời trang; Phương tiện vận tải, vật liệu điện, điện tử, cao su. - Dịch vụ: Thi công, lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp phục vụ ngành dệt may; Thi công lắp đặt hệ thống điện lạnh; Tư vấn, thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc thiết bị cho ngành dệt may, da giầy; lắp đặt hệ thống điện công nghiệp, hệ thống cẩu, thang nâng hạ, thang máy; sản xuất kinh doanh sửa chữa lắp đặt cc sản phẩm cơ khí và máy móc thiết bị công nghiệp. Thực hiện các dịch vụ thương mại và công việc có tính chất công nghiệp dịch vụ đào tạo nghề may công nghiệp; Uỷ thác mua bán xăng dầu; kinh doanh kho vận, kho ngoại quan; Dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, văn phòng, vận tải, du lịch lữ hành trong nước. - Kinh doanh thương mại: Kinh doanh hàng công nghệ phẩm; Nông, lâm, hải sản; Thủ công mỹ nghệ; Ô tô, xe máy; Các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng khác; Thiết bị phụ tùng ngành dệt may; Trang thiết bị văn phòng; Văn phòng phẩm; Thiết bị tạo mẫu thừi trang; Phương tiện vận tải: Vật liệu điện, điện tử, đồ nhựa, cao su; Nước uống dinh dưỡng và mỹ phẩm các loại; Phụ tùng, máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp; Dụng cụ quang học, hệ thống kiểm tra đo lường phục vụ các công tác thí nghiệm; Phế liệu và thành phẩm sắt, thép và kim loại mầu.

docx34 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4513 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may VINATEXIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 1. Quá trính hình thành của công ty Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu dệt may được thành lập trên cơ sở hợp thống nhất công ty thuơng mại số 1 và công ty xuất nhập khẩu dệt may theo quyết định số 87/QD-HDQT của hội đồng quản trị tổng công ty dệt may VIÊT NAM ngày 21 –12 –2006 Tên giao dich quốc tế: THE GARMENT –TEXTILES IN PORT –EXPORRT AN PRODCTION CORPORRATION . Tên viết tắt: VINATEXIMEX Trụ sở công ty đặt tại: Số 20 đường Lĩnh Nam – quận Hoàng Mai – Tp. Hà Nội. Công ty được thành lập với chức năng là đơn vị sản xuất kinh doanh phụ thuộc của Tổng công ty Dệt may Việt Nam (hiện nay đổi thành Tập đoàn dệt may Việt Nam, gọi tắt là tập đoàn dệt may). Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu sự giám sát, chỉ đạo của tập đoàn theo chiến lược phát triển chung vào theo như các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm mà công ty được giao. Trong điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty do hội đồng quản trị tập đoàn quy định, công ty có nhiệm vụ kinh doanh trong các ngành nghề lĩnh vực sau: - Công nghiệp dệt may: kinh doanh nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm và các sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may; sản xuất kinh doanh hàng dệt may gồm các chủng loại xơ sợi vải, hàng may mặc dệt kim chỉ khâu, khăn bông len, thảm đay tơ, tơ tằm. Kinh doanh nguyên liệu bông xơ; kiểm nghiệm chất lượng bông xơ phục vụ cho sản xuất kinh doanh và nghiên cứu khoa học. - Xuất nhập khẩu: Hàng dệt may (gồm các chủng loại bông xơ, sợi, vải, hàng may mặc, dệt kim, chỉ khâu, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm, nguyên liệu), thiết bị phụ tùng ngành dệt may, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm; Hàng công nghệ thực phẩm; Nông, lâm, hải sản; Thủ công mỹ nghệ; Ô tô, xe máy, các mặt hàng tiêu dùng khác; Trang thiết bị văn phòng; Thiết bị tạo mẫu thời trang; Phương tiện vận tải, vật liệu điện, điện tử, cao su. - Dịch vụ: Thi công, lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp phục vụ ngành dệt may; Thi công lắp đặt hệ thống điện lạnh; Tư vấn, thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc thiết bị cho ngành dệt may, da giầy; lắp đặt hệ thống điện công nghiệp, hệ thống cẩu, thang nâng hạ, thang máy; sản xuất kinh doanh sửa chữa lắp đặt cc sản phẩm cơ khí và máy móc thiết bị công nghiệp. Thực hiện các dịch vụ thương mại và công việc có tính chất công nghiệp dịch vụ đào tạo nghề may công nghiệp; Uỷ thác mua bán xăng dầu; kinh doanh kho vận, kho ngoại quan; Dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, văn phòng, vận tải, du lịch lữ hành trong nước. - Kinh doanh thương mại: Kinh doanh hàng công nghệ phẩm; Nông, lâm, hải sản; Thủ công mỹ nghệ; Ô tô, xe máy; Các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng khác; Thiết bị phụ tùng ngành dệt may; Trang thiết bị văn phòng; Văn phòng phẩm; Thiết bị tạo mẫu thừi trang; Phương tiện vận tải: Vật liệu điện, điện tử, đồ nhựa, cao su; Nước uống dinh dưỡng và mỹ phẩm các loại; Phụ tùng, máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp; Dụng cụ quang học, hệ thống kiểm tra đo lường phục vụ các công tác thí nghiệm; Phế liệu và thành phẩm sắt, thép và kim loại mầu. Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh (kiốt, trung tâm thương mại); Cho thuê kho, bãi đậu xe, dịch vụ giữ xe; Mua bán hàng dệt may thời trang, thực phẩm công nghệ, hoá mỹ phẩm, nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, vật liệu điện, điện tử, đồ nhựa, hàng công nghiệp tiêu dùng khác; Cho thuê nhà xưởng; Dịch vụ cho thuê nhà ở. - Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Công ty được thành lậpvới qui mô lúc đầu : -Vốn đầu tư chủ sở hữu : 35.878.504.864 vnđ -Trụ sở số 20 đường lĩnh nam với diện tích 1000 hai văn phòng cho thuê tại 57 phan chu trinh và 32 tràng tiền, hai văn phòng đại diện tại thành phố HCM và Hải Phòng -Số lao động lúc mới hợp nhất lên đến 193 người Chúng ta có thể thấy được sự vận động và phát triển của công ty từ những nguồn lực ban đầu này 2. Quá trình phát triển của công ty Sự phát triển của công ty được đặt nền móng trên cơ sở sự phát triển của các công ty trước khi hợp nhất. Về sự phát triển của công ty dịch vụ thương maị số 1 Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 301282 tháng 12 năm 1995 và chính thức hoạt động từ năm 1996.Quá trình phát riển của công ty có thể được chia thành hai giai đoạn . Giai đoạn đầu từ năm 1996 đến năm 2000, giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Trong giai đoạn đầu, công ty hoạt động với chức năng cung cấp các yếu tố sản xuất, phân phối sản phẩm và tư vấn xây lắp ngành dệt may. Giai đoạn 2001-2005 được coi là giai đoạn có sự chuyển biến quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Theo chỉ đạo của tổng công ty, nhằm tranh thủ được những lợi ích đem lại trong việc Việt Nam tích cực tham gia ngày càng sâu các liên kết kinh tế khu vực,công ty đã được phép tiến hành các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Về sự phát triển của công ty xuất nhập khẩu dệt may Cũng trong chiến lược tận dụng nhũng lợi thế của quốc gia nói chung và nghành dệt may nói riêng, ngày 14 tháng 7 năm 2000 công ty xuất nhập khẩu dệt may đã được thành lập, tiền thân của nó là ban xuất nhập khẩu của tổng công ty. Như vậy công ty xuất nhập khẩu chỉ mơí chính thức thành lập được 5 năm (từ năm 2001-2005) nhưng sự phát triển của nó đã băt đầu từ nhũng năm trước đó khi còn là một phòng ban của tổng công ty . Tuy công ty được thành lập với cái tên xuất nhập khẩu dệt may nhưng nó cũng tiến hành các hoạt động kinh doanh nội địa, theo số liệu năm 2005 thì doanh thu từ các hoạt động kinh doanh nội địa chiếm tới 23,24% tổng doanh thu, đạt 104.28 tỷ. Có thể nói việc Tổng Công ty Dệt may quyết định thành lập công ty XNK dệt may hay quyết định cho phép công ty thương mại số 1 tham gia lĩnh vực dệt may xuất nhập khẩu là những quốc sách mang tính chiến lược, phù hợp với xu thế hợp tác kinh tế quốc tế, xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới như hiện nay. Doanh thu và kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty dịch vụ và thương mại số 1 tăng liên tục trong các năm 2001-2005. Riêng với công ty xuất nhập khẩu doanh thu và kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng liên tục tăng trong các năm 2001-2004, nhưng đến năm 2005 cả doanh thu và kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty đều giảm so với năm 2004. Sự sụt giảm đó đánh giá là khó khăn chung tác động đến ngành dệt may như: - Việc WTO xoá bỏ hạn ngạch dệt may cho nước thành viên, đã tạo thuận lợi cho các cường quốc dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ tăng nhanh lượng hàng xuất khẩu và khả năng cạnh tranh. - Chi phí đầu vào như xơ, sợi tổng hợp tăng và lên xuống thất thường do biến động của giá dầu thế giới, giá cả điện nước, chi phí vận chuyển tăng tăng làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam. - Hạn hán kéo dài tại khu vực miền Trung, phía Bắc thuỷ điện Hoà Bình thiếu nước phát điện làm cho nhiều doanh nghiệp dệt may bị cắt điện. - Giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng ảnh hưởng đến phần lớn bộ phận dân cư gây khó khăn trong tiêu thụ. - Năm 2005 các ngân hàng tiếp tục giảm hạn mức cho vay và đồng thời tăng lãi suất đối với doanh nghiệp dệt. Nhận định được những khó khăn trước mắt của ngành nói chung và của 2 công ty nói riêng, tổng công ty đã ra quyết định hợp nhất hai công ty thành công ty sản xuất - xuất nhập khẩu dệt may. Quyết định hợp nhất hai công ty cũng là để hai công ty có thể tận dụng được thế mạnh của nhau, khắc phục những tồn tại, cùng chung sức để thực hiện mục tiêu phát triển. Các kết quả kinh doanh của công ty năm 2006 được nêu trong phần thực trạng hoạt động của công ty sẽ minh chứng cho tầm nhìn chiến lược của quyết định đó. II. Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản trị. 1. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty theo không gian hoạt động. Các đơn vị trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh của công ty gồm có: - Phòng xuất nhập khẩu vật tư - TTSX và kinh doanh chỉ - Phòng kinh doanh nội địa - Trung tâm thương mại dệt may - Phòng xuất nhập khẩu dệt may - Phòng phát triển dự án - Phòng xuất nhập khẩu tổng hợp - Trung tâm thiết kế mẫu - Văn phòng đại diện tại Tp. HCM - Văn phòng đại diện tại Tp. Hải Phòng. Những nét đáng chú ý về hoạt động các đơn vị kinh doanh của công ty có thể điểm qua như sau: * Phòng xuất nhập khẩu dệt may: Là phòng xuất khẩu chủ lực của công ty, chiếm 81,1% tổng kim ngạch xuất khẩu và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch về cả doanh thu và xuất khẩu. Khăn bông là mặt hàng xuất khẩu chính của phòng nhưng luôn phải cạnh tranh quyết liệt với các công ty tư nhân. Mặt hàng dệt kim cũng được duy trì, mặc dù việc kinh doanh mặt hàng này cũng gặp không ít khó khăn về nguồn cung trong nước không ổn định , các yếu tố kỹ thuật, mẫu sản phẩm nhưng đến nay kim ngạch cũng đạt mức khá. Về xuất khảu sản phẩm may mặc vẫn còn nhiều khó khăn do tình hình cạnh tranh trên thị trường và khó khăn trong việc tìm nơi đặt sản xuất để kịp hàng theo hợp đồng xuất khẩu. * Phòng kinh doanh vật tư Là phòng có doanh thu cao nhất công ty, chiếm 32,58% tổng doanh thu. Các mặt hàng mà phòng kinh doanh là: bông, tơ sợi tổng hợp, hoá chất, thuốc nhuộm… trong đó bông là mặt hàng chủ lực của phòng. * Phòng kinh doanh tổng hợp Mặt hàng chủ lực của phòng được chia làm 3 nhóm: - Mặt hàng thiết bị và phụ tùng máy may đã cung cấp cho nhiều dự án trong và ngoài ngành và đã chiếm được thị phần lớn trên thị trường. - Mặt hàng quần áo bảo hộ lao động: mặt hàng này có chất lượng đảm bảo và với tinh thần phục vụ tốt đã được khách hàng tín nhiệm. Tính đến nay, phòng đã có hơn 60 khách hàng mua hàng trải dài khắp cả nước. - Mặt hàng công nghệ cao như điều hoà, thang máy, máy vi tính, máy phát điện,… đã dần tham gia vào các dự án của các ngành. * Phòng xúc tiến và phát triển dự án Đây là phòng được đánh giá cao về tinh thần làm việc, nhiều khi phòng còn phải làm việc ngoài giờ để giải quyết các sự vụ phát sinh trong quá trình đưa thiết bị vào phục vụ đúng tiến độ của dự án. Ngoài ra việc khai thác thêm một số mặt hàng khác cũng được phòng xúc tiến mạnh mẽ như vải địa kỹ thuật, một số thiết bị lẻ, xuất khẩu vải… * Trung tâm thương mại dệt may Trung tâm được công ty giao quyền chủ động về giá cả trong kinh doanh, công ty chủ chốt chi phí và hiệu quả. Các cán bộ trung tâm, đặc biệt là Giám đốc trung tâm rất chủ động, đã tìm được những khách hàng nghiêm túc như: Công ty dệt may Gia Định, Hợp tác xã dệt Duy Trinh… * Văn phòng đại diện Tp. HCM Cán bộ và nhân viên của văn phòng rất năng động, đã đem lại kết quả kinh doanh cao, nếu tính tỷ lệ doanh số trên đầu người thì đây là một trong hai đơn vị đạt cao nhất 10 tỷ/người/năm. 2. Cơ cấu bộ máy quản trị của công ty. Bộ máy quản trị của công ty được thiết lập theo sơ đồ sau: Sơ đồ bộ máy công ty Theo sơ đồ bộ máy quản trị của công ty: cấp quản trị cao nhất là Tổng giám đốc, sau đó là các phó tổng giám đốc rồi đến trưởng các phòng, chi nhánh và trung tâm đại diện, cấp thấp nhất là nhân viên các phòng ban. Quan hệ giữa các cấp quản trị từ cấp cao nhất là tổng giám đốc tới các nhân viên các phòng ban đó là quan hệ chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới. Nhân viên các phòng, trung tâm có nhiệm vụ báo cáo kết quả thực hiện và tham mưu cho người quản lý của phòng, trung tâm mình. Người quản lý của các phòng có nhiệm vụ báo cáo các kết quả và các hoạt động của phòng, trung tâm mình, tham mưu cho người quản lý trực tiếp của phòng ban mình là các phó giám đốc phụ trách hoặc tổng giám đốc đối với các phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Về chức năng và nhiệm vụ của một số chức danh quan trọng trong bộ máy quản trị của công ty. - Tổng giám đốc do Tổng giám đốc Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật sau khi thông qua Hội đồng quản trị Tổng công ty. Tổng giám đốc công ty là đại diện pháp nhân, có quyền cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm trước tổng công ty và pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị mình quản lý. * Tổng giám đốc công ty có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: - Nhận vốn (kể cả công nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty giao để quản lý và sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Giao các nguồn lực đã nhận cho các đơn vị trực thuộc Công ty theo phương án đã được Tổng công ty duyệt. - Được quyền ký hợp đồng kinh tế, khiếu kiện hợp đồng theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Tổng công ty đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: nhượng bán, thuê và cho thuê tài sản thực hiện theo quy định tại Quy chế tài chính của Tổng công ty đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc. - Được quyền ký hợp đồng vay vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Tổng công ty. - Trên cơ sở chiến lược phát triển của Tổng công ty, xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án hợp tác và đầu tư với nước ngoài, dự án liên doanh của Công ty trình Tổng công ty phê duyệt. - Điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tổng công ty về kết quả kinh doanh của Công ty. - Ban hành Quy chế tiền lương, tiền thưởng, nội quy về khen thưởng, kỷ luật, Quy chế lao động áp dụng trong Công ty…, phù hợp với Quy chế tài chính của Tổng công ty đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc và phù hợp với bộ Luật lao động. - Đề nghị Tổng giám đốc Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Công ty. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật các cán bộ chức danh thuộc quyền (Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng…, Trưởng và Phó các đơn vị trực thuộc Công ty). - Khen thưởng, kỷ luật, quyết định tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, bố trí, điều động, cho thôi việc đối với lao động trong Công ty theo quy định của bộ Luật Lao động và theo định biên đã được Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt. - Báo cáo với Tổng công ty và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo tài chính tổng hợp, Bảng cân đối tài sản của Công ty (theo pháp lệnh báo cáo, thống kê). - Chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổng công ty và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình. - Chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện làm việc của người lao động theo quy định của bộ Luật lao động. - Được áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai, địch hoạ…) và chịu trách nhiệm về những quyết định đó, đồng thời phải báo cáo ngay với Tổng công ty và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tiếp. - Được quyền thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị trực thuộc Công ty theo yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty trên cơ sở phê duyệt của Tổng công ty. - Thành lập các Hội đồng tư vấn về các lĩnh vực: giá, các dự án đầu tư, khen thưởng, kỷ luật… theo quy định hiện hành. - Cùng Chủ tịch Công đoàn xây dựng và ký kết Thoả ước lao động tập thể theo quy định của bộ Luật lao động và Luật công đoàn. * Phó tổng giám đốc: Có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực của công ty theo sự phân công của Tổng giám đốc công ty. Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty và trước pháp luật về những công việc được giao. Phó tổng giám đốc công ty do Tổng giám đốc tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật trên cơ sở đề nghị của tổng giám đốc công ty. * Kế toán trưởng: giúp tổng giám đốc công ty chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, thống kê của công ty có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Kế toán trưởng do tổng giám đốc tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo đề nghị của tổng giám đốc công ty. * Trưởng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: có chức năng tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc trong quản lý và điều hành công việc theo như các kế hoạch đã đề ra. - Khi thay đổi tổng giám đốc công ty, tổng giám đốc mới có quyền và trách nhiệm đề xuất lên Tổng giám đốc tổng công ty việc bổ nhiệm lại chức danh phó tổng giám đốc công ty, kế toán trưởng công ty. Các chức danh thuộc thẩm quyền quyết định của tổng giám đốc cũ hết hiệu lực. Tổng giám đốc mới xây dựng phương án nhân sự để ra quyết định bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại theo quy trình và thủ tục hiện hành. III. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của công ty 1. Đặc điểm về sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của công ty Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu. Các hoạt động sản xuất và dịch vụ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu của công ty. Trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm khăn bông, dệt kim và các sản phẩm may. Hoạt động xuất khẩu của công ty cx phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn về giá với các doanh nghiệp tư nhân và với các cường quốc về dệt may như Ấn Độ, Trung Quốc. Về hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu gồm: thiết bị và máy dệt, may; nguyên vật liệu ngành dệt may và các ngành khác nhưng chủ yếu là nguyên liệu ngành dệt may như là bông, sợi, vải, thang máy và một số mặt hàng như máy vi tính, điện thoại, máy fax… Trong xu thế hội nhập hiện nay rất nhiều công ty trong nước đang và sẽ tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Vởy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cũng đang phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Hoạt động kinh doanh nội địa của công ty vẫn chủ yếu là phục vụ, đáp ứng các công ty trong nội bộ Tổng công ty. - Về hoạt động sản xuất của công ty: Tận dụng máy móc, trang thiết bị và mặt bằng hiện có, công ty đã tổ chức cho xưởng sản xuất chỉ đi vào hoạt động, chỉ sản xuất ra một phần để phục vụ hoạt động thiết kế và sản xuất hàng mẫu của trung tâm thiết kế mốt, phần còn lại được bán ra thị trường. Hoạt động thiết kế mẫu còn nhiều khó khăn nhưng bước đầu đã đạt được những thành công, giúp công ty quảng bá được thương hiệu. 2. Đặc điểm về lao động. Tổng số CBCNV của Công ty hiện nay là 190 người trong đó có 9 người hợp đồng lao động ngắn hạn, 7 người hợp đồng vụ việc. Lao động nữ có 102 người chiếm tỷ lệ 54% trong tổng số lao động Lao động quản lý (từ tổ trưởng trở lên) có 33 người chiếm tỷ lệ 17,5% trong tổng số lao động. - Về trình độ: Lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ lệ khá cao (159 người, tỷ lệ 84% trong tổng số lao động). Lao động có trình độ PTTH trở xuống hầu hết đảm nhiệm các công việc có tính chất phục vụ như lái xe, bảo vệ, tạp vụ, nấu ăn, nhân viên giao nhận hàng hoá. Cụ thể: Lao động có trình độ trên đại học: 2 người, chiếm tỷ lệ 1,1% Lao động có trình độ Đại học: 142 người, chiếm tỷ lệ 75% Lao động có trình độ Cao đẳng: 7 người, chiếm tỷ lệ 3,7% Lao động có trình độ Trung cấp: 8 người, chiếm tỷ lệ 4,2% Lao động có trình độ PTTH trở xuống: 30 người, chiếm tỷ lệ 16% Nghiệp vụ kế toán có 34 người trong đó cán bộ quản lý có 4 người. Trong số này có 21 người đảm nhiệm công việc đúng ngành nghề. Nghiệp vụ quản trị kinh doanh có 41 người trong đó cán bộ quản lý có 7 người. Trong số này có 35 người đảm nhiệm công việc đúng ngành nghề. Nghiệp vụ ngoại thương có 24 người, trong đó có 5 cán bộ quản lý. Trong số này có 20 người đảm nhiệm công việc đúng ngành nghề. Nghiệp vụ ngoại ngữ có 10 người, trong đó 9 người làm nghiệp vụ ngoại thương. Các chuyên môn nghiệp vụ như luật, kỹ thuật cơ điện, vi tính, công nghệ Sợi, Dệt, May, thiết kế thời trang chiếm tỷ lệ thấp (12%) do đặc thù của Công ty là kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu. Các chuyên môn, nghiệp vụ khác (cơ khí, động lực, giao thông, sư phạm…) có 23 người chiếm tỷ lệ 12% trong tổng số lao động, hầu hết số lao động này đang đảm nhiệm công việc kinh doanh. Với chức năng nhiệm vụ chính của Công ty là kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu thì nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn cao về ngoại thương và ngoại ngữ là rất lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có chuyên môn về hai ngành này còn thấp so với yêu cầu. Hơn nữa, lao động có trình độ chuyên môn về hai ngành này lại phần lớn ở độ tuổi xấp xỉ 50 và trên 50. CBCNV được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ lệ lớn nhưng trình độ chưa cao, chỉ có khoảng 50% đ
Luận văn liên quan