Báo cáo thực tập tại Công Ty SEAREE Đà Nẵng

Sau khi trải qua 6 kì học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, chúng em có một đợt thực tập và nhận thức để củng cố, bổ sung cho các kiến thức đã học trong các kì đã qua cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn cho các kì học tiếp theo. Yêu cầu của đợt thực tập là: sinh viên thực hiện các công việc của một công nhân thực thụ trong xí nghiệp và nhận thức được cơ cấu cũng như cơ chế hoạt động của dây chuyền. Dưới sự phân công của nhà trường, ngày 15 tháng 06 năm 2010, nhóm sinh viên chúng em gồm có : Chu Tất Dương, Phan Trọng Đạt, Phùng Hòa, Trương Mạnh Hoàng, Phạm Đức Linh (Nhóm trưởng) , Nguyễn Trọng Tú đã đến Công Ty Cơ - Điện Lạnh Đà Nẵng tại số 10 Khu công nghiệp Hòa Khánh, thành phố Đà Nẵng để thực tập. Tại công ty, chúng em đã được cán bộ phòng tổ chức, phòng kỹ thuật hướng dẫn và sau đó được phân công đến thực tập tại xưởng sản xuất Panel của nhà máy. Chúng em đã tìm hiểu được cơ cấu tổ chức điều hành của một doanh nghiệp, phương pháp sử dụng lao động hợp lý trong một nhà máy cũng như biên chế cho một dây chuyền sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên do sự tiếp thu cũng như thời gian thực tập có hạn nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy kính mong thầy cô thông cảm và hướng dẫn thêm. Chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới nhà trường, khoa PFIEV đã tạo điều kiện cho sinh viên có được thời gian thực tập bổ ích này. Chân thành cảm ơn thầy Lê Cung – Trợ Lý Dự Án đào tạo kỹ sư chất lượng cao đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo chúng em để có những chuẩn bị tốt nhất để đợt thực tập thật sự hiệu quả. Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban Giám Đốc, các anh chị trong công ty SEAREE đã tạo điều kiện, giúp đỡ chúng em trong thời gian được thực tập tại công ty.

doc24 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2787 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công Ty SEAREE Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………… LỜI NÓI ĐẦU Sau khi trải qua 6 kì học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, chúng em có một đợt thực tập và nhận thức để củng cố, bổ sung cho các kiến thức đã học trong các kì đã qua cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn cho các kì học tiếp theo. Yêu cầu của đợt thực tập là: sinh viên thực hiện các công việc của một công nhân thực thụ trong xí nghiệp và nhận thức được cơ cấu cũng như cơ chế hoạt động của dây chuyền. Dưới sự phân công của nhà trường, ngày 15 tháng 06 năm 2010, nhóm sinh viên chúng em gồm có : Chu Tất Dương, Phan Trọng Đạt, Phùng Hòa, Trương Mạnh Hoàng, Phạm Đức Linh (Nhóm trưởng) , Nguyễn Trọng Tú đã đến Công Ty Cơ - Điện Lạnh Đà Nẵng tại số 10 Khu công nghiệp Hòa Khánh, thành phố Đà Nẵng để thực tập. Tại công ty, chúng em đã được cán bộ phòng tổ chức, phòng kỹ thuật hướng dẫn và sau đó được phân công đến thực tập tại xưởng sản xuất Panel của nhà máy. Chúng em đã tìm hiểu được cơ cấu tổ chức điều hành của một doanh nghiệp, phương pháp sử dụng lao động hợp lý trong một nhà máy cũng như biên chế cho một dây chuyền sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên do sự tiếp thu cũng như thời gian thực tập có hạn nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy kính mong thầy cô thông cảm và hướng dẫn thêm. Chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới nhà trường, khoa PFIEV đã tạo điều kiện cho sinh viên có được thời gian thực tập bổ ích này. Chân thành cảm ơn thầy Lê Cung – Trợ Lý Dự Án đào tạo kỹ sư chất lượng cao đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo chúng em để có những chuẩn bị tốt nhất để đợt thực tập thật sự hiệu quả. Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban Giám Đốc, các anh chị trong công ty SEAREE đã tạo điều kiện, giúp đỡ chúng em trong thời gian được thực tập tại công ty. Chúng em xin chân thành cảm ơn. T/M nhóm thực hiện Nhóm trưởng : Phạm Đức Linh BÁO CÁO THỰC TẬP MỤC LỤC MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỢT THỰC TẬP THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP: - Thời gian: + Từ ngày 14/06/2010 đến ngày 02/07/2010 - Địa điểm: + Tại Công Ty Cơ Điện Lạnh Đà Nẵng có trụ sở chính tại: số 10 Khu công nghiệp Hòa Khánh - Hòa Khánh - Quận Liên Chiểu - Thành phố Đà Nẵng. MỤC ĐÍCH THỰC TẬP: Thực tập công nhân và nhận thức diễn ra vào cuối năm thứ ba. Yêu cầu sinh viên thực hiện các công việc của một công nhân thực thụ trong xí nghiệp. Đồng thời, sinh viên tham quan tìm hiểu một số vấn đề thực tế tại xí nghiệp nhằm bổ sung cho các kiến thức đã học và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn của các năm học kế tiếp. Đây là đợt thực tập đầu tiên của chúng em để làm quen với dây chuyền sản xuất thực tế cũng như đánh giá tổng quan về hệ thống tổ chức và trình độ kỹ thuật thực tế trong các dây chuyền công nghệ qua các thiết bị. NỘI DUNG THỰC TẬP: Trong quá trình thực tập công nhân và thực tập nhận thức tại xưởng sản xuất panel và phòng Khoa Học – Công Nghệ thuộc Công Ty Cơ Điện Lạnh Đà Nẵng, chúng em đã tìm hiểu một số vấn đề căn bản sau : Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của công ty Quá trình công nghệ và thiết bị sản xuất của một vài sản phẩm điển hình mà ở đây là . Sơ đồ khối của hệ thống thiết bị sản xuất panel, chức năng của các phần tử trong sơ đồ khối, các thông số cần điều khiển và các phương pháp điều khiển…, các phần tử tự động trong hệ thống điều khiển. Chức năng, đặc điểm của các phần mềm máy tính dùng trong hệ thống điều khiển tự động BMS. Sau đây chúng em sẽ đi vào trình bày chi tiết các vấn đề đã tìm hiểu được ở trên. A : GIỚI THIỆU CÔNG TY THỰC TẬP Cơ cấu tổ chức công ty Cơ điện lạnh Đà Nẵng SEAREE Giới thiệu chung về công ty: H1. Sản phẩm tấm panel tại công ty SEAREE * Công Ty Cơ Điện Lạnh Đà Nẵng - với tên giao dịch là SEAREE (SEA Refrigeration Electrical Engineering), là thành viên chính thức của Hiệp hội lạnh Quốc tế - IIR Công Ty Cơ Điện Lạnh Đà Nẵng - với tên giao dịch là SEAREE (SEA Refrigeration Electrical Engineering), là thành viên chính thức của Hiệp hội lạnh Quốc tế - IIR. Ngày 30-08-1988 SEAREE được thành lập và là đơn vị thành viên của Công ty Xuất Nhập Khẩu Thuỷ sản Miền Trung (Seaprodex Đà Nẵng). Ngày 26-10-1997 SEAREE được sáp nhập vào Công ty Kỹ Nghệ Lạnh SEAREFICO theo quyết định số 15QĐ/HĐQT-TCCB của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam. Sau ngày đại hội thành lập Công ty Cổ phần Kỹ Nghệ Lạnh, ngày 19-10-1999 SEAREE được thành lập lại theo quyết định số 35/1999/QĐ-HĐQT của Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Kỹ Nghệ Lạnh SEAREFICO. Ngày 29-10-2004 SEAREE đưa vào hoạt động nhà máy và văn phòng mới tại đường số 10 Khu công nghiệp Hòa Khánh, thành phố Đà Nẵng. SEAREE đã được biết đến như một trong những nhà sản xuất thiết bị lạnh công nghiệp và nhà thầu cơ điện mạnh nhất Việt Nam trên các lãnh vực tư vấn kỹ thuật, thiết kế, chế tạo, cung cấp, lắp đặt và bảo dưỡng, bảo trì các hệ thống lạnh phục vụ cho các công ty chế biến thực phẩm, thuỷ sản xuất khẩu trong và ngoài nước. SEAREE đã chế tạo và đưa vào sử dụng hiệu quả các thiết bị phục vụ cho hệ thống lạnh như: dàn lạnh, bình áp lực, tủ đông gió, máy đá vảy, tủ đông tiếp xúc, panel cách nhiệt và kho lạnh, thiết bị mạ băng, v.v.. Đặc biệt các tấm panel cách nhiệt Polyurethane (PU) do SEAREE chế tạo trên dây chuyền công nghệ của ITALIA dùng làm vật liệu cách nhiệt cho kho lạnh, hầm cấp đông, kho mát đã được khách hàng đánh giá cao về tiêu chuẩn chất lượng và thẩm mỹ. Ngoài lĩnh vực lạnh công nghiệp, SEAREE còn cung cấp các dịch vụ cơ điện (M&E) cho các cao ốc, khách sạn, bệnh viện và resort như: hệ thống điều hoà không khí, tủ điện điều khiển và hệ thống điện, hệ thống báo cháy và chữa cháy, hệ thống thông tin, hệ thống thang máy, hệ thống cấp thoát nước v.v.. Đội ngũ kỹ sư và chuyên viên kỹ thuật của SEAREE đã được huấn luyện về bảo trì, bảo dưỡng ở các nước như Singapore, Mỹ, Nhật, Thái Lan, Ý, Đan Mạch, Đức. 2. Cơ cấu tổ chức của Công ty và một số vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất: Về mặt cơ cấu tổ chức, Công ty Cơ Điện Lạnh Đà Nẵng (SEAREE) được chia cụ thể theo sơ đồ phía dưới: GIÁM ĐỐC QMR Phó Giám Đốc 1 Phòng kỹ thuật Phân Xưởng P. Dự Án Phó Giám Đốc 2 Các công trình P. Dự Án Phó Giám Đốc 3 P. kế toán P. KHCN Tổ KCS P. TCHC Phần B : NỘI DUNG THỰC TẬP Nội dung thực tập 1: Quá trình sản xuất panel cách nhiệt Giới thiệu sản phẩm tấm panel cách nhiệt. Ở SEAREE có sản xuất hàng loạt những tấm panel cách nhiệt có chất lượng tốt. Panel cách nhiệt được sử dụng cho các kho bảo quản lạnh ở các nhà máy chế biến thủy hải sản, nhà máy nông sản, các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, nhà máy dược phẩm, phòng thí nghiệm, phòng sạch... Các tấm panel cách nhiệt được làm bằng vật liệu Polyurethane với các chức năng nổi bật: 1- Hiệu quả cách nhiệt cao 2- Chống cháy & chống thấm 3- Độ bền cơ học cao. Tuổi thọ dài lâu 4- Liên kết với giữa các panel bằng khóa cam-lock H1. Sản phẩm tấm panel tại công ty SEAREE SƠ ĐỒ KHỐI TẠO THÀNH TẤM CÁCH NHIỆT HOÀN CHỈNH Tạo khuôn cho tôn Nạp nhiên liệu vào máy trộn Foam theo tỷ lệ và đổ vào khuôn đúc Đặt tôn đã tạo khuôn khuôn đúc Làm nguội bằng không khí Thành phẩm Quá trình tạo khuôn cho tôn Tìm hiểu máy móc phục vụ quá trình gia công tole Mục đích: gia công tole để được tấm tole có kich thước theo yêu cầu, đảm bảo tính chịu lực tốt nhờ các đường gấp lên ở tấm tole cách đều nhau. A. Máy Nâng Tole nhập khâu về có nguyên cuộn lớn hoặc nhỏ tùy theo yêu cầu. máy nâng sẽ giữ cho cuộn tole cách mặt đất 1 khoảng khoảng 10cm để cuộn tôn có thể quay quanh trục Máy nâng cấu tạo chính bởi cơ cấu thủy lực nâng bằng pitol dầu như hình vẽ: Thùng chứa dầu Máy bơm pitol kanabn Dầu sẽ đi từ máy bơm nén, nén dâu vào trong pitol để nâng cuôn tole lên, khi muốn hạ xuống thì mở van dầu rất nhỏ, dầu sẽ đi qua đương khác vào trong bình chứa dầu B, Móc Nâng Móc được cấu tạo bởi 2 ròng rọc động và 1 ròng rọc cố định như hình Chức năng : Móc đưa tôn nguyên luyện vào trục quay của máy cán tôn. Ròng rọc động có tác dụng giảm lực tác dụng bởi trọng lượng cuộn tole lên dây kéo động cơ. ở đây có 2 ròng rọc động số 1 và số 3 nên lực sẽ giảm đi 4 lần. 1 và 3 được gắn vào cùng một khối và móc kéo được gắn vào đó Vậy động cơ chỉ cần tác dụng một lực bằng ¼ trọng lượng của cả cuộn tôn nguyên liệu là nâng được tôn lên. - Ngoài động cơ kéo nâng còn đông cơ giúp móc kéo di chuyển theo chiều ngang song song với mặt đất (hệ thống móc kéo sẽ di chuyển trên thanh ray) giúp tháo gỡ hàng hóa. C, Con lăn 1 Tác dụng: giữ cho tole không bị kênh lên khi được kéo ra khỏi vòng D, Bánh dập gân cho tole Tác dụng: dập gân cho tole để làm tăng độ bền cơ học và tạo gờ để lien kết với chất Foam được tốt hơn E, con lăn 2 Tác dụng: con lăn này có vỏ bọc bằng cao su mềm giúp tăng ma sát khi kéo tole từ cuộn tole F, dao cắt tole Dao có bản to phủ hết chiều ngang của mỗi tấm tole Tác dụng: cắt tole theo kích thước yêu cầu. Đưa tôn vào khuôn đúc. Các khuôn bằng sắt đã được đúc sẵn và sau khi tôn đã được dập gân thì được đặt vào khuôn. Chức năng : tạo kích thước độ rộng và độ dày hợp lý cho tole cách nhiệt thành phẩm sau này. Giới thiệu và hoạt động máy trộn foam Máy trộn foam là máy không thể thiếu trong sản xuất các tấm panel. Tại SEAREE máy trộn foam được thiết kế cùng với một dây chuyền đóng khuân riêng biệt. a. Nguyên lý hoạt động Máy hoạt động theo nguyên lý hút nén tuần hoàn nguyên liệu nhựa Polyurethane hai thành phần ở chế độ áp suất cao. Dòng nguyên liệu được đưa đến đầu trộn của súng phun. Nguyên liệu nhựa hai thành phần trộn với nhau theo tia áp suất phun phóng vào nhau dưới áp lực từ 50-60 kg/cm2 Sau đó dòng hỗn hợp được tách thành 4 đường, tiếp tục phóng trộn vào nhau lần hai. Máy có thể thực hiện phun trộn từ 1 đến 2 hay nhiều cấp tuỳ theo yêu cầu sử dụng. H2. Máy trộn foam tại xưởng Hai thành phần nguyên liệu sau khi trộn nhuyễn vào nhau xảy ra phản ứng hoá học nở phồng lên từ 10-50 lần tạo thành Foam (xốp) b. Thông số kỹ thuật Công suất: 15KW Tính năng kỹ thuật của súng trộn phun SF 2A: - Tỷ số áp suất nén: 8:1 - Hành trình bơm: 75 - Tỷ lệ trộn A,B: 1:1 - 1:1,2 - Kiểu trộn: tia áp suất - Chế độ phun: luồng, sương - Lưu lượng hỗn hợp ra MAX: 5-8,5 Kg/phút - Áp suất nguồn khí: 8-10kg/cm2 - Dung tích nguồn khí: 200 lít - Nguồn điện: 1100V-2A H3. Thành phần cấu tạo của chất tạo foam c. Thành phần cấu tạo chất foam Thành phần của mút cứng khác so với mút mềm là nó sử dụng các triol ngắn (polyol ngắn chứa 3 nhóm OH) hoặc những polyol đa chức (chứa nhiều nhóm OH), đặc trưng với khối lượng M khoảng 400. Nó sử dụng MDI thô và quan trọng hơn là dùng tác nhân thổi vật lý. Nhờ lượng liên kết ngang lớn giúp mút cứng hơn (Nhiệt thủy tinh hóa Tg của mút cứng cao hơn nhiệt độ phòng). Trên là một công thức đặc trưng cho mút cứng. Độ cứng của mút dựa vào cac vòng benzen của isocyanate và tỷ lệ giữa iso/polyol. Muốn có độ cứng cao hơn có thể sử dung các polyol hệ đường (do chứa nhiều nhóm -OH), số nhóm chức của hệ này vào khoảng f = 6. Phụ thuộc vào nồng độ của isocyanate (NCO) so với nhóm hydroxyl (OH) mà phản ứng của mút dạng này tỏa nhiều nhiệt hơn so với mút mềm và cũng sử dụng ít xúc tác hơn. Trong công thức trên sử dụng xúc tác triethylene diamine để xúc tác phản ứng giứa iso và polyol. Lượng liên kết ngang được tăng lên nhờ thêm glycerin, quá trình foam hóa được hỗ trợ bằng tác nhân thổi vật lý (ví dụ HCFC 141b, cyclopentan, CO2...) . Tuy nhiên nước cũng có thể được thêm vào để đóng vai trò thổi phụ trợ giúp tăng độ bền cơ học của sản phẩm. Mút cứng thường được đổ vào khuôn hoặc trong các khe, thí dụ như sản xuất tủ lạnh, thùng chứa hay các tấm cách nhiệt Panel. Những thiết bị khuấy trộn đổ hóa chất vào khuôn thường được sử dụng trong lĩnh vực mút này (RIM- reaction injection molding), tuy nhiên cũng có thể sử dụng thiết bị dạng phun (spray) cho những ứng dụng đặc biệt. d. Sơ đồ khối 2 4 Máy làm lạnh 1 Bộ điều khiển 3 H4. Sơ đồ khối của máy trộn foam Giải thích: 1. Thùng đựng nguyên liệu thô 2. Thùng đựng nguyên liệu sắp đưa vào trộn (ở nhiệt độ 16 độ) 3. Máy bơm trộn 4. Vòi bơm Nguyên lý hoạt động: Nguyên liệu thô được đặt sẵn 2 bên của máy trong các thùng có quét các màu sơn khác nhau. Thông thường chỉ có 2 nguyên liệu này là chính, vì vậy người ta quét màu đỏ và màu xanh toàn bộ 2 thùng để dễ phân biệt. Nhờ một máy bơm nhỏ đặt bên trên thùng 2. Nguyên liệu được hút vào thùng số 2 để làm lạnh chuẩn bị vào máy trộn. Tại đây nguyên liệu được giữ ở mực 16 độ để tạo phản ứng tạo foam tốt nhất. ( như công thức trên ) Tiếp đó 2 máy bơm như hình 3 đặt 2 bên của máy sẽ hút nguyên liệu trong thùng 2. Qua bộ điều khiển và chia tỉ lệ các chất đặt sẵn, lượng bơm vào trộn mà công nhân đặt thì bơm 3 đẩy nguyên liệu trộn vào các ống đưa dọc lên vòi phun 4. Tại vòi phun 4 này, các nguyên liệu mới được trộn với nhau, xảy ra phản ứng mãnh liệu tạo nhiệt, các dung dịch sẽ được đổ tràn vào khuân và giãn nở mạnh. Khuân được đúng theo chủ đích, được bơm foam, sau một thời gian foam sẽ nở và lấp đầy vào khuân. Khi nguội đi ta sẽ được sản phẩm. Làm nguội panel cách nhiệt bằng không khí Sau khi đã được đưa foam vào khuôn thì làm nguội bằng không khí trong vòng 45 phút thì ta được tôn thành phẩm Nội dung thực tập 2: Hệ thống BMS (Building management system) I. BMS là gì? Thuật ngữ BMS ra đời vào đầu những năm 50 của thế kỉ trước. Nhưng phát triển và ứng dụng khoảng 20-30 năm trở lại đây dựa trên công nghệ tự động hóa và tích hợp tổng thể. BMS (Building management system) là một hệ thống đồng bộ cho phép điều khiển và quản lý mọi hệ thống kĩ thuật trong tòa nhà như hê thống điện, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, điều hoà thông gió, cảnh báo môi trường, an ninh, báo cháy - chữa cháy v.v…, đảm bảo cho việc vận hành các thiết bị trong tòa nhà được chính xác, kịp thời II. Các đối tượng quản lý của BMS Trạm phân phối điện Máy phát điện dự phòng Hệ thống chiếu sáng Hệ thống điều hoà và thông gió Hệ thống cấp nước sinh hoạt Hệ thống báo cháy Hệ thống chữa cháy Hệ thống thang máy Hệ thống âm thanh công cộng Hệ thống thẻ kiểm soát ra vào Hệ thống an ninh V.v… III. Tính năng của BMS Cho phép các tiện ích (thiết bị thông minh) trong tòa nhà hoạt động một cách đồng bộ, chính xác theo đúng yêu cầu của người điều hành. Cho phép điều khiển các ứng dụng trong tòa nhà thông qua cáp điều khiển và giao thức mạng. Kết nối các hệ thống kỹ thuật như an ninh, báo cháy… qua cổng giao diện mở của hệ thống với các ngôn ngữ giao diện theo tiêu chuẩn quốc tế. Giám sát được môi trường không khí, môi trường làm việc của con người. Tổng hợp, báo cáo thông tin. Cảnh báo sự cố, đưa ra những tín hiệu cảnh báo kịp thời trước khi có những sự cố. Quản lý dữ liệu gồm soạn thảo chương trình, quản lý cơ sở dữ liệu, chương trình soạn thảo đồ hoạ, lưu trữ và sao lưu dữ liệu. Hệ thống BMS linh hoạt, có khả năng mở rộng với các giải pháp sẵn sàng đáp ứng với mọi yêu cầu. IV. Lợi ích mang lại từ BMS Đơn giản hóa và tự động hóa vận hành các thủ tục, chức năng có tính lặp đi lặp lại Quản lý tốt hơn các thiết bị trong tòa nhà nhờ hệ thống lưu trữ dữ liệu, chương trình bảo trì bảo dưỡng và hệ thống tự động báo cáo cảnh báo Giảm sự cố và phản ứng nhanh đối với các yêu cầu của khách hàng hay khi xảy ra sự cố Giảm chi phí năng lượng nhờ tính năng quản lý tập trung điều khiển và quản lý năng lượng Giảm chi phí nhân công và thời gian đào tạo nhân viên vận hành - cách sử dụng dễ hiểu, mô hình quản lý được thể hiện trực quan trên máy tính cho phép giảm tối đa chi phí dành cho nhân sự và đào tạo Dễ dàng nâng cấp, linh hoạt trong việc lập trình theo nhu cầu, kích thước, tổ chức và các yêu cầu mở rộng khác nhau. V. Hệ thống BMS trong một tòa nhà. 1.Cấu trúc của hệ thống BMS. 2. Chức năng a) Các thiết bị điều khiển trung tâm Các máy tính điều khiển thu nhận và xử lý thong tin các hệ thống và thực hiện vận hành điều khiển các hệ thống được đặt tại phòng điều khiển trung tâm BMS (tại phòng điều khiển trung tâm của tòa nhà) Hệ thống BMS được cài đặt trên nền chương trình hệ điều hành microsoft windown. Phần mền BMS là phần mền điều khiển chuyên dụng trong việc điều khiển quản lý các tòa nhà cao tầng. Phần mền này có khản năng thu nhận thông tin giám sát trạng thái làm việc thiết bị, thực hiện quản lý hệ thống điều khiển thiết bị. Tại các máy tính điều khiển người vận hành được phân quyền có thể điều khiển từ xa giám sát đối tượng trong hệ thống lập lịch vận hành theo dõi quản lý cảnh báo xử lý sự cố. Với giao diện đồ họa thân thiện tiện ích thông minh. Phần mềm có chức năng hỗ trợ truy cập qua web và có chức năng ngăn chặn tin tặc truy vào hệ thống. b) Các thiết bị điều khiển cấu trúc - MBC (modular building controller) : Các tủ điều khiển kĩ thuật số cấu trúc MBC được chế tạo với bộ xử lý có bộ nhớ RAM lớn có khản năng lưu dữ thông tin và chương trình điều khiển trong nhiều ngày khi không có nguồn điện cung cấp nhờ nguồn pin nuôi gắn kèm. Các tủ điều khiển này có thể kết nối với các server của phong điều khiển trung tâm qua mạng Ethernet Lan. Các tủ này cho phép người quản lý truy cập bằng máy tính cái nhân thực hiện sửa đổi chương trình, lập trình tại chỗ. Khi có sự cố về nguồn cung cấp các tủ này sẽ tự động lưu trữ thông tin về quá trình vận hành điều khiển. Các tủ này có khản năng điều khiển độc lập khi có sự cố về hệ thống mạng nhờ vào bộ nhớ Ram. - MEC (modular equipment controller ) : có bộ vi xử lý sẵn,tốc độ xử lý tùy theo yêu cầu của người quản lý. Các bộ MEC cho phép kết nối với nhau, cac MBC và các máy điều khiển thông qua mang Ethernet Lan cho phép sử dụng đường truyền chung của mạng máy tính tòa nhà. - PXC (programble controller ): có bộ xử lý gắn sẵn, kích thước nhỏ gọn dễ dàng lắp đặt trên các thanh đỡ gắn tường. Có tính mền dẻo trong sử dụng , người sử dụng có thể định dạng cấu hình theo yêu cầu. Các MBC/MEC/PXC thực hiện giám sát và điều khiển các thiết bị của hệ thống : + Hệ thống điện + Hệ thống HVAC + Cầu thang máy + Hệ thống báo cháy, chữa cháy. + Kết nối hệ thống an ninh. Kết nối hệ thống BMS để điều khiển Các thiết bị chính dùng để điều khiển BMS: LGR Router ME812u: EIA-485 port for ARCNET 156 Kbps or BACnet MS/Tp (9600 baud to 76.8 Kbps). Twelve universal inputs with 14-bit A/D resolution. Eight universal outputs Powerful 32-bit Motorola Power PC microprocessor. 32-bit memory bus structure, 8 Mbyte FLASH memory, 16 Mbyte SDRAM battery backed. 24 V-ac ± 10%, 50-60Hz, 50VA, or 26 V-dc ± 10%, 23W. DDC Nội dung thực tập 4:Một số hệ thống BMS Hệ thống làm mát tòa nhà (chiller/coolling tower) A, Một số hình ảnh về chiller/coolling tower Yêu cầu: Chính xác, kịp thời Vận hành liên tục, ổn định An toàn, tin cậy và tiết kiệm năng lượng B, Giải pháp của BMS Kết nối cấp cao + Cho phép kết nối trực tiếp từ bảng điều khiển đến router để đặt thông số cho chiller Kết nối cấp thấp + DDC thu thập giữ liệu từ các cảm biến đặt ở đường ống II. Hệ thống chiếu sáng a.Một số hình ảnh Yêu cầu: Cung cấp ánh sáng đủ, phù hợp cho cả tòa nhà, từng tầng, từng phòng. Ổn định và tiết kiệm. b. Giải pháp của BMS - Hiện tại: DDC kết nối trực tiếp với các mạch chiếu sáng để giám sát và điều khiển đóng cắt các thiết bị trong mạch -Tương lai: Dùng các cảm biến nhiệt hồng ngoại để điều khiển đóng cắt các th