Báo cáo thực tập tại công ty TNHH công nghiệp Trí Cường

Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường có ngành nghề kinh doanh khá đa dạng, phong phú, nhiều lĩnh vực khác nhau từ thiết kế chế tạo các sản phẩm Cơ khí và thiết bị Công nghiệp, chuyển giao công nghệ đến kinh doanh thiết bị cho lĩnh vực tự động hóa. Nhưng chủ yếu công ty tập trung vào sản xuất các sản phẩm cơ khí và thiết bị công nghiệp . Công ty kinh doanh dựa trên hình thức nhận, thiết kế và sản xuất dựa trên số lượng đặt hàng khách hàng. Ngành nghề kinh doanh đa dạng, xong chủ yếu là những ngành nghề yêu cầu và đòi hỏi chất lượng và trình độ kỹ thuật cao. Sản xuất mặt hàng cơ khí hay thiết bị tự động hóa tới những hợp đồng thiết kế lắp đặt hệ thống đo lường đều cần sự chính xác về thông số kỹ thuật trên bản thiết kế được duyệt trước với sự đồng ý của khách hàng.

doc21 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 11041 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty TNHH công nghiệp Trí Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta hiện nay ngày càng phát triển và ngày càng hội nhập sâu vào thị trường kinh tế thế giới. Vì vậy, doanh nghiệp vừa tiến hành sản xuất lại vừa phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển, nhằm khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế. Một trong những mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới là nâng cao hiệu quả lao động, giảm chi phí sản xuất đồng thời hạ giá thành sản phẩm. Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp cần phải chú trọng tới thị trường, tới công tác quản lý tại doanh nghiệp của mình. Được sự giới thiệu của nhà trường, sự giúp đỡ của công ty TNHH Công Nghiệp Trí Cường, em đã có một khoảng thời gian được thực tập tại công ty. Qua thời gian thực tập tuy không dài, xong tại đây em được sống trong môi trường làm việc thực tế, được làm quen với các công việc quen thuộc của một kế toán viên, và hiểu được phần nào cách thức hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập, em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ tìm hiểu, thu thập thông tin, nghiệp vụ của anh Lê Thanh Thủy- Giám đốc công ty, chị Lê Bích Ngân– Kế toán trưởng cùng tập thể các anh chị nhân viên phòng kế toán công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường, cùng sự hướng dẫn của Cô Th.s Đặng Thị Thư. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên được tiếp xúc công việc thực tế, không tránh khỏi những bỡ ngỡ, thiếu xót trong quá trình tìm hiểu và đánh giá nhận xét về công ty, em mong nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo của thầy cũng như các anh chị nhân viên phòng kế toán. Em xin trân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Hiền DANH MỤC VIẾT TẮT TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TK: Tài khoản NVL: Nguyên vật liệu CC: Công cụ DC: Dụng cụ BHXH: Bảo hiểm xã hội GTGT: Giá trị gia tăng HĐKD: Hoạt động kinh doanh CCDC: Cung cấp dịch vụ DN: Doanh nghiệp TNDN: Thu nhập doanh nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 1.1: Danh sách ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Công Nghiệp Trí Cường Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường Bảng1.1 : Bảng chỉ tiêu đánh giá tình hình HĐKD của công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường(2011-2010) Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường Bảng 2.1: Bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP TRÍ CƯỜNG 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường: 1.1.1. Tên, quy mô và địa chỉ của công ty: - Tên công ty: CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP TRÍ CƯỜNG - Tên giao dịch: Tri Cuong Industrial Company limited - Tên viết tắt: TCI - Địa chỉ trụ sở chính: Khu Công nghiệp Lai Xá- Kim Chung- Hoài Đức- Hà Nội - Điện thoại: (04) 62925944 - Fax: (04) 33664036 -Quy mô công ty: 80 người - Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng) 1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH công nghiệp Trí Cường: 1.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ. Công ty quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi, thực hiện nghiên cứu phát triển nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Là một doanh nghiệp sản xuất thiết kế các sản phẩm công nghiệp, đòi hỏi độ chính xác và chất lượng, nên doanh nghiệp chủ động tham giá các hoạt động như triển lãm để giới thiệu sản phẩm đồng thời học hỏi công nghệ, nắm bắt nhu cầu thị trường. 1.1.2.2. Ngành nghề kinh doanh đăng ký của công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường Số TT Tên ngành nghề 1 Thiết kế chế tạo máy móc - dây truyền sản xuất 2 Tích hợp hệ thống tự động hóa 3 Tư vấn thiết kế chế tạo hệ thống băng tải: Băng tải PVC, PU; Băng tải con lăn, Băng tải xích; Dây truyền xích treo 4 Gia công đồ gá, khuôn mẫu và chi tiết máy 5 Cung cấp giải pháp và thiết bị cho nhà xưởng: xe đẩy, giá đẩy hàng, bàn thao tác 6 Chế tạo khuôn mẫu Hình 1.1. Danh sách ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường Nguồn: Giấy phép đăng ký kinh doanh công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường do Sở kế hoạch đầu tư TP Hà Nội cấp 1.1.3. Quá trình hình thành phát triển của công ty: Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường được thành lập ngày 4 tháng 8 năm 2006 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – đăng ký thuế theo số 0102007678 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Tới nay, công ty đã hoạt động được 7 năm, sản phẩm của công ty chủ yếu cung cấp cho các nhà máy của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( FDI) và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường: Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường có ngành nghề kinh doanh khá đa dạng, phong phú, nhiều lĩnh vực khác nhau từ thiết kế chế tạo các sản phẩm Cơ khí và thiết bị Công nghiệp, chuyển giao công nghệ đến kinh doanh thiết bị cho lĩnh vực tự động hóa... Nhưng chủ yếu công ty tập trung vào sản xuất các sản phẩm cơ khí và thiết bị công nghiệp . Công ty kinh doanh dựa trên hình thức nhận, thiết kế và sản xuất dựa trên số lượng đặt hàng khách hàng. Ngành nghề kinh doanh đa dạng, xong chủ yếu là những ngành nghề yêu cầu và đòi hỏi chất lượng và trình độ kỹ thuật cao. Sản xuất mặt hàng cơ khí hay thiết bị tự động hóa tới những hợp đồng thiết kế lắp đặt hệ thống đo lường đều cần sự chính xác về thông số kỹ thuật trên bản thiết kế được duyệt trước với sự đồng ý của khách hàng. 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường : 1.3.1. Tổ chức bộ máy công ty: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty bao gồm: Giám đốc công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường: Lê Thanh Thủy – người trực tiếp điều hành và quyết định tất cả các vấn đề liên quan tới hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật, làm đúng theo những quy định của Nhà nước và điều lệ của công ty. Các phòng ban nghiệp vụ: + Phòng Kinh doanh: Có chức năng trong việc xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất. + Phòng Kế toán - Tài chính: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. + Phòng Kỹ thuật Công nghệ: Có chức năng hoạch định chiến lược phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ mới, nâng cấp hoặc thay thế máy móc thiết bị hiện đại có tính kinh tế cao, tham gia giám sát các hoạt động đầu tư về máy móc, thiết bị của Công ty và các công trình đầu tư xây dựng cơ bản. Tính toán, thiết kế các bản vẽ kỹ thuật theo yêu cầu và đúng chuẩn mực cho phép phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh + Phòng Kế hoạch vật tư: Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi các mã hàng, làm các thủ tục xuất hàng, vận chuyển hàng hoá, quản lý các kho tàng của Công ty + Xưởng sản xuất trực thuộc công ty : nơi trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm của công ty. Mỗi xưởng có một hệ thống dây chuyền sản xuất để tạo ra các sản phẩm khác nhau. 1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ PHÒNG KẾ HOẠCH VẬT TƯ PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH XƯỞNG SẢN XUẤT Hinh 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường 1.4. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm gần đây (2010 – 2011) : (Đồng Việt Nam) Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh năm 2011 với 2010 Số tiền Tỷ Lệ (%) 1 Tổng doanh thu bán hàng và CCDV 15.905.717.102 12.221.494.189 (3.684.222.920) 23,17 2 Giá vốn hàng bán 15.035.511.567 11.030.137.129 (4.005.374.440) (26,64) 3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 870.205.535 1.191.357.060 321.151.525 136,9 4 Doanh thu tài chính 6.332.013 7.340.280 1.008.267 15,92 5 Chi phí tài chính - 47.666.666 47.666.666 // 6 Chi phí bán hàng - - - - 7 Chi phí quản lý DN 712.528.682 1.089.187.543 376.658.861 52,86 8 Lãi thuần HĐKD 164.008.866 61.843.131 (99.165.735) (60,46) 9 Thu nhập khác - 3.550.012 3.550.012 // 10 Chi phí khác 960 31.572.570 31.571.610 3.288.709,38 11 Lãi thuần HĐ khác (960) (28.022.558) (28.021.590) (2.918.916,45) 12 Lợi nhuận trước thuế 164.007.906 33.820.573 (130.187.333) (79,38) 13 Thuế và các khoản phải nộp ngân sách 28.701.384 8.455.143 (27.856.241) (97,06) 14 Lợi nhuận sau thuế TNDN 135.306.522 25.365.430 (109.941.092) (81,25) Hình 1.1 : Bảng chỉ tiêu đánh giá tình hình HĐKD của công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường (2011-2010) Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường năm 2011 Nhận xét : Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy tình hình kết quả kinh doanh của công ty đã giảm đi, cụ thể như sau : Về doanh thu : Doanh thu bán hàng và CCDV năm 2011 so với năm 2010 là giảm đi 3.684.222.920 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 23,17%, điều này chứng tỏ công ty chưa thực hiện tốt công tác thúc đẩy hoạt động kinh doanh, chưa mở rộng được các dối tác làm ăn, giảm mức tiêu thụ sản phẩm từ đó làm giảm doanh thu bán hàng. Về chi phí : Năm 2011 so với năm 2010 chi phí quản lý DN của công ty tăng 376.658.861 đồng, tương ứng với tỷ lệ 52,86% điều này chứng tỏ công ty đã đầu tư chú trọng vào công tác quản lý doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế mà doanh nghiệp đã đề ra. Về lợi nhuận : Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 so với năm 2010 giảm 109.941.092 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 81,25%, điều này đánh giá là không tốt, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2011 là không tốt, đã kém hơn so với năm 2010, công ty cần rút kinh nghiệm ra hướng kinh doanh mới, phát triển thị trường và đối tác làm ăn. PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP TRÍ CƯỜNG 2.1.Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường. 2.1.1.Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường: 2.1.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và sơ đồ bộ máy Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường là một đơn vị hạch toán độc lập. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tập trung, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán tài chính của công ty. Tại phòng kế toán tài chính của công ty gồm 4 nhân viên, trong đó có 3 nhân viên trình độ đại học và một nhân viên trình độ cao đẳng (thủ quỹ). Kế toán trưởng: Là một kế toán tổng hợp, có mối liên hệ trực tiếp với các kế toán viên thành phần, có năng lực điều hành và tổ chức. Kế toán trưởng có khả năng tham mưu cho giám đốc về các chính sách tài chính kế toán của công ty. Kế toán tiền lương và BHXH: Tính toán và hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản khấu trừ vào lương theo khoản thu nhập, trợ cấp cho cán bộ, công nhân viên trong công ty. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ tổng hợp tài liệu từ các phần hành kế toán khác để theo dõi trên các bảng kê, bảng phân tích làm cơ sở cho việc tính chi phí và giá thành sản phẩm, theo dõi cả phần công cụ, dụng cụ, phụ liệu. Thống kế tổng hợp kiêm thủ quỹ: Thống kê toàn bộ khối lượng sản phẩm, công việc được hoàn thành giúp cho công tác kế toán thuận lơi đồng thời quản lỹ quỹ tiền mặt của công ty, hằng ngày căn cứ vào phiếu thu chi tiền mặt để xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu chi. Sau đó tổng hợp, đối chiếu thu chi với kế toán có liên quan. Các nhân viên thống kê tại phân xưởng: Thực hiện việc nhập kho và xuất kho đồng thời theo dõi từ khi nguyên vật liệu đưa vào sản xuất đến lúc giao thành phẩm cho công ty. Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường NV THỐNG KÊ TẠI PHÂN XƯỞNG Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường 2.1.1.2. Chính sách kế toán. - Chế độ kế toán áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20/03/2006. - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ - Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N - Kỳ kế toán: Tháng - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND) - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: tính theo nguyên giá và khấu hao lũy kế. Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng. - Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác sang tiền Việt Nam (VND). - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: tính theo giá gốc, giá hàng xuất kho và hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền, hàng tồn kho được hạch toán theo giá trị và số lượng, không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. (Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của công ty) - Các loại thuế công ty phải nộp: + Thuế GTGT + Thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty nộp thuế hàng tháng tại Chi cục thuế huyện Từ Liêm – TP Hà Nội. - Kỳ tính thuế: Năm. Từ 01/01/N đến 31/12/N - Mã số thuế: 0102007678 2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường. 2.1.2.1. Tổ chức bộ máy hạch toán ban đầu. Hệ thống chứng từ được Công ty sử dụng bao gồm cả chứng từ bắt buộc và các chứng từ hướng dẫn. Các chứng từ bắt buộc công ty sử dụng đúng mẫu của nhà nước quy định theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC. Còn các chứng từ hướng dẫn thì được công ty làm theo mẫu hướng dẫn phù hợp với yêu cầu quản lý và thu thập thông tin của Công Ty. Thực tế, trong tổng chi phí sản xuất của công ty thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trong lớn nhất, xong khi mua nguyên vật liệu về chuyển thẳng vào xưởng sản xuất thì kế toán lại ghi phiếu nhập và phiếu xuất kho -> không đánh giá đúng bản chất kinh tế. Tất cả các chứng từ do công ty lập hoặc chuyển từ bên ngoài đều phải tập trung ở bộ phận kế toán để kiểm tra. Sau khi kiểm tra xác minh tính pháp lý của chứng từ thì trình giám độc công ty ký duyệt và phân loại chứng từ, lưu trữ và bảo quản. 2.1.2.2. Tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán tại công ty: Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường sử dụng hệ thống tài khoản cũng như các chứng từ kế toán đúng mẫu và hướng dẫn theo quy định của Bộ Tài Chính. TK loại 1,2 là TK phản ánh Tài sản TK loại 3,4 là TK phản ánh Nguồn vốn TK loại 5 và loại 7 mang kết cấu TK phản ánh nguồn vốn TK loại 6 và loại 8 là TK mang kết cấu TK phản ánh Tài sản TK loại 9 có duy nhất TK 911 là TK xác định kết quả kinh doanh. Hệ thống TK cấp 2 được thiết kế phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty trên cơ sở TK cấp 1 và các chỉ tiêu dùng để hạch toán. Công ty không sử dụng TK cấp 3 2.1.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường lựa chọn tổ chức bộ sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Chúng từ cùng với hình thức kế toán máy. Với hình thức này, sổ Nhật ký – Chứng từ được mở hàng tháng cho một hoặc một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau có liên quan với nhau theo yêu cầu quản lý và lập bảng tổng hợp cân đối. Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán được kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, ghi có để nhập dữ liệu vào máy tính. Theo quy trình của phần mềm máy tính, các dữ liệu được cập nhật vào phần nào tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp. Cuối tháng hoặc bất cứ thời điểm nào công ty cần, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. 2.1.2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính: Công ty thực hiện lập báo cáo tài chính năm theo đúng chế độ kế toán hiện hành, bao gồm các loại báo cáo sau: Bảng cân đối kế toán – Mẫu B-01/DN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Mẫu B-02/DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu B-03/DN Bản thuyết minh báo cáo tài chính – Mẫu B/09-DN Bảng cân đối tài khoản – Mẫu F01-FNN Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp – Mẫu 03/TNDN 2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế: 2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế: Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường phân công bộ phận thực hiện công tác phân tích kinh tế là bộ phận kế toán tài chính. Công ty đã chủ động trong công tác phân tích kinh tế, song việc phân tích mới chỉ dừng lại ở việc dựa vào kinh nghiệm, dự đoán biến động của tình hình kinh tế để đưa ra một phương án kinh doanh phù hợp nhất. Thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế là cuối mỗi tháng , cuối quý và cuối năm theo yêu cầu của lãnh đạo công ty. 2.2.2. Nội dung và chỉ tiêu phân tích kinh tế tại công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường: - Phân tích doanh thu: + Phân tích tổng hợp doanh thu thực hiện so với kế hoạch Phân tích tình hình tổng hợp chi phí + Phân tích chi phí sản xuất theo đơn sản xuất + Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệpn (chi phí nhân viên, công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, thuế, chi phí bằng tiền khác) Phân tích giá thành Từ nội dung phân tích của tình hình thực hiện doanh thu, chi phí công ty còn phân tích một số nội dung về tình hình lợi nhuận và tình hình tài chính của mình. 2.2.3. Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dựa trên số liệu của các báo cáo kế toán - Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (HV) phản ánh trình độ sử dụng và khai thác nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất: HV - Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: + Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh ( ) Ý nghĩa: Một đồng vốn KD bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu + Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh ( ) Ý nghĩa: Một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. STT Chỉ tiêu 2010 2011 So sánh tương đối So sánh tuyệt đối(%) 1 Doanh thu 15,905,717,102 12,221,494,189 (3,684,222,913) 2 Lợi nhuận 870205535 1191357060 -321151525 -26.96 3 Vốn kinh doanh ban đầu 13032824348 13032824348 4 Doanh thu / vốn 1.22 0.94 (0.28) 22.95 5 Lợi nhuận/ vốn 0.066 0.091 0.025 37.87 Bảng 2.1: Bảng chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường năm 2011,2010 Nhận xét Về hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh: Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh năm 2011 so với năm 2010 giảm đi 0.28 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 22.95%, điều này chứng tỏ công ty chưa có biện pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp Về hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh: Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2011 so với năm 2012 tăng 0.025 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 37.87 %, điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mình 2.3. Tổ chức công tác tài chính: 2.3.1. Công tác kế hoạch hóa tài chính, huy động vốn của công ty. Vấn đề tài chính bao giờ cũng là một vấn đề được đặt ra hàng đầu tại bất cứ một công ty nào. TCI cũng vậy, xác định công tác tài chính là một mục tiêu quan trọng hàng đầu nên ngay từ đầu công ty đã có những kế hoạch tài chính rõ ràng, nhằm đảm bảo cho mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đầu năm, công ty lập một kế hoach tài chính để lựa chọn nguồn tài trợ vốn. Kế hoạch tài chính chỉ ra các mục tiêu, thưc trạng hiện có của công ty, nhận định được những rủi ro trước mắt có thể gặp để lên kế hoạch phòng tránh. 2.3.2. Công tác quản lý, sử dụng vốn – tài sản. Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản đó là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất kinh doanh công ty chú ý đến việc quản lý việc huy động và luân chuyển của vốn. Kết thúc kỳ kế toán thường quan tâm tới số vốn lưu động và số vốn cố định thay đổi như thế nào, tăng hay giảm, điều đó phản ánh lên điều gì và ảnh hưởng như thế nào tới tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3.3. Công tác quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận. Đây là một công tác cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Công việc này không chỉ có phòn
Luận văn liên quan