Báo cáo thực tập tại công ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động TIẾN PHÁT

-Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vấn đề Tự Động Hóa sản xuất có vai trò đặc biệt quan trọng. -Mục tiêu ứng dụng Tự Động Hóa là nhằm nâng cao năng suất dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời cải thiện điều kiện lao động. Sự cạnh tranh hàng hoá đặt ra một vấn đề thời sự là làm sao để hệ thống Tự Động Hóa sản xuất phải có tính linh hoạt cao nhằm đáp ứng sự biến động thường xuyên của thị trường hàng hoá cạnh tranh. -Ở nhiều trường đại học, cao đẳng và cao đẳng nghề đã bắt đầu giảng dạy về Tự Động Hóa. Đặc biệt trong những năm gần đây xu thế nhập Tự Động Hóa ở các trường nghề ngày càng gia tăng để phục vụ cho học sinh, sinh viên thực tập, tiếp cận dần với nền sản xuất hiện đại -Thực tập là một phần không thể thiếu trong hành trang tri thức của sinh viên. Đây là phương pháp thực tế hóa kiến thức giúp cho sinh viên khi ra trường có thể vững vàng, tự tin hơn để đáp ứng được yêu cầu của công việc. -Với sự tạo điều kiện của Nhà trường cùng với sự đồng ý của Công ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Tiến Phát, nhóm chúng em có cơ hội được thực tập tại Công ty, được áp dụng những kiến thức cơ bản được giảng dạy ở nhà trường vào công việc thực tiễn, tiếp cận với một môi trường làm việc chuyên nghiệp.

docx59 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2263 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động TIẾN PHÁT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Công Thương Trường Cao Đẳng Công Thương Thành Phố Hồ Chí Minh --------&-------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Họ và Tên học viên: ...................................................................... Lớp: ............................................................................................... Địa điểm thực tập: ......................................................................... Cán bộ hướng dẫn: ........................................................................ Giáo viên hướng dẫn: .................................................................... Thời gian thực tập: 6 tuần từ ngày 2/5/2012 đến ngày 9/6/2012. TP.HỒ CHÍ MINH 2012 LỜI MỞ ĐẦU -Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vấn đề Tự Động Hóa sản xuất có vai trò đặc biệt quan trọng. -Mục tiêu ứng dụng Tự Động Hóa là nhằm nâng cao năng suất dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời cải thiện điều kiện lao động. Sự cạnh tranh hàng hoá đặt ra một vấn đề thời sự là làm sao để hệ thống Tự Động Hóa sản xuất phải có tính linh hoạt cao nhằm đáp ứng sự biến động thường xuyên của thị trường hàng hoá cạnh tranh. -Ở nhiều trường đại học, cao đẳng và cao đẳng nghề đã bắt đầu giảng dạy về Tự Động Hóa. Đặc biệt trong những năm gần đây xu thế nhập Tự Động Hóa ở các trường nghề ngày càng gia tăng để phục vụ cho học sinh, sinh viên thực tập, tiếp cận dần với nền sản xuất hiện đại -Thực tập là một phần không thể thiếu trong hành trang tri thức của sinh viên. Đây là phương pháp thực tế hóa kiến thức giúp cho sinh viên khi ra trường có thể vững vàng, tự tin hơn để đáp ứng được yêu cầu của công việc. -Với sự tạo điều kiện của Nhà trường cùng với sự đồng ý của Công ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Tiến Phát, nhóm chúng em có cơ hội được thực tập tại Công ty, được áp dụng những kiến thức cơ bản được giảng dạy ở nhà trường vào công việc thực tiễn, tiếp cận với một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn ! Phần I: Giới Thiệu Chung Về Cơ Sở Thực Tập. Công ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Tiến Phát Địa chỉ : Số 7 Cô Giang, Hiệp Phú, Q.9, TP.HCM Điện thoại : 08-5409.3614, 08-3730.8325, 08-3730.8361 Fax : 08-54093649 Email : kinhdoanh@tienphat-automation.com Công ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động TIẾN PHÁT 1.   Nhập khẩu, phân phối thiết bị Điện công nghiệp và Tự động hóa ACB, MCCB, MCB, Contactor, Relay Nhiệt, Relay bảo vệ Temperature Controller, Encoder, Counter, Timer, Photosensor, Proximity Sensor, Limit switch, Supply Power PLC, HMI, Biến tần, Servo, ZEN, LOGO Cầu chì JASCO: NH, NT, NGT, NEZD 2.   Thiết kế, thi công, sửa chữa Công trình Điện công nghiệp và Hệ thống tự động hóa Dây chuyền sản xuất các loại. 3.   Tư vấn, đầu tư, chuyển giao công nghệ chìa khóa trao tay dây chuyền sản xuất trong các ngành Dệt may, Nhựa, Chế biến gỗ, giấy. Nhà máy chế biến thủy sản, thức ăn thủy sản. Hệ thống xử lý nớc thải. Công ty Tiến Phát  1. Chuyên Thiết kế và Sửa chữa các Dây chuyền, Hệ thống Tự động hóa  2. Phân phối Thiết bị Điện và Tự động hóa của các hãng                  Với phương châm: "Chất lượng dịch vụ làm nên sự khác biệt" Công ty Tiến Phát mong muốn mang đến sản phẩm - Dịch vụ xứng đáng với những gì khách hàng đã bỏ ra. Nếu Quý khách hàng đang tìm kiếm nhà cung cấp Chuyên nghiệp, Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm chi tiết về thông tin sản phẩm cũng như nhận được giá sản phẩm tốt nhất. Tel : (+084).8.5409.3614; 08-3730.8325; 08-3730.8361  Fax:  084.8.5409.3649 Email   : kinhdoanh@tienphat-automation.com Website:  Ø Vận chuyển hàng hóa  Công ty Tiến Phát giao hàng tận nơi cho quý khách hàng trên phạm vi toàn quốc.  - Đối với khách hàng ở Tp. HCM, Đồng Nai, Long An, Bình Dương, công ty sẽ cho nhân viên đến giao hàng tận nơi.  - Đối với khách hàng ở các tỉnh thành khác chúng tôi sẽ dùng hình thức chuyển phát nhanh.  Công ty Tiến Phát trả phí vận chuyển, khách hàng không phải chịu bất kỳ khoản phí vận chuyển nào. Ø Bán hàng Quý khách hàng khi có nhu cầu mua hàng có thể liên hệ trực tiếp hoặc gọi điện thoại cho chúng tôi. Công ty Tiến Phátthực hiện bán hàng từ thứ 2 đến thứ 7 (7h30 - 19h). Đường dây nóng: 0918.983.389 (Mr. Nguyên)                              01663.077.073 (Mr. Ngọc)    Hoặc số điện thoại: 08-54093614 08-3730.8325, 08-3730.8361 ØHỗ trợ sau bán hàng Công ty Tiến Phát hỗ trợ sau bán hàng hoàn toàn miễn phí (24/24).Khi quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn kỹ thuật miễn phí, mặc dù không mua hàng ở Công ty Tiến Phát. - Hỗ trợ Bảo hành: Mr. Tiến - 0918.405025 - Hỗ trợ Kỹ thuật: Mr. Hân - 0167.6727097                             Phần II: Về chuyên môn. Trong quá trình học tập, tìm hiểu tại Công ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Tiến Phát cùng với sự giúp đỡ của các kỹ thuật viện đã giúp nhóm thực tập chúng em nghiên cứu và tìm hiểu về đặt điểm cấu tạo và ứng dụng của các sản phẩm tự động hóa của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Omron, Oriental, Mitsubishi, Sick... Các Thiết Bị Tự Động Hóa ØCẢM BIẾN TIỆM CẬN -Thông tin cơ bản về Cảm biến Tiệm cận -Một Cảm biến tiệm cận (còn được gọi là "Công tắc tiệm cận" hoặc đơn giản là "PROX") phản ứng khi có vật ở gần cảm biến.Trong hầu hết các trường hợp, khoảng cách này chỉ là vài mm. Cảm biến tiệm cận thường phát hiện vị trí cuối của chi tiết máy và tín hiệu đầu ra của cảm biến khởi động một chức năng khác của máy. Các lợi ích chính của cảm biến tiệm cận công nghiệp là: Vận hành đáng tin cậy ngay cả trong môi trường khắc nghiệt (ví dụ: môi trường ngoài trời hoặc môi trường dầu mỡ) Vận hành/cài đặt đơn giản và dễ dàng Mức giá hấp dẫn (ví dụ: rẻ hơn Cảm biến quang điện) Ngày nay, cảm biến tiệm cận có mặt trong nhiều loại hình công nghiệp và ứng dụng. Một số ví dụ: Công nghiệp chế tạo ô tô Công nghiệp máy công cụ Công nghiệp chế biến thực phẩm Xe đa dụng (ví dụ: xe tải, máy nông nghiệp) Máy rửa xe -Các loại Cảm biến Tiệm cận Có 2 loại cảm biến tiệm cận công nghiệp chính là: -Cảm biến tiệm cận cảm ứng phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện từ. Dĩ nhiên, thiết bị chỉ phát hiện được vật kim loại. -Cảm biến tiệm cận điện dung phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện dung tĩnh điện. Do đó, thiết bị này có thể phát hiện mọi loại vật. Mặc dù cảm biến cảm ứng chỉ phát hiện được các vật kim loại, chúng phổ biến hơn nhiều trong công nghiệp. Những cảm biến này ít chịu ảnh hưởng của các nhiễu bên ngoài hơn như EMC và - cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng - những cảm biến này rẻ hơn cảm biến điện dung. Trang tiếp theo sẽ giới thiệu cho bạn một số lý thuyết kỹ thuật về cách vận hành của cảm biến cảm ứng. -Cách vận hành của Cảm biến Cảm ứng Cảm biến tiệm cận cảm ứng bao gồm một cuộn dây được cuốn quanh một lõi từ ở đầu cảm ứng.  Sóng cao tần đi qua lõi dây này sẽ tạo ra một trường điện từ dao động quanh nó.Trường điện từ này được một mạch bên trong kiểm soát. Khi vật kim loại di chuyển về phía trường này, sẽ tạo ra dòng điện (dòng điện xoáy) trong vật.  Những dòng điện này gây ra tác động như máy biến thế, do đó năng lượng trong cuộn phát hiện giảm đi và dao động giảm xuống; độ mạnh của từ trường giảm đi.  Mạch giám sát phát hiện ra mức dao động giảm đi và sau đó thay đổi đầu ra. vật đã được phát hiện. Vì nguyên tắc vận hành này sử dụng trường điện từ nên cảm biến cảm ứng vượt trội hơn cảm biến quang điện về khả năng chống chịu với môi trường. Ví dụ: dầu hoặc bụi thường không làm ảnh hưởng đến sự vận hành của cảm biến.   -Đầu ra của Cảm biến Cảm ứng Ngày nay, hầu hết cảm biến cảm ứng đều có đặc điểm đầu ra tranzitocó logic NPN hoặc PNP (xem hình bên dưới). Những loại này còn được gọi là kiểu DC-3 dây. Trong một số trường hợp cài đặt, người ta sử dụng cảm biến tiệm cận có 2 kết nối (âm và dương).Chúng được gọi là kiểu DC-2 dây (xem hình bên dưới). -Thường Mở/Thường Đóng Cảm biến tiệm cận được chia theo chế độ hoạt động thường mở (NO) và thường đóng (NC) mô tả tình trạng có tín hiệu đầu ra của cảm biến sau khi có hoặc không phát hiện được vật. Thường mở: Tín hiệu điện áp cao, khi phát hiện ra vật; tín hiệu điện áp thấp khi không có vật Thường đóng: Tín hiệu cao khi không có vật; tín hiệu thấp khi phát hiện ra vật. Cảm biến tiệm cận có cả hai đầu ra NO và NC được gọi là kiểu đối lập. Lưu ý: Kiểu NO/NC dùng cho cả cảm biến cảm ứng và cảm biến điện dung. -Khoảng cách Phát hiện - Tỷ lệ Tiêu chuẩn Khoảng cách phát hiện là một thông số kỹ thuật quan trọng khi thiết kế PROX trong máy. Có ba loại là cảm biến tiệm cận cảm ứng khoảng cách phát hiện ngắn, trung và dài. Khoảng cách phát hiện được nêu trong thông số kỹ thuật của cảm biến tiệm cận cảm ứng dựa trên mục tiêu chuẩn di chuyển hướng trục của cảm biến.Mục tiêu chuẩn này là một bản thép mềm hình vuông dày 1 mm, vật có thành phần chính là sắt. Lưu ý: Đối với các vật di chuyển hướng tâm về phía bề mặt cảm ứng, khoảng cách phát hiện sẽ khác! -Hệ số Giảm Khoảng cách Phát hiện Tùy thuộc vào loại kim loại được sử dụng, phạm vi phát hiện có thể nhỏ hơn khoảng cách phát hiện định mức. Bảng sau cung cấp mức giảm khoảng cách phát hiện gần đúng của một PROX tiêu chuẩn đối với các vật liệu kim loại khác nhau. Thông tin chi tiết về sự lệ thuộc vào các loại kim loại có trong thông tin kỹ thuật của tài liệu mỗi cảm biến cảm ứng. Lưu ý: Các cảm biến cảm ứng đặc biệt có khoảng cách không phụ thuộc vào khoảng cách của loại kim loại sử dụng. Chúng còn được gọi là cảm biến tiệm cận "Hệ số 1". -Ảnh hưởng của Kích thước Vật Khoảng cách phát hiện cũng chịu ảnh hưởng của kích thước của vật (vật nhỏ hơn sẽ làm giảm khoảng cách phát hiện. Đồng thời loại và độ dày của lớp mạ cũng ảnh hưởng đến khoảng cách phát hiện thực. -Khoảng cách Phát hiện - Độ trễ (Hysteresis) Độ trễ của cảm biến mô tả sự chênh lệch giữa khoảng cách mà cảm biến hoạt động và khoảng cách mà cảm biến trở lại trạng thái ban đầu. Độ trễ nhỏ cho phép định vị chính xác vật. Giá trị của độ trễ thường nằm trong khoảng 5-10%. -Tần số Đáp ứng Theo EN60947-5-2, tần số đáp ứng xác định số lần phát hiện lặp lại có thể xuất ra mỗi giây khi vật thử nghiệm tiêu chuẩn được đưa tới trước cảm biến nhiều lần Xem sơ đồ đi kèm về phương pháp đo: Khoảng cách phải là 50% của khoảng cách phát hiện định mức; tỷ số xung - tạm dừng được xác định là 1:2 (xem hình: M với 2M). Lưu ý: Nếu tỷ số xung - tạm dừng khác (ví dụ: 1:1) thì đồng thời tần số đáp ứng tối đa sẽ thấp hơn. Tần số đáp ứng tối đa cũng giảm nếu khoảng cách cao hơn hoặc thấp hơn so với 50% khoảng cách phát hiện định mức. -Cảm biến Cảm ứng Được bảo vệ PROX được bảo vệ có cấu tạo gồm một tấm chắn quanh lõi từ.Tấm này có tác dụng dẫn trường điện từ đến trước phần đầu. Cảm biến tiệm cận được bảo vệ có thể được lắp chìm bằng mặt trên bề mặt kim loại, nếu không gian chật hẹp. Điều này cũng có lợi là có thể bảo vệ cảm biến về mặt cơ học. Tuy nhiên, phạm vi phát hiện bị hạn chế, nhưng có thể lắp cảm biến dễ dàng với các kim loại xung quanh mà không gây ra ảnh hưởng nào. -Cảm biến Cảm ứng không được bảo vệ Cảm biến không được bảo vệ không có lớp bảo vệ quanh lõi từ. Sự khác biệt giữa cảm biến được bảo vệ và không được bảo vệ có thể quan sát được một cách dễ dàng. Thiết kế này cho khoảng cách phát hiện lớn hơn cảm biến tiệm cận được bảo vệ.Cảm biến cảm ứng không được bảo vệ có khoảng cách phát hiện gần gấp đôi so với loại được bảo vệ có cùng kích thước đường kính. Không thể lắp PROX không được bảo vệ chìm bằng mặt với bề mặt kim loại Do đó, khả năng bảo vệ về mặt cơ học thấp hơn. Vì từ trường mở rộng ra tới cạnh của cảm biến, nên có thể bị ảnh hưởng của những kim loại trong khu vực này. Cảm biến tiệm cận không được bảo vệ cũng nhạy cảm hơn với giao thoa hỗ tương. Để tránh trục trặc khi lắp loại cảm biến này, vui lòng làm theo các hướng dẫn có trong bản dữ liệu. -Chọn Cảm biến Cảm ứng Kết luận: Nếu muốn chọn đúng cảm biến tiệm cận cho một ứng dụng, cần phải lưu ý đến một số điều sau: Điều kiện cụ thể của vật (loại kim loại, kích thước, lớp mạ)   Hướng chuyển động của mục tiêu   Vận tốc của mục tiêu   Ảnh hưởng của kinh loại xung quanh   Ảnh hưởng của nhiệt độ, điện áp, EMC, độ rung, va chạm, độ ẩm, dầu, bột, hóa chất hoặc chất tẩy rửa   Khoảng cách phát hiện bắt buộc ØCẢM BIẾN QUANG Giới thiệu chung về nguyên lý của cảm biến quang Cảm Biến Quang điện (Photoelectric Sensor, PES)có thể phát hiện nhiều dạng vật thể khác nhau: từ việc phát hiện 1 chai nhựa trên băng chuyền hoặc kiểm tra xem tay robot đã gắp linh kiện ô tô để lắp đặt hay chưa Nếu không có cảm biến quang thì khó mà có được tự động hóa công nghiệp, giống như làm việc mà không nhìn được vậy. Chương đầu tiên sẽ mô tả nguyên lý cơ bản của cảm biến quang. Bạn sẽ tìm hiểu về ưu việt của cảm biến quang so với các loại cảm biến khác và cấu trúc cơ bản của cảm biến. -Cơ bản về Cảm biến quang Cảm biến quang... ... không tiếp xúc với vật thể cần phát hiện ... có thể phát hiện vật từ khoảng cách xa ... không bị hao mòn / có tuổi thọ cao ... có thời gian đáp ứng nhanh (ví dụ 1 ms) ... có thể phát hiện mọi loại vật thể / vật chất -Cấu trúc của cảm biến quang Cấu trúc của cảm biến quang khá đơn giản, bao gồm 3 thành phần chính: 1. Bộ Phát sáng (E) 2. Bộ Thu sáng (R) 3. Mạch xử lý tín hiệu ra Cấu trúc trong -Bộ phát sáng Ngày nay cảm biến quang thường sử dụng đèn bán dẫn LED (LightEmitting Diode). Ánh sáng được phát ra theo xung. Nhịp điệu xung đặc biệt giúp cảm biến phân biệt được ánh sáng của cảm biến và ánh sáng từ các nguồn khác (như ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng trong phòng). Các loại LED thông dụng nhất là LED đỏ, LED hồng ngoại hoặc LED laze. Một số dòng cảm biến đặc biệt dùng LED trắng hoặc xanh lá. Ngoài ra cũng có LED vàng. -Bộ thu sáng Thông thường bộ thu sáng là một phototransistor (tranzito quang).Bộ phận này cảm nhận ánh sáng và chuyển đổi thành tín hiệu điện tỉ lệ. Hiện nay nhiều loại cảm biến quang sử dụng mạch ứng dụng tích hợp chuyên dụng ASIC ( Application Specific Integrated Circuit). Mạch này tích hợp tất cả bộ phận quang, khuếch đại, mạch xử lý và chức năng vào một vi mạch (IC). Bộ phận thu có thể nhận ánh sáng trực tiếp từ bộ phát (như trường hợp của loại thu-phát), hoặc ánh sáng phản xạ lại từ vật bị phát hiện (trường hợp phản xạ khuếch tán). Bạn sẽ tìm hiểu rõ hơn về các chế độ hoạt động này trong chương sau. -Mạch tín hiệu ra Mạch đầu ra chuyển tín hiệu tỉ lệ (analogue) từ tranzito quang / ASIC thành tín hiệu On / Off được khuếch đại. Khi lượng ánh sáng thu được vượt quá mức ngưỡng được xác định, tín hiệu ra của cảm biến được kích hoạt. Mặc dù một số loại cảm biến thế hệ trước tích hợp mạch nguồn và dùng tín hiệu ra là tiếp điểm rơ le vẫn khá phổ biến, ngày nay các loại cảm biến chủ yếu dùng tín hiệu ra bán dẫn (PNP/NPN). Một số cảm biến quang còn có cả tín hiệu tỉ lệ ra phục vụ cho các ứng dụng đo đếm. -Điều chỉnh độ nhạy Các loại cảm biên quang tiêu chuẩn thường có 2 khả năng chỉnh độ nhạy: 1. Chỉnh ngưỡng Người sử dụng có thể điều chỉnh mức ngưỡng, là mức ánh sáng đủ để kích hoạt đầu ra. Khi ánh sáng thu được bằng hoặc lớn hơn ngưỡng, sẽ có tín hiệu xuất ra. Trong thực tế, thay đổi ngưỡng sẽ dẫn đến tăng hoặc giảm khoảng cách phát hiện. Việc chỉnh ngưỡng cũng có thể giúp cảm biến nhạy hơn, phát hiện được vật nhỏ hơn hoặc các vật trong mờ.Cảm biến quang Omron thường có một biến trở vặn vít để điều chỉnh ngưỡng. Một số cảm biến còn có nút đặt ngưỡng (teach) để có ngưỡng thích hợp nhất cho từng ứng dụng cụ thể 2. Công tắc chuyển Light-On/Dark-On Công tắc L-On/D-On thay đổi tình trạng đầu ra cảm biến.Bạn sẽ hiểu rõ hơn về hoạt động L-On và D-On ở phần sau. *Các chế độ hoạt động -Chế độ thu phát Cảm biến dạng thu phát có bộ phát và thu sáng tách riêng. Bộ phát truyền ánh sáng đi và bộ thu nhận ánh sáng. Nếu có vật thể chắn nguồn sáng giữa hai phần này thì sẽ có tín hiệu ra của cảm biến. -Ưu điểm: Khoảng cách phát hiện xa Phát hiện tốt trong môi trường nhiều bụi. Khả năng xác định vị trí chính xác của vật thể. Độ tin cậy cao, phát hiện được mọi loại vật thể (trừ loại trong suốt) -Nhược điểm: Mất nhiều thời gian để chỉnh vị trí lắp đặt. Mất nhiều thời gian nối dây vì có 2 dây riêng biệt Giá thành sản phẩm cao -Ví dụ ứng dụng: 1. Môi trường khắc nghiệt: ví dụ trạm rửa xe, hoặc môi trường nhiều bụi, cần có cảm biến cường độ sáng cao. 2. Các ứng dụng rộng rãi khác trong tự động hóa công nghiệp, đặc biệt trong trường hợp cần xác định vị trí của vật thể. -Chế độ phản xạ gương Bộ phát truyền ánh sáng tới một gương phản chiếu lăng kính đặc biệt, và phản xạ lại tới bộ thu sáng của cảm biến. Nếu vật thể xen vào luồng sáng, cảm biến sẽ phát tín hiệu ra. -Ưu điểm: Giá thành thấp hơn loại thu phát Lắp đặt dễ hơn loại thu phát Chỉnh định dễ dàng Với vật thể có bề mặt sáng bóng có thể làm cảm biến không phát hiện được, có thể dùng kính lọc phân cực. -Nhược điểm: Khoảng cách phát hiện ngắn hơn loại thu phát Vẫn cần 2 điểm lắp đặt cho cảm biến và gương Cảm biến phản xạ gương loại 2 thấu kính thường không phát hiện được vật ở một số khoảng cách ngắn nhất định. Phản xạ gương là dạng cảm biến quang phổ biến nhất trong công nghiệp.Loại này có sự kết hợp tốt các yếu tố như phát hiện tin cậy, khoảng cách vừa đủ và giá thành hợp lý. -Ví dụ ứng dụng: Phát hiện vật trên băng chuyền Các ứng dụng phổ cập trong nhà máy Phát hiện chai nhựa trong (khi dùng loại thích hợp) Kiểm soát cửa / cổng ra vào trong các tòa nhà -Chế độ phản xạ khuếch tán Cảm biến dạng này truyền ánh sáng từ bộ phát tới vật thể. Vật này sẽ phản xạ lại một phần ánh sáng (phản xạ khuếch tán) -ngược trở lại bộ thu của cảm biến, kích hoạt tín hiệu ra.  -Ưu điểm: Lắp đặt đơn giản, dễ dàng Chỉ cần 1 điểm lắp đặt duy nhất. -Nhược điểm: Khoảng cách phát hiện ngắn (do chỉ phát hiện được một phần ánh sáng phản xạ). Ví dụ loại E3Z-D: có khoảng cách phát hiện tối đa 1m. Tỉ lệ lỗi đen / trắng cao; khoảng cách phát hiện phụ thuộc nhiều vào màu sắc, kích thước, tính chất bề mặt của vật thể. Bởi vậy việc phát hiện vật có thể khó khăn nếu có nền màu đen sau vật. Độ nhạy và độ tin cậy kém hơn loại Thu phát và Phản xạ gương. Thông thường, nếu không cần độ chính xác cao, hoặc khó khăn trong việc lắp đặt gương, người ta sẽ dùng loại phản xạ khuếch tán. -Ví dụ ứng dụng: Các ứng dụng phổ cập trong nhà máy: như phát hiện vật trên băng chuyền Công nghiệp chế tạo gạch men (dùng loại nguồn sáng rộng) -Chế độ hạn chế nhiễu của nền(BGS) Đây là cảm biến phản xạ khuếch tán đặc biệt. Trong khi loại thường phát hiệntổng lượng ánh sáng nhận được, loại BGS phát hiện góc của ánh sáng phản xạ.Công nghệ này có tên là triangulation (phép đạc tam giác). Bởi vậy, độ nhạy của cảm biến sẽ không phụ thuộc vào màu sắc vật hay nền sau vật. Để làm điều này, cảm biến dùng 2 điôt cho bộ thuhoặc 1 mạch điôt/PSD. -Ưu điểm: 1 điểm lắp đặt duy nhất Chính xác và tin cậy hơn loại phản xạ thường (bị lỗi trắng/đen) Có thể chỉnh khoảng cách phát hiện ở 1 mức nhất định -Nhược điểm: Khoảng cách phát hiện ngắn Cảm biến BGS ngày càng phổ biến hơn trong các ứng dụng công nghiệp vì không cần gương và phát hiện tin cậy. Thông thường cảm biến BGS lắp đặt bên cạnh hoặc bên trên băng chuyền -Chế độ Dark-On và Light-On Một tính năng liên quan đến cảm biến quang là phản hồi của cảm biến khi phát hiện hoặc không phát hiện thấy ánh sáng. Tính năng này có tên là chế độ Dark-On hay Light-On. -Chế độ Dark-On (D-ON) Tín hiệu ra của cảm biến sẽ có khi bộ thu không nhận được ánh sáng. Cảm biến thu phát và phản xạ gương thường hoạt động ở chế độ D-On này. Vật thể ngăn tia sáng và kích hoạt tín hiệu ra. -Chế độ Light-On (L-ON) Tín hiệu ra có khi bộ thu nhận được ánh sáng từ vật thể. Cảm biến phản xạ và BGS thường hoạt động ở chế độ L-ON này. Bộ thu nhận được ánh sáng phản xạ từ vật thể, và kích hoạt tín hiệu ra. Hãy xem lần nữa mô phỏng của cảm biến phản xạ và để ý khi đèn LED báo đầu ra sáng. ØCẢM BIẾN SỢI QUANG -Phản xạ Trong Toàn phần Tất cả các cảm biến sợi quang đều sử dụng nguyên tắc phản xạ trong toàn phần để dẫn hướng nguồn ánh sáng dọc theo sợi polymer / kính nhỏ, dẻo đến vật thể cần phát hiện. Như một dòng
Luận văn liên quan