Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan

Một trong những vấn đề của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là lý thuyết còn xa vời với thực tế, học chưa đi đôi với hành. Vì thế, trong quá trình học tập và nghiên cứu trên ghế nhà trường, thực tập môn học là một trong những môn học thực tế nhằm giúp cho sinh viên có cơ hội được tiếp cận với thực tiễn đồng thời vận dụng những kiến thức đã học vào doanh nghiệp cụ thể, từ đó giúp cho sinh viên có thể học hỏi, trau dồi và tích luỹ những kiến thức, kinh nghiệm thực tế cho bản thân. Thực hiện kế hoạch thực tập môn học của trường Đại học Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh và được sự nhất trí của Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Mê Công Thái Lan, thời gian qua em có cơ hội được tiếp xúc và tìm hiểu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác quản lý, dây chuyền công nghệ sản xuất tại công ty. Vận dụng với những kiến thức được truyền thụ từ phía các thầy cô giúp em viết nên bài báo cáo này. Em hi vọng bài báo cáo sẽ góp một phần nhỏ vào sự nghiệp phát triển chung của công ty. Bài báo cáo thực tập môn học gồm các nội dung chính sau: Phần I: Giới thiệu chung về công ty Phần II: Nội dung thực tập môn học bao gồm: Chương 1: Nội dung thực tập về quản trị học Chương 2: Nội dung về phân tích và quản lý dự án đầu tư Chương 3: Hoạt động Marketing của doanh nghiệp Chương 4: Nội dung về quản trị sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu Phần III: Kết luận và kiến nghị

doc70 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2488 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 Phần I: Giới thiệu chung về công ty TNHH Mê Công Thái Lan 5 1. Tên và địa chỉ công ty 5 2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Mê Công Thái Lan 5 3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh 6 Phần II: Nội dung thực tập môn học 8 Chương 1: NỘI DUNG VỀ QUẢN TRỊ HỌC 8 1.1. Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp 10 1.1.1. Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp và Quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp 10 1.1.2. Tìm hiểu và nhận diện chiến lược của doanh nghiệp 14 1.2. Cơ cấu tổ chức và các cấp quản trị của doanh nghiệp 17 1.2.1. Số cấp quản lý của công ty 18 1.2.2. Mô hình tổ chức quản lý 18 1.2.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị 18 Chương 2: NỘI DUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 21 2.1. Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp 22 2.2 Tuyển dụng nhân viên 25 2.2.1. Quy trình tuyển dụng 25 2.2.2. Kết quả tuyển dụng 2 năm gần nhất 30 2.3 Đào tạo nhân lực 31 2.3.1. Quy trình đào tạo của công ty 31 2.3.2. Kết quả đào tạo 33 2.4 Đánh giá thực hiện công việc 34 2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá 35 2.4.2. Quy trình đánh giá 35 2.4.3. Kết quả đánh giá 36 Chương 3: HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP 38 3.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty 39 3.1.1 Khách hàng 39 3.1.2 Thị trường của công ty 40 3.1.3 Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 42 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 45 3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng của môi trường vi mô 45 3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng của môi trường vĩ mô 49 3.3. Hoạt động Marketing mix của doanh nghiệp 53 3.3.1. Chính sách sản phẩm 53 3.3.2. Chính sách giá cả 53 3.3.3. Chính sách phân phối 54 3.3.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp 55 Chương 4: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT và CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU 57 4.1 Phương pháp dự báo của doanh nghiệp 58 4.2. Quản lý dự trữ 59 4.3. Công tác lập kế hoạch điều độ sản xuất 62 Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 KẾT LUẬN 65 KIẾN NGHỊ 67 Tài liệu tham khảo 69 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên: Hà Văn Sỹ Lớp: K5QTKDTH B – Trường Đại học Kinh tế & QTKD Thái Nguyên. Địa điểm thực tế: Công ty TNHH Mê Công Thái Lan 1. TIẾN ĐỘ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN. - Mức độ liên hệ:…………………………………………………………………. - Thời gian thực tập và quan hệ với cơ sở:………………………………………. - Tiến độ thực hiện:………………………………………………………………. 2. NỘI DUNG BÁO CÁO: - Thực hiện các nội dung thực tập:………………………………………………. - Thu thập và xử lý số liệu:………………………………………………………. - Khả năng hiểu biết thực tế và lý thuyết:………………………………………... 3, HÌNH THỨC TRÌNH BÀY: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 4, MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC: ………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………. 5, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ĐIỂM:……………… Chất lượng báo cáo:( tốt – khá – trung bình): ……………………………………  Thái Nguyên, ngày .… tháng .… năm 2011 Giáo viên hướng dẫn   LỜI MỞ ĐẦU Một trong những vấn đề của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là lý thuyết còn xa vời với thực tế, học chưa đi đôi với hành. Vì thế, trong quá trình học tập và nghiên cứu trên ghế nhà trường, thực tập môn học là một trong những môn học thực tế nhằm giúp cho sinh viên có cơ hội được tiếp cận với thực tiễn đồng thời vận dụng những kiến thức đã học vào doanh nghiệp cụ thể, từ đó giúp cho sinh viên có thể học hỏi, trau dồi và tích luỹ những kiến thức, kinh nghiệm thực tế cho bản thân. Thực hiện kế hoạch thực tập môn học của trường Đại học Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh và được sự nhất trí của Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Mê Công Thái Lan, thời gian qua em có cơ hội được tiếp xúc và tìm hiểu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác quản lý, dây chuyền công nghệ sản xuất tại công ty. Vận dụng với những kiến thức được truyền thụ từ phía các thầy cô giúp em viết nên bài báo cáo này. Em hi vọng bài báo cáo sẽ góp một phần nhỏ vào sự nghiệp phát triển chung của công ty. Bài báo cáo thực tập môn học gồm các nội dung chính sau: Phần I: Giới thiệu chung về công ty Phần II: Nội dung thực tập môn học bao gồm: Chương 1: Nội dung thực tập về quản trị học Chương 2: Nội dung về phân tích và quản lý dự án đầu tư Chương 3: Hoạt động Marketing của doanh nghiệp Chương 4: Nội dung về quản trị sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu Phần III: Kết luận và kiến nghị Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy cô trong khoa quản trị kinh doanh, đặc biệt là thầy Đồng Văn Đạt cùng tập thể cán bộ công nhân viên công ty TNHH Mê Công Thái Lan đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo em trong quá trình thực tế tại công ty và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt bài báo cáo này. Do thời gian có hạn, kiến thức thực tế chưa sâu, khả năng lý luận chưa thành thạo nên bài cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và ban lãnh đạo công ty để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Phần I: Giới thiệu chung về công ty TNHH Mê Công Thái Lan 1. Tên và địa chỉ công ty Tên gọi: Công ty TNHH Mê Công Thái Lan. Địa chỉ: SN 331 – Đường Hoàng Văn Thụ Thành Phố Thái Nguyên. Số điện thoại: 02803 651 789 Fax: 02803 651 789 Mã số thuế: 4600371638 Tài khoản: 390 10 00 0017030 Tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên. Đơn vị hưởng séc: Công Ty TNHH Mê Công Thái Lan. Loại hình công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn. E - Mail: mecongthailan@yahoo.com Website: www.mecongthailan.com Slogan: Bước vào không gian tươi sáng. 2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Mê Công Thái Lan Đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển, đặc biệt thời điểm công ty được thành lập là mốc thời gian Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đất nước muốn thịnh vượng và phát triển, nguồn nhân lực có trình độ là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Vì vậy, nhà nước ta tích cực đẩy mạnh nền giáo dục, cả về chất lượng giảng dạy và trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cho ngành giáo dục. Nắm bắt được điều đó, công ty TNHH Mê Công Thái Lan được thành lập dựa trên ý tưởng sản xuất và cung ứng những trang thiết bị trường học phục vụ cho nền giáo dục nước nhà nói chung, địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận nói riêng. Theo quyết định số 1702000264 ngày 10/03/2005 của Sở Kế Hoạch & Đầu tư Tỉnh Thái Nguyên, ngày 10 tháng 3 năm 2005 Công Ty TNHH Mê Công Thái Lan được thành lập tại 132 đường Dương Tự Minh - Thành Phố Thái Nguyên. Đến tháng 4 năm 2007 công ty chuyển địa điểm tới địa chỉ 158 Hoàng Văn Thụ - Thành Phố Thái Nguyên. Hoạt động sau đó một năm, ngày 31 tháng 04 năm 2008 công ty chính thức khai trương văn phòng giao dịch mới tại Số 331 - Đường Hoàng Văn Thụ - (Phường Đồng Quang) TP Thái Nguyên. Đến nay Mê Công Thái Lan đã tự khẳng định đuợc thương hiệu của mình trong lĩnh vực phân phối trang thiết bị nội thất tại Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. Sản phẩm do công ty cung cấp và lắp đặt tạo được ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng mỗi khi mua sản phẩm của công ty. Hiện nay công ty đã có trụ sở giao dịch, có xưởng sản xuất và trưng bày sản phẩm: Cơ sở 1: SN 331- Đường Hoàng Văn Thụ - TP Thái Nguyên ĐT: 0280.3651 789 - 0280.3653 288 Đây là Văn phòng giao dịch và trưng bày hàng nội thất với Diện tích trên 300m2 - Cơ sở 2: SN 291- Đường Hoàng Văn Thụ - TP Thái Nguyên ĐT: 0280.3851 612 – 0280.2202 199. Là cửa hàng bán điện tử, thiết bị âm thanh chuyên nghiệp Xưởng Sản xuất 1: SN 100 – Tổ 40 P.Phan Đình Phùng - TP.Thái Nguyên ĐT: 0280.3656 658. Là nơi sản xuất đồ gỗ, gia công cơ khí, nội thất thiết bị trường học... Xưởng Sản xuất 2: Tổ 10 – P.Thịnh Đán - TP.Thái Nguyên ĐT: 0280.3748 567. Đây là nơi sản xuất Bảng chống loá. 3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh 3.1. Ngành, nghề kinh doanh: - Sản xuất và mua bán đồ dùng trong trường học, đồ dùng gia đình. - Sản xuất lắp giáp và mua bán thiết bị điện, điện tử, điện lạnh truyền thanh, truyền hình. - Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ - Mua bán trang thiết bị giáo dục, thiết bị văn hoá, thiết bị văn phòng - Mua bán và lắp đặt điện nước, vườn hoa, cây cảnh, âm thanh, ánh sáng. - Dịch vụ sửa chữa, bảo hành, tu bổ các mặt hàng công ty kinh doanh. - Vận tải hàng hoá và hành khách đường bộ. - Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại. - Hoạt động xây dựng khác - Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác 3.2. Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng chủ yếu: Thiết bị trường học: Trang thiết bị bảng, bàn ghế Bàn ghế HS bán trú, bàn liền ghế, bàn ghế rời Bàn ghế gỗ tự nhiên khung sắt sơn tĩnh điện Bàn ghế gỗ công nghiệp, khung sắt sơn tĩnh điện Bàn ghế phòng thí nghiệm, thực hành, phòng chức năng Bàn ghế sinh viên 02, 03, 04 chỗ khung sắt sơn tĩnh điện mặt gỗ tự nhiên, mặt gỗ công nghiệp Bảng từ (Bảng viết chống loá Hàn Quốc, bảng ghim......) Đồ chơi Mầm Non... Giá sách, giá thư viện Tủ tài liệu (tủ sắt, gỗ, nhôm kính...) Tủ để đồ Tủ để tài liệu, thiết bị Bàn làm việc, bàn để máy tính... Nội thất văn phòng: - Bàn, ghế Lãnh đạo - Bàn máy tính, bàn làm việc - Bàn ghế hội trường - Bàn, ghế phòng hội thảo - Ghế phòng chờ - Tủ văn phòng, tủ tài liệu... Nội thất bệnh viện: - Giường bệnh nhân - Tủ đầu giường - Tủ thuốc - Giá đỡ, cọc chuyền - Bàn, ghế khám bệnh,... Nội thất gia đình: - Bàn, ghế phòng ăn - Bàn ghế phòng khách - Giá và kệ để đồ Phần II: Nội dung thực tập môn học Chương 1: NỘI DUNG VỀ QUẢN TRỊ HỌC * Khái niệm quản trị học Quản trị là một thuật ngữ có nhiều định nghĩa khác nhau, tuỳ từng tác giả nghiên cứu. Chẳng hạn, theo như James H.Donnelly, James L.Gibson: « Quản trị là một quá trình do một hoặc nhiều người thực hiện, nhằm phối hợp những hoạt động của những người khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được » Theo lý thuyết hành vi định nghĩa: « Quản trị là hoàn thành công việc thông qua con người » Có ý kiến lại cho rằng: « Quản trị là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với kết quả và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến động » Nói một cách tổng quát, Quản trị là hoạt động cần thiết phải thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung. * Vai trò của quản trị Để tồn tại và phát triển, con người không thể hoạt động riêng rẽ mà cần có sự phối hợp của các cá nhân để đạt được những mục tiêu chung. Xuất phát từ điều đó, quản trị đóng một vai trò to lớn trong việc đạt được những mục tiêu đó trong tổ chức. Quản trị giúp cho các thành viên thấy rõ được mục tiêu và hướng đi của mỗi cá nhân, giúp cho tổ chức thực hiện được sứ mệnh của mình, đây là yếu tố quan trọng nhất của một con người trong tổ chức. Quản trị giúp cho tổ chức đối phó được với những cơ hội và thách thức từ môi trường, tạo điều kiện cho tổ chức thích nghi được với môi trường, nắm bắt được tốt hơn các cơ hội và giảm bớt được các tiêu cực mà môi trường ấy mang lại. Chính vì vai trò hết sức to lớn của hoạt động quản trị, mà nó đòi hỏi trong bất cứ tổ chức nào cũng cần thiết phải có. Ví như câu nói của C.Mac: « Một nghệ sĩ chơi đàn thì tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc thì phải cần có người chỉ huy, người nhạc trưởng ». Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp * Sự cần thiết của việc lập kế hoạch Khi nói về sự cần thiết về việc lập kế hoạch kinh doanh. Một câu nói nổi tiếng của các nhà kinh tế, các nhà quản lý cũng như các chủ doanh nghiệp là: "If business fails to plan, it plans to fail" (Nếu doanh nghiệp không lập kế hoạch, thì điều đó đồng nghĩa với lập kế hoạch cho sự thất bại). Câu nói này bao trùm tất cả mọi ý nghĩa của sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh. Nền kinh tế thị trường với những biến đổi mạnh mẽ không ngừng, trong đó môi trường cạnh tranh rất gay gắt, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ dẫn đến công nghệ sản xuất nhanh chóng bị lạc hậu. Từ đó nó làm cho công tác quản lý doanh nghiệp càng trở nên phần khó khăn, phức tạp. Các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với rủi ro của thị trường do vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược và kế hoạch để xác định những định hướng và mục tiêu trong tương lai. Không ngoại lệ, nhận thức được điều đó, công ty TNHH Mê Công Thái Lan cũng xây dựng cho mình một hệ thống kế hoạch cho mình. . Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp và Quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp * Cơ sở xây dựng kế hoạch của Công ty Xuất phát từ nhu cầu thị trường thông qua các hợp đồng ký kết với khách hàng. Năng lực hiện có của công ty: Tài chính, thiết bị, công nghệ, nhân lực. Mục tiêu của công ty * Hệ thống kế hoạch của công ty Dựa trên những cơ sở ấy, hệ thống kế hoạch của công ty TNHH Mê Công Thái Lan được xây dựng bao gồm: Kế hoạch tổ chức quản lý: Công ty hướng tới thiết lập một hệ thống tổ chức quản lý có khoa học, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được sự giám sát có hiệu quả và quản lý chặt chẽ từ ban lãng đạo đến các phòng ban. Kế hoạch sản xuất: Sản phẩm mà công ty sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng, đáp ứng được các tiêu chuẩn của khách hàng đặt ra. Kế hoạch Marketing: Sau năm năm đi vào hoạt động, công ty tiến hành kế hoạch marketing nhằm chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, hình ảnh của công ty được biết đến rộng rãi trong tâm trí khách hàng. Kế hoạch tài chính: Công ty sử dụng chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu nên công tác lập kế hoạch tài chính rất quan trọng làm sao cho sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Nguồn vốn vay được sử dụng ngày càng nhiều do công ty mở rộng quy mô sản xuất. Dựa vào thời gian có thể phân chia ra thành các loại kế hoạch của công ty: Kế hoạch ngắn hạn: có thời gian thực hiện dưới 1 năm Kế hoạch trung hạn: có thời gian thực hiện từ 1 – 5 năm Kế hoạch dài hạn: có thời gian thực hiện trên 5 năm * Quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp Công tác lập kế hoạch của công ty được thực hiện qua 6 bước: Nghiên cứu và dự báo nhu cầu Thiết lập các mục tiêu Phân tích tiền đề Xây dựng các phương án Đánh giá các phương án Lựa chọn phương án và ra quyết định  Sơ đồ 1: Các bước lập kế hoạch của công ty Bước 1: Nghiên cứu và dự báo. Nghiên cứu và dự báo là bước đầu tiên của công tác lập kế hoạch. Từ việc nắm bắt được cơ hội kinh doanh, công ty cần tiến hành công tác dự báo về các yếu tố tác động đến chính bản thân của công ty mình, vì thế dự báo là khâu quan trọng nhất, nó giúp cho doanh nghiệp mình dự trù được những gì trong tương lai mà doanh nghiệp ấy có thể gặp phải. Dự báo có tính chính xác càng cao sẽ giúp cho doanh nghiệp có lợi thế càng lớn so với các đối thủ cạnh tranh. Ngược lại, dự báo thiếu căn cứ dẫn tới thiếu tính chính xác sẽ khiến cho công ty xác định sai lầm đường đi nước bước, không định hình rõ hoặc sai lệch đi so với ý muốn và mục đích của công ty. Với công ty TNHH Mê Công Thái Lan, tiến hành công tác nghiên cứu và dự báo về môi trường kinh doanh của mình nhằm biết được: Nhu cầu của khách hàng. Giá cả. Đối thủ cạnh tranh trong vùng. Những chính sách mới có thể ảnh hưởng đến nghành nghề kinh doanh, ở đây là kinh doanh trang thiết bị trường học phục vụ cho nền giáo dục nước nhà. Các yếu tố liên quan đến nguyên vật liệu đầu vào. ... Ngoài ra công ty cũng phân tích những nguồn lực mình có để phân tìm ra điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh nhằm phát huy những điểm mạnh của mình từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty. Bước 2: Thiết lập các mục tiêu. Sau khi thực hiện công tác nghiên cứu và dự bào, công ty tiến hành thực hiện thiết lập các mục tiêu cho công ty mình. Có hai loại mục tiêu mà công ty hướng tới bao gồm: mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng. Thông thường mục tiêu định lượng thường rõ ràng và dễ thực hiện hơn bởi nó là những con số, nhưng số liệu cụ thể. Công ty TNHH Mê Công Thái Lan đề ra mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Bên cạnh đó, với đặc thù sản xuất kinh doanh, công ty còn đưa ra mục tiêu phục vụ cho công tác phát triển nền giáo dục trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh thành lân cận. Bước 3: Phát triển các tiền đề Tiền đề là những cơ sở để việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời đây cũng là nhân tố giúp cho kế hoạch được thực hiện, các tiền đề của công ty thường là những yếu tố như: Qui mô của công ty, giá cả, sản phẩm, uy tín công ty trên thị trường. Nếu doanh nghiệp hay bất cứ tổ chức nào có sự thống nhất, đồng bọ trong việc phát triển các tiền đề sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong tương lai. Bước 4: Xây dựng các phương án Ở bước xây dựng phương án, yêu cầu nhà quản trị cần phải nghiên cứu và đưa ra các phương án hành động giúp cho công ty có thể hoàn thành các mục tiêu đề ra. Ở mỗi phương án cần phải có hai phần sau: Thứ nhất, xác định được giải pháp của kế hoạch là gì để trả lời cho câu hỏi làm gì để đạt được mục tiêu; Thứ hai,ác định được các công cụ và nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu. Mỗi phương án đều phải đề ra hướng đi, cách thức và phương thức thực hiện các công việc để tổ chức đạt được những mục tiêu chung. Bước 5: Đánh giá các phương án Đánh giá các phương án nhằm mục đích lựa chọn được những phương án tối ưu nhất trong hệ thống những phương án mà công ty đã đề ra để thực hiện được mục tiêu của tổ chức. Các tiêu chí dùng để đánh giá là phương án đạt được mục tiêu hiệu quả nhất của công ty có thể là tối đa hoá lợi nhuận, tối thiểu hoá chi phí hoặc là phương án giải quyết được cá vấn đề kinh tế xã hội. Công ty TNHH Mê Công Thái Lan, tiêu chí để ban lãnh đạo lựa chọn phương án để thực hiện là phương án sao cho tối đa hoá lợi nhuận tuy nhiên vẫn phục vụ được mục đích giúp thúc đẩy nền giáo dục của tỉnh nhà. Bước 6: Lựa chọn các phương án và ra quyết định Phương án được ban giám đốc lựa chọn là phương án tối ưu đã được đánh giá ở bước năm, phương án được lựa chọn sẽ được phổ biến cho tất cả các cán bộ công nhân viên của công ty và ban lãnh đạo có nhiệm vụ đề ra quyết định các phương án hành động nhằm phân bổ các nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch 1.1.2. Tìm hiểu và nhận diện chiến lược của doanh nghiệp Chiến lược được hiểu là tập hợp những quyết định và hành động kinh doanh hướng mục tiêu để các nguồn lực của doanh nghiệp đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ bên ngoài Như vậy, theo định nghĩa này thì điểm đầu tiên của chiến lược kinh doanh có liên quan tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Đó chính là điều mà các nhà quản trị thực sự quan tâm. Có điều những chiến lược kinh doanh khác nhau sẽ xác định những mục tiêu khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm, thời kỳ kinh doanh của từng doanh nghiệp. Điểm thứ hai là chiến lược kinh doanh không phảỉ là những hành động riêng lẻ, đơn giản. Điều đó sẽ không dẫn tới một kết quả to lớn nào cho doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh phải là tập hợp các hành động và quyết định hành động liên quan chặt chẽ với nhau,nó cho phép liên kết và phối hợp các nguồn lực tập trung giải quyết một vấn đề cụ thể của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Điểm thứ ba là chiến lược kinh doanh cần phải đánh giá đúng dược điểm mạnh, điểm yếu của mình kết hợp với những thời cơ và thách thức từ môi trường. Điểm cuối cùng là chiến lược kinh doanh phải tính đến lợi ích lâu dài và được xây dựng theo từng giai đoạn mà tại đó chiến lược đòi hỏi sự nỗ lực của các nguồn lực là khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu của mục tiêu đề ra ở từng thời kỳ. * Sứ mệnh của công ty TNHH Mê Công Thái lan Trở thành công ty cung cấp thiết bị trường học, thiết bị điện tử điện lạnh mạnh về tiềm lực kinh tế, uy tín trong năng lực chuyên môn, khẳng định được chất lượng sản phẩm cung cấp, phục vụ chuyên nghiệp và tính đa dạng của các sản phẩm, dịch vụ do Công ty cung cấp. Hiệu quả đầu tư, sự hài lòng của khách hàng là phương châm hoạt động đem lại sự phát triển bền vững của công ty. * Phân Tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
Luận văn liên quan